HoàngHạc lâu
(Thôi Hiệu)
1. Tác giả
Thôi Hiệu (704 – 754) là một hiện tượng lạ của thơ Đường. Ông sáng tác
không nhiều nhưng lại có một tác phẩm mà người ta không thể không nhắc đến khi
nói về đỉnh cao của thơ Đường, đó là HoàngHạc lâu. Thôi Hiệu người Biện Châu,
tỉnh Hà Nam, đỗ tiến sĩ năm 725. Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng
không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song, chỉ với HoàngHạc lâu, tên tuổi của
ông đã lưu danh thiên cổ.
2. Tác phẩm
Lầu HoàngHạc là một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa gắn với huyền
thoại Phí Văn Vi thành tiên. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền
thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Thơ Đường vốn
súc tích, cô đọng và đa nghĩa. Vì thế một bài thơ thường gợi nhiều ý nghĩa. Hoàng
Hạc lâu là một bài thơ Đường luật, song có một số yếu tố không hoàn toàn theo đúng
quy định của luật thơ Đường. Chính những yếu tố phá luật này lại truyền tải nhiều giá
trị nghệ thuật.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua sự đổi thay của bức tranh phong
cảnh. Bài thơ đẹp về nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh thơ, cách bố trí thanh điệu, gieo
vần ), sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh (sự xoay vần của tạo hoá, sự tàn phai của những
giá trị văn hoá, giá trị đạo đức và cả niềm nuối tiếc một thời kì hoàng kim của đất
nước ).
3.Đọc hiểu
Người xưa khi nói đến mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của sự vật
thường nói "Quý hồ tinh bất quý hồ đa". Trong văn học, điều này càng được nhắc đến
thường xuyên hơn. Sự vĩ đại của một nhà văn bao giờ cũng được làm nên bởi giá trị
và vị trí của tác phẩm do ông ta sáng tác trong lịch sử văn học. Sự vĩ đại đó không
hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng tác phẩm nhiều hay ít, mà quan trọng là độ kết tinh
tài năng và tư tưởng của nhà văn trong mỗi tác phẩm. Có người sáng tác rất nhiều
nhưng chưa hẳn đã có những tác phẩm xuất sắc. Có người sáng tác một vài tác phẩm
nhưng lại được lưu danh thiên cổ. Điều đó phụ thuộc ở khả năng thăng hoa cảm xúc.
Điều này giải thích tại sao có những nhà văn số tác phẩm được nhắc đến không nhiều
nhưng họ lại có một tác phẩm mà người ta không thể không nhắc đến khi nói đến một
thời kì văn học nào đó. Chẳng hạn : nói đến đỉnh cao văn học Trung Hoa di sản thơ
Đường không thể không nhìn thấy Thôi Hiệu, dù hành trang túi thơ của ông rất nhẹ
so với nhiều nhà thơ cùng thời, chỉ có khoảng 40 bài trong đó có một HoàngHạc lâu,
bài thơ theo giai thoại đã khiến thi tiên Lí Bạch phải gác bút mà rằng :
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mắt bày ra cảnh đẹp khôn tả xiết
Trông lên đã thấy thơ Thôi Hiệu đề rồi)
Thôi Hiệu sống vào thời Khai Nguyên, Đường Huyền Tông, thời kì đất nước
Trung Hoa phát triển phồn vinh và thịnh trị. Và ông cũng được chứng kiến thời kì suy
thoái của triều đình Đường Minh Hoàng. Những năm đầu cuộc đời, nhà thơ được
chứng kiến cảnh phồn vinh thịnh trị của đất nước, cảnh phồn vinh được tái hiện trong
hồi ức của thánh thơ Đỗ Phủ trong bài Ức tích (Nhớ xưa) :
Nhớ trước Khai Nguyên thời thịnh trị
Ấp nhỏ còn đông tới vạn nhà
Kho công bục tư đầy nứt vách
Gạo men mục thếch thóc vàng pha
Chín châu đường sá im lang sói
Đi đâu chẳng phải chọn giờ ra
Lụa vải ùn ùn xe chở đến
Trai cày gái dệt rộn gần xa
Còn giai đoạn cuối đời, khoảng từ năm 743 trở đi, ông phải chứng kiến cảnh
sống khổ cực của nhân dân bởi giai cấp thống trị lớp trên ăn chơi xa hoa, truỵ lạc,
triều đình rối ren, lục đục. Những đặc điểm xã hội này là có thể là một trong những
nguyên nhân nảy sinh nguồn cảm hứng của nhà thơ khi viết HoàngHạc lâu.
