Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hệ thống những lý luận cơ bản về tính thanh khoản và những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp; xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ của các nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách và kiến nghị.
Trang 1
NGUYÊN TRÀN BẢO UYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG ĐÉN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIEP KINH DOANH KHOANG SAN NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM
VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2
NGUYÊN TRÀN BẢO UYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG ĐÉẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIEP KINH DOANH KHOANG SAN NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS TS TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 41 Tính cấp thiết của dé tai 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHUONG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHAN TO ANH HUONG DEN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH
NGHIỆP 10
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
10
1.1.1 Tổng quan về tính thanh khoản 10
1.1.2 Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản 15 1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp 18
1.1.4 Đo lường tính thanh khoản 19
1.2 NHỮNG NHÂN TO ANH HUONG DEN TÍNH THANH KHOẢN 28
1.2.1 Quy mô của doanh nghiệp 28
1.2.2 Nợ ngắn hạn 29
1.2.3 Thời gian tồn kho 30
1.2.4 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 32
1.2.5 Tài sản ngắn hạn 33
KÉT LUẬN CHUONG 1 34
CHƯƠNG 2 THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU CAC NHAN TO ANH HUONG DEN TÍNH THANH KHOẢN NGÀNH KHOÁNG SẢN 35
2.1 BAC DIEM NGANH KHOANG SAN 35
Trang 52.2.4 Thu thập và xử lý số liệu 44
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 48
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU „40
3.1 THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH KHOÁNG SẢN NIÊM YÉT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM 49
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN TÍNH THANH
KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP 50
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 66
CHƯƠNG 4 HAM Y CHÍNH SÁCH VÀ KIÊN NGHỊ
4.1 TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG 67 4.2 HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUAN TRI HANG TON KHO 70
4.3 SỬ DUNG DON BAY NO HOP LY 71
4.4 NÂNG CAO KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA DOANH
NGHIEP 72
4.5 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN 72
4.6 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ ĐÓI VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ NƯỚC 75
KÉT LUẬN CHƯƠNG 4 78
KẾT LUẬN 79
TAI LIEU THAM KHAO
QUYET DINH GIAO DE TAI (Ban sao)
Trang 6Ký hiệu Ý nghĩa ccc Cash Conversion Cycle - Chu ky chuyén d6i tién mat DN Doanh nghiép
EITI Sáng kiên Minh bạch trong công nghiệp khai thác
FEM Fixed Effect Model - Mô hình ảnh hưởng cô định GVHB_ |Giá vốn hàng bán GDP Tông sản phâm quôc nội HTK |Hàng tồn kho ICP Inventory Conversion Period - Kỳ chuyên đôi hàng tơn kho
Kan Tỷ sơ thanh tốn hiện hành
LM Lagrangian Multiplier - Kiểm định phương sai sai số
thay đôi - Kiêm định LM LNTT | Lợi nhuận trước thuế
OLS Mô hình hôi quy theo phương pháp bình phương bé nhât PDP Payable Deferral Period - Kỳ thanh toán cho nhà cung câp
P/E | Hệ số giá trên thu nhập một cô phiêu
ROE Return on Equity - Tỷ sô lợi nhuận ròng trên vôn chủ sở hữu
ROA Return on total Assets - Ty s6 loi nhuan rong trén tai san
Trang 10Trong những năm qua, ngành cơng nghiệp khống sản đã đóng vai trò
quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam, chiếm từ 10% -12% GDP,
đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liệu như than đá, thiếc, chì, kẽm sắt, đồng,
appatit cho một số ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng sản là nhiệt điện,
ximăng, hóa chất, luyện kim Với những thành tích đã đạt được, ngành khoáng sản xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai
Tuy nhiên, để ngành khoáng sản Việt Nam theo kịp tiến trình phát
triển chung của thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững thì một yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản trị vốn và có cấu trúc vốn hợp lý, tối ưu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó việc hoạch định cấu trúc vốn đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến tới tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp đặc biệt quan trọng
Ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam còn tổn tại nhiều điểm bắt
cập Vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình cần được nâng cao dé quan ly hiệu quả hơn nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước Đề làm được điều
này, trước hết Chính phủ cần giao cho một tô chức xã hội dân sự độc lập xây
dựng báo cáo về thực trạng khai thác và quản lý khoáng sản ở Việt Nam với
những kiến nghị cải cách theo một lộ trình thích hợp bao gồm sửa đổi, bổ sung
Luật Khoáng Sản, điều chỉnh quy định phân cắp về cấp phép khai thác và quản lý khoáng sản Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có quyết định tham gia Sáng
kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác (ELTI) và thực hiện đầy đủ các tiêu
chuẩn và quy định trong EITI
Trang 11quan tâm nhất là nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp Muốn vậy, nhà
quản lý cần phải biết được những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản
để từ đó đề ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả
Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và những
nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản nói riêng còn một số hạn chế do các nhà quản lý doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ cũng như nắm bắt được các
nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, hiện nay
ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng,
đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản
Từ những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về ngành kinh doanh khống sản, tơi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc ngành này là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Do đó, tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các
doanh nghiệp kinh doanh khoáng sẵn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu chính:
~ Thứ nhất, hệ thống những lý luận cơ bản về tính thanh khoản và những,
nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghi
- Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các
Trang 12Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố có ảnh hưởng đến tính
thanh khoản của doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014
4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở các Báo cáo tài chính theo năm của 35 doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thu
thập số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu từ Bảng Cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012, 2013, 2014 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong suốt quá trình xử lý, phân tích số liệu
- Phuong pháp thống kê, toán kinh tế: Tác giả sử dụng phần mém Stata và Excel để phân tích số liệu, xây dựng mô hình xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tài liệu sử dụng: - Tai u thu thập từ các sách, báo, giáo trình, internet và bai báo khoa học đã được công bố
Trang 13khoản
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính thanh khoản của doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề chưa được giải quyết quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp Mục
tiêu chính đẳng sau việc nghiên cứu các khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thì điều quan trọng nhất với các công ty hiện nay là hoặc đầu tư vào tài sản lưu
động nhiều hơn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản hơn Ngoài ra,
nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc quản lý thanh khoản là điểm mấu chốt
trong việc xác định các cơ hội đầu tư và khả năng vay mượn bên ngoài trong,
tương lai Mặc khác, nghiên cứu về tính thanh khoản giúp các nhà quản trị hiểu rõ được tình hình thanh khoản thực tế của doanh nghiệp, từ đó có những quyết
định, chính sách phù hợp nhằm tăng tính thanh khoản của công ty, giúp công ty tránh được rủi ro phá sản
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, các tác giả đã dùng nhiều
phương pháp khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công ty thuộc nhiều
ngành nghề khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội ở các nước Cụ thể như một số nghiên cứu sau đây:
~ Trước tiên phải kể đến một trong những lý thuyết nôi bật nhất của tính
thanh khoản là “lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản” trong nghiên cứu mang,
Trang 14- Bruinshoofd và Kool nghiên cứu về quản lý thanh khoản của các công ty ở Hà Lan trong giai đoạn 1977-1997 với mẫu là 453 công ty phi tài chính
Họ đã sử dụng thống kê mô tả và suy luận đề phân tích dữ liệu Thông qua phân
tích hồi quy, Bruinshoofd và Kool xác nhận tính thanh khoản tăng theo quy mô
của doanh nghiệp Họ cũng nhận thấy một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa vốn lưu động và tính thanh khoản của công ty Bruinshoofd va Kool mô tả rằng lượng tài sản lưu động mà công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chỉ phí giao dịch, chỉ phí cơ hội và bắt đối xứng thông tin Theo
thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin
về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài Sự bắt đối xứng thông, tin này dẫn đến chỉ phí cho việc có được nguồn tài chính bên ngoài có xu hướng,
tăng, do đó, tạo ra nhu cầu phòng ngừa cho thanh khoản của công ty Các tác
giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lưu động, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình quân
là biến độc lập Kết quả cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trên tài sản
lại có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của công ty
~ Opler và các cộng sự nghiên cứu về các yếu tố quyết định và những tác
động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty Họ đã xây dựng
mẫu các công
tyở Mỹ để nghiên cứu trong giai đoạn 1971-1994 Họ nhận thấy rằng các doanh
nghiệp có cơ hội phát triển mạnh mẽ và rủi ro hơn trong việc nắm giữ tiền mặt
khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản cao Các công ty có sự tiếp cận tốt nhất đến các thị trường vốn (ví dụ, các công ty lớn và có xếp hạn tín dụng) có xu hướng, giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp hơn
Trang 15tiền lớn hơn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tạo một điểm tựa an
toàn cho các hoạt động của công ty được trôi chảy Kết quả nghiên cứu của
Afza va Adnan cing cho thấy rằng các công ty lớn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn
để tài trợ cho việc đầu tư và tránh tình trạng thiếu tính thanh khoản trong trường,
hợp dòng tiền biến động, phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng của Myers - Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu những yếu tố quyết định
tính thanh khoản của công ty Họ thu thập mẫu gồm 915 công ty công nghiệp
ở Mỹ trong giai đoạn 1975-1994 Kim, Mauer và Sherman dự đoán rằng có mối
quan hệ tích cực giữa chỉ phí tài chính bên ngoài và đầu tư vào tài sản lưu động
Họ cũng dự đốn rằng các cơng ty có biến động dòng tiền lớn hơn có xu hướng đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tích cực với tỷ suất sinh lời
của tài sản
- Gill va Mathur (2011) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc
nắm giữ các tài sản thanh khoản của các công ty ở Canada Họ đã thu thập một
mẫu gồm 164 công ty thuộc ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Canada
được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm (2008 - 2010) Trong nghiên cứu của mình, GiIl và Mathur sử dụng phương pháp nghiên cứu tương quan, nghiên cứu phi thực nghiệm và nghiên cứu định lượng GiIl và Mathur xem xét việc quản lý thanh khoản của các công ty với
mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phiếu và thanh khoản của
công ty Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy việc công ty nắm giữ thanh
Trang 16động đến thanh khoản của công ty Quy mô, vốn lưu động ròng, tỷ lệ nợ, nợ
ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanh khoản của công
ty Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ nợ, vốn lưu động,
ròng và tỷ lệ đầu tư
~ Muhammad Usama (2012) phân tích quản lý vốn lưu động và nghiên
cứu ảnh hưởng của vốn lưu động đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty Usama lay mẫu gồm 18 công ty thuộc ngành thực phâm được niêm yết trên thị
trường chứng khoán Karachi trong thời gian từ 2006 — 2010 Usama kiểm tra
tác động của quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng quay
hàng tồn kho, tỷ lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy có tác động tích cực của quy mô đến lợi nhuận và thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của công ty
- Niaz Ahmed Bhutto và các cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ
giữa chu kỳ chuyển đôi tiền mặt (một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản) với
quy mô doanh nghiệp, vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Pakistan Dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính năm 2009 của 157 công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa chiều dài chu kỳ chuyền đổi
tiền mặt với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhưng có mối quan hệ tích
cực với quy mô và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991—
Trang 17- Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giai đoạn 1994~ 2005 Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản của
công ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chỉ phí
vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chỉ trả cỗ tức Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tác động
cùng chiều trong khi vốn lưu động/ tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều
với khả năng thanh khoản
- Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh khoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lap, Y,
Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bi, Ireland, Phan Lan và Luxemburg giai
đoạn 1987-2000 Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hưởng cùng chiều
của cơ hội đầu tư và lưu chuyên tiền tệ của doanh nghiệp Trong khi đó, đòn
bẩy, quy mô doanh nghiệp và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản
~ Ở Việt Nam, bài báo của PGS TS Trương Quang Thông (2013) nghiên
cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tó bên trong hệ thống ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát Ngoài ra Ths Bùi Văn Lâm cũng đã đưa ra lý thuyết
về đo lường tính thanh khoản của một doanh nghiệp Trong quan hệ thanh toán,
hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều có xu hướng thực hiện việc tài trợ vốn
thông qua vay nợ ngắn hạn Vấn đề đặt ra là liệu DN có khả năng thanh toán
Trang 19CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG ĐÉN TÍNH THANH KHOẢN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VÈ TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1 Tổng quan về tính thanh khoản
Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài
sản bất kỳ có thê được mua hoặc
bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ,
khoản phải thu có khả năng chuyền đồi thành tiền mặt đễ dàng, thuận tiện cho
việc thanh toán hay chỉ tiêu Các cách gọi khác của tính thanh khoản là: sinh lỏng, tính lưu động
Một tài sản gọi là thanh khoán khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều người mua và người bán Một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức
độ rủi ro càng thấp
Trong kế toán, tài sản lưu động được chia thành nhiều loại khác nhau và
được xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp Trong đó, tiền có tính thanh
khoản cao nhất, luôn luôn dùng được đề thanh toán trực tiếp, lưu thông, tích
trữ Còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyền thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mat
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị
Trang 20năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng
bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu Nếu khả
năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mắt giá, ngân
hàng sẽ gánh chịu những tôn thất tài chính lớn Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyên đổi chứng,
khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là
một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư Tính
lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng
năng động và hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao Có
mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán Chỉ số P/E cho thấy giá cô phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay
nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu Nếu P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cỗ tức cao trong tương lai của cô phiếu đó Nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cỗ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng
nhận ra những cổ phiếu giao địch sôi động nhất cũng là những cô phiếu có P/E
cao hơn mức trung bình của thị trường Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chỉ
tách cổ phiếu hay phát hành cỗ phiếu mới
Nhìn chung, các công ty đầu tư vào tài sản lưu động, hay nói cách khác là các tài sản có tính thanh khoản cao Tài sản lưu động tạo thành một bộ phận
đáng kể trong tổng tài sản và có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các rủi ro và
hiệu quả của công ty Ví dụ, theo Kim, David và Ann (1998) [35], tỷ lệ trung
bình của tiền mặt cộng với chứng khoán thị trường trên tổng tài sản trong giai
Trang 21và các cộng sự đã phân tích các chỉ phí và lợi ích của việc nắm giữ các loại tài
