Luận văn Kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp; nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình; đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình, nâng cao trách nhiệm các bộ phận và nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ HƯỚNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
"Những số liệu, dữ liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và nội dung luận văn chưa từng được ai công bó trên bắt kỳ công trình
nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
all
SS
Trang 4
1 Tính cấp thiết của đẻ tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
.4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đẻ tài 7 7 3
6 Bồ cục luận văn 3
7 Tổng quan tai ligu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRO CUA KE TOAN TRACH NHIEM 8 1.1.1 Khái niệm về kế tốn trách nhiệm § 1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm " 1.2 PHÂN CÁP QUẢN LÝ- CƠ SỞ CỦA KỀ TOÁN TRÁCH NHIỆM 13
1.2.1 Tổ chức phân cấp quản lý - soo 13
1.2.2 Mỗi quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý 16
1.3 NỘI DUNG CỦA KỀ TOÁN TRÁCH NHIỆM 19
1.3.1 Các trung tâm trách nhiệm 19
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm 25 1.3.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm - 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG I - — - 3
CHƯƠNG 2
'THỰC TRẠNG VẺ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH
2.1 GIỚI THIÊU CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Quảng Bình 33
Trang 52.2 KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG
BÌNH - se ° 40
2.2.1 Phân cấp quản lý tại Công ty Điện lực Quảng Bình ee)
2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm ở Công ty Điện lực Quảng Bình 47
2.2.3 Tổ chức cung cắp thông tin phục vụ kế toán trách nhiệm 48
2.2.4 Chỉ tiêu và hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm tại Công ty S0
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 72 2.3.1 Ưu điểm 12 2.3.2 Hạn chế "“——- ¬ - KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 nưeeriệệ —- CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH `
3.1 SỰ CÂN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KÊ TỐN TRÁCH
NHIỆM TẠI CƠNG TY ĐIỆN LUC QUANG BÌNH 76
3⁄2 MỘT SÔ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CONG TAC KE TOAN
TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH seve TT 3.2.1 Tăng cường phân cấp quan lý và hình thành các trung tâm trách
Trang 6KTIN TTTN TSCD TTCP TTDT TTLN TTĐT DN EVN CPC EVN DVBLĐN DL KTGSMBD SXKD CBCNV GL AP AR PO INV PM FA TCKT ĐTXD Kế toán trách nhiệm “Trung tâm trách nhiệm Tai sản cố định “Trung tâm chỉ phí “Trung tâm doanh thu “Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm đầu tư
Doanh nghiệp
Tổng công ty Điện lực miền Trung
Tap đoàn Điện lực Việt Nam Dịch vụ bán lẻ điện năng, Điện lực
Kiểm tra giám sát mua bán điện
Sản xuất kinh doanh
Cán bộ công nhân viên Phân hệ kế toán tổng hợp
Phân hệ quản lý các khoản phải trả Phân hệ quản lý các khoản phải thu Phân hệ quản lý mua hàng
Trang 7QLTC
QLVH LĐCT CSPK
Quản lý tài chính
Trang 8Số hiệu Tên bảng Trang bing
31 | Binh mức chỉ phí phân phối và ban 1é dign cfc] 'Công ty Điện lực thành viên năm 2019-2020 ;a — | Đăng tổng hợp thực hiện định mức chỉ phí Quy]
4/2019
2.3 | Bảng tông hợp tiên nộp Tông công ty Quý 4/2019 33 pq | Dank mac thank xi lý TSCĐ theo kế hoạch quy |
4/2019 của Công ty Điện lực Quảng Bình
3.5 | Báo sáo trăng thai đồng kỳ các phân hệ thing 2| năm 2019
2.6 _ | Danh sách các báo cáo trên ERP hang quý/năm 57 2.7 | Báo cáo giải ngân thanh toán vốn đầu tư xây dựng 60 28 | Kết quả thực hiện chỉ tiêu tiên điện thương phẩm 61 2.9 | Kết quả thực hiện chỉ tiêu giá bán điện 62
319 — | KẾ4Mẩthựchiện chiêu công nợcácđơnvinăm| „ 2019 Kết quả thực hiện tôn thất điện năng các đơn vị atl quý 4/2019 đ 2a | Kết quả thực hiện độ in cây lưới điện các đơn vi| „ tháng 12/2019 ;ia — | Kết quả thực hiện chỉ tiêu tiên điện thương phẩm| „ tại các đơn vị
2.14 [ Kết quả thực hiện chỉ tiêu giá bán điện các đơn vị 70 3.1 | Định mức chỉ phí phân phối kinh doanh điện các| — §3
Trang 9
3.3 | Báo cáo thực hiện trung tâm chi phí §5
3.4 |Kếhoạch VTTB và mua sắm, chi tiêu năm 3
ạs —_ | B0 sáo tỉnh hình thực hiện ung tâm chỉ phí inh| „ hoạt Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu điện thương 3.6 : 87 phẩm quý Báo cáo kết quả thực hiện trung tâm doanh thu 37 ; 88 quý
3.8 [Báo cáo tình hình thực hiện trung tâm lợi nhuận 89 3.9 _ | Báo cáo đánh giá trung tâm đầu tư 90
Trang 10
Số hiệu 'Tên hình vẽ Trang
1.1 |Phân quyền theo chức năng 13
1.2 | Phân quyền theo sản phẩm 14
1.3 | Phân quyển theo khu vực 14
Lạ | MỖI quan hệ giữa hệ thơng kế tốn trách nhiệm với| phân cấp quan ly
2.1 | Sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty Điện lực Quảng Bình |_ 37 2a | Mô hình tổ chức kế tốn tại Cơng ty Điện lực Quang | Bình
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống
công cụ quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm là soát và đánh giá sự đóng góp của từng cá nhân, bộ phận đến thành quả chung của một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, giúp nhà quản trị ki
doanh nghiệp trong bối cảnh phân cấp quản lý Thông qua kế toán trách
nhiệm, nhà quản trị có thể đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động của
các bộ phận trong đơn vị Việc chú ý thực hiện nội dung kế toán trách
nhiệm, sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách bền vững
Kế toán trách nhiệm ngày càng thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thể giới,
nhất là đối với những nước có nền kinh tế phát triển Tại Việt Nam, việc
vận dụng các nội dung của kế toán quản trị nói chung và kế toán trách
nhiệm nói riêng còn là một vấn đề rất mới mẻ đối với các doanh ngÌ
'Cơng ty Điện lực Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, gồm có 12 phòng chức năng, 01 ban QLDA, 07 đơn vị điện lực trực thuộc, 01 đội quản lý vận hành lưới điện cao thế Trong bồi cảnh hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh ngày cảng được coi trọng, thì kế toán trách nhiệm cảng có ý nghĩa to lớn Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm ở Công ty Điện lực Quảng Bình được thực hiện ở mức độ đơn giản và chưa đầy đủ
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm tại
Công ty Điện lực Quảng Bình
Đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng kế tốn trách nhiệm tại
Cơng ty Điện lực Quảng Bình, nâng cao trách nhiệm các bộ phận và nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Điện
lực Quảng Bình, mà cụ thể là phân cấp quản lý cùng với các tiêu chí đánh giá trên cơ sở phân cắp quản lý
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Điện lực Quảng Bình trong năm 2019 4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống Cụ thể:
Phuong pháp nghiên cứu tài liệu: hệ thống các giáo trình, bài báo
liên quan đến kế toán trách nhiệm cùng với văn bản tại Công ty điện lực Quảng Bình liên quan đến phân cấp Qua đó, làm rõ những dấu hiệu của kế
toán trách nhiệm tại đơn vị
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo
một số phòng chức năng, các đơn vị thành viên của điện lực Quảng Bình để thảo luận về các tiêu chí đánh giá trách nhiệm trên cơ sở phân cấp quản lý
Trang 13ưu điểm, nhược điểm về kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình
~ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường vận dụng kế
toán trách nhiệm tại Công ty, tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại công ty phù hợp với đặc điểm tình hình phân cắp quản lý
- Tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng của các đơn vị chủ động trong quản lý điều hành, xác định sự đóng góp của từng phòng ban chức năng va don vi vào kết quả hoạt động của Công ty
~ Đánh giá một cách hiệu quả nhất chất lượng hoạt động của các nhà
quản trị bộ phận, đơn vị, các trung tâm trách nhiệm Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong Công ty
6 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường vận dụng kế toán trách
nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
“Trên thế giới,
toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 tong tác phim "Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” cha Ailman, H.B (1950) Từ đó đến nay, vấn đề kế toán quản trị được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi
Trang 14kế toán chỉ phí, với ngân sách, với kiểm soát chỉ phí Tác giả đưa ra nguyên tắc để thiết lập một hệ thống kế toán trách nhiệm là phải chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng chức năng cụ thể; phân công trách nhiệm cho bộ phận được chia, yêu cầu các bộ phân này phải lập báo cáo và thực hiện
giám sát từng cấp quản lý
Nhóm tác giả Nahum Melumad, Dilip Mookherjee, Stefan Reichelstein (1992) trong nghiên ctu "A theory of responsibility centers” đã trình bày bộ phận quan trọng cấu thành KTTN đó là các trung tâm Tác
giả cũng đưa ra lý thuyết về ba trung tâm trách nhiệm là trung tâm chỉ phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
Tác gid Garrison va Noreen (2008) trong nghién ciru "Management Accounting” da trinh bay về bồn trung tâm trách nhiệm
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều tài liệu, sách được xuất bản, bài báo khoa học, công trình nghiên cứu về chủ đề Kế toán trách nhiệm như:
- Các giáo trình, tài liệu: Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài Chính; Kế toán quản trị doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2011); Kế toán quản trị, tác giả Huỳnh Lợi (2012);
Kế toán quản trị, tác giả Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên và Lê
Van Nam (2008), Kế toán quản trị, tác giả Trần Văn Tùng và Phạm Văn
Dược (2011)
~ Bài báo khoa học: Bài viết “Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế
Trang 15
đã nghiên cứu việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm cung cấp các thông tin có ích cho các nhà quản trị, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trong loại hình doanh nghiệp sản xuất Sữa tại Việt Nam Đây là một trong những tải liệu có giá
trị về nghiên cứu và tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp đặc thù
Luận án của Tiến sĩ Trần Trung Tuấn (2015) “Nghiên cứu kế toán
trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam " đã chứng
minh ảnh hưởng của một số nhân tố tới kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam bao gồm: Quy mô kinh doanh
(Số lao động, tổng tài sản, tổng doanh thụ), trình độ đào tạo các nhà quản
trị, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự hiểu biết của nhà quản trị về kế toán trách nhiệm, vị trí của nhà quản trị; chứng minh mối quan hệ đồng biến của kế toán trách nhiệm với thành quả trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
Một số tác giả đề cập đến kế toán vận dụng trách nhiệm trong một
doanh nghiệp cụ thé trong dé tai luận văn thạc sỹ của mình, như:
Luận văn “Kế (oán trách nhiệm tại Tổng Công ty cổ phân bảo hiểm
quân đội- MIC" của tác giả Nguyễn Thị Quí (2016) đã nghiên cứu hệ
thống kế toán trách nhiệm tại Tông Công ty Cổ phần bảo hiểm quân đội-
Trang 16
Tác giả Bùi Thị Ái Vân (2019) với luận văn “făng cường kể toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Ngãi ” đã chỉ ra những vẫn đề còn
tồn tại trong tô chức kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Điện lực Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường tơ chức kế tốn trách
nhiệm tại công ty, như hồn thiện kế tốn trách nhiệm thông qua việc phân
cấp quản lý và xác định trách nhiệm, quyền hạn cho các đơn vị trực thuộc
công ty; hình thành hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với các trung tâm
trách nhiệm; hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm để cung cấp các
thông tin cụ thể phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm và thành quả của các trung tâm Đây là một trong những tài liệu nghiên cứu tương đối cụ thể
về tô chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong một Công ty Điện lực Tuy
nhiên trong luận văn, tác giả phần nào còn quá chú trọng phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về kế toán tài chính, chưa quan tâm nhiều đến các thông tin,
