1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường trung học phổ

132 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 23,95 MB

Nội dung

Đề tài Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) nghiên cứu nhằm mục tiêu xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử Việt nam từ 1954 đến 1975 nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ HẠNH

XÂY DUNG VA SU DUNG ĐỒ DUNG TRUC QUAN QUY UGc DE PHAT TRIEN NANG LUC HOC SINH TRONG DAY HOC LICH SU VIET NAM TU 1954 DEN 1975

Ủ TRƯỜNG TRUNG HOC PHG THONG

(CHUONG TRINH CHUAN)

LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYÊN THỊ HẠNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC 0UAN QUY UGC BE PHAT TRIEN NANG LUC HOC SINH

TRONG DAY HOC LICH SU VIET NAM TU 1954 BEN 1975 Ủ TRUONG TRUNG HOC PHG THONG

(CHUONG TRINH CHUAN)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liêu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung, thực, được các tác giả cho phép sử đụng và chưa từng được công,

bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Trang 4

Dé haan thank luận vain nay, tv xin bay té lang bide an chan

thank dén:

Ban Guim hitw Tuaing Dai hoc Sw pham Hud: Phang Bao tow Sau Dai hoe, Thee view Tucing Dai hoe Swepham Hud

Quy thay ct nong “bổ SÉ/ luận tà Sương pháp dạy ñạc man Lich win Khoa Lich stb - Cusing Dai lạ Sio phar Hess ds tac diều Kiện cher

trong qué trinh hoe tape wie thuee hign đồ tài

“Tare Gi hits gid vite wi hoo sink cto tang: Cusinng CHIT Chuyon Nguysn Tit Thanh, CHPT Kon Tum, CHPT Dan the nb

tut inh, CHPC Tucing Chink (Cink Kan Cum) dir tao diều hién thud lạt co tây thong qué tinh tidin hank: thee nghiém sue pham

Dac bie, tai vin bay tả lang bist aw saw sike dén thay gida,

PESTS Nguyin Thank hin — nguisi ds tue tiếp Ñướng dẫn, giáp đã tan tinh che thi trang suit qué eink: thee hig di tae

*uấặ, cùng, tâi xin cảm an gia dink, ban b2, dany nghigp dã luân ở êm

Trang 5

MỤC LỤC “Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đỏ, niên biểu sử dụng trong luận văn MỠ ĐÀU 1 Lí do chọn đề tải 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Mục đích nghiên cứu

5.NI -vụ nghiên cứa 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Giả thuyết khoa học

8 Đông góp của đề tài

9 Bồ cục của luận văn NỘI DUNG

CHUONG 1

"Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VA SU DUNG CAU HOLNHAN THUC TU DO DUNG TRUC QUAN

QUY UGC DE PHAT TRIEN NANG LYC HQC SINH TRONG DẠY HỌC LICH SU’ 6 TRUONG TRUNG HOC PHO THONG

1.1 Cơ sở lý luận AS 1S

1.1.1, Quan niệm và phân loại đồ dùng trực quan quy ước trong đạy học lịch sir

ở trường Trung học phổ thông 15

1.1.2 Quan niệm về câu hỏi, câu hỏï nhận thức trong day học lịch sử ở trường

Trung học phố thơng _¬

Trang 6

1.1.4 Quan niệm về xây dựng câu hỏi nhân thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong day học lịch sử ở trường Trung học

phổ thông 24

1.1.5 Ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực

quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở

trường Trung học phổ thông 25

1.2 Cơ sở thực tiễn ° — ee.29)

1.2.1 Mục đích điều tra 29

1.2.2 Đối tượng điều tra 29

1.2.3, Phuong phap diéu tra 29

1.2.4 Nội dung điều tra 30

1.2.5 Kết quả điều tra 30

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÂU HỘI NHẬN THỨC TỪ ĐỒ DÙNG TRỰC

QUAN QUY UOC DE PHAT TRIEN NANG LUC HQC SINH TRON

DAY HOC LICH SU VIET NAM TỪ 1954 DEN 1975 Ở TRƯỜNG

'TRUNG HỌC PHĨ THƠNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN| 33 2.1 Nội dung lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông

