Lạcquantìmviệc
1. Mỗi sự từ chối là một cơ hội để học hỏi điều gì đó: Nhấc điện
thoại và khéo léo hỏi ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng về thư xin
việc và buổi phỏng vấn của bạn. Biết được thiếu sót của mình, bạn
có thể hoàn thiện bản thân trước khi đăng ký một công việc khác.
2. Luôn học hỏi và phấn đấu: Tìm tòi và nghiên cứu những xu
hướng, thông tin liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các khóa học ngắn ngày và những
phiên họp đặc biệt. Việc tham dự những cuộc họp, hội thảo và hội
nghị như thế sẽ giúp bạn liên tục cập nhật những kiến thức và kỹ
năng cần thiết cho công việc sau này.
3. Kể về quá trình tìm kiếm công việc cho gia đình, bạn bè và thầy
cô giáo. Việctìm kiếm việc làm như một chuyến đi đầy thử thách, do
vậy bày tỏ những gì bạn có cho người thân sẽ giúp bạn có thêm
nhiều cơ hội.
4. Không sử dụng những từ “phủ định” như “không thể”, “không
bao giờ” hay “bất khả thi”, thay vào đó bạn nên nghĩ một cách tích
cực: “Vâng, tôi có thể”, “Tôi sẽ làm được”…
5. Chấp nhận những công việc tạm thời nếu bạn cần học hỏi kinh
nghiệm và thu nhập trang trải cho cuộc sống. Đó có thể là công việc
hợp đồng, thời vụ hoặc cộng tác. Việc làm tạm thời sẽ giúp tinh thần
bạn không “thụt lùi”, thêm vào đó điều này sẽ giúp bạn cộng thêm
một chiếc gạch đầu dòng mới cho “thành tích công việc” trong sơ yếu
lý lịch của bạn. Đặc biệt nếu bạn gây ấn tượng tốt với nhà quản lý,
họ có thể giới thiệu cho bạn một công việc khác sau này.
6. Tham gia công việc tình nguyện sẽ giúp bạn sử dụng được kỹ
năng của mình cũng như tăng điểm cho phần kinh nghiệm bạn có.
7. Tặng thưởng cho bản thân khi bạn đã dành một khoảng thời
gian khó khăn để tìm việc. Ví dụ, bạn có thể tặng cho mình đôi chút
thời gian làm những gì mình thực sự thích.
8. Năng động: Tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đi xe
đạp, bơi lội hoặc làm việc vườn hay bất cứ công việc gì bạn muốn.
Chỉ 10 phút hoạt động có thể tạo nên sự khác biệt cho tinh thần bạn.
9. Cư xử tốt với bản thân: Bạn đang trách móc và chán ghét bản
thân. Hãy dừng ngay việc đó và tìm kiếm điều thú vị để đầu óc thư
giãn trở lại.
10. Đọc những đồ vật “khen ngợi” bạn đã nhận trước đây như một
tấm thiệp cảm ơn, lời tuyên dương, nhận xét tích cực. Kẹp chúng
trong tài liệu tìmviệc để thường xuyên “bắt gặp” chúng hơn.
11. Đặt ra giới hạn thời gian cho tâm trạng “buồn bã, thất vọng”
khi bạn bị từ chối (nhớ đừng quá vài giờ bạn nhé), rồi sau đó hãy
quay trở lại “con đường” tìmviệc ngay lập tức.
12. Hiểu được vòng quay của quá trình: Việc bạn phản ứng ra sao
với việc “không công ăn việc làm” phụ thuộc vào tính cách và hoàn
cảnh của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy cảm xúc của mình trải
qua các cung bậc sau:
- Từ chối: Có thể bạn sốc, đặc biệt bạn bị mất việc một cách bất ngờ
và không mong muốn, bạn sẽ giả bộ như mọi chuyện không có gì
thay đổi.
- Tức giận: Bạn tức tối với bản thân hoặc với người quản lý cũ của
mình.
- Thương lượng: Bạn có thể cố gắng hỏi sếp cũ một công việc khác ở
công ty hoặc giảm tiền lương của công việc hiện tại.
- Chán chường: Bạn thấy thật khó khăn khi bắt đầu tìm kiếm công
việc vì thiếu tự tin và thất vọng.
- Chấp nhận: Bạn chấp nhận thực tế rằng công việc hiện tại đã chấm
dứt và bắt đầu một quá trình kiếm việc nghiêm túc.
. công việc sau này.
3. Kể về quá trình tìm kiếm công việc cho gia đình, bạn bè và thầy
cô giáo. Việc tìm kiếm việc làm như một chuyến đi đầy thử thách,. trở lại “con đường” tìm việc ngay lập tức.
12. Hiểu được vòng quay của quá trình: Việc bạn phản ứng ra sao
với việc “không công ăn việc làm” phụ thuộc