các báo cáo cũng như các chỉ tiêu về kế toán quản trị, để xây dựng hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm, từ đó hoàn thiện hệ thống đánh giá
thành quả các trung tâm trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của Công ty
Các luận văn trên đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản vẻ tổ
chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Đây là những nội dung mà tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của mình
Cé thé thay rằng việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp khác nhau là hoàn toàn khác nhau Hơn nữa, kế toán trách nhiệm là đề tài chưa từng được nghiên cứu trước đây ở Công ty Điện lực Quảng Bình nên tác giả mạnh dạn chon dé tài này Thông qua việc nghiên cứu về
lý thuyết và tình hình thực tế tại Công ty, sẽ đưa ra một số giải pháp giúp
Trang 18NHIEM TRONG DOANH NGHIEP
1.1 KHAI NIEM, VAI TRO CUA KE TOAN TRACH NHIEM 1.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp như nhà quản trị doanh nghiệp, các phòng ban, tổ đội trong doanh nghiệp để tăng cường công tác kiểm soát doanh thu, chỉ phí trong doanh nghiệp
Theo tác giả Huỳnh Lợi (2012), kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản, quan trọng của kế toán quản trị, quá trình hình thành và phát triển của
toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cắp quản lý trong tố chức, do đó, nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ
thống kế toán trách nhiệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kế toán trách nhiệm của
nhiều tác giả trong nước và trên thế giới nhưng hiện tại vẫn chưa có một
khái niệm thống nhất, các quan điểm này bỗ sung cho nhau và giúp chúng, ta hiểu rõ hơn về khái niệm kế toán trách nhiệm
Theo tác giả Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng (2011): “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận
trong tổ chức”
Theo tác giả Đào Văn Tài và công sự (2003) có định nghĩa: “Kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông tin
dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách
Trang 19thông tin báo cáo gồm: Phân loại sắp xếp các dữ liệu tài chính theo các phạm vi trách nhiệm trong một tổ chức Báo cáo các hoạt động của mỗi phạm vi chỉ nên bao gồm những doanh thu và chỉ phí được phân loại mà
nhà quản trị đó có thể kiểm soát”
Như vậy, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những
nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi quản lý của mình Họ phải xác định đánh giá và báo cáo cho tổ chức, nhà quản trị sử dụng những thông tỉn này
để đánh giá kết quả của các bộ phận trong tô chức Kế tốn trách nhiệm là
cơng cụ đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu, chỉ phí mà bộ phận đó có quyền kiểm
soát và trách nhiệm tương ứng
Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kể toán quản trị
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, dựa trên cơ sở lý thuyết tổ chức và nhu cầu về quản lý, nhằm đo
lường, kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận Do vậy
quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá
trình hình thành va phat triển của kế toán quản trị
'Bản chất của kế toán trách nhiệm được thẻ hiện như sau: kế toán trách
nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị là quá trình thu thập, tập hợp,
báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính, được dùng để kiêm soát các
quá tình hoạt động và đánh giá hiệu quả của tùng bộ phận trong một tổ
chức Thực chất oán trách nhiệm chính là thiết lập những quyền hạn,
trách nhiệm cho mỗi bộ phân, cá nhân và một hệ thống chỉ tiêu, công cụ
Trang 20lại kế toán trách nhiệm chính là sự cá nhân hóa, nhân cách hó:
hệ thống kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông tin day đủ, rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có
quyền kiểm soát đối với hoạt động xảy ra
Kế toán trách nhiệm ~ một nhân tổ trong hệ thống kiểm soát quản lý
Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục
tiêu chung cho toàn đơn vị thì cần phải xác định được các trung tâm trách
nhiệm, cân nhắc giữa chỉ phí bỏ ra và lợi ích thu về và đồng thời đưa ra
những nỗ lực đề đạt được mục tiêu chung
Kế toán trách nhiệm là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết
kế để kiểm soát ch phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong
tô chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát Hệ thống kiểm soát này được
thiết kế cho tắt cả các cấp quản lý Kế toán trách nhiệm như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chỉ phí
Như vậy, người ta áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm đề nhận rõ bộ phận nào trong tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, phát triển các đo lường việc thực hiện và các chỉ tiêu cần đạt được, và thiết kế các báo
cáo về các do lường này ở từng bộ phận trong tổ chức hoặc từng trung tâm trách nhiệm
Tỉnh hai mặt của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt: thông tin và trách nhiệm
Trong đó, mặt thông tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo, đánh giá các thông
tin mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ
cấp quản lý thấp đến cấp quản lý cao hơn Mặt trách nhiệm nghĩa là việc quy trách nhiệm về những sự kiện tài chính xảy ra Tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý và hiệu quả
Trang 21“Tóm lại, kế toán trách nhiệm chỉ có thể thực hiện được khi trong đơn
vị có cơ cấu tổ chức quản lý được phân quyển rõ ràng Hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổ chức khác nhau được xây dựng đa dạng phù thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý, mức độ phân quyền trong tổ chức và mục tiêu
cũng như quan điểm, phong cách của nhà quản lý trong đơn vị, môi trường
quản lý của đơn vị,
1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Theo tác giả Trương Bá Thanh và các cộng sự (2008), “Hệ thống kế
toán trách nhiệm sẽ đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm thông qua các báo cáo bộ phận và nhà quản trị cấp cao sẽ sử dụng
