1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá và diễn biến tỉ giá năm 2008-2009

26 742 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 665,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá và diễn biến tỉ giá năm 2008-2009

Trang 1

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ

Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ

Sự hình thành tỷ giá là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá Đó là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, chênh lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước, ngoài ra còn có các nhân tố khác như chính sách của chính phủ, kỳ vọng và tâm lý,…

Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ nói rõ hơn tác động của từng nhân tố lên tỷ giá:

Lạm phát

Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái.

Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.

Sự tác động của lạm phát đến tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cơ cấu nợ nước ngoài… lý thuyết về ngang giá sức mua sẽ phân tích rõ những tác động này.

Trang 3

Lý thuyết ngang giá sức mua tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát-tỷ giá hối đoái Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này Theo hình thức tuyệt đối còn được gọi là luật một giá cho rằng giá cả của các sản phẫm giống nhau của các quốc gia khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.

Lãi suất

Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.Đặc biệt,Lãi suất còn là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.

Cán cân thanh toán quốc tế

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.

Chính sách của chính phủ

Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách thuế khoá và tiền tệ riêng của mình để kiểm soát nền kinh tế Xét trên góc độ chính sách tiền tệ, chính

3

Trang 4

phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đồng nội tệ để cải thiện kinh tế, hạ giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp và tăng giá trong vài trường hợp khác Về cơ bản, tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ, giống như các luật lệ về thuế và mức cung tiền, qua đó có thể giúp chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế mong muốn Mỗi nước có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp thị trường ngoại hối để khống chế giá trị của một đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương (NHTW) Các NHTW hoạt động dựa trên lý thuyết là tiền tệ sẽ có thể biến động nhiều hơn nếu không có can thiệp Các ngân hàng này cố gắng kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ ở các nước tương ứng theo cách thức sẽ tác động thuận lợi đến các điều kiện kinh tế.

Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp:

● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái

mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không

vô hiệu hóa Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy

trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các

giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở ● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của các nhà đầu tư ngoại quốc

Có thể tóm tắt các nhân tố mà chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái qua sơ đồ sau:

Trang 5

Kỳ vọng và tâm lý

Kì vọng của thị trường vào tỉ giá tuơng lai cũng là một trong những nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái Như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỉ giá Ví dụ tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán USD do dự kiến USD sẽ giảm giá trong tương lai Điều này gây áp lực giảm giá trị của USD ngay lập tức.

Nhiều nhà đầu tư định chế (như các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm) thực hiện vị thế tiền tệ dựa trên biến động lãi suất dự kiến ở các nước khác nhau.

Ví dụ: Các nhà đầu tư định chế có thể đầu tư một cách thường xuyên ngân quỹ vào Việt Nam nếu họ dự kiến lãi suất của Việt Nam tăng, một gia tăng như thế sẽ thu hút vốn vàoViệt Nam nhiều hơn và tạo áp lực tăng giá đồng Việt Nam Bằng cách thực hiện vị thế mua bán tiền dựa vào kì vọng, họ có thể đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị của đồng Việt Nam vì họ sẽ mua đồng Việt Nam trước khi sự thay đổi xảy ra.

5

Trang 6

Ở đây, dĩ nhiên có thể rủi ro sẽ xảy ra trong những trường hợp mua bán này vì kì vọng có thể sai, nhưng vấn đề ở đây là kì vọng có thể ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái vì chúng thúc đẩy các nhà đầu tư định chế thực hiện các vị thế ngoại tệ.

Những giao dịch trong các thị trường ngoại hối làm cho hoặc là dòng thương mại hoặc là dòng tài chính lưu chuyển dễ dàng hơn Các giao dịch ngoại hối có liên quan đến thương mại nhìn chung ít nhạy cảm với các tin tức hơn Các giao dịch tài chính rất nhạy cảm với các tin tức bởi lẽ việc quyết định nắm giữ chứng khoán định danh bằng một loại tiền cụ thể phụ thuộc vào những thay đổi dự kiến trong giá trị của đồng tiền đó Khi mà những tin tức ảnh hưởng đến biến động dự kiến của tiền tệ, thì nó sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu tiền.Vì những giao dịch mang tính đầu cơ như thế nên tỉ giá hối đoái có thể rất bất ổn.

