SoạnbàithơSóng- XUân Quỳnh
SÓNG (Xuân Quỳnh)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát mãnh liệt về hạnh phúc của
người phụ nữ trong tình yêu.
- Nắm được nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của bàithơ
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân
Quỳnh. Quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình
công chức. Mẹ mất sớm, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
- 13 tuổi, Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa đoàn văn công Trung ương, Biên tập báo
Văn nghệ, biên tập viên NXB Tác phẩm mới, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam
khoá III. Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang
Vũ vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (chiều 29/4/1988).
- Tác phẩm gồm có:
+ Tơ tằm, chồi biếc (in chung với Cẩn Lai) (1963)
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió Lào cát trắng (1974)
+ Lời ru trên mặt đất (1978)
+ Tự hát (1984)
+ Sân ga chiều em đi (1984)
+ Hoa cỏ may (1989) (sau khi nhà thơ mất)
Một số tập dành riêng cho thiếu nhi
Truyện: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng, Vẫn còn ông trăng khác.
- Truyện viết cho thiếu nhi mang đến cho các em những tình cảm trong trẻo, trìu mến,
nhân hậu và cái nhìn hỏm hỉnh thông minh.
- Xuân Quỳnh được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền
thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi, say đắm, vừa tha thiết
dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư. Cái tôi của thi sĩ là cái
tôi thành thật:
Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng…
- Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ khát vọng sống, khát vọng yêu và đi liền với nó là
những dự cảm về sự biến suy, phai bạc:
+ “Bây giờ yêu mai có thể xa rồi”
+ “Mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa”
- ThơXuân Quỳnh nổi bật ở vẻ đẹp nữ tính. Đó là thiên chức làm vợ, làm mẹ với tâm
hồn tinh tế, chăm lo, tạo dựng đời sống bình yên. ThơXuân Quỳnh cũng là thơ tự bộc
bạch giãi bày, mong được nương tựa, chở che, gắn bó.
2. BàithơSóng
a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
- Bàithơ viết năm 1967. Lúc này Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25. Người phụ nữ ở độ
tuổi này có suy nghĩ rất chín về tình yêu. Mặt khác cũng thấy được ý thức của cái tôi
bên cạnh cái ta chung.
- Tác giả cũng không đặt tình yêu trong quan hệ cảm tính một chiều mà thể hiện khát
vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi
nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.
b. Chủ đề
Sóng và em là hai hình tượng sóng đôi, để từ đó những khám phá về sóng, em thấy
mình. Tình yêu trong em là sự vươn lên cái cao cả, lớn lao, là nỗi nhớ thương, thuỷ
chung son sắt. Đồng thời là khát vọng mãnh liệt của tình yêu, nỗi lo âu giữa cái hữu
hạn của đời người với cái vô cùng, vô hạn của thời gian.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cấu trúc bàithơ
- Bàithơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là
sóng.
+ Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em tràn đầy khao khát trước
tình yêu đôi lứa
+ Cả bàithơ đoạn nào cũng nói về sóng, miêu tả nhiều về sóng.
* Giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…). Đó là
* Sóng có tính cách phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên.
Đó là sinh ra từ biển. Sóng là nỗi khát khao của biển, là sự hoà hợp giữa biển và bờ.
“Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở”.
+ Âm điệu bàithơ cũng là âm điệu của sóng
* Thể thơ năm chữ tạo ra giai điệu sóng vỗ
* hoà trộn âm thanh của sóng vỗ với tâm trạng người con gái đang yêu. Đó là khao
khát, nhớ thương, hờn giận. Sóng cũng là em vì lẽ đó.
2. Nhận thức về bản thân qua mỗi khám phá về sóng
- hai khổ đầu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Bồi hồi trong ngực trẻ
Hai câu đầu: “Dữ dội lặng lẽ” tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của
sóng cũng là tâm trạng của em. Khi tình yêu đến với người con gái, họ có thể sôi nổi,
cười, nói, hát suốt ngày. Nhưng cũng có lúc lặng lẽ trong suy tư. Điều đáng nhớ là
khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa bao giờ cũng thường trực trong trái tim
tuổi trẻ:
Ôi con sóng ngày xưa
Bồi hồi trong ngực trẻ
Điều đáng nói nhất ở hai khổ thơ này là sự chủ động của người con gái khi yêu:
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Chủ động không phải là ngỏ lời mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.
- Khổ 3 và 4
Trước muôn trùng sóng bể
Khi nào ta yêu nhau
“Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi. Em nhận thức được “Sóng
bắt đầu từ gió”. Nhưng gió từ đâu? Nào ai biết. Người ta có thể chứng minh nguồn
gốc của gió qua ngành khoa học. Nhưng không thể giải thích được nguồn gốc của tình
yêu. Có nhà thơ tự bộc bạch:
Anh yêu em vì sao không biểt rõ
Chỉ biết yêu em, anh thấy yêu đời
Như chim bay tỏa hút khí trời
Như ruộng lúa uống dòng nước ngọt
Và cũng có người:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả gian lao tươi thắm vô ngần
Họ yêu nhau. Nhưng hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu và tình yêu là gì thì có bao nhiêu
cách trả lời.
Nhân vật em trong bài thơ của Xuân Quỳnh cũng cảm nhận thấy điều ấy. Nguồn gốc
tình yêu rất lạ lùng. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Không ai có thể tìm
thấy câu trả lời tình yêu bắt đầu từ đâu? Tình yêu hấp dẫn là ở chỗ đó. ThơXuân
Quỳnh sâu sắc và tế nhị vì khát vọng về tình yêu thực sự là nhu cầu tự nhận thức và
khám phá.
- Ba khổ thơ (5, 6, 7)
Con sóng dưới lòng sâu
Dù muôn vời cách trở
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”
Nhớ:
+ Gắn với không gian dưới lòng sâu, trên mặt nước
+ Gắn với bờ
+ Không ngủ được
+ Đến anh
Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập
vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. Hai câu thơ đọng lại điều sâu sắc
nhất: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.Nhớ cả lúc tỉnh, cả trong vô
thức.
Khổ 6, 7 mượn hình ảnh sóng vỗ vào bờ “Con nào chẳng tới bờ” để khẳng định tấm
lòng son sắt thuỷ chung. Dù đi đâu vào Nam ra Bắc, em đều nghĩ tới anh, hướng về
anh.
- Hai khổ 8, 9:
Cuộc đời tuy dài thế
Để ngàn năm còn vỗ
Khổ thơ thứ tám là khổ khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc
trong cái qui luật muôn thuở của con người.
- Biển vẫn rộng, gió thổi, mây vẫn bay. Những hình ảnh này là biểu hiện sự nhạy cảm
với cái vô hạn của vũ trụ. So với cái vô cùng, vô tận ấy, cuộc sống con người thật
ngắn ngủi. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ lúc này như lắng xuống, hình ảnh thơ
mở ra qua các từ (đi qua, biển dẫu rộng, bay về xa). Nhận thức, khám phá, thơXuân
Quỳnh mang đến những dự cảm. Đó là nỗi lo âu, sự trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn
của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian.
- Suy nghĩ như thể, thơXuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà
thành khát vọng:
“Làm sao được tan ra
còn vỗ”
Khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải
mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.
. Soạn bài thơ Sóng - XUân Quỳnh
SÓNG (Xuân Quỳnh)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và. trúc bài thơ
- Bài thơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là
sóng.
+ Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng