ĐỀ THITHỬTỐTNGHIỆP
MÔN: ĐỊA LÍ
THỜI GIAN : 90 PHÚT
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm)
Câu I. ( 3 điểm)
1. Đặc điểm giai đoạn cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
2. Dựa vào bảng sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta
Năm
Độ tuổi
1990
2005
Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27.0
Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64.0
Từ 60 tuổi trở lên 8.1 9.0
Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta trong 2 năm trên.
Câu II. ( 2,0 điểm)
1. Trình bày vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế ở nước ta.
2. Cho bảng: Sản lượng cà phê nhân và cà phê xuất khẩu qua một số năm9 nghìn tấn)
1980 1985 1990 1995 2000 2002 2005
Sản lượng 8.4 12.3 92 218 802.5 699.5 768
Khối lượng xuất khẩu 4.0 9.2 89.6 248.1 733.9 722 885
Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta thời kì 1980- 2005.
Câu III( 3 điểm)
1.Phân tích khả năng và hiện trạng chăn nuôi gia súc lớn của Trung du- miền núi Bắc Bộ.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Định
hướng chính trong tương lai?
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm theo phần dành riêng cho chương trình đó( Câu IV.a hoặc
IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn ( 2,0 điểm)
1. Điều kiện thuận lợi về kinh tế- xã hội để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
2. Kể tên các nhà máy điện ( Tên nhà máy,công suất) ở vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ.
Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao ( 2,0 điểm)
1. Sự khác biệt về sản phẩm chuyên môn hoá nông nghiệp giữa Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ
2. Trình bày các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta.
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu Đáp án Điểm
PHẦN CHUNG ( 8.0 điểm)
1. Đặc điểm giai đoạn cổ kiến tạo:
- Là giai đoạn diễn ra trong một thời gian khá dài, tới 540 triệu năm dẫn chứng
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên
nước ta… dẫn chứng
- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta rất phát triển …dẫn
chứng
1.5
I.
2. Vẽ 2 biểu đồ hình tròn ; đầy đủ thông tin, chính xác , lập bảng ghi chú, tên biểu
đồ 1.5
1.Vai trò cây công nghiệp:
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta…
- Khai thác thế mạnh của vùng đồi núi và trung du, phá thế độc canh trong sản
xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển theo con đường đa canh
- Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, tao tiền đề
để đa dạng hoá cơ cấu ngành công nghiệp vavf phân bố lại sản xuất công nghiệp
- Tao nguồn hàng xuất khẩu…
- Giải quyết việc làm….góp phầnphân bố lại dân cư nguồn lao động
- Nâng cao đời sống nhân dân….
1.0
II.
Phân tích:
- Sản lượng cà phê tăng 91,3v lần từ năm 1980 đến 2005, do sự phát triển mạnh
của các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Sản lượng cà phê tăng nhanh nhất năm 1995 đến 2000 do mở rộng diện tích
trồng cây cà phê và do yếu tố thị trường, sau đó chững lại bởi những biến động về
giá cả trên thị trường xuất khẩu
- Sản lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng khá nhanh, năm 2005 gấp 221,3 lần so
với 1980
- Các năm 1995, 2002,2005 số lượng cà phê xuất khẩu lớn hơn sản lượng cà phê
sản xuất được do cà phê tồn kho từ những năm trước, cũng như tái xuất cà phê
của Lào
1.0
1.Khả năng và hiện trạng chăn nuôi gia súc lớn:
a) Khả năng phát triển:
- Vung có nhiều đồng cỏ chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600- 700m, có thể
phát triển chăn nuôi bò, trâu lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như ngưa, dê
- Khí hậu thích hợp với chăn nuôi các gia súc lớn
- Có nguồn thức ăn khá dồi dào
- Nhu cầu tiêu thụ khá rộng…
b) Hiện trạng:
- Trâu được nuôi rộng rãi trong vùng, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc
Đàn trâu của vùng chiếm 57,5% đàn trâu của cả nước(đạt 1,7 triệu con năm 2005)
- Đàn bò chiếm 16,2% đàn bò của cả nước( chiếm 900 nghìn con, năm 2005), bò
nuôi tập trung trên cao nguyên Mộc Châu.