Lầu HoàngHạc là một di tích văn hoá nổi tiếng nằm ở phía Tây Nam huyện Vũ
Xương, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng
Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thuỷ hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm
hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Lầu HoàngHạc đã khơi nguồn cảm hứng cho
nhiều thi nhân, trong đó có Thôi Hiệu. Với HoàngHạc lâu, Thôi Hiệu đã có rất nhiều
sáng tạo trong việc sử dụng linh hoạt các quy tắc niêm luật vốn rất chặt chẽ của thơ
Đường để thể hiện thành công một đề tài không xa lạ với thi ca cổ điển tâm sự hoài
cổ. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể
hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc. Là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú có
sự phá luật ở nhiều câu thơ, những phá cách ấy đều mang đến giá trị nghệ thuật và khả
năng truyền tải nội dung tư tưởng cho bài thơ. Về mặt nội dung, nếu lấy đối tượng
miêu tả là lầu Hoàng Hạc, có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần. Bốn câu thơ đề
cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu HoàngHạc ở phương diện thời
gian.
Phần này chủ yếu nói chuyện xưa – nay, còn – mất. Bốn câu sau định vị lầu
trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng. Cảnh và tình
trong bài thơ được phân chia theo một bố cục bất thường. Thông thường bài thơ thất
ngôn bát cú trữ tình phong cảnh được chia thành hai phần, phần đầu tả tình, phần sau
tả cảnh. Còn bài thơ này, hai câu luận thuần tuý miêu tả cảnh thiên nhiên nhìn từ lầu
Hoàng Hạc.
Trước một di tích lịch sử có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhà thơ đã nhớ
đến tích xưa, đó là huyền thoại về sự ra đời của lầu Hoàng Hạc. Hai câu thơ đầu là
một sự xác nhận hiện thực :
Tích nhân dĩ thừa hoànghạc khứ,
Thử địa không dư HoàngHạc lâu.
(Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu HoàngHạc chốn này thôi !)
Câu thơ dịch của Khương Hữu Dụng đã làm toát lên tâm sự nuối tiếc của người
đến thăm di tích chủ thể trữ tình của bài thơ nhưng chưa chuyển tải được âm điệu
gợi cảm của câu thơ. Ở cặp câu đề này có sự đối nhau rất chỉnh, đó là sự đối lập giữa
quá khứ với hiện tại, tích nhân – thử địa, hoànghạc khứ HoàngHạc lâu. Theo luật
thơ Đường, đây là một sự phá cách. Nhưng với sự đối ngẫu trong một "liên" này, câu
thơ đã truyền tải được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là sự hẫng hụt, nuối tiếc.
Nuối tiếc một điều quý giá đã qua và không bao giờ trở lại nữa. Đến hai câu thực, tâm
sự nuối tiếc ấy lại tiếp tục được nhấn mạnh :
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
(Hạc vàng một đã đi, đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.)
Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi và không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự
đối lập giữa quá khứ và hiện tại mà còn có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục. Hạc
vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây
trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. Bốn câu thơ đầu tập
trung tả cảnh và lí giải tích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện tâm
trạng, nghĩ suy. Đó là một nghĩ suy mang triết lí nhân sinh sâu sắc triết lí về sự còn
– mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh. Cái gì đã qua đi thật khó trở
lại, thời gian cũng vậy. Bốn câu thơ đầu, tác giả phá luật rất nhiều. Trước hết, trong ba
câu thơ đầu tác giả lặp tới ba từ "hoàng hạc" mà lặp từ vốn là điều kiêng kị trong thơ
Đường. Nhưng sự lặp lại ở đây tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cho ý thơ. Hạc vàng là biểu
tượng cho những điều quý giá và đẹp đẽ nhưng không trở lại nữa. Nhắc lại nhiều lần
như vậy làm nổi bật tâm trạng tha thiết của con người đối với những điều quý giá đã
qua. Câu thơ thứ tư sử dụng tới 5/7 thanh bằng, nhất là ba thanh phù bình (không du
du) ở cuối câu đã gợi tả rất thành công cái cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối. Đồng thời
có khả năng gợi hình tượng, thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những
đám mây. Mặc dù nói đến sự tích lầu HoàngHạc nhưng nổi bật lên trên câu chuyện ấy
là tâm trạng nuối tiếc, hẫng hụt của nhân vật trữ tình trước chuyện còn mất của cuộc
đời. Sự đối lập "hoàng hạc khứ" "Hoàng Hạc lâu" và đối lập thanh giữa "bất phục
phản" "không du du" ở bốn câu thơ đầu có tác dụng rất lớn trong việc truyền tải nội
dung cảm xúc của thi nhân, mặc dù cả hai phép đối này đều là sự phá cách của luật
thơ Đường. Qua đây cho thấy : với thơ ca cổ điển đời Đường, điều quan trọng không
phải bài thơ đúng luật hay không, mà quan trọng hơn là ở tài năng vận dụng của người
nghệ sĩ. Khi tư tưởng đã chín muồi, cảm xúc đã trào dâng thì những quy tắc của luật
thi sẽ là nền tảng để thi nhân sáng tạo. Vận dụng sáng tạo và linh hoạt những quy định
niêm luật vốn rất chặt chẽ và cân đối của thơ Đường có thể tạo nên những thi phẩm
bất hủ. Giá trị nghệ thuật của một bài thơ phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của người
nghệ sĩ. Với khả năng này, Thôi Hiệu đã sáng tạo nên một thể thơ được gọi là "Thôi
thể". Điều ấy chứng tỏ rằng trong sáng tạo nghệ thuật cần bản lĩnh của người nghệ sĩ.
