Câyhoasữa làm thuốc
Cây sữa (hay hoa sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là
Alstonia Scholaris (L). Gọi là sữa vì toàn cây khi bị thương tổn thì nhựa chảy ra
trắng như sữa.
Bộ phận làm thuốc: dùng vỏ thân phơi khô tán bột làm viên, ngâm rượu, nấu cao.
Công hiệu đối với người tạng nhiệt, khô gầy, ăn kém không biết ngon Ngoài ra
còn dùng chữa tiêu chảy, phân sột sệt, thất thường hoặc kiết lỵ, thấp khớp dạng
sưng - nóng - đỏ - đau, kinh nguyệt không
đều, sốt rét.
Theo Đông y, vỏ câysữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ
thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị.
Một số cách dùng
Bột vỏ câysữa phơi khô hoặc sấy khô tán mịn: ngày uống 1 - 3g bột, uống với
nước nóng hoặc sắc. Dùng cho người tạng nhiệt, ăn kém, người gầy.
Rượu vỏ cây sữa: vỏ câysữa tán nhỏ 75g. Rượu 30 - 35o lượng 500ml. Ngâm 7
ngày lọc lấy nước trong rồi thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 40ml chia 2
lần, trước 2 bữa ăn chính.
Cao lỏng vỏ cây sữa: ngâm bột vỏ sữa với cồn 60o trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc
lọc và thêm cồn 60o cho bằng trọng lượng của vỏ, để cuối cùng cho 1kg vỏ sẽ
được 1 lít cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0,5 - 1,5g. Nhiều nhất chỉ u
ống mỗi lần 2g và
mỗi ngày 6g.
Nước sắc đặc vỏ câysữa dùng ngâm chữa đau răng, đắp lở loét.
Chữa bạch huyết cấp - kèm ho hen: vỏ sữa 15g, tử thảo 15g, ngũ vị tử 15g, anh túc
xác 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu: lá sữa 20g sao vàng sắc uống.
Gần đây, trên nhiều đường phố trồng quá nhiều hoa sữa, nên mùi hoasữa trở nên
ngộ
t ngạt, gây khó chịu, đặc biệt với những người có các loại bệnh dị ứng đường
hô hấp (viêm mũi, xoang, phế quản, hen suyễn).
Ghi chú: Không nhầm với cây vú sữa cho quả vú sữa.
BS. Phó Thuần Hương
. Cây hoa sữa làm thuốc
Cây sữa (hay hoa sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là
Alstonia Scholaris (L). Gọi là sữa vì toàn cây. thiếu máu do hóa trị liệu: lá sữa 20g sao vàng sắc uống.
Gần đây, trên nhiều đường phố trồng quá nhiều hoa sữa, nên mùi hoa sữa trở nên
ngộ
t ngạt, gây