sản lưu động và kết luận rằng việc đầu tư vào tài sản lưu động (chẳng hạn như
đầu tư vào chứng khoán) là tốn kém hơn, vì đầu tư vào tài sản lưu động nghĩa
là các công ty chấp nhận chỉ phí cơ hội cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn; hơn
nữa, các công ty cũng phải chịu chỉ phí giao dịch cho việc kinh doanh chứng
khoán tài chính Tuy nhiên các công ty này nắm giữ một lượng đáng kẻ tài sản
lưu động và được dự đoán là dư thừa quá mức bởi vì sự khơng hồn hảo của thị
trường vốn dẫn đến việc phải duy trì một lượng tài sản lưu động dư thừa đề giải quyết một số trường hợp khân cấp (Kim, David và Ann, 1998) [35]
Cụ thể, khi và chỉ khi các nguồn tài chính bên ngoài là tốn kém thì việc đầu tư vào tài sản lưu động là câu trả lời thuận lợi nhất để tài trợ cho nhu cầu
sản xuất trong tương lai hoặc cơ hội đầu tư Các chỉ phí tài chính bên ngoài bao gồm các chỉ phí trực tiếp phát hành chứng khoán, các chỉ phí phát sinh từ mâu
thuẫn nội bộ tiềm ẩn, chỉ phí phát sinh từ những vấn đề lựa chọn bắt lợi do
thông tin bắt đối xứng (Smith, 1986) [45] Myers và Majluf (1984) [40] cũng
cho rằng vì thông tin tài chính hạn chế do bất đối xứng thông tin gây ra, các
công ty nên tăng dự trữ vào tài sản lưu động để tài trợ cho các cơ hội đầu tư
trong tương lai với các quỹ nội bộ Do đó, đầu tư vào thanh khoản dư thừa có
thé được xem như là một chỉ phí có hiệu quả và hợp lý để giảm sự phụ thuộc
của công ty vào chỉ phí tài chính bên ngoài tốn kém
Theo Horne va David (1968) [30], thanh khoản có thể được diễn tả như
khả năng nhận ra giá trị của phương tiện được chấp nhận trong sự trao đôi Là
phương tiện được chấp nhận đề trao đồi, tiền là tài sản thanh khoản cao nhất và cũng là một chuân mực cho việc kiểm soát giá trị của các loại tài sản khác được
so sánh như mức độ thay thế của nó Ngoài ra, theo Horne và David có hai
Trang 22sản thành tiền; hai là, sự chắc chắn của giá thực hiện, tức là, sự ôn định của tỷ lệ trao đổi giữa tiền và tài sản
Trong thế giới kinh doanh, tồn tại nhu cầu cao về tính thanh khoản của
công ty, và trên thực tế các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính và công nghiệp
quản lý các nhu cầu thanh khoản theo nhiều cách để thực hiện các kế hoạch sản
xuất và đầu tư trong tương lai một cách hiệu quả mà không bị đình trệ bởi sự
thiếu hụt thanh khoản nhất thời
Nhà đầu tư có thể hiểu được khả năng thanh khoản bằng cách phân tích
các báo cáo tài chính của một công ty Các chỉ tiêu tài chính sau được yêu cầu
phải xác định được để có thể đánh giá khả năng thanh khoản của một công ty:
+ Tài sản ngắn han; + Nợ ngắn hạn
Một công ty có thể đầu tư tài chính của mình bằng cách kết hợp các
nguồn hạn hiện tại và lâu dài khác nhau Nói cách khác, một công ty có thê đầu tư tiền, được huy động thông qua nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn, trong các tài sản ngắn hạn hoặc tài sản đài hạn Một số các chiến lược kinh doanh có liên
quan như sau:
+ Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn ngắn hạn
+ Tài trợ tài sản ngắn hạn bằng các nguồn dài hạn + Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn ngắn hạn + Tài trợ tài sản dài hạn bằng các nguồn dài hạn
Nha đầu tư có thể nhận ra các chính sách trên bằng cách xem xét các chỉ
tiêu trên bảng cân đối hoặc xác định vốn lưu động của công ty
Trang 23Vốn lưu động ròng là phần dư của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn han (Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn) Vốn lưu động ròng của một công ty có thể
xây ra với một trong những trường hợp sau:
'Vốn lưu động ròng > 0: Tài sản ngắn hạn lớn hơn Nợ ngắn hạn; 'Vốn lưu động ròng < 0: Nợ ngắn hạn lớn hơn Tài sản ngắn hạn;
Vốn lưu động ròng = 0: Tài sản ngắn hạn bằng Nợ ngắn hạn
Thông thường, thanh khoản của một công ty được đánh giá là tốt khi có
vốn lưu động ròng dương Điều này là hợp lý, vì khi vốn lưu động ròng dương thì có thể đễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn
hiện có của công ty
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động với các thành phần khác trên bảng cân đối kế toán:
Nguồn vốn = Tài sản; hoặc
Vốn chủ sở hữu + Vay và nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn han
+ Tài sản dài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên + Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn + Tài sản
dài hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên — Tai san dai han = Tai sản ngắn han — No
ngắn hạn; hoặc
Nguồn vốn thường xuyên — Tài sản dài hạn = Vốn lưu động ròng
Như vậy, quản lý vốn lưu động không chỉ thông qua quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, mà còn có thể thông qua quản lý các nguồn vốn thường
xuyên (nguồn vốn dài hạn) và tài sản dài hạn Nói cách khác, tính thanh khoản
của một công ty có thể được quản lý bằng cách quản lý tài sản ngắn hạn, nợ
Trang 241.1.2 Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản
Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản là một trong những lý luận liên
quan đến nhu cầu tiền tệ lần đầu tiên được nêu ra bởi John Maynard Keynes trong tác phẩm nỗi tiếng của mình là “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền tệ) [34]
và trở thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes Tác
phẩm đã diễn đạt toàn diện nhất tư tưởng kinh tế của Keynes, được giới kinh tế
học phương Tây đánh giá như một cuộc cách mạng trong kinh tế học bởi sự
mới mẻ trong tư tưởng kinh tế của ông
Trong học thuyết của mình, Keynes đưa ra ba động cơ cho việc giữ tiền: Một là, động cơ giao dịch Các cá nhân nắm giữ tiền vì đó là phương tiện trao đổi có thể dùng để tiến hành các giao dịch hàng ngày Keynes nhấn mạnh
rằng bộ phận của cầu tiền
ló trước tiên do mức giao dịch của dân chúng
quyết định Con người kinh tế điển hình, khi có thu nhập nhiều hơn thì tiêu dùng (giao dịch) nhiều hơn Ông tin rằng “nếu chúng ta có gắng khẳng định rằng tiền là thức uống giúp kích thích hệ thống hoạt động, ta phải tự nhắc mình rằng việc đưa cóc lên môi cũng có vài lần bị trượt” [34, tr 173] Bây giờ ông nhìn thấy sự gia tăng lượng tiền như một hệ quả, chứ không phải nguyên nhân của sự phục hồi tổng cầu: mối quan hệ nhân quả đi từ chỉ tiêu đến cung tiền, chứ không phải đi từ cung tiền đến chỉ tiêu Do đó, lượng cầu tiền mặt này là
