2/Vẻ đẹp của Thúy Vân : Ta thấy gì qua việc tác giả chọn trình tự “tả Vân trước rồi mới tả Kiều" ?... Để làm việc này, tác giả đã dùng bút pháp ước lệ, tuợng trưng, lấy vẻ đẹp thiên nhiê
Trang 1Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều
Đoạn trích thuộc phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh Vương viên
ngoại
I/ VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
Đoạn trích thuộc phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh Vương viên
ngoại Đó là một gia đình trung lưu , có 3 người con Con trai út là Vương Quan và
hai cô con gái là Thúy Kiều và Thúy Vân Đoạn trích gồm 24 câu ( từ câu 15 đến
câu 38 ) nói về Chị em Thúy Kiều
II/ BỐ CỤC:
a/4 câu đầu : Khái quát về ngoại hình và cốt cách hai chị em Kiều
b/4 câu tiếp : Vẻ đẹp của Thúy Vân
c/16 câu còn lại : Vẻ đẹp của Thúy Kiều
III/PHÂN TÍCH ( Đọc và hiểu văn bản)
1/Đoạn trích kết cấu chặt chẽ thể hiện rõ trình tự miêu tả nhân vật tài tình của
Nguyễn Du :
-Giới thiệu khái quát
-Tả Thúy Vân để làm nền tả Thúy Kiều
-Tả tài sắc vẹn toàn, hiếm có của Thúy Kiều
2/Vẻ đẹp của Thúy Vân : Ta thấy gì qua việc tác giả chọn trình tự “tả Vân
trước rồi mới tả Kiều" ?
Trang 2Trước tiên tác giả chỉ nói khái quát Chỉ với “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần”
ông đã khái quát được vẻ đẹp chung ai cũng hoàn thiện, toàn mỹ (mười phân vẹn
mười) tuy là “mỗi người một vẻ” với những tính cách rất riêng
Để làm việc này, tác giả đã dùng bút pháp ước lệ, tuợng trưng, lấy vẻ đẹp thiên
nhiên để làm chuẩn mực so sánh gián tiếp với vẻ đẹp của Vân, Kiều ( mai ,mây,
tuyết…)
Chỉ với 4 câu miêu tả ngắn gọn, ngòi bút thơ của Nguyễn Du làm hiển thị một
Thúy Vân từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười của một cô gái xinh
đẹp, thùy mỵ, - na, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu và khiêm nhường Biện pháp tu
từ ẩn dụ ước lệ, đặc biệt là các từ “trang trọng, đầy đặn, đoan trang, thua, nhường” đã
phác hoạ ra một Thúy Vân phúc hậu, đẹp người đẹp - và nhất là đã ngầm dự báo một
tương lai sáng sủa của nàng
3/Vẻ đẹp Thuý Kiều :
Sau khi đã “chiêm ngưỡng” Thuý Vân “tài sắc vẹn toàn”như thế Ta càng
ngưỡng mộ hơn “tài sắc Thuý Kiều” khi đọc đến “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề
tài sắc lại là phần hơn” Thậm chí nếu tác giả không nói thêm một lời nào nữa thì qua
Thúy Vân tuyệt sắc kia ta cũng có thể hình dung ra một Thuý Kiều “tài sắc tuyệt vời”
như thế nào Cái dụng ý của Nguyễn Du là ở chỗ này
Vẻ đẹp của Thuý Kiều ẩn chứa trong đôi mắt :
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Ánh mắt trong xanh như làn nước mùa thu Lông mày xinh tươi như vẻ núi
mùa xuân Nhan sắc đó đã làm cho hoa, liễu vô tri kia cũng muốn ganh tị, hờn ghen:
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Trang 3Nhan sắc ấy đã làm cho tạo hoá phải ghét lây, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ phải
chăng để ngầm dự báo cho một tương lai u ám, đầy éo le đau khổ của Kiều ?
Không chỉ có thừa “chỉ số” về nhan sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và
tài hoa rất mực:
“Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Đủ tài “cầm kỳ thi họa” Kiều lại còn là một hảo cầm thủ mà tuyệt xảo là khúc “
Bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác ra:
“Cung thương làu bậc ngủ âm Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương Khúc
nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Bằng lối tu từ ẩn dụ, ước lệ, thậm xưng, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh
tuyệt tác về nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành” của Kiều
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp một con
người, một vẻ đẹp hoàn thiện , hoàm mỹ Đây chính là một trong những biểu hiện của
cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy