Làbạnhaylàchủ?
Làm rõ mối quan hệ
Để tạo dựng và duy trì sự kính trọng của nhân viên đối với bạn, trong khi
họ vẫn cảm nhận được một tình bằng hữu bạn dành cho họ, bạn phải
phân biệt được bản chất mối quan hệ giữa hai bên.
Bạn phải biết mục tiêu của mình là gì, các nhân viên có thể giúp bạn như
thế nào để hoàn thành những mục tiêu đó, và họ có thể mong đợi những
gì ở bạn. Nếu có thể truyền đạt rõ ràng những thông điệp đó, bạn sẽ loại
bỏ được nguy cơ nhân viên hiểu sai về mối quan hệ giữa họ với bạn dẫn
đến lối cư xử suồng sã, quá đà.
Hòa đồng ở một mức độ nhất định
Tại phần lớn các công ty, mọi người sẽ có rất nhiều dịp để sinh hoạt tập
thể, ví dụ một bữa ăn trưa, buổi liên hoan sau giờ làm việc hay một hoạt
động xã hội nào đó Thật tuyệt vời nếu nhà quản lý cũng là một phần của
tập thể và tham gia những buổi họp mặt đó. Nhưng trong khi hoà đồng
cùng các nhân viên, bạn cần đặc biệt thận trọng với rượu và đừng bao giờ
là người ngồi lại sau cùng. Chắc hẳn bạn muốn giữ được hình ảnh đẹp
trong mắt nhân viên của mình.
Không thiên vị
Một trong những sai lầm tệ hại nhất mà bạn có thể mắc phải là đặc biệt
chiếu cố một nhân viên nào đó trong công ty. Các nhân viên khác sẽ
nhanh chóng nhận ra điều đó và không còn tin tưởng vào sự công minh
của bạn nữa, từ đó hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực.
Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có đang thiên vị một ai đó hay không,
bạn hãy thử nhìn nhận lại đúng mức sự đóng góp của mỗi cá nhân vào
hoạt động kinh doanh của bạn. Sau đó tự hỏi bản thân xem bạn đã đáp lại
tương thích với những gì các nhân viên xứng đáng được nhận hay chưa.
Có thể, bạn sẽ cần thay đổi hành vi và thái độ của mình.
Giữ kín các thông tin mật
Bất kể mức độ gần gũi giữa bạn và các nhân viên, bạn phải kiên quyết
khước từ các đề nghị tiết lộ những gì được coi là bí mật nội bộ như lương
thưởng, quyết định tuyển dụng, sa thải, thu nhập hàng quý… Nếu những
thông tin này sau đó được chia sẻ sẽ trở thành một thứ tin đồn không hay
trong công ty. Bạn cũng sẽ mất sự tín nhiệm với các nhân viên khác.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị chính nhân viên của mình “bán
đứng”, khi họ chuyển những thông tin đó cho các đối thủ cạnh tranh.
Không nên “cả nể”
Đôi lúc, một nhân viên vốn được bạn đánh giá cao và xem như bạn bè lại
không làm việc hiệu quả như bạn mong đợi. Bạn có thể không muốn “làm
lớn chuyện”, nhưng vì lợi ích chung của công ty, bạn cần nhìn thẳng vào
vấn đề.
Bạn nên cân nhắc xem hành vi của nhân viên đó ảnh hưởng thế nào tới
tinh thần và năng suất làm việc của các nhân viên khác, tới lịch trình công
việc, mối quan hệ với khách hàng, và quan trọng nhất là kết quả kinh
doanh chung. Bạn phải đặt mình ở vị trí một nhà quản lý trước khi là một
người bạn. Nếu có thể giúp đỡ nhân viên này lấy lại hiệu suất lao động
như trước đây sẽ là một kết quả tốt nhất. Ngược lại, bạn nên để nhân viên
đó ra đi trước khi mọi việc đã quá muộn.
Luôn chân thành
Việc sếp quan tâm đến nhân viên sẽ khiến họ gắn bó với công ty hơn. Bạn
nên thường xuyên hỏi han nhân viên về cuộc sống cá nhân của họ, chẳng
hạn như kế hoạch nghỉ cuối tuần, gia đình, con cái Tuy nhiên, những chi
tiết này có thể sẽ phản tác dụng, nếu nhà quản lý bị đánh giá là thiếu
thành thật, hỏi thăm lấy lệ. Sự quan tâm phải thật sự chân thành mới phát
huy được hiệu quả.
. Là bạn hay là chủ?
Làm rõ mối quan hệ
Để tạo dựng và duy trì sự kính trọng của nhân viên đối với bạn, trong khi
họ vẫn cảm.
của bạn nữa, từ đó hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực.
Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có đang thiên vị một ai đó hay không,
bạn