1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai pot

85 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất Chu Lai Lời nói đầu Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu chiến lược 10 năm 2001-2010 của đất nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để tiến đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Với mục tiêu đó, trong định hướng phát triển vùng, nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định “ Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất Chu Lai”. Hướng theo xu hướng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà Nước, là một sinh viên sắp ra trường, đang trong thời kì thực tập tốt nghiệp em cũng muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào mục tiêu đó. Trong bài em thể hiện quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Dung Quất. Phần I Lý luận chung về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Chương I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp. I-Khái niệm khu công nghiệp: Khu công nghiệp là không gian kinh tế trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp giữ chức năng chủ yếu của phần lớn dân cư. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay thì việc hình thành các khu công nghiệp là tất yếu và mục đích của các khu công nghiệp có thể chuyên môn hoá sản xuất theo các hướng sau: sản xuất nguyên nhiên liệu, năng lượng; sản xuất công nghiệp hàng loạt; sản xuất phụ tùng và bán thành phẩm; sản xuất các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Hiện nay tên gọi khu công nghiệp cần phân biệt: khu nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khu công ngiệp do các địa phương phê duyệt. Để có điều kiện phát triển, một không gian kinh tế cần xem xét đến các yếu tố quy hoạch, các động thái phát triển. Trong hơn 10 năm đổi mới, trên lãnh thổ Viêt Nam đã hình thành các không gian kinh tế theo hướng mở, phát huy các lợi thế trong nước, hướng xuất khẩu. Đến thời điểm hiện nay, các không gian kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: theo cấp hành chính hiện đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dến 2010 của 15 tỉnh, thành phố. Về quy hoạch vùng với 61 tỉnh, thành phố chia làm 8 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọnh điểm ở 3 miền, trên 70 khu công nghiệp hoạt động theo Nghị định 36/CP (trong đó có 6 khu chế xuất, một khu công nghiệp cao Hoà Lạc, một công viên phần mềm Quang Trung), một khu kinh tế mở Chu Lai, từ năm 1994 đến nay hình thành 18 khu kinh tế cửa khẩu ở 15 tỉnh biên giới đất liền, 15 khu kinh tế quốc phòng, bước đầu hình thành các khu kinh tế biển và hải đảo trên thềm lục địa Việt Nam. II- Khái niệm phát triển khu công nghiệp: 1- Khái niệm phát triển khu công nghiệp: Phát triển khu công nghiệp là phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, cùng với nguồn tài nguyên về vật liệu xây dựng, khoáng sản, nông hải sản và nguồn lao động tương đối dồi dào là điều kiện hình thành và phát triển khu công nghiệp. Tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của vùng, hướng vào các ngành công nghiệp chế biến, nông lâm hải sản như chế biến mía đường, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến tổng gỗ chế biến hải sản xuất khẩu… gắn sản xuất với tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí,luyện kim… cần được phát triển mạnh để phục vụ tiêu dùng và phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Phát triển một số ngành công nghiệp mới như lọc hoá dầu, luyện thép, đóng tầu, điện tử, hình thành các khu công nghiệp tập trung. Chọn một số sản phẩm mũi nhọn thuộc ngành công nghiệp khai khoáng chế biến thực phẩm, để tập trung đầu tư bằng công nghệ tiên tiến tạo ra hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và tham gia xuất khẩu. Coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến hiện đại. Đồng thời xây dựng mới nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, liên kết liên doanh với nước ngoài để phát triển công nghiệp. Coi công nghiệp là trọnh tâm đột phá trong phát triển kinh tế của địa bàn đến năm 2010. 