(Chương trình Chuẩn) 33

2.2 Nguyên tắc xây dựng câu hoi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước đề

phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ

thông (Chương trình Chuẩn), 37

2.2.1 Xây dựng câu hoi nhân thức từ đổ dùng trực quan quy ước để phát triển

năng lực học sinh phải giúp học sinh lĩnh hội tốt nội dung cơ bản của bài

học lịch sử 3

2.2.2 Phai dm bio tinh khoa học, tính tư tưởng 38 2.2.3 Giữa câu hỏi nhận thức và đồ dùng trực quan quy ước phải có mỗi quan

hệ hữu cơ với nhau và phải đảm bảo việc phát triển năng lực học sinh 39

2.2.4 Phải đảm bảo tính vừa sức Al

Trang 7

2.3 Hệ thông

lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường

u hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước để phát triển năng

Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn) 4

2.3.1, Bai 21: Xây dưng chủ nghĩa xã hôi ở miễn Bắc, đầu tranh chống để quốc

s Nam (1954 ~ 1965), 44

2.3.2 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đái

ống để quốc Mĩ xâm

lược, Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 ~ 1973) 50 2.2.3 Bài 23: Khôi phục và phát triển kỉnh tế - xã hội ở miễn Bắc, giải phóng

hoàn toàn miền Nam (1973 ~ 1975) 56

CHUONG 3 St’ DUNG CAU HOENHAN THUC TU DO DUNG TRUC QUAN QUY UGC DE PHAT TRIEN NANG LUC HQC SINH TRONG

DAY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 DEN 1975 Ở TRƯỜNG

'TRUNG HỌC PHO THONG (CHƯƠNG TRÌNH CHUAN) oc 60

1 Một số yêu cầu khi sử dụng câu hỏi nhận thức được xây dựng từ đỗ dùng

trực quan quy wie dé phát triển năng lực học sinh trong day học lịch sử ở trường Trung học phổ thông 525222552 111.ecseeeoeoỐ)

3.1.1 Phải phủ hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục và nội dung cơ bản của bài học 6

3.1.2 Phải nằm trong tổng thể của việc sử dụng đa đạng phương pháp dạy

học lịch sử 2)

3.1.3, Phải đảm bảo mỗi quan hệ hữu cơ giữa đồ dùng trực quan quy ước với

câu hỏi nhận thức 64

3.2 Các biện pháp sư phạm sử dụng câu hỏi nhận thức được xây dựng từ đổ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong day học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn).66 3.2.1 Sử dụng cầu hỏi nhận thức từ đồ đùng trực quan quy ước tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để phát triển năng lực học sinh 66 3.2.2 Sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với các

45 diing trực quan khác (tranh ảnh, video, các hiện vật lịch sử ) để phát

Trang 8

3.2.3 Sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước kết hợp với các đoạn tải liệu thành văn hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhằm phát triển năng lực 70

3.2.4 Dựa vào đồ dùng trực quan quy ước ở dạng mở để đặt câu hỏi nhận thức

giúp học sinh huy động nhiễu thao tác tư duy, năng lực nhân thức khi

tiếp nhân nội dung lịch sử - BB

3.2.5 Từ đỗ dùng trực quan quy ước sử dụng chính xác hệ thống câu hỏi gợi mer

giúp học sinh từng bước trả lời câu hỏi nhận thức để phát triển năng lực 74 3.2.6 Sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước để nâng cao

năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thong hóa, củng có và khắc sâu kiến thức cho học sinh T6 3.3 Thực nghiệm sư phạm 78 3.3.1 Mục đích thực nghiệm 78

3.3.2 Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm 19

Phương pháp tiến hành thực nghiệ 19

3.3.4, Kết quả thực nghiệm sự phạm -sssesseseseeseeeeeooo.ÖU

3.3.5 Những kết luận được rút ra từ kết quả thực nghiệm sư phạm 81

KET LUAN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT Chữ viết tắt cr DHLS ĐDTQ ĐDTQQƯ GV HS 1S NXB PPDH SGK THPT Viết đẩy đủ Chương trình Day hoc lich sit nổ Đỗ dùng trực quan quy ước Giáo viên Hoe sinh Lịch sử ang true quan

Nha xuat ban

Phương pháp day hoc

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẰNG, SƠ ĐỎ, NIÊN BIEU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

STT TEN BANG BIEU, SO DO, NIEN BIEU TRANG

T | Bang 1.1: Cie năng lực chung biêu hiện cụ thê trong hoc | 22 tập lịch sử

2— [Sơ đỗ 1.2: Nội dung Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3| —”2§ của Đăng (9/1960)