thông tin của kế toán trách nhiệm đề đánh giá các nhà quản trị các cấp và khuyến khích họ trong công việc để đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị” Qua đó, vai trò của kế toán trách nhiệm được thê hiện ở những khía cạnh
sau đây:
Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng bộ phận
vào lợi ích, mục tiêu chung của tô chức thông qua việc đo lường kết quả
hoạt động của các trung tâm trách nhiệm được lượng hóa bằng các chỉ tiêu
đánh giá cụ thể
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, giúp cung
cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản trị các cấp đánh giá hoạt
động kinh doanh của bộ phận mình, chủ động trong việc ra quyết định,
khuyến khích sự nỗ lực của các nhà quản trị các cấp, nâng cao năng lực
quản lý bộ phận cũng như giúp các nhà quản trị cắp cao không phải xử lý sự vụ và tập trung vào các vấn đề chiến lược của doanh nghiệp
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức
Trang 22nhiệm ngoài việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ,
rõ rằng chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn
xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung tâm, từng bộ phận dé từ đó có thể thiết lập các
chỉ tiêu đánh giá Kế toán trách nhiệm giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá và điều chỉnh các bộ phận sao cho thích hợp nhất
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức
năng kiểm soát tài chính và kiểm sốt quản lý
Thơng qua kế toán trách nhiệm nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá các chi phi đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của các bộ phận
Mặc dù, kế toán trách nhiệm phân bô quan trọng như nhau cho tắt cả
các bộ phận của một tổ chức, nhưng phạm vi trách nhiệm sẽ bắt đầu từ
người qcấp quản lý thấp nhất và vận động ngược lên như một mắc xích
Cấp trách nhiệm thấp nhất: là cắp trách nhiệm có nhiệm vụ lập báo cáo phản ánh số liệu kế hoạch, số liệu thực tế và các biến động của chỉ phí
Cấp trách nhiệm trung gian: đây là cấp trách nhiệm của những người
trưởng phòng Cắp trách nhiệm này sẽ nhận được các bảng báo cáo chỉ tiết được thực hiện từ cấp trách nhiệm thấp nhất Sau quá trình kiểm tra, phân
tích và tập hợp thành báo cáo chung, người trưởng phòng sẽ chuyển báo
cáo chocấp trách nhiệm thứ nhất
Cấp trách nhiệm thứ nhất: đây là cấp trách nhiệm thuộc về chủ tịch
hay giám đốc bộ phận Là người có trách nhiệm lớn nhất đối với tất cả các
chỉ phí và các khoản thu nhập,
Chính nhờ các báo cáo trách nhiệm nó sẽ phản hồi cho nhà quản lý
biết
Trang 23
lý nâng cao được hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chỉ phí và tối đa hóa lợi nhuận một cách có hiệu quả nhất - Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý hướng tới mục tiêu chung của tổ chức
Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trung tâm
trách nhiệm Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được tài chính và quản lý thì nhà quản lý sẽ điều chinh hoạt động hướng đến mục tiêu chung Đồng thời bản thân các giám đốc của các trung tâm trách nhiệm được khích
lệ hoạt động sao cho phù hợp với mue tiêu chung của toàn doanh nghiệp
1.2 PHAN CAP QUẢN LÝ- CƠ SỞ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.2.1 Tổ chức phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là việc nhà quản trị cấp trên trao cho các nhà quản trị cắp thấp hơn một số quyển ra quyết định Và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình
Bat ky một đơn vị nào ngay sau khi thành lập, đều phải xác định cơ
cấu tổ chức, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân và bộ phân trong tổ chức Mục tiêu chức năng của tổ chức là tạo nên một môi
trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng
lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu chung của tổ chức
Phân cấp quản lý là việc người quản lý cấp cao giao quyền ra quyết định cho người quản lý cấp thấp hơn trong một doanh nghiệp, từ đó làm cho
quyền ra quyết định được lan rộng ra trên toàn tổ chức và các cấp dưới chỉ
được quyền ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình Tùy theo
mỗi đơn vị mức độ phân chia có thể khác nhau, có thể gồm nhiều hay một cắp độ và việc giao quyền ra quyết định có thể nhiều hay it Vi thé, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định đúng đắn mức độ phức tạp của tổ
Trang 24Phân cấp quản lý cao hay thấp sẽ quyết định hệ thống kế tốn được
tơ chức như thể nào: tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tá Như vậy, phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cắp dưới, dẫn đến
sự phân định rõ ràng về quyên lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cắp dưới dựa trên cơ sở cầu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn
Tuỳ theo từng doanh nghiệp Nhà quản trị cần xác định đúng đắn
mức độ phức tạp của tô chức để thực hiện phân quyền cho phù hợp, xây dựng hệ thống các mục tiêu sao cho mỗi bộ phận đều đảm bảo thực hiện được, phải có sự tương quan giữa quyền hạn và trách nhiệm
'Việc phân quyền chứa đựng nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực Vì
vậy việc phân quyền có thể phân theo chức năng, sản phẩm, khu vực
Phân quyền theo chức năng: là cơ cẫu được tỗ chức được dựa trên chuyên môn hóa theo chức năng công việc Những nhiệm vụ quản trị của doanh nghiệp được phân chia cho từng đơn vị hoặc nhóm đơn vị, từ đó hình thành những người lãnh đạo đảm nhận một chức năng nhất định
'GIÁM ĐÓCCÔNGTY
=a
Hình 1.1 Phân quyền theo chức năng
Phân quyền theo chức năng, người cấp dưới không những nhận lệnh từ Giám đốc doanh nghiệp mà cả từ người lãnh đạo các chức năng khác Bởi vậy Giám đốc doanh nghiệp và người lãnh đạo các chức năng (các Phó
Trang 25Phân quyền theo dòng sản phẩm: Đỗi với các doanh nghiệp có quy
mô lớn với nhiều dây chuyển công nghệ, sản xuất (kinh doanh) nhiều dòng
sản phẩm khác nhau thì việc nhóm các hoạt động theo sản phẩm để phân quyền sẽ có nhưng ưu việt Phân quyền theo dòng sản phẩm là ban quản trị
cấp cao nhất trao các quyền hạn cho ban quản lý bộ phận theo các chức năng sản xuất, bán hàng, dịch vụ, kỹ thuật liên quan đến một sản phẩm và chỉ rõ trách nhiệm chính về lợi nhuận của người quản lý bộ phận đó