2- Các yếu tố tác động đến sự phát triển khu công nghiệp 2.1. Vị trí địa lý và địa hình: Vị trí địa lý và địa hình là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới bố trí sản xuất, xây dựng các công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tàI nguyên lao động, vật tư, tiền vốn. Địa hình ảnh hưởng lớn tới việc bố trí các công trình công nghiệp, ảnh hưởng tới thiết kế, thi công các công trình xây dựng. ở những vùng có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, chi phí cho thăm dò khảo sát và đầu tư phát triển rất lớn. Địa hình còn là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về các chi phí trong xây dựng đường xá, cầu cống và vận tải. 2.2. Khí hậu,thuỷ văn: Khí hậu, thuỷ văn có sự phân li theo vùng là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển các ngành Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chịu tác động của yếu tố khí hậu ở nước ta tuy đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều xong sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên nhân hình thành mhiều tiểu vùng khí hậu, tạo điều kiện để phát triển chuyên canh cây trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng xuất khác nhau và tốn kém chi phí khác nhau. 2.3. Sự khác biệt giữa tài nguyên đất: Sự khác biệt giữa tài nguyên đất tạo nên sự phát triển nông nghiệp đa dạng và trình độ phát triển rất khác nhau theo vùng. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng chậm phát triển, nhu cầu lâm sản lớn hơn ở các vùng đồng bằng, đô thị. Đất cao, địa chất công trình tốt tập trung ở dải Trung Du nhưng lao động kĩ thuật lại tập trung ở vùng đồng bằng nên sự hấp dẫn các nhà đầu tư tới hai vùng này ở mức độ khác nhau. 2.4. Sự khác biệt về các đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành cơ cấu kinh tế. Do điều kiện về tự nhiên và lịch sử phát triển kinh tế và sự phân bố dân cư trên các vùng khác nhau: đó là sự khác nhau về mật độ dân số, về cơ cấu dân số, về trình độ lao động, về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất xã hội. Do đó, việc sử dụng và phát huy vai trò của người lao động là rất khác nhau. Tỷ lệ lao động nam và nữ, cơ cấu lao động theo lứa tuổi khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí lao động. Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các vùng. Đối với những vùng đô thị hoặc vùng đồng bằng có lịch sử phát triển kinh tế văn hoá từ lâu, nơi tập trung nhiều người có tay nghề cao là điều kiện để phân bố những ngành đòi hỏi lao động có kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo và ở đó tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đóng góp nhiều cho Quốc gia. Ngược lại, ở trung du miền núi chậm phát triển là nơi khó khăn, tập trung ít lực lượng lao động kĩ thuật nên năng suất lao động, hiệu quả kinh tế trong nhiều trường hợp thường thấp hơn so với các vùng phát triển và đô thị. 2.5. Sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ: Mức độ phát triển sản xuất thường gắn liền với kết cấu hạ tầng. Mức độ tập trung các cơ sở sản xuất, tập trung các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư, lại còn làm cho các nhà đầu tư tập trung ở mức độ cao hơn ở cá vùng phát triển tập trung nhiều đầu mối giao thông, có sẵn các điều kiện phát triển sản xuất, do đó các hoạt động kinh tế sống động hơn, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật cũng ở trình độ cao hơn so với vùng chậm phát triển. Chương II: Khái niệm chung quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp I- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng 1- Khái niệm quy hoạch vùng: Quy hoạch là một hoạt động nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng về mặt không gian của quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra trên lãnh thổ thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất, phục vụ đời sống của dân cư trên lãnh thổ một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. 2- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng Quy hoạch phát triển vùng là một khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá lãnh thổ, bắt đầu từ đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đến quy hoạch phát triển và được cụ thể hoá bằng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thực hiện trên địa bàn lãnh thổ. Phạm vi quy hoạch phát triển vùng bao gồm nhiều loại: trên phạm vi cả nước, từ ngành kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính (tỉnh, huyện), vùng kinh tế ngành chuyên môn hoá hay vùng kinh tế đặc thù hoặc vùng kinh tế trọng điểm. 3-ý nghĩa quy hoạch phát triển vùng đến xây dựng khu công nghiệp để phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch phát triển vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của các vùng và của cả nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấyquy hoạch phát triển vùng là căn cứ không thể thiếu để quy hoạch phát triển các ngành ,phát triển đô thị, nông thôn, các đơn vị kinh tế cơ sở, để tổ chức phân bố và sử dụng mọi nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội trên lãnh thổ. Quy hoạch phát triển vùng là căn cứ quan trọng để vạch các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên lãnh thổ, và là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước về việc thực hiện chính sách, pháp luật, hạn