3 [Niền biểu 2l: So sánh sự Khác nhau giữa chiến lược| — 38 "Chiến tranh đặc biệt" và *Chiến tranh cục bộ”

4 |Sơ đồ 2.2: Tình hình, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau| 40 Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Dông Dương,

3 [Sơ đỗ 3.1: Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau | “6T Hiệp định Giơnevơ 1954 về Dông Dương

© | Lược đồ 3.2: Miền Nam năm 1975 "

7 | Sơ đỗ 3.3: Phong trảo Đông khởi (1959-1960) 6

8 | Sơ đồ 3.4: Ý nghĩa lich sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ ø

cứu nước (1954-1975)

Ÿ | Sơ đồ 3.5: Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ tong chiến tranh phá “ hoại miền Bắc lần thứ nhất

T0 [Tược đồ 3.6: Lược đồ chiến địch Phước Long 72

TÌ Í Niên biểu 37: So sánh sự khác nhau giữa chiến lược * 1

tranh đặc biệt” với chiến lược * Chiến tranh cục bộ”

12 | Bang 3.8 So sánh sự khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh T cục bộ” với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”

T3 _ | Bảng 3.9 So sinh các chiến lược chiến tranh của Mĩ từ năm | 1961 đến năm 1973 ở miền Nam Việt Nam 7§

Trang 11

MO DAU

lo chọn đề

1.1 Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tắt cả các Tinh vực, đặc biệt là giáo dục

ấu và chất lượng nguồn

à đào tạo, dẫn đến chuyển biển nhanh chóng về cơ

tân lực của nhiều quốc gia Điều này đòi hỏi giáo dục và

đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ nội dung đến

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cằn thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước

và quốc tế Theo đó việc dạy học không phải là “tao ra kiến thức)

thứ hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng “truyền đạt kiến

hiệu quả các đồi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt rà ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này

1.2 Để thúc đây sự phát triển của nên giáo dục nước nhà, Hội nghị lẫn thứ 8,

Ban Chấp hành Trung ương Dáng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Trong việc đổi mới dạy học đã nhắn mạnh phải “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yêu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn điện năng lực và phẩm chất người học ”

“Trước yêu cầu đồ đôi hỏi chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp day

học (PPDH), nhằm phát triển năng lực người học, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời

của cá nhân cũng như yêu câu của xã hội Đây là vẫn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm

1.3 Đặc điểm của việc học tập lịch sử là chủ thể nhận thức không trực tiếp

quan sát đối tượng nhận thức vì tắt cả đã lùi về quá khứ Tuy nhiên, việc học tập

lịch sử cũng phải tuân thủ nguyên tắc con đường biện chứng của nhận thức là “sử

trực quan sinh động đến tư duy trừ tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

'Vì vậy việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử là yêu cầu cần thiết đối với

Trang 12

cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đỗ dùng trực quan minh hoa sự vật Nhưng dé phát

triển năng lực của HS trong đạy học lịch sử thì giáo viên (GV) phải kết hợp nhuằn

nhuyễn hệ thống phương pháp dạy học Một biện pháp quan trọng để phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tao, phát hỏi nhân thức từ đồ dùng trực quan quy ước (ĐDTQQU) Bởi khi đặt ra sn ning lực HS đó là xây dựng và sử dụng câu hồi

nhận thức sẽ tạo được mâu thuẫn trong nhận thức của IS, Muốn trả lời câu hỏi HS

phải tiếp thu những kiến thức mới do thầy gợi mở cung cắp, phải huy động vốn kiến thức cũ và nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được vẫn dé

1.4 Tuy nhiền, trên thực tế, nguồn đồ dùng trực quan quy ước cũng như hệ

thống câu hỏi nhận thức trong sách giáo khoa (SGK) Lịch sử ở phổ thông chưa đáp, ứng được yêu cầu dạy và học theo hướng phát triển năng lực HS Mặt khác, cơ sở

vật chất, phương tiện dạy học của nhiều trường phổ thông còn sơ sài Dạy - học ở

nhiều trường phổ thông hiện nay, việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỏ dùng trực quan quy tước theo hướng phát triển năng lực của HS còn rất ít, chỉ mang, tính chất đổi phó Do đồ, việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất hượng day hoc

của thầy - trò gặp nhiều khó khăn

1.5 Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 là giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, với những sự kiện lịch sử lớn về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều ưu thế để GV xây dựng và sử dụng

câu hỏi nhận thức từ đổ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực HS Vi

vat

biện pháp sư phạm xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan yêu cầu đặt ra là cẳn xây đựng được một hệ thống cơ sở lý luận cũng như:

quy ước (heo hướng phát triển năng lve eta HS phục vụ cho quá trình dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông (THPT)