Hình 1.2 Phân quyền theo dòng sản phẩm
Phân quyền theo khu vực: Các bộ phận của tổ chức được hình thành
theo từng khu vực và giao quyền cho một người quản lý khu vực đó Người quản lý khu vực có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi khu vực quản lý của mình nhằm mục đích thúc đây hoạt động và sự tham gia của khu vực đó
Trang 261.2.2 Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý Hệ thống KTTN trong mối quan hệ với phân cấp quản lý thể thông qua sơ đồi 'CƠ CÂU 1Ô CHỨC Mg THONG KE TOAN CÁC CHÍ TIÊU ĐÁNH QUẦN LÝ TRÁCH NHẸM — [—*| GIÁ + T T "ĐẠI ĐIỆN CHỦ SỞ HỮU Soeur SE” TRƯNG TÂM Ki |} OL, RE 1 | Fi
TONG C-1V, CONG TY, “TRUNG TÂM LỢI 'CHÊNH LỆCH LN, TỶ LỆ
CHÍ NHÁNH NHUẬN TT uw tREN von
i ] }
“TRUNG TÂM DOANH “CHÊNH LỆCH Dĩ, TY
ae On +} THU LELN TREN DT + il i CÁCbƠVEBOPHAN | [ — TRONGTÂM x CHENHLECH CP, cunt * | TỶ LỆCP TRÊN DT Hình 1.4: Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với phân cấp quan ly
Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại trong doanh nghiệp khi có sự phân quyên, khi đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trao cho
quản lý các bộ phận của doanh nghiệp Các cấp quản lý khác nhau được
quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách
nhiệm của họ Khi quy mô của doanh nghiệp cảng lớn, bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh càng phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tách thành nhiều bộ phận, nhiều cấp quản lý khác nhau và nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định mức độ phức tạp của tổ chức để thực hiện phân
Trang 27Kế toán trách nhiệm là công việc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lý của mình, người quản lý cấp cao phải thể hiện được đúng đắn quyền lực của
mình, phải gây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúp cấp dưới ob thể điều hành các công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lý
Khi đơn vị có sự phân cấp quản lý thì lúc đó mới hình thành nên kế toán trách nhiệm, đồng thời kế toán trách nhiệm lại giúp cho đơn vị khắc phục được hạn chế lớn nhất của sự phân cấp là hướng các cấp đến mục tiêu
chung của đơn vi
‘Nhu vay, dé dat được mục tiêu chung của đơn vị mỗi cá nhân, mỗi hộ phận trong đơn vị phải nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu riêng lẻ do quản lý cấp cao đã vạch ra cho bộ phận mình thông qua sự phân cấp và để kiểm soát tốt hoạt động của cấp dưới, các nhà quản lý cấp cao đã dựa
vào hệ thống kế toán trách nhiệm (Responsibility Accounting) thông qua các báo cáo từ phía các cấp dưới về doanh thu và chỉ phí theo nhóm trách
nhiệm
* Ưu điểm phân cấp quản lý
+ Việc ra quyết định được giao cho nhiều cấp quản lý, vì vậy giúp cho nhà quản trị cấp cao không phải giải quyết những vấn đề chỉ tiết mà tập trung vào việc điều phối chung các hoạt động trong tổ chức và hoạch định chiến lược trung và dài hạn cho mục tiêu phát triển của tô chức
+ Nhờ có sự phân cấp mà các nhà quản trị các cấp có sự độc lập tương đối trong việc đưa ra quyết định nhằm điều hành tốt công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng cường khả
Trang 28+ Phân cấp quản lý tạo được sự chủ động và quyền tự quyết cho các
nhà quản trị bộ phận từ đó khuyến khích sự nỗ lực và giúp họ tích cực đóng
góp để hoàn thành nhiệm vụ của mình Việc ra quyết định được nhà quản
trị thực hiện ngay tại nơi diễn ra sự việc, các thông tin được tiếp cận kịp
thời nên đảm bảo tính đúng đắn và khả thi của các quyết định
+ Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền và trách nhiệm của từng cắp quản lý một cách rõ ràng, nhờ đó có cơ sở tốt hơn để đánh giá thành quả của các cắp quản lý và tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục nếu xảy ra sai phạm
+ Việc phân cấp quản lý sẽ làm giảm tải bớt công việc cho nhà quản lý, giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian và tập trung vào chỉ tiêu và
mục tiêu của doanh nghiệp Đồng thời phân cấp quản lý giúp cho bộ phận
cấp dưới có thể làm quen và thử thách với công việc mới
Đối với những trường hợp lĩnh vực kinh doanh nhiều, qui mô lớn thì việc phân cấp quản lý sẽ giúp cho các bộ phận chia sẻ công việc cho nhau và ngược lại
Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn dé Nha quan ly
các bộ phận và các bộ phận trong tổ chức là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý Do vậy, họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn thông
qua sự phân cắp quản lý
Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn Chính nhờ
phân cấp quản lý nên tùy mức độ độc lập của từng bộ phận, từng đơn vị có
p cận thông tin tốt hơn và phản hồi nhanh chóng về nhà quản lý
Nhờ đó các nhà quản lý có thê nắm bắt tốt hơn vẻ tình hình đơn vị và
điều hành được hiệu quả hơn
Với sự phân cắp quản lý sẽ giao trách nhiệm và quyền được ra quyết
Trang 29đây cũng chính là một sự chuẩn bị khi được giao trách nhiệm ở vị trí cao
hơn Từ đó tạo ra được môi trường canh tranh trong công việc, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn
Phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý,
nên có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý và đây chính là cơ sở để hình thành kế toán trách nhiệm
'Qua các lợi ích trên cho thấy sự phân cấp sẽ giúp cho việc ra quyết định được đúng đắn và hiệu quả hơn Các cấp dưới có điều kiện tiếp cận thông tỉ và tự rèn luyện trong quá trình ra quyết định đồng thời thông tin được cập nhật tốt hơn giúp nhà quản lý có thể giảm bớt công việc và có thể tập trung vào mục tiêu chiến lược chung của đơn vị
* Hạn chế của phân cấp quản lý
+ Sự phân cấp quản lý dẫn đến việc ít sự thống nhất và không hướng
tới mục tiêu chung cuả toàn doanh nghiệp
+ Sự phân cấp quản lý dẫn đến sự độc lập tương đối trong việc đưa
ra các chiến lược và mục tiêu hoạt động giữa các bộ phận, do đó các nhà quản trị bộ phận thường không biết được quyết định của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phận khác trong tổ chức Họ quan tâm nhiều