chế tình trạng tự phát không theo quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực xã hội và giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quy hoạch phát triển vùng đúng đắn với những chính sách thích hợp cho phát triển sẽ cho phép thực hiện sự chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi vùng theo hướng sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, dịch vụ.Không ngừng nâng cao, năng suất lao động, thu nhập cho người dân.Từng bước đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng thuần nông, tạo điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất trong cả nước. 4-Mục đích và tính chất của quy hoạch phát triển vùng 4.1. Mục đích chủ yếu của quy hoạch: Phát triển kinh tế-xã hội là phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát triển kinh tế và cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động kinh tế-xã hội của dân cư trong vùng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong vùng.Giúp các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp có căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương chính sách, các kế hoạch phát triển cũng như các giải pháp chỉ đậo điều hành, phát triển kinh tế- xã hội, giúp dân cư trong vùng, các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng kinh tế-xã hội trong vùng đó. 4.2. Yêu cầu quy hoạch: Yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng phải đáp ứng được yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ công nghiệp kỹ thuật, tạo ra môi trường phát triển vùng ổn định, bền vững. 4.3. Tính chất của quy hoạch: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng là một quá trình biến động có trọng điểm cho từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, phải thường xuyên cập nhật, bổ xung thông tin tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế, quy hoạch vùng không chỉ xây dựng một lần là xong. Quy hoạch phát triển vùng là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn khác nhau cho các giải pháp khác nhau. II- Khái niệm quy hoạch phát triển công nghiệp: Quy hoạch phát triển công nghiệp là tổng kết, đánh giá về cơ cấu phân ngành công nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường của nó. Tổng kết, đánh giá về phân bố không gian công nghiệp, bao gồm cả các khu, cụm công nghiệp, (có bao nhiêu khu công nghiệp, thực hiện được thế nào, sắp tới có phát triển thêm nữa không?). Tổng kết, đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn (đánh giá các chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn gắn với việc giải quyết việc làm và thu hút lao động, phát triển ngành nghề và tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ). Tổng kết, đánh giá về các chương trình và dự án ưu tiên. Tổng kết,đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp. III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng 1- Khái niệm kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng bình thường.Trong một Quốc gia, kết cấu hạ tầng có thể bao gồm cả hệ thống hành chính và quản lý Nhà nước, hệ thống quy tắc thể chế và pháp chế, hệ thống tài chính tiền tệ và dự trữ Quốc gia, tổ chức bộ máy và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí của người dân… Nhóm kết cấu hạ tầng: Là nhóm ngành mà kết quả hoạt động của nó không phải là sản phẩm vật chất cụ thể mà là dịch vụ đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của vùng và các ngành trong cơ cấu vùng.Vì thế nhóm kết cấu hạ tầng được ví như hệ thống tuần hoàn của lãnh thổ tiếp nối giữa các cơ sở sản xuất –dân cư để làm cho cơ thể vùng được hoạt động bình bình thường. Không chỉ với những bộ phận trong vùng mà còn là cầu nối giữa vùng với thị trường ngoài vùng. Những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển thì có sức thu hút đầu tư hơn hẳn các vùng khác, do tiét kiệm được chi phí xây dựng, các công trình phục vụ công cộng, các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh, xử lý nước thải… 2- Phân loại kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền Kinh tế Quốc dân. Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động xã hội. 3- Đặc điểm, tính chất của các công trình kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước tạo cơ sở và tiền đề cho sản xuất như xây dụng giao thông với chất lượng tốt, đồng bộ để mở đường cho phát triển một vùng kinh tế mới hay khu kinh tế mới… Yếu tố nhà ở, điện, nước, thông tin liên lạc, cần phải chuẩn bị trước cho việc hình thành điểm dân cư, đảm bảo đời sống người lao động. Tuy nhiên yếu tố đi trước của kết cấu hạ tầng. Dịch vụ kết cấu hạ tầng có tính chất cộng đồng cao, phục vu cho cả cộng đồng dân cư mà không phân biệt thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư hay giai cấp xã hội Chính vì vậy [...]