Họccáchnói“tạmbiệt”
Khi bạn cố gắng đi ra khỏi cửa, con bạn bắt đầu khóc, đấm đá, và khóc ti
tỉ. Bạn có thể cảm thấy mình như đang làm điều gì sai trái và lúng túng vì
con bạn hành động như thế. Nhưng bạn phải làm gì đây?
Những lúc như thế này, bạn cảm thấy thật tệ, hãy nhớ rằng đây chỉ là
hành vi bình thường của trẻ nhỏ. Trẻ thường không thích thú gì việc bị
tách ra khỏi bố mẹ của mình, nhưng chúng cần phải biết cáchnói "tạm
biệt".
Con của bạn cần có cơ hội để hiểu được rằng, mặc dù bạn rời chúng đi,
nhưng bạn sẽ quay trở lại. Bạn cũng nên ghi nhớ rằng những cơn cáu
kính là một dấu hiệu cho thấy con bạn yêu bạn. Khi bé biết được rằng bố
mẹ đi nhưng sẽ trở lại, bé bắt đầu cảm thấy an tâm, và nói tạm biệt dễ
dàng hơn.
Làm thế nào để nói lời tạm biệt dễ dàng hơn
Có một số cách mà bạn có thể sử dụng để giúp bé chuẩn bị cho việc bạn
rời bé đi.
Để bé biết mong đợi điều gì đó. Giải thích điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi:
"Con sẽ đến nhà bà nhé. Bà sẽ nấu cho con ăn và chơi với con hôm nay."
Để bé biết khi nào bạn sẽ quay lại. Sử dụng một khung thời gian mà bé
hiểu, ví dụ như sau một hoạt động quen thuộc nào đó của bé: "Mẹ sẽ về
khi con ngủ trưa xong".
Nếu bạn đang dẫn bé đến nơi nào xa nhà, hãy mang theo một cái chăn ưa
thích hay đồ chơi ưa thích của bé. Những gì quen thuộc có thể xóa đi cảm
giác không an tâm của bé.
Nói với bé bạn ra ngoài một chút - chứ không chỉ biến mất. Điều này giúp
trẻ phát triển các nhu cầu an toàn bé cần, và nó sẽ giúp bé có thể nói tạm
biệt dễ dàng hơn trong một thời gian dài.
Nói lời nói tạm biệt ngắn. Bạn hãy ôm và hôn bé, sau đó bạn đi ngay. Một
lời nói tạm biệt dài có thể gây cho bạn nhiều khó khăn.
Làm theo một thói quen. Nếu bạn hàng ngày rời xa bé, nói tạm biệt theo
cùng một cách, và cùng trong một thời điểm giống nhau, bé sẽ biết mong
đợi và cảm thấy an toàn hơn.
Hãy gọi cho trẻ nếu kế hoạch thay đổi, hoặc nếu bạn sẽ bị trễ để tránh
khiến bé cảm thấy lo lắng hay sợ hãi rằng bạn không quay về. Việc luôn
giữ liên lạc sẽ gây dựng niềm tin tốt cho bé.
Làm gì nếu bạn cảm thấy lo lắng
Mặc dù có thể trẻ khóc khi bạn đi, nhớ rằng trẻ sẽ có thể chơi vui vẻ trong
vài phút ngay sau đó.
Nếu bạn thấy buồn bã hay lo lắng về việc xa con, bạn có thể làm một số
thứ để có thể dễ dàng xóa đi sự lo lắng đó.
Để cô giữ trẻ biết những nhu cầu đặc biệt hay những sở thích đặc biệt của
bé, giống như thích chơi với thú nhồi bông, ôm búp bê trong thời gian ngủ,
một món ăn nhanh đặc biệt, hay một câu chuyện ưa thích đặc biệt.
Khi đột nhiên muốn biết bé làm gì, bạn hãy gọi cho cô giữ trẻ để biết con
bạn đang thế nào, làm gì?
Làm gì khi bạn về nhà
Lúc bạn về với bé nên là một thời điểm thú vị.