nhất chính là hiệu quả của họ hơn là hiệu quả hoạt động chung
+ Do sự tách biệt về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận dẫn
đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của toàn doanh nghiệp
1.3 NOI DUNG CUA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.3.1 Các trung tâm trách nhiệm
« Khái niệm về trung tâm trách nhiệm
Trong một tổ chức, sự phân quyền dẫn tới hình thành các trung tâm trách nhiệm Theo Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài
Trang 30sản xuất; một phòng, ban; một công ty hoặc tồn bộ cơng ty) trong một tổ
chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phi, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh”
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận được chỉ định cụ thể trách nhiệm và chịu trách nhiệm về việc hoàn thành trách nhiệm của bộ phân mình
Một công ty là tập hợp nhiều trung tâm trách nhiệm Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống cấp bậc trách nhiệm từ cấp lãnh đạo cao nhất tới cấp thấp nhất trong doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào tính phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý mà doanh nghiệp thiết lập
các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp Thông thường hệ thống kế toán
trách nhiệm trong nột tô chức có 04 trung tâm trách nhiệm là Trung tâm chỉ
phí, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tư 5 Xây dựng các trung tâm trách nhiệm
rung tâm chỉ phí
Trung tâm chỉ phí là bộ phận mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm
và kiểm sốt chỉ phí, khơng chịu trách nhiệm vẻ kết quả đầu ra Trung tim chỉ phí thường trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh mà không có quyền hạn đối với các thu nhập, lợi nhuận kinh doanh và đầu tư vốn Mục tiêu của trung tâm chỉ phí là giảm thiểu chỉ phí,
đặc biệt là chỉ phí trong đài hạn Trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm
chỉ phí là xây dựng được kế hoạch chỉ phí trong ngắn hạn và trong dài hạn
Tuỳ thuộc vào tính chất của chỉ phí và kết quả làm ra mà người ta chia
trung tâm chỉ phí thành trung tâm chỉ phí định mức (theo thiết kế) và trung tâm chỉ phí linh hoạt (tùy ý)
Trung tâm chỉ phí là trung tâm mà người quản lý chỉ có quyền kiểm
Trang 31đây là trung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm,
kinh doanh Trung tâm này không có quyền hạn đồ
kinh doanh và đầu tư vốn Tùy theo tính chất của chỉ phí và kết quả làm ra mà người ta chia trung tâm chỉ phí thành trung tâm chỉ phí định mức và trung tâm chỉ phí linh hoạt
Trung tâm chỉ phí định mức là TTCP đầu vào được xác định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ Tại TTCP nhà quản trị có trách nhiệm kiểm soát chỉ phí thực tế phát sinh đảm bảo chỉ phí phát sinh theo đúng định mức chỉ phí đơn vị sản phẩm.Thông thường xây dựng định mức
chi phí để tính mức hiệu quả cơng việc, ngồi ra còn đánh giá kết quả thực
hiện với kế hoạch dự toán và xem xét theo thời gian thực hiện và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
TTTCP linh hoạt là trung tâm có chỉ phí không xác định được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay là đầu ra không thể được đo bằng thước đo tiền tệ Đặc điểm của TTCP linh hoạt là rất khó kiểm soát chỉ phí tối ưu, phụ thuộc nhiều vào tình hình môi trường kinh doanh và không đo lường giữa chỉ phí dự toán và thực tế Vì vậy các nhà quản trị có trách nhiệm
kiểm soát chỉ phí phát sinh sao cho phù hợp Chẳng hạn như TTCP là các
phòng ban quản lý, bộ phận nghiên cứu và phát triển, hoạt động tiếp thị Trung tâm chỉ phí định mức
‘Trung tâm chỉ phí định mức là trung tâm chỉ phí mà các yếu tố chỉ phí và các mức hao phí về nguồn lực để sử dụng sản xuất một đơn vị sản phẩm, dịch vụ đều được xây dựng định mức cụ thể Trung tâm chỉ phí định
mức thường gắn với cắp quản trị cơ sở và có thể là các nhà máy sản xuất, các phân xưởng sản xuất, các tổ, đội sản xuất nhà quản lý của các trung tâm này là giám đốc nhà máy, giám đốc phân xưởng, tổ trưởng, đội trưởng Tại trung tâm chỉ phí nhà quản lý trung tâm chỉ phí có trách
Trang 32đúng theo định mức chỉ phí đơn vị sản phẩm Đối với trung tâm chỉ phí,
nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả và tính hiệu suất trong phạm vi hoạt động của trung tâm Tính hiệu quả được đo lường bằng mức
độ trung tâm đạt được sản lượng mong muốn tại những mức độ về chất
lượng và thời gian nhất định, còn tính hiệu suất được đo lường bằng mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
Trung tim chi phi linh hoat
Trung tâm chỉ phí linh hoạt là trung tâm chỉ phí mà các yếu tố được
dự đoán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao chung, không thể xác
định cụ thê chỉ phí cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc cụ
thể của trung tâm Nhà quản trị của trung tâm này có trách nhiệm kiểm soát
chi phí thực tế phát sinh sao cho phù hợp với chỉ phí dự đoán, đồng thời
đảm bảo hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao Các trung tâm này bao gồm: phòng kế toán, phòng quản trị nhân sự, phòng hành chính, phòng kinh doanh Đặc điểm của trung tâm chỉ phí này đầu ra không thể đo
lường được bằng các chỉ tiêu tài chính hoặc không thể so sánh rõ ràng giữa kết quả đầu ra và chỉ phí đầu vào
~ Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là bộ phận mà người quản lý chịu trách nhiệm
về doanh thu Tại đây, đầu ra có thê lượng hóa bằng tiền còn đầu vào thì không, người quản lý chịu trách nhiệm đối với việc tạo ra và gia tăng về
Trang 33giải trình chênh lệch giữa doanh thu thực tế với dự toán hoặc giữa doanh
thu ky này so với kỳ trước
Các quyết định liên quan đến trung tâm này thường là quyết định về công việc bán hàng, xác định giá bán, tạo doanh thu Trung tâm này thường sắn với cấp quản lý cơ sở như bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chỉ
nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phâm Nhà
quản lý của các trung tâm này thường là các trưởng chỉ nhánh, khu vực, cửa hàng
Trung tâm doanh thu có thể phân biệt với trung tâm lợi nhuận bởi