Với những lý do trên, tôi chọn đẻ tài: “Xây dựng và sứ dụng câu hói nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước đễ phát triễn năng lực học sinh trong dạy học

lich sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phỗ thông (Chương trình Chuẩn)” đễ làm để tài luận văn Thạ

Phương pháp dạy học môn Lịch sử

Trang 13

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sử dụng câu hỏi nhân thức, đỗ dùng trực quan (ĐDTQ) trong dạy học lich sit ở trường THPT là vấn đề đã được nhiễu nhà giáo dục lịch sử nghiên cứu Liên quan

tới đề tài này, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước

để cập dưới nhiều góc độ khác nhau 2.1 Tài liệu nước ngoài

“Trong tác phẩm "Dạy học nếu vấn đề" của I A Leene đã cho rằng day học nêu

vấn để là kiểu dạy học mới, đáp ứng yêu cẩu đào tạo con người năng động, sáng tạo, phủ hợp với yêu cầu của thời đại Bản chất của dạy học nêu vấn để là “tạo rừuh:

kuồng có vấn đề” và điều này chỉ có thê thực hiện có hiệu quả bằng cách thiết lập

hệ thống các câu hỏi, bài tập nêu vấn đề Ngoài ra tác giả còn khẳng định câu hỏi,

bài tập nhận thức là phương tiện quan trọng để GV có thể tạo ra ở người học các tình huồng có vấn đề ién sĩ khoa học giáo dục N.G Dairi quan niệm: Câu hoi, bải tập nhận thức là

một trong những biện pháp quan trọng nhất để hình thành tư duy độc lập, tính tí

cực tự giác trong học tập của HS, đồng thời cho rằng

‘iu hoi, bai tép nhận thức mở ra những khả năng rộng lớn trong vi

phát triển trí tuệ của HS và vạch ra bản chất của hiện tượng Sử dụng câu hỏi, bài tập tư duy trong day học lịch sử là biện pháp

hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả bài học

Và vấn để sử dụng ĐIDTQ trong day hoe, tác giá K.Đ Usinxki cho rằng true quan là cái ban đầu và là nguồn gốc của mọi trí thức, cảm giác, cung cắp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội trỉ thức của

HS trở nên đễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn; tạo ra hứng thú học tập ở

HS, kích thích tính tích cực của HS, là phương tiện quan trong để giáo viên (GV) phát triển tư đuy cho HS N.G Bairi trong tác phẩm "Chuẩn bị giờ học lịch sử như thé

180?” lại ip đến phương pháp trực quan như là một cách để giúp HS khắc

sâu kiến thức đã học, phát huy khả năng tư duy của HS,

Tìm hiểu các công trình trên, từ đó phân tích, tổng hợp những vấn đề liên

quan tới ĐDTQQU, câu hỏi nhận thức để phát triển năng lực của HS làm cơ sở

quan trong để chúng tôi khái quát và xây dựng cơ sở lý luận của để tài

Trang 14

2.2 Tài liệu trong nước

ĐỀ cập đến vấn đề xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức trong day học lịch

sử (DHLS) có các tác phẩm như: “Piương pháp dạy hoc lich sử”, Nhà xuất bản

(NXB) giáo dục Hà Nội (1999) của GS.TS Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị; Giáo

trình phương pháp dạy học lịch sử, xuất bản năm 2000 của PGS.TS Nguyễn Thị vẫn đề này PGS.TS Trằn Vĩnh Tường đã trình bay trong sách: “Hệ thống bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường TTIPT”, NXB Dai hoc

Côi; Cùng để cập

quốc gia Hà Nội, 2003; Các luận văn Thạc sĩ: “Xáy đựng và sứ dụng câu hỏi nhận thức từ đỏ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1975-2000 ở trường Trung học phổ thông

(Chương trình Chuẩn)” của Nguyễn Tuần Anh (201 1); Luận văn “Xây đựng và sử: đụng câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn)” của Phạm Thị Thu Thủy (2013)

Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò quan trọng, tinh hi

quả của việc xây dựng, sử dụng câu hỏi nhận thức trong day học lịch sử ở trường phổ thông,

Nghiên cứu vấn đề sử dụng ĐDTQQU trong dạy học lich sir (DHLS) có các

công trình nghiên cứu: “Phương pháp dạy hoc lich sie”, tap Il GS Phan Ngọc Liên (Chủ biên); “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quá dạy học lịch sử ở trường phổ thông " của GS.TS Nguyễn Thị Côi, "Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK

Lich sử lúp 12” của Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Bài giảng chuyên đề: “X4y đựng và

sử dụng đỗ dùng rực quan quy ước theo hướng phái huy tỉnh tích cực học tập của

học sinh để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở", Tài liệu bồi dưỡng GV Trung học cơ sở cho các tính Quảng Bình, Sóc Trăng, An Giang, Bình

Định, Quảng Ngãi, Huế (2010) của PGS.TS Đặng Văn Hồ; “Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

Việt Nam (1919-2000) ở lớp 12, trường Trung học phổ thông", Đề tài Khoa học & Công nghệ cấp Cơ sở, Đại học Huế của PGS TS Nguyễn Thành Nhân; Luận văn

Thạc sĩ

học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975 ở trường Trung học phổ

‘Sic dung dé dùng trực quan quy ước đẻ phát triển năng lực nhận thức của thông (Chương trình Chuẩn) ” của Nguyễn Thị Thùy Ngân bảo vệ năm 2015

Trang 15

“Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày hệ thống các phương pháp DHLS

trong đó có phương pháp xây dựng, sử dụng ĐDTQQUƯ nhằm nâng cao hiệu quả

DHLS Các tác giả đánh giá cao phương pháp trực quan và xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để đổi mới phương pháp day học theo tỉnh thần đổi mới giáo dục toàn điện hiện nay

Về vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm và chỉ đạo qua các nghị quyết, chỉ thị Gần đây nhất là quyền “Những vấn đề chung và đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Lịch

sử”, quyén “Tai liệu tập huấn dạy học và kiếm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử” Nhôm tác giả của

Đại học Sư phạm vừa xuất bản tập sách “Đạy học tích hợp, phát triển năng lực học sinh ” gồm 2 quyễn, quyền 1 - khoa học ự nhiên; quyên 2 - khoa học xã hội

cung cấp cơ sở cần thiết về dạy học theo hướng phát triển năng lực Đặc biệt,

trong dự thảo Chương trình giáo dục của Việt Nam sau năm 2015, chủ trương, xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực người học Trong Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ

thể hóa các biểu hiện năng lực của HS

tác giả đều khẳng

định sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích Nhìn chung, từ các công trình nghiên cứu có thể thấy

cưe, phát tiển năng lực HS; vai rổ, ý nghĩn của việc sử dụng đỗ đùng trực quan

quy ước cũng như câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường phỏ thông Các

công trình nêu trên đã có những đóng góp thiết thực về lý luận và để xuất một số

nguyên tắc, biện pháp sư phạm để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực nhân thức HS, kỹ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức, cũng như đồ dùng trực quan quy ước Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nao dé cap cu thé

vấn đề: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để

phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THIPT (Chương trình Chuẩn)” Chính vì vậy đề tài của tôi tập trung nghiên

cứu vẫn đề này và đây cũng à nhiệm vụ mà đỀ ải cần giải quyết

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nị 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đổi tượng nghiên cứu của để tải là quá trình xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học

lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT (Chương trình Chuấi

3.2 Pham vi nghiên cứu

DE tải không đi sâu nghiên cứu lý luận về câu hỏi nhận thức, đổ đùng trực

quan quy ước, vấn đề phát triển năng lực HS mà chủ yếu vận dụng những thành tựu

của lý luận đạy học hiện đại để xây dung và sử dụng cầu hỏi nhận thức từ đỗ dũng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn), thực hiện với bài học nội khóa trên lớp và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở c

bản thành phố Kon Tum

4 Mục dích nghiên cứu

trường THPT trên địa “Trên cơ sở những thành tựu lý luận chung về câu hỏi nhận thức, đỏ dùng trực quan quy ước, phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử của các tác giả đi trước, đề tài hướng đến mục tiêu là: Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhân thức từ đồ dũng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS tong dạy học lich sử Việt Nam tir 1954 đến 1975 nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông,