hàm số thuận của thu nhập
Hai là, động cơ dự phòng Keynes thừa nhận rằng ngoài việc giữ tiền để giao dịch hàng ngày, người ta còn giữ thêm tiền để dùng cho những nhu cầu bất ngờ trong tương lai Tiền dự phòng được sử dụng trong các cơ hội
Trang 25các giao dịch mà người ta dự tính sẽ thực hiện trong tương lai và những giao
địch đó tỷ lệ thuận với thu nhập, do đó, lượng cầu tiền dự phòng tỷ lệ thuận
với thu nhập
Từ hai nhân tố trên, theo quan điểm của Keynes, có hai nguyên nhân làm
cho thu nhập ảnh hưởng đến cầu tiền, đó là:
- Thứ nhất, khi nền kinh tế tăng trưởng, tức là hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, đầu tư gia tăng, thì thu nhập và của cải tăng lên làm cho mọi người có mong muốn giữ tiền nhiều hơn như là tài sản lưu trữ Việc lưu giữ
tiền mặt nhằm nắm bắt được cơ hội đầu tư kinh doanh như đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản
~ Thứ hai, trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, con người sẽ thực
hiện nhiều giao dịch cần đến tiền hơn Chính vì vậy lượng cầu tiền sẽ tăng lên
Ba là, động cơ đầu cơ Keynes đồng ý rằng tiền là phương tiện cất giữ của cải và gọi động cơ giữ tiền là động cơ đầu cơ Keynes đồng ý với các nhà kinh tế Cambridge rằng của cải gắn chặt với thu nhập nên bộ phận cấu thành manh tính đầu cơ của cầu tiền tệ có liên quan đến thu nhập, nhưng Keynes cing cho rằng lãi suất đóng một vai trò rất quan trọng Keynes chia các tài sản có thể được dùng cất giữ của cải làm hai loại: tiền và trái khoán Keynes giả định rằng,
lợi tức dự tính về tiền là số không, lợi tức dự tính đối với trái khoán gồm tiền
lãi va tỷ lệ dự tính về khoản lợi vốn Keynes giả định rằng: các cá nhân tin rằng lãi suất có chiều hướng quay về một giá trị thông thường nào đó Nếu lãi suất
Trang 26
ít giữ tiền mặt, lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn
Từ lập luận trên, lượng cầu tiền mặt cho động cơ này là hàm số nghịch với lãi
suất
Sau Keynes cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thuyết ưa chuộng tính
thanh khoản Thuyết ưa chuộng thanh khoản đưa ra những lựa chọn xác định
bao nhiêu của cải được đầu tư vào các tài sản tài chính và quan tâm đến sự phân
bổ số tiền này vào tiền mặt và các tài sản tài chính thay thế khác Có hai trường,
hợp có thể xảy ra của việc ưu tiên tính thanh khoản và chúng không loại trừ lẫn
nhau Một là, sự không linh hoạt về kỳ vọng lãi suất trong tương lai Hai là, sự
không an toàn của lãi suất trong tương lai
Kaldor (1939) [33] cho rằng ưa chuộng thanh khoản như một lý thuyết
về nhu cầu đối với tiền đã có đóng góp to lớn cho việc hoàn thành chủ nghĩa
tiền tệ Miễn là nhu cầu về tiền có thể được thống kê l
it co giãn hơn và cung
tiền được xác định là đủ cho nhu cầu, cung tiền là yếu tố quyết định chính của
nên kinh tế
Mott (1985-1986) [37] néi rằng ưu tiên thanh khoản là một lý thuyết
việc mong muốn giữ tài sản ngắn han hơn so với các tài sản dài hạn và tình trạng thanh khoản được xác định chủ yếu bởi năng suất kinh doanh của doanh
nghiệp
Theo Reilly va Brown (2003) [44], lý thuyết về ưa chuộng thanh khoản
nói rằng lợi nhuận cao hơn phải được đưa ra trên các khoản đầu tư dài hạn hơn
là những khoản đầu tư ngắn hạn, bởi vì một số nhà đầu tư đầu tư vào chứng
khoán ngắn hạn nhằm tránh sự biến động giá lớn của các chứng khoán có kỳ
Trang 27Boudoukh và các cộng sự [43] cho rằng trực giác cơ bản đằng sau thuyết
ưa chuộng thanh khoản là các trái phiếu dài hạn hơn thì rủi ro cao hơn, tức 1a,
chúng nhạy cảm hơn với các biến động hoặc lãi suất không ôn định hơn so với
trái phiếu ngắn hạn và các cá nhân đã yêu cầu được bồi thường cho rủi ro của
việc nắm giữ các trái phiếu này, do đó, lợi tức dự tính của trái phiếu dài hạn sẽ
cao hơn trái phiếu ngắn hạn
1.1.3 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong doanh nghiệp
Một công ty không thê trả nợ đúng hạn và không thể tiếp tục giữ đúng, nghĩa vụ thanh toán của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá sản Không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nhiều đến uy tín
của công ty
Thiếu tiền mặt hoặc tài sản lưu động sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ
những ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cắp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa
Mat ưu đãi như vậy có thê dẫn đến chỉ phí cao hơn do đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp,
Tắt cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của một công ty Các nhà cung cấp tín dụng, hàng hóa và địch vụ sẽ kiểm tra tính thanh
khoản của công ty trước khi cho vay hay bán chịu Thanh khoản đôi khi được
yêu cầu bởi các ngân hàng khi họ đánh giá một khoản cho vay Nếu một công ty cần một khoản vay, ngân hàng có thẻ sẽ yêu cầu công ty đó duy trì mức thanh
khoản tối thiểu nhất định, như một phần của thỏa thuận cho vay Vì lý do đó, các bước cải thiện thanh khoản là cần thiết
Trang 28liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến các nhân viên của mình như: tiền lương, lương hưu, quỹ tích lũy
Các cô đông quan tâm đến tính thanh khoản do tác động rất lớn của nó
đến lợi nhuận Các cổ đông có thể không thích tính thanh khoản cao khi lợi nhuận được chia cho các cô đông và thanh khoản có mói quan hệ tỷ lệ nghịch
Tuy nhiên, các cổ đông cũng nhận thức được rằng không có khả năng thanh khoản sẽ làm cho công ty mắt đi những ưu đãi từ các nhà cung cấp, các tổ chức cho vay và ngân hàng; và thậm chí công ty có thể bị phá sản nếu như bị mắt
tính thanh khoản
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoản
được xem như là mạch máu duy trì sự sống của công ty Một khi công ty bị mất
tính thanh khoản thì sẽ khơng thể thanh tốn được các khoản nợ và tắt nhiên sẽ