... khu D khoảng 50ha được xây dựng các xí nghiệp Giai đoạn sau (2010), khu A tăng lên 400ha; khu B tăng lên 100ha; khu C tăng lên 100 ha; khu D tăng lên 100ha Cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp là việc xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng khác như cảng Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, các tuyến đường nối với đường bộ, đường sắt quốc gia, nâng cấp quốc lộ 24 và xây dựng các tuyến đường nội... đất giao thông; 300 ha; Cảng Dung Quất có diện tích mặt nước hữu ích; 4 km2; diện tích đất phát triển cảng 600 ha (kho bãi, dịch vụ phụ trợ) - Vị trí kinh tế của vùng Dung Quất: Địa điểm Dung Quất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (ranh giới từ Huế đến Nha Trang) mà hạt nhân là trục Liên Chiểu- Dung Quất; là 1 trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước Miền kinh tế trọng điểm miền trung ở... đất khu công nghiệp phía Tây sông Trà Bồng (Nam Chu Lai) 2.100 ha - Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp phía Đông Dung Quất: 5.054 ha - Quy hoạch chung đô thị Vạn Tường với 2.400 ha, quy mô dân số năm 2005 khoảng 28.000 dân và năm 2010 khoảng 120.000 dân - Quy hoạch xây dựng khu dân cư và chuyên gia nhà máy lọc dầu số 1 - Quy hoạch xây dựng khu trung tâm phía Bắc Thành phố Vạn Tường: 180 ha và khu trung... giảm nghèo, tụt hậu, hướng tới tương lai tốt đẹp Về tính chất, theo quy hoạch đã được phê duyệt thì “ khu công nghiệp Dung Quấtkhu công nghiệp lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước; nơi đây sẽ tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai; là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và có ý nghĩa... ngành Trung Ương tiến hành điều tra khảo sát, chụp không ảnh, xây dựng bản đồ khu vực Dung Quất và các vùng lân cận, xúc tiến lập quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất Ngày 19 tháng 9 năm 1994, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã thị sát vùng Dung Quất, chỉ thị cho nghiên cứu, khảo sát lập quy hoạch khu công nghiệp tập trung và cảng biển nước sâu Dung Quất và tìm địa điểm cho nhà máy lọc dầu số 1 Ngày 9 tháng... với Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất và các Sở ban ngành trong tỉnh… khu công nghiệp Dung Quất đã được khởi công và bắt đầu hoàn thành 2.2.1.Các quy hoạch đã được phê duyệt - Quy hoạch mặt bằng khu công nghiệp Dung Quất- Chu Lai 14.000 ha - Quy hoạch chi tiết khu tái định cư; Gò Đường, Đông Hoà, Đồng Lớn, Giếng Hồ, Đồng Rướn, Tây Trà Bồng, Hàm Rồng, An Phú… - Quy hoạch chi tiết các khu nghĩa địa... phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 1- Tổng sản phẩm GDP Năm 2000, tổng sản phẩm GDP toàn vùng theo giá so sánh năm 1994 đạt 2221,2 tỷ đồng Cơ cấu GDP theo các nghành kinh tế (năm 2000) là: nông, lâm nghiệp 34,36%; công nghiệp và xây dựng 21,62%; dịch vụ 44,02% Cơ cấu này so sánh với cơ cấu chung của toàn quốc thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng còn thấp 2- Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ... đời sống 2.4 Cơ cấu kinh tế Điểm xuất phát về kinh tế Tỉnh Quảng Ngãi nói chung là thấp, năm 2000 tổng sản phẩm GDP của tỉnh đạt 23.166,5 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nói chung là chậm và chưa hợp lý, chưa tương xứng với tiềm năng (nông, lâm, thuỷ sản 26,7%, công nghiệp 27%, dịch vụ 45,45%) Tiềm lực kinh tế, thu ngân sách ở khu vực nông thôn còn... đã có đủ điều kiện cung cấp điện từ trạm 500 KV Dà Nẵng Vùng Dung Quất đang được quy hoạch, xác định là một trong những điểm hội đủ các lợi thế kể trên - Quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất: Trên quan điểm phát triển các hạt nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung bộ và Tây Nguyên, hoà đồng trong sự phát triển chung của cả nước, Dung Quất được chọn là một vùng phát triển mạnh công nghiệp, tạo... Bắc Nam, sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, tuyến cao áp 110 KV dọc quốc lộ 1A và các tuyến trung áp 15KV ngoài khu vực Dung Quất; còn trong khu vực quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế phục vụ công nghiệp và đô thị chưa có Các cơ sở hạ tầng xã hội còn thấp kém, các công trình công công như trường học, trạm y tế chủ yếu là công trình 1 tầng cấp IV bán kiên cố và tạm thời 2.2 Từ năm 1996 2001 Năm năm qua . LUẬN VĂN: Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai Lời nói đầu Nghị. hội IX của Đảng cũng đã khẳng định “ Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai . Hướng theo xu hướng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà

Ngày đăng: 07/03/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w