Nghệ thuậttiếp thị từxaxưa
Tiếp thị luôn là một khâu tối quan trọng đối với bất cứ doanh
nhân nào. Ngay từ xưa, các bậc tiền bối đã có nhiều chiêu tiếpthị độc đáo, trở
thành những bài học đắt giá cho nghệthuật marketing của lớp con cháu ngày nay.
Trần Tử Ngang là nhà thơ lớn đầu đời Đường (661-702). Tới năm 21 tuổi vẫn ch
ưa
ai biết tiếng. Một hôm ra chợ Đông thấy có người bán cây đàn nhị giá đến trăm
vạn, giới quyền quý truyền tay nhau xem chứ không mua. Tử Ngang xuất hiện và
mua ngay khiến nhiều người tò mò đề nghị được nghe thử, ông liền mời tất cả đến
nhà mình. Sáng hôm sau, hàng trăm người kéo đến, toàn những bậc danh sĩ. Tử
Ngang bày tiệc khoản đãi mọi người rồi nói: "Thứ nhạc cụ này chỉ là công vi
ệc của
kẻ hèn mọn đâu phải là điều tôi lưu tâm". Nói xong bèn quẳng cây đàn đi và phân
phát văn thơ cho người, chỉ trong một ngày danh tiếng của ông đã vang dội khắp
chốn.
Cụ Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn cùng tên đã làm ăn phát đạt và cạnh tranh được
với các hãng sơn Pháp thời bấy giờ nhờ cách tiếpthị độc đáo. Cụ đưa sơn chào
hàng tại một hãng buôn lớn nhất trong nước, có chi nhánh rộng khắp. Chủ hãng
cho cụ ký gửi tại cửa hàng Gôđa (Tràng Tiền Plaza ngày nay) 50 hộp, nếu bán
được hàng sẽ độc quyền mua sơn Sơn Hà. Sau khi ký gửi, cụ Nguyễn cho người đi
chào hàng khắp nơi, thậm chí biếu không để khách dùng thử, đồng thời cho đăng
quảng cáo trên 10 tờ báo lớn lúc đó nhưng 5 ngày sau vẫn không thấy người nào
mua. Cụ bèn cho người nhà ra mua 5 hộp, ngày hôm sau lại cho 3 người nữa lần
lượt mua 7 hộp, rồi 3 hộp và cứ thế cho đến khi cửa hàng này còn 10 hộp. Lúc đó,
cụ mới cho một người ăn vận sang trọng đến cửa hàng đòi mua 20 hộp, hết lời ca
ngợi loại sơn này và đặt tiền trước nhờ cô bán hàng mua hộ. Như vậy cửa h
àng bán
hết 50 hộp mà cụ Hà không bán được hộp nào. Bù lại, 1 tuần sau hợp đồng bán s
ơn
cho hãng thương mại lớn nhất kia đã được ký.
Konusuke Matsushita, người sáng lập tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất nhì
Nhật Bản với nhãn hiệu nổi tiếng National Panasonic. Hãng hiện có 240.000 nhân
viên, hoạt động tại hơn 100 nước trên thế giới với doanh thu hàng năm lên t
ới 60 tỷ
USD. Tuy nhiên, ít ai biết được Matsushita mồ côi cha mẹ từ tuổi niên thiếu và
mắc bệnh phổi. Sau nhiều năm lăn lộn kiếm tiền, năm 30 tuổi ông bắt đầu công
việc kinh doanh độc lập ở một xưởng nhỏ ở ngoại ô Osaka sản xuất tụ điện. Công
việc làm ăn hết sức bấp bênh tưởng như có thể phá sản bất cứ lúc nào. Khi chế tạo
đèn chạy bằng bình điện cho xe đạp nhãn hiệu National, ông tiến hành chiến dịch
quảng cáo cho loại đèn này bằng cách phát không 10 nghìn bóng cho các nhà buôn
và bán lẻ. Để có hiệu quả, ông lên tận Tokyo tìm đến nhà kinh doanh bình đi
ện đầu
tiên ở Nhật là ông Teizo Okaza xin nhận 10 nghìn bình điện miễn phí và bảo đảm
rằng đến cuối năm đó (lúc đó là cuối tháng 4) ông sẽ bán được 200.000 bình. Ai
cũng nghĩ đây là một kiểu hụi chết nhưng ông Matsushita rất tin vào cách quảng
cáo hữu hiệu này và cuối năm đó, ông bán được 470.000 bình điện. Nhiều năm,
sau khi đã gây dựng được tên tuổi nổi tiếng, Matsushita vẫn như nhìn rõ hình ảnh
ông Okaza trong bộ kimono trang trọng đứng trước thềm nhà với ánh mắt ngưỡng
mộ và thán phục.
VNSON Corp sưu tầm
. Nghệ thuật tiếp thị từ xa xưa
Tiếp thị luôn là một khâu tối quan trọng đối với bất cứ doanh
nhân nào. Ngay từ xưa, các bậc tiền bối. Ngay từ xưa, các bậc tiền bối đã có nhiều chiêu tiếp thị độc đáo, trở
thành những bài học đắt giá cho nghệ thuật marketing của lớp con cháu ngày nay.
Trần