Sau hai cặp câu đề, thực là cặp câu luận, kết. Bốn câu cuối cùng có thể coi là
phần thứ hai của bài thơ. Thông thường đây là phần tả tình của một bài thơ Đường
luật. Hai câu kết thì "tình" biểu hiện rất rõ, nhưng câu luận lại có vẻ là một câu tiếp
tục tả cảnh. Nếu bốn câu đầu tả cảnh gần và thiên về suy tư thì hai câu luận lại có vẻ
là tả thực. Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp xung quanh được nhìn từ lầu HoàngHạc :
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
(Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.)
Lầu HoàngHạc ở phía Nam sông Trường Giang, thành phố Hán Dương ở bờ
bắc, bãi Anh Vũ nằm giữa sông Trường Giang, từ lầu HoàngHạc nhìn xuống sông
Trường Giang, bãi Anh Vũ nằm bên trái. Đứng từ lầu HoàngHạc vào ngày trời quang
mây tạnh có thể nhìn rõ thành phố Hán Dương và bãi Anh Vũ. Vậy, là hai câu luận
nhưng lại tả thực và lại có sự đối ngẫu. Câu thơ mở ra một không gian rộng và sáng
trong. Một cảnh cõi trần thật đẹp, có ánh nắng soi xuống dòng sông như một tấm
gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng. Giữa mặt sông sáng trong ấy là màu
xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân. Sau những giây phút đắm chìm cùng huyền
thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Và đã tạo nên một bức hoạ thật đẹp.
Bức hoạ về một lầu HoàngHạc soi bóng dòng Trường Giang cùng với hình ảnh của
cây cối, của cỏ xanh. Tưởng cảnh đẹp như cõi thiên thai vậy thì lòng người phải thanh
tĩnh. Sự nuối tiếc cái đã qua rồi cũng phải nhường chỗ cho niềm vui bởi có cảnh tiên
trước mắt. Thế nhưng tâm trạng thi nhân lại chuyển đổi đột ngột :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng trên sông não dạ người.)
Hai câu kết tạo ra sự đối lập với hai câu luận. Đó là sự đối lập giữa không gian
thực và không gian tâm tưởng. Dường như thời gian có sự chuyển động, từ khi ánh
nắng còn chan hoà đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói. Có vẻ gì đó thật đột ngột.
Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn một chút sẽ thấy mạch cảm xúc thơ hoàn toàn hợp lôgíc.
Trở lại một chút với đặc điểm thơ ca cổ điển, các nhà thơ Đường vốn có thói quen sử
dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng hình ảnh thiên nhiên để
gợi tả tâm trạng. "Hoàng hôn nhớ nhà" là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi. Mỗi
khi hoàng hôn xuống, hơi nước cùng sương mờ quyện vào nhau, tạo nên không gian
mờ ảo, dễ gợi buồn, đây cũng chính là cái làm nên "yên hoa" trên sông Trường Giang
mà chính Lí Bạch đã nói đến trong buổi tiễn đưa Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
Màu tím của hoàng hôn gợi buồn, gợi nỗi nhớ quê trong lòng người lữ thứ. Vậy nỗi
nhớ này quan hệ thế nào với khung cảnh tươi sáng ở hai câu thơ trên ? Lôgíc của cảm
xúc nằm ở từ "thê thê" (mơn mởn). Trong Sở từ có câu "Vương tôn du hề bất quy,
xuân thảo sinh hề thê thê" (Vương tôn ngao du chừ không về, cỏ xuân mọc lên chừ
mơn mởn). Theo đó, có thể liên hệ rộng, mở nghĩa "cỏ mơn mởn" gợi tình quê. Có thể
màu xanh tươi mơn mởn của cỏ xanh bãi Anh Vũ là một nhân tố tác động đến tâm
trạng ở phần tiếp, cùng với sự chuyển động của thời gian, sự thay đổi của không gian
dẫn đến nỗi nhớ trỗi dậy trong lòng người ngắm cảnh. Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu
nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng "hương quan hà xứ thị"
không chỉ là câu hỏi "Quê hương ở nơi nào ?" mà còn có thể hiểu rộng hơn là "Nơi
nào để dừng chân, nơi nào là nơi có thể là nơi bình yên để sống". Đây là vấn đề có ý
nghĩa triết lí. Bốn câu thơ cuối cùng với nội dung tả thực cảnh thiên nhiên và tâm
trạng của nhân vật trữ tình đã làm cho câu chuyện lầu HoàngHạc và người xưa gần
hơn với cuộc đời.
Với khả năng vận dụng linh hoạt luật thơ và sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ, nhà
thơ Thôi Hiệu đã tạo nên giá trị hàm súc cho bài thơ. Chỉ với tám câu thơ bảy chữ, tác
giả đã không chỉ nhắc đến truyền thuyết, nguồn gốc và vị trí của lầu HoàngHạc trong
không thời gian thực và không thời gian ảo mà còn thể hiện được những vấn đề
triết lí nhân sinh có ý nghĩa. HoàngHạc lâu gợi nhiều liên tưởng khác nhau cho người
đọc. Tâm trạng nuối tiếc, sự suy tư của tác giả trước sự còn mất, giữa hiện tại và quá
khứ, giữa cái vô hạn của vũ trụ và sự hữu hạn của đời người đã gợi lên những liên
tưởng về hiện thực xã hội. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời, có thể dễ dàng liên hệ tư
tưởng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tư tưởng của kẻ sĩ trong thời kì mà Thôi
Hiệu đang sống, thời kì hiện thực xã hội đã đi vào rất nhiều tác phẩm của nhiều nhà
thơ thời ấy, tiêu biểu là những bài "thi sử" của Đỗ Phủ. Rất có thể bài thơ ra đời khi
nhà thơ đã chứng kiến cảnh suy tàn và sa đoạ của triều đình nhà Đường. Thời kì thịnh
trị đã trôi qua và thực tại phũ phàng đã nảy sinh ở các thi nhân tâm trạng hoài cổ.
"Hạc vàng" và "người xưa" là biểu tượng cho những điều tốt đẹp đã qua đi, nó làm
cho người ta tiếc nuối. Lầu HoàngHạc được xây vào đời Tam quốc, cuối đời Hán.
Tương truyền, đây vốn là một quán rượu, có một người mấy lần đến quán uống rượu
nhưng đều không trả tiền, khất nợ mãi, đến lần thứ ba thì vẽ một con hạc lên tường để
tặng chủ quán. Khi vỗ tay ba tiếng con hạc nhảy ra vui đùa. Chủ quán làm thử và thấy
hiệu nghiệm. Từ đó khách đến uống rượu rất đông, quán rượu trở nên giàu có. Sau đó,
ông khách trở lại cùng hạc vàng bay về trời. Chủ quán tưởng nhớ công ơn nên đã xây
lầu Hoàng Hạc. Theo truyền thuyết thì sự giàu có của quán rượu là do hạc vàng mang
lại. Hạc vàng – biểu tượng của sự giàu có thịnh trị đã ra đi và không trở lại, chỉ còn
lại những dấu ấn mà thôi.
Hoàng Hạc lâu là kiệt tác của Thôi Hiệu cả ở hai phương diện nội dung và
nghệ thuật. Nhà thơ đã có những sáng tạo rất riêng trong hình thức nghệ thuật để tạo
nên một bức tranh đẹp về lầu Hoàng Hạc, qua đó thể hiện triết lí nhân sinh về cuộc
đời. Đó vừa là những trăn trở về cuộc đời, vừa là tấm lòng tha thiết đối với quê hương.
Và vượt lên tất cả là tấm lòng trân trọng những giá trị tốt đẹp của quá khứ, từ đó trân
trọng những điều tốt đẹp của cuộc sống hiện tại. Với những ý nghĩa nhân văn cao đẹp
ấy, bài thơ đã thể hiện khao khát và ước mơ về một cuộc sống có thật nhiều những
điều tốt đẹp bởi đó là giá trị thực của cuộc sống.
. hiện thực :
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
(Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi !)
Câu thơ. hạc vàng bay về trời. Chủ quán tưởng nhớ công ơn nên đã xây
lầu Hoàng Hạc. Theo truyền thuyết thì sự giàu có của quán rượu là do hạc vàng mang
lại. Hạc