Vì các dấu hiệu về các điều kiện kinh tế tương lai ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái có thể thay đổi một cách nhanh chóng nên các vị thế đầu cơ tiền tệ điều chỉnh ngay lập tức, tạo ra những mẫu hình khó xác định trong tỉ giá hối đoái Không có gì là bất thường khi USD mạnh ở hôm nay lại yếu đi một cách đáng kể vào hôm sau Điều này có thể xảy ra khi các nhà đầu cơ phản ứng quá mức đối với tin tức trong ngày (làm cho đồng đô la được đánh giá trên giá trị ) và kết quả là một sự sụt giảm vào hôm sau Phản ứng quá mức xảy ra bởi lẽ các nhà đầu cơ thường thực hiện các vị thế dựa vào các dấu hiệu của các hành động tương lai chứ không phải là khẳng định của những hành động tương lai chứ không phải là khẳng định của những hành động và những dấu hiệu này có thể bị dẫn dắt sai bởi các lực của thị trường.

Tổng kết các nhân tố tác động đến tỷ giá:

Các nhân tố tác động đến tỷ giá có thể được phân loại thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố

liên quan đến thương mại và nhóm các yếu tố liên quan đến tài chính Sự tương tác giữa

các nhân tố cùng cơ chế tác động của chúng đối với tỷ giá hối đoái được biễu diễn thông qua sơ đồ sau:

Trang 8

DIỄN BIẾN TỶ GIÁ NĂM 2008 – QUÝ I/2009

Quý I/2008 (1/1/2008 – 31/3/2008):

Tỷ giá USD/VND giảm, sau đó đảo chiều vào cuối tháng 3/2008

Đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanh mức 16.000 – 16.200 VND/USD, thì đến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VND/USD Sự sụt giảm này bắt nguồn từ các biện pháp của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 1/2008 đã tăng 2,38% so với tháng 12/2007 và tăng 14,11% so với tháng 1 cùng kỳ năm ngoái Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngày 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm… Ngày 13/2, NHNN thông báo phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng VND vào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm Đồng thời trên thị trường thế giới USD vẫn tiếp tục suy giảm, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản.

Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 – Quý I/2009

Trang 9

Hệ quả tức thời của các tác động trên là dòng tiền VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các NHTM Vào thời điểm đó, USD/VND xuống rất thấp, tỷ giá của các NHTM luôn ở mức dưới tỷ giá liên ngân hàng Người dân không còn giữ USD như trước mà chuyển sang mua vàng hoặc giữ tiền đồng để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao Những nhà đầu tư nước ngoài bán USD lấy VND rồi đem gửi tiết kiệm sẽ thu lại được lợi nhuận hơn là gửi tiết kiệm ở trong nước Nhà đầu tư càng được lợi cao hơn khi lãi suất ở VN đang tăng chóng mặt còn tỉ giá VND/USD thì giảm mạnh Kiều bào nước ngoài cũng gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam để hưởng lãi suất Các NHTM một mặt phải chạy đua lãi suất với nhau, diễn ra một cuộc cạnh tranh gây gắt nhằm thu hút lượng VND để đủ tiền mua tín phiếu bắt buộc của NHNN, mặt khác phải cầu cứu NHNN mua bớt ngoại tệ để khai thông dòng chảy cho đồng USD, giải ngân để lấy tiền đồng hỗ trợ thanh khoản khi cung vốn cạn dần Các doanh nghiệp nhập khẩu không thể bán USD vì lỗ nặng Trước tình hình này, để giữ cho hệ thống ngân hàng không rơi vào tình trạng mất thanh khoản, nhưng vẫn theo chủ trương tăng giá VND kiềm chế lạm phát; ngày 10/3/2008, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các NHTM so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ ±0,75% lên ±1%, tỷ giá liên ngân hàng được giảm dần Ngoài ra, NHNN cũng tung ra thị trường 33.000 tỷ đồng vay ngắn hạn; gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc, làm cho lạm phát tăng nhanh hơn vào những tháng sau ảnh hưởng đến tỷ giá.

Tuy nhiên, vào những ngày cuối tháng 3/2008, thị trường đảo chiều, VND không thể tăng giá Trong 1 tuần tính từ ngày 21/3 đến 28/3 tỷ giá đã tăng 280-298 VND/USD, tăng kịch trần +1% so với quy định của NHNN Nguyên nhân là do CPI tháng 3 tiếp tục ở mức cao 2,99%, đưa chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm lên 9,19%, bên cạnh đó NHNN áp đặt trần lãi suất huy động không vượt quá 12%/năm nhằm chấp dứt tình trạng các NHTM đua lãi suất, ảnh hưởng đến tâm lý người dân khi giữ tiền đồng, lạm phát cao, lãi suất thực âm, ai cũng muốn giữ tiền để mua sắm hàng hóa,… vì sợ rằng giá của hàng hóa sẽ tiếp tục tăng Nhập siêu quý I/2008 tới 7,3 tỷ USD do một phần nhiều nhà đầu tư chứng khoán chuyển vốn sang vàng, khiến cung tăng mạnh và doanh nghiệp vàng bạc đang phải huy động nhiều USD để nhập khẩu vàng Theo ước tính Việt Nam nhập trên 30 tấn vàng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ hằng năm, nhu cầu ngoại tệ đối với nhập khẩu tăng khá mạnh làm cho nguồn cung USD bị sức ép lớn Đồng thời với tác động của việc giá USD liên tục tăng làm cho những DN khác dù chưa đến hạn thanh toán cũng yêu cầu mua USD để tránh rủi ro làm cho cầu USD tăng mạnh hơn

