1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về hành trình khai hoang Việt Nam 7 pptx

6 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 127,91 KB

Nội dung

Tìm hiểu thêm về Hành trình Khai hoang Việt Nam 7 Tòa Đại hình Cần Thơ xửa vụ án này vào ngày 17/8/1928. Ông Rozario ngồi chánh án, công tố viên là Moreau. Ông Moreau này khá tốt và công bình. Ngoài ra còn một ông hội thẩm là ông Sự, rất tốt. Người Pháp đứng trước tình thế gay go. Mặc nhiên, họ đem ra xử những hậu quả của luật lệ bất công do chính họ ban hành, tức là họ xử cái chế độ của họ. Tha bổng tất cả nạn nhân thì không được, nhưng lên án thì lên án làm sao ? Chuyện này cả nước đều hay biết. Trừ báo La Dépêche lIndochine ra thì tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt, theo dõi phiên tòa : báo LíEcho Annamite, Đông Pháp thời báo, LíImpartial, LíOpinion, Le Courrier Saigonnais, Le Phare, La Tribune Indochinoise. Tòa tuyên án như sau : Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, 6 tháng tù (nhưng đã bị giam sáu tháng rồi). Miều, chồng của Liễu (em rể của Biện Toại) : 2 năm tù vì có tiền án ăn trộm. Đây là bản án rất nhẹ, so với những bản án khác thời thực dân. Qua lời khai của can phạm và những người làm chứng, chúng ta biết thêm những chi tiết quan trọng sau đây : — Từ năm 1910, Biện Toại đã vào đơn xin trưng khẩn phần đất mà về sau xảy ra tranh chấp. Bấy giờ, chủ tỉnh có cấp cho biên lai. Nhưng biên lai ấy bị ăn cướp đánh lấy mất, Toại làm đơn xin bổn nhì. Điều rất lạ là bộ sổ ghi đơn xin khẩn đất ở Bạc Liêu vào năm ấy lại bị mất. Ai làm mất ? Phải chăng là sự cố ý đánh cắp, thủ tiêu hồ sơ trong văn khố cũ, để cường hào tha hồ tung hoành ! Viên chức ở tòa bố Bạc Liêu lúc vụ án xảy ra là ông phủ Tâm. Nưhng ông này xác nhận rằng tài liệu cũ bị đánh cắp từ lâu rồi, trước khi ông nhận chức. — Ông hội thẩm Sự đã nhấn mạnh cho tòa nhớ rằng tiếng Việt khó dịch, thí dụ như mấy tiếng “Chết sống ở đây” mà cô Trọng trả lời với tên cò Tournier. Nếu viên đội thông dịch sai thì viên cò có thể nổi giận. “Chết sống ở đây” có hai nghĩa. Một là “Dầu chết hay sống, tôi vẫn đứng tại đây, đuổi tôi, tôi không đi đâu hết”. Hai là “Mạng đổi mạng tại đây”. — Hương thân Hồ Văn Hi xác nhận rằng tên cò Tournier bắn trước, sau đó Mười Chức mới đâm tên cò. Chi tiết này xác nhận lời đồng bào địa phương đồn đãi cho rằng Mười Chức là người đầy đủ tiết tháo và chí khí anh hùng : Bị đạn rồi, nhưng còn đủ thần lực và bình tĩnh để ngã về phía trước mà đâm kẻ thù cho bằng được, đâm rất trúng, rồi mới chịu chết vì bị thương quá nặng ! — Công tố viên Moreau lưu ý với tòa : Có thể là viên thơ ký lãnh trách nhiệm ghi nhận đơn xin khẩn đất hồi năm 1910 đã trao cho Biện Toại một biên lai nhưng không có đánh số, với dụng ý dành phần đất ấy cho người khác. — Lâm Văn Kiết từng có chân trong Hội đồng phái viên đã xác nhận với Hội đồng : Phần đất tranh chấp là của Biện Toại khai khẩn trước tiên. Công tố viên bèn nói tiếp : Lâm Văn Kiết chỉ là hương chức làng, làm sao dám cãi lại ông phủ (ám chỉ ông phủ H., người theo phe của bang Tắc). — Tri phủ Ngô Văn H. khai rằng mặc dầu thấy có tranh chấp về đất đai, nhưng hồi năm ấy với danh nghĩa là chủ tịch Hội đồng phái