trên thực tế trung tâm doanh thu chỉ chịu trách nhiệm một phần nhỏ trong tổng chỉ phí sản xuất và chỉ phí bán hàng, trong khi đó trung tâm lợi nhuận
chịu trách nhiệm hết tắt cả các chỉ phí bao gồm cả chỉ phí sản xuất và các
chi phí có liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu của đơn vị
“Trong một số trường hợp, trung tâm doanh thu không được tách biệt mà ghép chung với trung tâm lợi nhuận, bởi đôi khi việc khuyến khích tăng,
doanh thu nhằm tạo ra lợi nhuận
rung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là một bộ phân mà nhà quản trị chịu trách
nhiệm kiểm soát cả chỉ phí và doanh thu nhưng khơng kiểm sốt vốn đầu tư Trong đó, trung tâm lợi nhuận có thê quyết định về chỉ phí và doanh thu như: sản xuất sản phẩm nào, sản xuất ra sao, chất lượng, giá cả, phân phối Mục tiêu của trung tâm này là tối đa hóa lợi nhuận Trong doanh
nghiệp, trung tâm lợi nhuận thường là các công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chỉ nhánh hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện mọi hoạt động kinh doanh độc
lập
Trang 34thành sản phẩm và các hoạt động trong khâu phân phối như chiến lược bán
hàng, giá bán để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
“Trung tâm lợi nhuận thường được hình thành theo dòng sản phẩm, kênh tiêu thụ hay các phân đoạn thị trường Hiệu quả của trung tâm được đánh giá dựa vào mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự toán Tuy nhiên, lợi nhuận được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
được dùng để đo lường mức độ hồn thành Thơng thường lợi nhuận được thiết lập theo dạng số dư đảm phí trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động lợi nhuận
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong
tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chỉ nhánh, Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện
của trung tâm nay
rung tâm đầu tư
Trung tim đầu tư là trung tâm trách nhiệm không chỉ lượng hoá bằng tiền đầu vào, đầu ra mà còn cả lượng vốn sử dụng ở trung tâm Nhà quản trị ở trung tâm đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát cả về doanh thu, chỉ phí và vốn đầu tư vào tải sản kinh doanh; thực hiện hoạch định, kiểm sốt về tồn bộ hoạt động của đơn vị Trung tâm này gắn với bậc quản lý cấp cao, thường thuộc về các chủ đầu tư hay đại điện của một nhóm người đầu tư vốn kinh doanh vào doanh nghiệp Nhà quản trị của trung tâm đầu tư không chỉ quản lý, kiểm soát doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận mà còn quyết định
lượng vỗi
sử dụng để tiến hành thực hiện quá trình đó
Trung tâm đầu tư là trung tâm có quyền lực cao nhất, là nơi mà nhà
Trang 35trung tâm lợi nhuận trong đó nhà quản lý có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như: xác định cơ
cấu sản phẩm, giá bán, chỉ phí sản phẩm họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết định về vốn đầu tư của đơn vị Vì vậy về mặt hiệu quả
hoạt động của trung tâm đầu tư có thể được đo lường giống như trung tâm
lợi nhuận nhưng về hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt
được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh gi
a Đánh giá thành quả của trung tâm chỉ phí
thành quả trung tâm trách nhiệm
Mục tiêu của TTCP là tối thiêu hóa chi phí hay giảm thiểu tổng chỉ phí trên khối lượng đầu ra cố định và tối đa hóa đầu ra khi ngân sách cố
định Cách thức đánh giá hiệu quả của TTCP là việc đánh giá việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào đễ sản xuất ra một khối lượng đầu ra
Đánh giá kết quả của trung tâm chỉ phí căn cứ trên hai nội dung: Khối lượng sản xuất có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không? Chỉ phí thực tế phát sinh có vượt định mức tiêu chuẩn hay không?
* Trung tâm chỉ phí định mức:
'Về mặt hiệu quả được đánh giá thông qua việc trung tâm có hoàn
thành được kế hoạch sản lượng sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng hạn và
tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
'Về mặt hiệu năng được do lường thông qua việc so sánh giữa chỉ phí thực tế so với chỉ phí định mức Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ phân tích biến động chỉ phí và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chỉ phí
* Trung tâm chỉ phí linh hoạt;
Trang 36
'Về mặt hiệu năng thường được đánh giá thông qua việc so sánh giữa thi phi trén doanh thu thực tế so với tỷ lệ chỉ phí trên doanh thu dự tỷ lệ toán 'Chênh lệch chỉ phí Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức) “Chỉ phí thực tế - chỉ phí dự toán
Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức) Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị biết được nguyên nhân của các biến động biến động nảo có lợi, biến động nào bắt lợi
Từ đó xác nhận được nguyên nhân và có các biện pháp đúng đắn, kịp thời
để làm giảm chỉ phí tối thiểu nhất
b, Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Đề đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm doanh thu, nhà quản trị sẽ tiến hành so sánh doanh thu thực tế thực hiện với doanh thu dự toán của bộ phận, phân tích tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu như đơn giá bán, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và khối lượng tiêu thụ
'Về mặt hiệu quả thường đánh giá thơng qua việc hồn thành dự toán
tiêu thụ Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán tiêu thụ và sự phát sinh chỉ phí của các bộ phận
trong kỳ kế hoạch
'Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào việc kiểm soát sự gia tăng
chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu
tăng nhanh hơn so với tốc độ của chỉ phí Chi tiéu được sử dụng để đánh giá:
'Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - doanh thu dự toán Qua chỉ tiêu này, nhằm đánh giá xem doanh thu có đạt mức dự toán
Trang 37này là có lợi hay bắt lợi Từ đó có những phương pháp tác động tới nguyên nhân để cải thiện doanh thu
Việc đánh giá trung tâm doanh thu là tương đối khó khăn vì đầu ra
của trung tâm là doanh thu nhưng đầu vào của trung tâm không thể xác định tương ứng với doanh thu được, vì thé dé đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu chỉ có thể sử dụng so sánh giữa doanh thu thực tế phát sinh và doanh thu dự tốn của trung tâm