9

Trang 10

Quý II/2008 (1/4/2008 – 30/6/2008)

Tỷ giá USD/VND tăng mạnh.

Trong tháng 4/2008, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng lên, để ổn định tỷ giá, NHNN phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường Từ đầu tháng 5 có sự xáo động mạnh trong cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, sau kỳ nghỉ lễ, giá USD bán ra của các NH bất ngờ tăng mạnh thêm 20 VND, đợt biến động mạnh thứ 2 sau đợt biến động mạnh từ 20 đến 31/3 Tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng khiến lãi suất USD bước vào cuộc đua mới Ở hầu hết các NHTM, giá USD tăng kịch trần, hết biên độ cho phép, trên thị trường tự do, giá bán dao động xung quanh 17.100 – 17.500 VND/USD Tính toán của Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong tháng 5, giá USD tính theo VND đã tăng mạnh với 1,02% so với tháng trước đó Đặc biệt trung tuần tháng 6/2008, cơn sốt USD bùng phát, có thời điểm giá chợ đen lên tới 19.000-19.800 VND/USD.

Nguyên nhân là do tâm lý lo sợ sự mất giá của VND Mặc dù NHNN đã ban hành cơ chế mới về điều hành lãi suất, nâng lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12%/năm vào tháng 5, rồi sau đó tăng lên 14%/năm vào tháng 6, nhưng việc áp dụng trần lãi suất làm cho các NHTM không thể tăng lãi suất lên, lãi suất thực âm, lượng tiền huy động giảm sút như vậy làm trậm trọng hơn vấn đề lạm phát vì không thể hút tiền từ trong lưu thông về vì trong tình hình lạm phát cao Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng lên hai chữ số là 11,6%; gần bằng tốc độ của cả năm 2007 (12,63%) Lạm phát tháng 5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể từ đầu năm đến nay, đẩy chỉ số tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm lên đến 15,96% Với tốc độ tăng giá tiêu dùng đã lên đến

Diễn biến giá USD bán ra của Ngân hàng Ngoại thương tháng 3/2008(Đơn vị: VND)

Trang 11

Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2008

Chỉ số CPIChỉ số giá vàngChỉ số giá đô laChỉ số giá lương thực Chỉ số giá thực phẩm

khoảng trên dưới 1,2%/tháng, nghĩa là tốc độ tăng giá tiêu dùng cao gấp 2,5 lần lãi suất tiết kiệm dẫn đến lãi suất tiền gửi thực bị âm Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà dùng đồng tiền để mua sắm, dự trữ,… còn DN thì bị khóa van tín dụng, do lãi suất huy động cao, kéo theo lãi suất cho vay cao đến chóng mặt 21%/năm, nên không còn tiền phải rút tiền gửi về để mua hàng hóa, dịch vụ, và trả nợ

Tổng kim ngạch nhập khẩu tương ứng cũng đạt 37,8 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 61,2 tỷ đô la và đã tạo ra một khoản thâm hụt cán cân thương mại 14,4 tỷ trong năm tháng đầu năm 2008 Lượng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu đều tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2007 như ôtô tăng 6 lần, linh kiện ôtô tăng hơn 3 lần, thép các loại tăng gần 2 lần, máy tính và linh kiện tăng 43,1%, máy móc thiết bị tăng 42,5%, phân bón các loại tăng 39,5% Nước ta cũng đã nhập hơn 1 tỷ USD vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước… Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thông qua tác động làm giảm giá trị đồng nội tệ USD giảm giá đáng kể từ tháng 09/2007-06/2008 do nền kinh tế Mỹ suy thoái buộc FED cắt giảm lãi suất USD Nhưng lần cắt giảm lãi suất vào tháng 5 xuống còn 2%, FED cũng đã tăng tính thanh khoản trên thị trường khi mở kênh vay vốn cho các ngân hàng (NH) thương mại và bơm tiền vào hệ thống NH, đồng thời tiến hành xử lý các khoản nợ xấu làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường tài chính Mỹ Để đảm bảo xuất khẩu, NHNN đã mua đô la vào đẩy giá USD tăng lên theo tỷ giá mục tiêu.