viên, ông ta đành buông trôi vì đo lại ranh rấp đất đai là vấn đề phiền phức. Viên họa đồ đã tốn công đo đất ở làng Phong Thạnh suốt 3 năm rồi. Công tố viên bèn quở trách cho rằng vì công lý không thể viện lý do là mất thời giờ, nếu thấy bất công là phải đo đạc, xem xét ranh đất trở lại. Công tố viên nói thẳng : lề lối của phủ H. trong lúc làm chủ tịch Hội đồng phái viên thật là bừa bãi, vì phủ H. bừa bãi nên xảy ra vụ án bi thảm này. Bị luật sư chất vấn, phủ H. đành thú nhận rằng chính anh của ông ta chớ không phải ông ta là người đang hùn vốn với bang Tắc để khai thác hai chiếc tàu đò đang chạy trên đường Bạc Liêu, Cà Mau mang tên là tàu Hồ Nam và Hồ Bắc. — Khi bang Tắc (Mã Ngân) ra làm chứng, ông ta bảo rằng khong hối hận gì cả. Viên hội thẩm hỏi Mã Ngân : “Dân chúng cho rằng đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”. Mã Ngân nín, không trả lời. — Qua lời khai của bà Hồ Thị Tr., công chúng thấy có sự sắp sặt của bang Tắc để bán lại cho bà ta phần đất tranh chấp, vì ba ta đủ sức ăn thua công khai hơn. Mã Ngân muốn phủi tay. Trước khi buộc tội, Công tố viên Moreau yêu cầu Tòa nên thận trọng trước khi phán quyết. Công tố viên nhắc lại rằng vụ này xảy ra sau vụ án Ninh Thạnh Lợi hồi năm ngoái. Vụ này chứng tỏ dân chúng đang sống trong tình trạng căng thẳng và vấn đề đất đai là chuyện nghiêm trọng. Người ta có thể xúc phạm bất cứ chuyện gì, nhưng nên tránh xúc phạm tới điền thổ. Mã Ngân chỉ là người mua đất để cho tá điền mướn lại, trong khi Biện Toại là người đích thân canh tác. Công tố viên trách cứ bà Hồ Thị Tr. là giàu có (tài sản ước từ 2 đến 300.000 đồng lúc bấy giờ) mà quá nhẫn tâm đòi tịch thu tất cả lúa gặt hái được của Biện Toại lại còn đòi thêm một số tiền khác. Công tố viên bảo rằng hoàn cảnh của Biện Toại thật là khốn nạn : Những người không tình cảm đến giựt đất, rồi bọn quyền thế lại tiếp tay với bọn người sang đoạt. Công tố viên Moreau yêu cầu Tòa : — Tha bổng Biện Toại và con là Tia. — Cho cô Trọng được hưởng trường hợp giảm khinh (ra trước Tòa cô Trọng cứ chối là không có cầm dao, mặc dầu đủ bằng cớ). — Cho Miều (em rể của Biện Toại) được hưởng trường hợp giảm khinh, mặc dầu Miều đã ba lần bị can án ăn trộm. — Tha bổng cô Liễu (em Biện Toại, vợ của Miều) vì thiếu bằng cớ. Luật sư Tricon đứng lên biện hộ, đại ý nhận định đây chỉ là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chánh sách trưng khẩn ruộng đất hồi thời nhà Nguyễn thật là công bằng và thích hợp với thực tế, trong khi những luật lệ về trưng khẩn đất đai do người Pháp đặt ra chưa được hoàn hảo có thể gây nhiều rắc rối lúc áp dụng vào thực tế. Thời gian quá kéo dài, từ khi đương sự được tạm cấp đất đến khi được cấp vĩnh viễn; vì vậy mà xảy ra cưỡng đoạt, gian giảo. Những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi tại chỗ, không chịu bước chân xuốn bùn mà tới sở đất để xem xét. Họ quyết định theo ý kiến cho những người lương thiện hoặc kém lương thiện báo cáo lại. Luật sư Tricon kết luận đại để : — Biện Toại đã tranh đấu với rừng rậm để khai phá và tranh đấu với tử thần. Sau một ngày làm lụng khổ nhọc, anh em trở về chòi, sau khi ăn cơm, họ cho rằng chết có lẽ sướng thân hơn là sống trong hoàn cảnh nhọc nhằn. Sau khi tranh đấu với tử thần (có lẽ luật sư muốn nói tới bịnh rét rừng), anh em trong gia đình lại còn phải tranh đấu với những người khác, tức là bọn người chỉ biết có đồng tiền, làm giàu bằng thủ đoạn sang đoạt. Sau khi tranh đấu với bọn người nói trên, họ còn phải tranh đấu với thủ tục pháp lý. Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp. Luật sư Zévaco đứng lên biện hộ, ca ngợi lời buộc tội của Công tố viên, vì Công tố viên đã lưu ý đến sự thật, đến công lý và cả lòng nhân đạo. Luật sư phân chia ra hai vụ án, vụ tranh chấp điền thổ và vụ án giết người. Luật sư cho rằng chánh sách của nhà nước thì tốt, nhưng nhiều người thừa hành xấu đã làm cho chánh sách trở nên xấu đối với dân chúng. Việc cai trị trở thành xấu nếu các quan phủ (chủ quận) là người ác độc. Sau khi xảy ra thảm trạng, có lẽ nhà nước nên nói thẳng với Mã Ngân : “Chúng tôi trả lại cho ông số tiền 1.080 đồng mà ông đã xuất ra theo giá của nhà nước để mua phần đất của Biện Toại. Và xin ông để nhà nước được yên”. Luật sư nhắc lại ý kiến của Công tố viên là muốn cho bộ máy cai trị có lề lối đứng đắn thì phải sa thải những kẻ bất lương. Luật sư nói thêm rằng : Đuổi những tên bất lương ở cấp dưới cũng chưa đủ, phải đuổi những người ở cấp cao hơn mà bấy lâu nhà nước đã tin cậy. Nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo. Chúng ta đã thấy rõ hành động của cặp bài trùng : Mã Ngân cấu kết với một ông phủ chủ quận. Tên chánh phạm của tấn kịch đẫm máu này chính là phủ H. Trạng sư Zévaco cũng xin tòa tha thứ cho các bị can và lên tiếng : Xin qů ngài đừng đưa ra một bản án nghiêm khắc, một bản án được luận ra vì phẫn nộ. Bởi vì những người nông phu khốn nạn này mai đây cũng sẽ bị trừng phạt khá đầy đủ rồi, khi họ trở về tới nhà. Thừa phát lại sẽ tới để tịch thâu số lúa của họ, và lần này, quý tòa có thể tin rằng không bao giờ xảy ra vụ nổi loạn nữa đâu. Thưa qů tòa, lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ trên đó. Một số người Pháp ở Cần Thơ và ở vài tỉnh lân cận đã đến xem phiên tòa gay cấn này, họ tỏ ra hài lòng với bản án. Vài người ở Phong Thạnh xin gặp những người bị tội và xin phép cho tội nhân ăn bữa cơm với thức ăn đem sẵn. Một tiệc bày ra tại Cần Thơ để thết đãi hai vị luật sư và ký giả của các báo Pháp và Việt, do một số đồng bào ở Phong Thạnh và một số nhân sĩ như các ông Huỳnh Minh Chí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rài, ông Bùi Văn Túc ở Long Điền. Nên hiểu đây là thói trung hậu và hào hoa cố hữu của dân Bạc Liêu xưa nay. Một đại diện đứng lên cám ơn hai luật sư và bà hương chánh Luông cũng đến cám ơn họ. . Tìm hiểu thêm về Hành trình Khai hoang Việt Nam 7 Tòa Đại hình Cần Thơ xửa vụ án này vào ngày 17/ 8/1928. Ông Rozario ngồi chánh án, công tố viên. dân. Qua lời khai của can phạm và những người làm chứng, chúng ta biết thêm những chi tiết quan trọng sau đây : — Từ năm 1910, Biện Toại đã vào đơn xin trưng khẩn phần đất mà về sau xảy ra. Toại khai khẩn trước tiên. Công tố viên bèn nói tiếp : Lâm Văn Kiết chỉ là hương chức làng, làm sao dám cãi lại ông phủ (ám chỉ ông phủ H., người theo phe của bang Tắc). — Tri phủ Ngô Văn H. khai

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

w