¢ Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản
trị đánh giá việc thực hiện qua việc so sánh lợi nhuận thực tế với lợi nhuận
dự toán Mục tiêu cuối cùng của trung tâm lợi nhuận là tối đa hóa lợi
nhuận, nhưng để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận thì phải tăng doanh thu
đồng thời phải giảm chỉ phí
'Về mặt hiệu quả thường được đánh giá thông qua việc đảm bảo mức lợi nhuận Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động
lợi nhuận so với dự toán
'Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào việc đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn
Cae chi tiêu đánh giá lợi nhuận kiểm soát được của trung tâm: 'Chênh lệch lợi nhuận = Loi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Tỷ lệ thực hiện dự Lợi nhuận thực tế
toán lợi nhuận Tợi nhuận dự to Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế thu nhập của trung tâm trên doanh thu = ig doanh thu ci trung tâm
Trang 38thê đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của từng bộ
phận, từ đó có những chính sách và quyết định kinh doanh phù hợp
Khi thành quả của trung tâm lợi nhuận đạt mức chênh lệch dương thì đó là dấu hiệu tích cực về lợi nhuận của doanh nghiệp Và ngược lại, nếu thành quả của trung tâm là một dấu hiệu chênh lệch âm, thì đây là bất lợi
mà nhà quản lý cần phải tìm ra nguyên nhân và giải thích những bắt lợi về chỉ phí, doanh thu, mức vốn phân cấp cho việc quản lý và sử dụng
4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Mục tiêu quan trọng của bắt kỳ Doanh nghiệp kinh doanh nào là tối
đa hóa lợi nhuận và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả Đề đánh giá hiệu quả của
trung tâm đầu tư có thể đo lường như trung tâm lợi nhuận, ngoài ra, về mặt hiệu năng hoạt động cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản đầu
tư hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm thông qua các chỉ tiêu cơ bản thường, được sử dụng như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) và thu nhập thặng dư (R)
Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần
trên vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này cho sau một kỳ hoạt động kinh
doanh hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, DN đầu tư một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu nảy càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cảng tốt
Lợi nhuận thuần
ROI =
'Vồn kinh doanh bình quân Biện pháp làm tăng giá trị ROI
+ Tăng mức lãi trên doanh thu: để tăng lợi nhuận trong khi doanh thu
Trang 39+ Tăng hệ số quay vòng của vốn: để làm được việc này nhà quản lý
có thể tăng doanh thu đồng thời kiểm soát tốt chi phi
l lợi nhuận không bị ảnh hưởng, hoặc giảm vốn hoạt động như cắt giảm mức dự trữ hàng tồn kho, đẩy nhanh việc thu hồi nợ phải thu
Thu nhập thăng dư (RI): chênh lệch giữa lợi nhuận của một trung tâm
đầu tư và mức lợi nhuận để đạt được tỷ lệ sinh lời tối thiểu tính trên vốn đầu
tư
RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư - Chỉ phí sử dụng vốn bình quân
Uiu va nhuoe diém ctia RI
- Ưu điểm: Thu nhập thặng dư -RI là một cách đánh giá thực hiện
công việc của trung tâm đầu tư tốt hơn chỉ tiêu sức sinh lời của vốn ROI
Thu nhập thặng dư thúc đẩy các nhà quan lý thực hiện đầu tư có lợi tính trên tổng thể của tổ chức, đảm bảo tính phù hợp giữa mục tiêu của các đơn vị với mục tiêu chung của tổ chức
~ Nhược điểm: Cách tính thu nhập thặng có một điểm hạn chế là nó không thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các trung tâm đầu tư có qui mô khác nhau, vì nó có khuynh hướng thiên về các bộ phận
có qui mô lớn hơn Điều này nghĩa là các trung tâm đầu tư có quy mô lớn
hơn thường có thu nhập thặng dư cao hơn các bộ phận có quy mô nhỏ và di
nhiên không phải vì chúng được điều hành tốt hơn mà chỉ đơn giản là vì vốn được sử dụng nhiều hơn
Nhu vay để đánh giá hiệu quả của TTĐT, nhà quản trị cần kết hợp
các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch giữa thực tế và dự toán
1.3.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm a Đặc điểm báo cáo kế toán trách nhiệm
Báo cáo kế toán trách nhiệm là sản phẩm cao nhất của KTTN Báo
Trang 40nhiệm được tóm tắt trên một báo cáo theo định kỳ Ngoài ra, báo cáo
KTTN thê hiện được các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán về
những chỉ tiêu tài chính của từng trung tâm trách nhiệm
Việc lập báo cáo kế toán trách nhiệm giúp nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động của bộ phận mình để kiểm soát hoạt động có hiệu quả và đánh giá được hiệu quả công việc của bộ phân mình Trong mỗi báo cáo trách nhiệm còn phải giải thích các nguyên nhân gây nên thành quả nhằm
làm sáng tỏ hơn những vấn để cần quan tâm quản lý và khắc phục để
hướng các trung tâm theo mục tiêu chung của doanh nghiệp
Các báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm được phân quyền trong một khoảng thời gian nhất định Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ghi nhận kết quả thực hiện
và so sánh với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi trung tâm
Mức độ chỉ tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với
những cấp đô quản lý khác nhau Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ chỉ tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều, những kết quả tông cộng từ báo cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cấp quản lý cao hơn kế tiếp
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ
trên các báo cáo Các báo cáo này sẽ phản ảnh kết quả về các chỉ tiêu tài
chính chủ yếu ở từng trung tâm trách nhiệm trong một khoảng thời gian
nhất định theo kết quả thực tế, kế hoạch và chênh lệch Đồng thời, chúng
chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với kế hoạch theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của mỗi trung tâm Thông qua các báo cáo này, nhà quản lý có thể xem xét mức
độ đóng góp của từng bô phan vào kết quả chung, là cơ sở để thực hiện