1.5
III.
2. a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH:
- Giàm tỉ trọng của ngành nông – lâm ngư từ 49,5%- 1986 xuống còn 25,1%-
2005
- Tỉ trọng công nghiệp có xu hướng tăng từ 21,5% lên đến 29,9%- 2005, tuy nhiên
còn chậm
- Tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh từ 29,0% lên đến 45%- 2005
b) Định hướng:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Xu hướng chung là tiếp tục
giảm tỉ trọng khu vực I và tăng khu vực II,III….
- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành:
+ Công nghiệp: Phát triển công nghiệp trọng diểm
+ Nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng
+ Dịch vụ: Tăng cường phát triển, quảng bá hoạt động du lịch, cá hoạt động
dịch vụ khác…
1.5
1. Điều kiên thuận lợi về kinh tế- xã hội …phát triển thuỷ sản:
- Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt cá biển và nuôi trồng thuỷ
sản
- Cơ sở vật chất đã được chú trọng phát triển: Các đội tàu được cơ giới hoá,
phương tiện đánh bắt hiện đại( …) ; các dịch vụ thuỷ sản phát triển( giôíng, vật tư,
thức ăn…) ; Các cảng cấ biển, nhà máy chế biến thuỷ sản được nâng cấp và xây
mới
- Về chính sách: những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã có tác dụng
tích cực đến sự phát triển của ngành thuỷ sản9 chương trình đánh bắt xa bờ với
việc trang bị đội tàu lớn….)
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng , kể cả thị trường khó tính như EU, Hoa kì
1.0
IV.a
2.Nhà máy điện ở Trung du- miền núi Bắc Bộ:
a) Nhiệt điện lấy nguyên liệu từ than: Uông Bí ( Quảng Ninh)- 150 MW; Uông Bí
mở rộng – 300MW; Cao Ngạn( Thái Nguyên) – 116 MW; NA Dương( Lạng Sơn)
– 110 MW; đang xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả( Quảng Ninh) – 600 MW
b) Nhà máy thuỷ điện: Thỷ điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW); Hoà Bình
trên sông Đà ( 1920 MW) ; Hiện đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên
sông Đà ( 2400MW) Tuyên Quang trên sông Gâm( 342MW)….
1.0
1. Sự khác nhau về sản phẩm chuyên môn hoá:
- Đông Nam Bộ: Các cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, điều); cây công
nghiệp hàng năm(đậu tương, mía) ; Nuôi trồng thuỷ sản; Bò sữa, gia cầm…
- Duyên hải Nam Trung Bộ: Cây công nghiệp hàng năm( mía, thuốc lá) ; Cây
công nghiệp lâu năm( dừa0 ; lúa; bò thịt , lợn; dsánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
1.0
IV.b
2.Nhân tố ảnh hưởng:
a) Nhân tố tự nhiên gồm:
- Địa hình: Đa dạng về địa hình ( núi cao, trung bình, đồi trung du, đồng bằng)
- Đất: đất đồi núi, đất đồng bằng
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá đa dạng
- Nguồn nước : với mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước lớn
b) Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Trình độ phát triển của nền kinh tế
- Đường lối chính sách của Đảng, Nà nước
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
Dân cư nguồn lao động
Nhân tố khác; Lịch sử hình thành , kĩ thuật , cơ sở hạ tầng…
=> Nhân tố kinh tế xã hội đống vai trò quyết định sự phát triển cácvùng nông
nghiệp….
1.0
.
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
MÔN: ĐỊA LÍ
THỜI GIAN : 90 PHÚT
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm)
Câu I. ( 3 điểm)
1. Đặc điểm giai. năm9 nghìn tấn)
19 80 19 85 19 90 19 95 2000 2002 2005
Sản lượng 8.4 12 .3 92 218 802.5 699.5 768
Khối lượng xuất khẩu 4.0 9.2 89.6 248 .1 733.9 722 885
Phân