Có nhiều cách để tạo ra khoảng thời gian này, nó là một phần quan trọng
của việc họcnói tạm biệt:
Khi bạn trở về, dành một vài phút để quan tâm đặc biệt tới bé: "Ồ! Taylor,
mẹ thật vui khi lại được nhìn thấy con! Để mẹ xem con đang chơi gì nào!"
Chia sẻ với bé điều gì xảy ra khi bạn ra ngoài.
Hãy hỏi cô giữ trẻ về những gì xảy ra trong thời gian bạn đi ra ngoài. Tìm
hiểu xem con bạn đã làm gì trong khi bạn không có ở bên cạnh bé, nhờ đó
mà bạn có thể nói chuyện với bé về những điều này, đồng thời bé sẽ cảm
nhận được sự quan tâm sâu sắc của bạn.
Đừng ngạc nhiên nếu bé lờ bạn đi. Nhớ rằng, bé có thể quá bận tập trung
vào việc chơi, hoặc bé có thể vẫn giận dỗi vì bạn bỏ bé đi. Con bạn vẫn
đang họccáchnói tạm biệt kia mà.
Phải làm gì nếu bạn sẽ phải xa bé trong một khoảng thời gian dài
Thật khó khăn cho cả bạn và bé nếu có lúc bạn phải xa bé trong một
khoảng thời gian dài.
Thỉnh thoảng bố mẹ sẽ phải rời xa con mình trong một vài ngày, thậm chí
lâu hơn. Để làm cho cảm giác về sự xa rời lâu này trở nên dễ chịu hơn,
bạn hãy thử các gợi ý sau:
Gửi cho bé hình ảnh của các thành viên trong gia đình, để bé có thể nhìn
thấy bạn khi bạn đang ở xa.
Để lại cho bé cái áo thích nhất của mẹ hay của bố, đôi khi những đồ vật
gần gũi quen thuộc gắn liền với bố mẹ sẽ làm bé cảm thấy được an ủi
hơn.
Ghi âm lại một câu chuyện yêu thích của bé vào băng cat-set để bé nghe
trong thời gian bạn đi vắng.
Gọi điện nói chuyện với bé khi bạn ở xa, nhưng hãy luôn nhớ rằng nghe
thấy giọng nói của bạn sẽ khiến bé lo lắng hơn.
Khi trẻ thực sự có một khoảng thời gian khó khăn vì phải xa cách bạn, trẻ
có thể thể hiện nỗi đau, sự mất mát, tức giận, bám chặt lấy mẹ, gào khóc
rên rỉ, hay có những lối cư xử trẻ con, giống như bú ngón tay hoặc có vấn
đề rắc rối trong toilet. Hãy nhớ rằng, cần phải có thời gian để bé họccách
chấp nhận sự thay đổi. Kiên nhẫn và yên tâm. Trẻ cần sự điềm tĩnh và dứt
khoát của bố mẹ khi chúng họccáchnói tạm biệt.
Nguồn trợ giúp
Một số cuốn sách có thể giúp bé hiểu được cáchnói lời tạm biệt. Bạn có
thể muốn đọc một hoặc vài cuốn sách dành cho bé. Tìm hiểu trong thư
viện địa phương, thư viện gần nơi bạn ở hoặc các cửa hiệu sách cho
những quyển sách viết về cáchnói tạm biệt.
(Đưa ra 1 số gợi ý về sách dạy bé cáchnói tạm biệt với bố mẹ, hoặc
cách xử trí khi bố mẹ đi vắng, đi xa 1 vài ngày, thậm chí lâu hơn)
. Học cách nói “tạm biệt”
Khi bạn cố gắng đi ra khỏi cửa, con bạn bắt đầu khóc, đấm đá,. thời gian để bé học cách
chấp nhận sự thay đổi. Kiên nhẫn và yên tâm. Trẻ cần sự điềm tĩnh và dứt
khoát của bố mẹ khi chúng học cách nói tạm biệt.
Nguồn