Quý III/2008 (1/7/2008 – 30/9/2008)

11

Trang 12

Tỷ giá USD/VND ổn định và có xu hướng tăng

Trong tháng 7/2008 chênh lệch giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ngoại tệ trên thị trường tự do không quá cách biệt, giá USD trên thị trường tự do đã lùi xuống dưới 17.000 đồng… Nguyên nhân bắt nguồn từ việc NHNN đã công bố dự trữ ngoại tệ là 20,7 tỷ USD, cộng cả ngoại tệ do Bộ Tài chính quản lý và khoản dự trữ điều hòa thị trường hối đoái của NHNN thì cao hơn con số đã công bố, thanh khoản của Việt Nam tương đối ổn định giúp cải thiện tâm lý lo lắng nơi người dân, qua đó giảm bớt tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ dẫn đến tỷ giá ổn định trong thời gian này Mặt khác, lạm phát tháng 7/2008 đã tăng chậm lại ở mức tăng 1,13% so với tháng trước, lãi suất ổn định Mức nhập siêu trong tháng 7 ước đạt 0,8 tỷ USD Qua tháng 8/2008, cung cầu ngoại tệ tiếp tục ổn định

Trong tháng 8/2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng có diễn biến nhích lên dần theo từng tuần, thực hiện chuỗi tăng tới 7 đồng so với đầu tháng Cụ thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.489 VND/USD lên 16.493 VND/USD và dừng ở mức 16.496 VND/USD trong hai tuần cuối tháng 8 Theo đó, tỷ giá trên thị trường tự do ổn định quanh mức 16.580-16.610 VND/USD (cao hơn 10 đồng so với tỷ giá thông báo đầu tháng là 16.550-16.600 VND/USD) nhưng thấp hơn 20 đồng so với mức ổn định trong hai tuần giữa tháng là 16.580-16.630 VND/USD.

Tỷ giá USD/VND trong tháng 9/2008 không có sự biến động nhiều, chỉ có gia tăng mạnh từ 16.620 lên 16.740 (ngày 15/9 đến ngày 19/9), sau đó giảm xuống chỉ còn

Diễn biến giá USD bán ra của Ngân hàng Ngoại thương tháng 9/2008(Đơn vị: VND)

Trang 13

16.630 VND/USD trong ngày 24/9 Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ: ngày 15-9 tập đoàn tài chính Lehman Brothers lớn thứ tư nước Mỹ, có thời gian hoạt động 158 năm nay, đã chính thức tuyên bố phá sản Tối 16-9 khi FED được sự ủng hộ của Bộ Tài chính nước này đã đồng ý để Ngân hàng New York chi 85 tỷ USD cứu AIG, một trong những tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới có giá trị tài sản khoảng một nghìn tỷ USD và có 116 nghìn nhân viên tại hơn 100 quốc gia vì theo các nhà phân tích, sự sụp đổ của AIG sẽ có ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều đối với thị trường tài chính so với sự sụp đổ của Lehman Brothers Thị trường thế giới có những tín hiệu khả quan về các biện pháp giải cứu ngành tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD.

Quý IV/2008 (1/10/2008 – 31/12/2008)

Từ cuối tháng 9 cho đến 19/10 tỷ giá tiếp tục được ổn định quanh mốc 16.610 VND/USD Tuy nhiên, thời gian từ 15/9 đến 24/10 ở cả hai sàn HaSTC và HOSE, nhà đầu nước ngoài đã bán ròng hơn 12.500 tỷ đồng (750 triệu USD) giá trị cổ phiếu và trái phiếu Một phần trong số này được dùng để mua USD đã gây sức ép lên tỷ giá trong thời gian qua.

22/10 tỷ giá USD/VND ở các NHTM bất ngờ tăng vọt tới mốc 16.800 VND/USD, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn ổn định, thậm chí giảm nhẹ Ngày 23/10, giá bán ra đồng USD của các ngân hàng thương mại đồng loạt niêm yết ở mức 16.850 VND, sát trần biên độ +/-2% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, một phần là do cũng trong ngày này NHNN đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13% Sau đó giá USD bán ra của các NHTM cũng giảm nhẹ, ngày 27/10 xuống còn 16.847

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w