rơi vào tình trạng vỡ nợ Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn
đề về thời gian nếu doanh nghiệp không kịp thời khôi phục được tính thanh khoản Do đó, việc hiểu rõ về tính thanh khoản của công ty giúp cho các nhà
quản lý kinh doanh tránh được các rủi ro thanh khoản trong tương lai 1.1.4 Đo lường tính thanh khoản
Đo lường thanh khoản của công ty là một phần không thẻ thiếu trong,
phân tích tài chính, đặc biệt là trong định giá tín dụng, và các tỷ số thanh khoản
thường được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công,
ty Điều này được thực hiện bằng cách so sánh tài sản thanh khoản nhất của
công ty (hoặc các loại tài sản có thể đễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt) với các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó Nói chung, tỷ số thanh khoản càng cao sẽ càng tốt vì nó chứng tỏ rằng công ty có thể thanh toán được các khoản nợ đến
Trang 29cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty
Có ba tỷ số thông thường dé đo lường thanh khoản của một công ty, bao gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời Khác biệt lớn nhất giữa ba tỷ số này là loại tài sản được sử dụng để tính
toán Trong khi các tỷ số thanh toán sử dụng các tài sản lưu động thì với mỗi
tỷ số thận trọng hơn sẽ loại trừ một số tài sản lưu động có tính thanh khoản
giảm dần
Ngoài ba tỷ số này, hiện nay chỉ tiêu chu kỳ chuyền đổi tiền mặt cũng được nhiều nhà phân tích ưa chuộng sử dụng để phân tích, đánh giá tính thanh
khoản của một công ty
a Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành có lẽ là tỷ số thanh toán phổ biến nhất được
sử dụng để đo lường thanh khoản của một công ty, được xác định bằng cách
lấy thương số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán Tài sản ngắn hạn
hiện hành Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vồn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho và tài sản ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay và nợ
ngắn hạn, vay đài hạn đến hạn trả, phải trả người bán và các khoản phải trả ngắn hạn khác
Y nghĩa của tỷ số thanh toán hiện hành là cho thấy một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Trang 30thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy
sự tiến bộ hay giảm sút
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ
xây ra
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao chưa hẳn đã tốt Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng có thê dẫn đến việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả
(ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu nhiều, hành tồn kho bị ứ
đọng)
Hạn chế của chỉ tiêu này là nó dựa trên khái niệm thanh lý toàn bộ tài
sản ngắn hạn của công ty, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để đáp ứng tắt cả các khoản nợ ngắn hạn Trong thực tế, điều này là không thé xảy
ra Nhà đầu tư phải nhìn một công ty như là một hoạt động liên tục Thời gian
để chuyển đổi tài sản vốn lưu động của công ty thành tiền mặt để thanh toán
các nghĩa vụ hiện tại mới chính là chìa khóa cho thanh khoản của công ty Do
đó, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính
xác khả năng thanh tốn của cơng ty Nói một cách khác, đôi khi tỷ số này sẽ
“gây hiểu nhằm”
Một so sánh đơn giản, nhưng chính xác, về vị trí hiện tại của hai công ty
sẽ minh họa cho sự yếu kém của việc dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành hoặc
Trang 31Bảng 1.1 So sánh các chỉ tiêu để đánh giá tính thanh khoản Chỉ tiêu Công ty MNP Cong ty XYZ Tài sản ngắn hạn 3008 4008 Nợ ngắn hạn 4008 00S Vốn lưu động 4008 0s Tỷ số thanh toán hiện hành 20 10
Thoat nhin vao két qua tinh toan ty s6 thanh tốn hiện hành, cơng ty MNP có vẻ như là người chiến thắng áp đảo trong cuộc thi thanh khoản Công,
ty MNP có một khoản dự trữ đôi đào của tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn han,
khả năng thanh toán hiện hành dường như tốt, và vón lưu động là 400$ Công ty XYZ không có biên độ an toàn giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện hành dường như yếu kém, và không có vốn lưu động
Tuy nhiên, nếu giả định như:
(1) Nợ ngắn hạn của hai công ty có thời hạn thanh toán trung bình là 30 ngày
(2) Công ty MNP cần 6 tháng (180 ngày) đề thu hồi các khoản phải thu
và vòng quay hàng tồn kho là 365 ngày 1 vòng
(8) Công ty XYZ được khách hàng thanh toán ngay và có số vòng quay hàng tồn kho là 365 ngày 24 vòng
Nhu vay, trong vi dy này, công ty MNP là rất kém thanh khoản và không
thê hoạt động theo các điều kiện trên Các hóa đơn thanh toán của MNP đến nhanh hơn so với tốc độ sản sinh ra tiền mặt, trong khi đó, MNP không thể
thanh toán các hóa đơn này bằng vốn lưu động mà phải thanh toán bằng tiền mặt Lúc này, công ty XYZ có thanh khoản tốt hơn nhiều vì quá trình chuyển
Trang 32Để giải quyết hạn chế của chỉ tiêu này, khi phân tích có thể loại trừ những,
tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, như: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý
b Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số thanh khoản chọn lọc hơn so với tỷ
số thanh toán hiện hành bởi nó đo lường tổng các tài sản ngắn hạn có tính thanh
khoản nhất có thể trang trải nợ ngắn hạn, bằng cách loại trừ chỉ tiêu hàng tồn
kho và tài sản ngắn hạn khác ra khỏi tử số vì hai bộ phận này có giá trị và thời
gian hoán chuyên thành tiền không chắc chắn nhất Do đó, tỷ số thanh toán
nhanh cho phép đánh giá tốt hơn tính thanh khoản của doanh nghiệp so với tỷ
số thanh toán hiện hành
“Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn Tỷ số thanh toán hạn + Nợ phải thu nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của công ty có lành
mạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh tốn cơng nợ càng cao Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn cho thấy khả năng đáp ứng
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, hay nói cách khác, doanh nghiệp
không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Trái
lại, nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, n6 sẽ không đủ khả
năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn Phân tích sâu hơn,
Trang 33năm trước để nhận diện xu hướng biến động, và so sánh với tỷ số thanh toán
nhanh của các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh
Tắt nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình
hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chắc chắn bị
phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ Ở một khía
cạnh khác, nếu tỷ số thanh toán nhanh quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao
Xét về tính khả thi theo lý thuyết, như một công ty hoạt động liên tục phải chú trọng vào thời gian cần đề chuyển đôi các tài sản vốn lưu động sang tiền mặt,
đó là thước đo thực sự của thanh khoản Vì vậy, nếu các khoản phải thu có thời
gian chuyển đồi sang tiền mặt là một vài tháng chứ không phải vài ngày, thì lúc
này thuộc tính “nhanh” của chỉ số này là một vấn đề cần xem xét lại
e Tỷ số thanh toán tức thời
Tỷ số thanh toán tức thời là một chỉ số thanh khoản của công ty, tiếp tục
được chọn lọc hơn cả tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh,
bằng cách đo lượng tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các quỹ đầu tư trong tài sản ngắn hạn để trang trải nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán Vốn bằng tiền
tức thời Nợ ngắn hạn
So với hai tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán ngay, tỷ số
thanh toán tức thời đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản Nó chỉ nhìn vào
các tài sản ngắn hạn thanh khoản nhất của công ty, đó là những tài sản có thể
dễ dàng được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại một cách nhanh chóng
nhất Tỷ số này bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu vì không có sự đảm
bảo rằng hai khoản mục này có thể được chuyển đôi nhanh thành tiền mat dé
Trang 34Tuy nhiên rất ít công ty sẽ có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để trang trải đầy đủ nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1 Đây không nhất thiết là một vấn đề xấu Một doanh nghiệp giữ
tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở một mức cao để đảm bảo chỉ trả các
khoản nợ ngắn hạn là một việc không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này
một cách có hiệu quả Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này đề tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ như cho vay
ngắn hạn)
Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản
doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế Vì vậy, tỷ số
thanh toán tức thời ít khi được sử dụng trong báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản một công ty
d Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh, các công ty có được hàng tồn
kho thông qua phương thức mua chịu, lượng hàng tồn kho này lần lượt được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc đề bán Các sản phẩm hoặc hàng hóa này sau
đó được bán và đôi khi được bán dưới phương thức tín dụng cho khách hàng Những hoạt động này tạo ra những khoản phải trả và những khoản phải thu,
không có tiền mặt được trao đổi cho đến khi công ty thu được các khoản phải thu và giải quyết các khoản phải trả
Để đo được thời gian, tức số ngày mà công ty phải mất để chuyển đổi nguồn lực đầu vào trong lưu chuyển tiền tệ, Verlyn Richards và Eugene Laughlin đã giới thiệu chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle — CCC) vao nam 1980 trong bài viết “Một sự tiếp cận chu kỳ chuyền đổi
Trang 35Nói cách khác, chu kỳ chuyển đôi tiền mặt phản ánh độ dài của thời gian mà
một công ty bán hàng tồn kho, thu thập các khoản phải thu và trả các hóa đơn của mình Theo thông lệ, chỉ tiêu này càng thấp sẽ càng tốt Điều này là do, khi chu kỳ chuyên đôi tiền mặt rút ngắn, tiền mặt trở thành miễn phí cho một công ty đầu
tư vào thiết bị mới hay cơ sở hạ tầng hoặc các hoạt động khác đề thúc đây đầu
tư trở lại Hay nói cách khác, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng, khả năng sinh lợi của công ty, bởi vì chu kỳ chuyên đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chỉ phí cao càng lớn Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vồn luân chuyền, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chỉ phí trong điều kiện doanh số của công ty không đồi
Chu kỳ chuyển đồi tiền mặt cũng là một cách hữu dụng đẻ đánh giá dòng tiền của công ty bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào vốn lưu
động, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn so với
phương pháp truyền thống (sử dụng tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời) vốn chỉ tập trung vào các giá trị cố định trên bảng cân đối kế toán (Bùi Kim Phương, 2013) [8] Ngoài ra, chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt còn có thể hữu ích trong việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh và
đánh giá hiệu quả quản ly
Chu kỳ chuyền đổi tiền mặt được tính theo công thức sau: Chu kỳ chuyền đổi tiền mặt
(CCC - Cash Conversion Cycle) = ICP+RCP-PDP (1)
Trong đó:
Trang 36ICP được tính như sau:
Giá trị hàng tồn kho bình quân
ICP = Giá vốn hàng bán trung bình ngày —————_—— Với: GiámjHTK _ Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ bình quân — 2 GVHB trung Tổng giá vốn hàng bán năm bình ngy — — 365
* RCP là kỳ thu tiền khách hàng (Receivable Conversion Period)
RCP tính toán số ngày mà công ty cần để thu thập các khoản phải thu Nếu như mua bán chỉ qua tiền mặt thì RCP sẽ bằng không, nhưng hầu hết các
công ty đều cho phép khách hàng mua tín dụng RCP càng nhỏ chứng tỏ công
ty nhanh thu hồi được các khoản tín dụng, như vậy sẽ càng tốt cho công ty
RCP được tính như sau:
Số dư bình quân nợ phải thu
RCP = Doanh thu trung bình ngày Với: Số dư bình quân Số dư phải thu đầu ky + Số dư phải thu cuối kỳ nợphảithu — —_ 2 Doanh thu trung _ Tổng doanh thu năm binhngiy 365
* PDP la ky thanh ton cho nha cung cdp (Payable Deferral Period)
Trang 37PDP được tính như sau:
Số dư bình quân nợ phải trả
PDP = Giá vốn hàng bán trung bình ngày oo Với: Số dư bình quân Số dư phải trả đầu kỳ + Số dư phải trả cuối kỳ nợphảitả — - 2 GVHBtrung - Tổng giá vốn hàng bán năm binhngiy —_ 365
1.2 NHỮNG NHAN TO ANH HUONG DEN TINH THANH KHOẢN
1.2.1 Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô của tài sản và nguồn nhân
lực hay đó là tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng lao động hiện
hành Trong nghiên cứu này, tác giả chọn chỉ tiêu doanh thu để đánh giá quy mô doanh nghiệp
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng quy mô có tác động đến tính
thanh khoản của doanh nghiệp Các công ty lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực
kinh doanh, có dòng tiền ôn định, khả năng phá sản cũng thấp hơn các công ty nhỏ Mặt khác, các công ty nhỏ có nhiều khả năng phải đối mặt với khó khăn
vay nợ hơn các công ty lớn (Whited, 1992 [49], Fazzari va Petersen, 1993 [25])
và nguồn vốn tín dụng cho các công ty nhỏ có xu hướng “khô” nhanh hon so với nguồn vn tín dụng cho các công ty lớn (Fazzari, Hubbard và Petersen 1988
[25]) Ngoài ra, Barclay và Smith (1996) [19] lập luận rằng các công ty lớn hơn
sẽ có chỉ phí tài chính bên ngoài ít tốn kém hơn vì tính kinh tế theo quy mô được tạo ra bởi một phần chỉ phí có định đáng kể trong chỉ phí phát hành cổ phiếu
Trang 38Các công ty nhỏ và ít tuổi bị hạn chế thanh khoản hơn so với các công ty lớn
và lâu năm, do đó có nhiều khả năng phải đối mặt với các loại hình phân bổ tín
dung
Cu thé trong nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ
thanh khoản của các công ty ở Canada” của Amarjit Gill va Neil Mathur (2011)
[27] trên cơ sở số liệu điều tra 164 công ty ở Canada niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán Toronto trong thời gian ba năm 2008 - 2010 đã chỉ ra rằng tính thanh khoản có mối tương quan thuận với quy mô doanh nghiệp Tuy nhiên ở đây, tác giả chọn doanh thu để đánh giá, mà các doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản là hàng công nghiệp, thường có giá trị đơn hàng là rất lớn nên khách hàng có xu hướng mua chịu Do đó doanh nghiệp mặc dù có doanh thu lớn nhưng lại gánh chịu một khoản nợ phải thu lớn nên sẽ làm giảm tính thanh
khoản Giả thuyết quy mô doanh nghiệp sẽ tác động ngược chiều với tính thanh
khoản là phù hợp trong trường hợp này
1.2.2 Nợ ngắn hạn
Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài
sản để nghiên cứu tác động của nợ ngắn hạn đến tính thanh khoản của doanh
nghiệp
Tỷ lệ nợ của công ty có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài sản lưu động Động cơ phòng ngừa, ví dụ như cơ hội đầu tư trong tương lai, gây ra nhu cầu nắm giữ thanh khoản Các công ty có một lịch sử dòng tiền ôn định hơn mong muốn có thanh khoản cao hơn để đáp ứng cho các trường hợp bất trắc
(Bruinshoofd and Kool, 2004) [22] Ngoài ra, các công ty thực hiện vay nợ
ngắn hạn nhiều hơn để cố gắng có cấp độ nắm giữ thanh khoản cao hơn vì sự không chắc chắn của tái cấp vốn cho các khoản vay (Holmstrom và Tirole,
Trang 39tram trong thêm vấn đề thông tin bất đối xứng, do đó dẫn đến tăng chỉ phí tài chính bên ngoài (Myers và Rajan, 1998) [39] Để giảm thiểu các vấn đề thông, tin bất đối xứng, Myers và Rajan [39] mô tả rằng thông qua các kênh giám sát, tăng đòn bẩy có thể sẽ dẫn đến giảm mức độ thanh khoản
Mức độ đòn bẩy trong công ty đóng một vai trò trong việc xác định mức
độ thanh khoản Với đòn bẩy cao, một công ty phải đối mặt với một mức độ
cao hơn của sự không chắc chắn trong việc tiếp cận trong tương lai để vay nợ và mong muốn nắm giữ thanh khoản để phòng ngừa cao
Baskin (1989) [20] lập luận rằng khi tỷ lệ nợ của công ty tăng lên, chỉ
phí của các quỹ sử dụng đề đầu tư vào tài sản lưu động tăng do đó làm giảm
tính thanh khoản của các quỹ đó Hay nói cách khác, tính thanh khoản có mối
quan hệ ngược chiều với nợ ngắn hạn Giả thuyết này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) [27] 1.2.3 Thời gian tồn kho (ICP)
Hàng tồn kho góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty dưới góc
độ tỷ số thanh toán hiện hành nhưng nó là tài sản lưu động có tính thanh khoản
thấp hơn so với các tài sản lưu động khác vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ Do đó, khi quá trình luân chuyên hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính thanh khoản Nếu doanh nghiệp có thể nhanh chóng có được tiền mặt cho hàng tồn kho mà không làm mắt đi giá trị của nó, hàng tồn kho sẽ làm tăng tính thanh khoản Nếu phải mắt một thời gian
dài để bán hàng tồn kho, nó sẽ làm giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp
Trang 40ICP được tính như sau:
Giá trị hàng tồn kho bình quân
ICP = Giá vốn hàng bán trung bình ngày —————_—— Với: Giá trị HTK Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK cuối kỳ bình quân — — 2 GVHB trung Tổng giá vốn hàng bán năm bình này — — 365
Trong công tác phân tích tài chính, thời gian tồn kho cũng là một chỉ tiêu đo lường sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty Thời gian tồn
kho sẽ tác động đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến vòng, quay tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng đến vòng quay tài sản dài hạn và cuối cùng,
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lại
Thời gian tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng, lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này nhỏ cho thấy thời gian tồn kho của hàng hóa trong kho là ngắn, hay nói cách khác doanh
nghiệp bán hàng nhanh, không có hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều Ngược lại, nếu hệ số này lớn thì thời gian tồn kho dài, hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều Tuy nhiên,
mức tồn kho của từng ngành nghề là khác nhau, tùy tính chất của ngành nghề kinh doanh mà xác định mức tồn kho cao hay thấp cho phù hợp
Trong các mô hình quản lý tiền mặt của Baumol (1952) [21] đặt trọng
tâm vào mô hình quản lý hàng tồn kho đã làm nỗi bật lên các biến vốn lưu động,
như là các đại diện cho thanh khoản