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Điễu tra cơ bản để tìm hiểu nhận thức và thực tiễn việc xây dựng và sử dụng

sâu hỏi nhận thức từ đồ đùng trực quan quy tớc để phát triỂn năng lực

học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) trong đạy

~ Nghiên cứu về mặt lý luận nhằm xác định cơ sở, ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực

nhận thức của HS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

~ Xác định nội dung lịch sử cằn chú ý khai thác trong chương trình sách giáo khoa (SGK) Lich sử lớp 12 giai đoạn 1954-1975 (Chương trình Chuẩn) đẻ đặt câu hỏi từ đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực nhận thức HS

Trang 17

~ Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp sư phạm xây dựng và sử dụng câu hỏi từ đồ dùng trực quan quy ước dé phát triển năng lực nhận thức HS trong day học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) có chất lượng và hiệu quả

~ Tiến hành thực nghiệm sư phạm việc xây dựng và sử dụng câu hỏi từ đồ dùng

trực quan quy ước để phát triển năng lực nhận thức HS trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nhằm rút ra kết luận về tính khả thí của để tài

6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luân của đề tải là lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Dang, nha nước về giáo dục nói chung, giáo dục,

ng

lịch sử nói

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thé

~ Nghiên cứu tài liệu (SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình Chuẩn), duc học, Tâm lý học, Phương pháp day học bộ môn Lịch sử )

liệu Giáo

~ Điều tra xã hội học HS va GV để tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và sử

dụng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông

~ Tiển hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT và sử dụng phương pháp

thống kê toán học để kiểm định tính kha thi cua dé tài T1 Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên thực hiện việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ

dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử Việt Nam

giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) theo đúng nguyên tắc,

biện pháp luận văn đề xuất thì sẽ nâng cao được hi:

cquả bài học lịch sử trên tắt cả

các mặt kiến thức, thái độ và kỹ năng, góp phần tích cực vảo quá trình đổi mới

Trang 18

8 Đóng góp của đề tài

~ Xác định nội dung kiến thức lịch sử cơ bản có ưu thế để xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực HS trong day học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT

(Chương trình Chuẩn)

~ Để xuất nguyên tắc và xây dựng được hệ thống câu hỏi nhận thức từ đỏ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong day học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn)

~ Đề xuất một số yêu cầu và biện pháp sư phạm xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học

lich sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) Trên co sở đó, GV và HS có thể (ham khảo, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT 9 Bố cục của luận văn 'Ngoài phần Mỡ đản, Kết luận, T: ôm 3 chương: tham khảo và Phụ lục, Nội dung đề

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng cầu hỏi

nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học

Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

“Chương 2 Xây dựng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường ‘Trung học phổ thông (Chương trình Chuan)

Chương 3 Sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỏ dùng trực quan quy ước đề phát

triển năng lực HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông (Chương trình Chuẩn)

Trang 19

NỘI DUNG

'CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

SỬ DỤNG CÂU HỘI NHẬN THỨC TỪ ĐÔ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƯỚC ĐỀ PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THONG

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Quan niệm và phân loại đồ dùng trực quan quy ưóc trong dạy học lịch sử ở' trường Trung học phổ thông

1.1.1.1 Quan niệm về đỏ dùng trực quan quợ tóc

Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không thể trực tiếp quan sát đổi

tượng nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở quan sát ác hiện vật hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật K.Đ.U-sin-xki gọi “nguyên tắc trực quan là cách học không chỉ đựa vào lời nói, mà dựa vào những hình ảnh cụ thé ma 1S

tiếp nhậm được” [23, tr 5] Có nhiều loại đỗ dùng trực quan khác nhau, như đồ dùng

trực quan tạo hình, hiện vật và quy ước, Vậy đồ dùng trực quan quy ước là

ô dùng trực quan quy: ước là những bản đỏ, kí hiệu hình hoc dom giản

được sử dụng trong dạy học lịch sử, là loại đồ dùng trực quan mà giữa người thiết kế đồ dùng, người sử dụng và người học có một số quy ước ngầm nào đó (về màu

[17,te 4]

Đỗ dùng trực quan quy ước (ĐDTQQU) là loại đổ dùng trực quan tiện lợi, ít

sắc, kí hiệu hình học đơn giản

tổn kém nhưng hiệu quả dạy học của nó th rắt cao, Thông qua quan sắt, đọc ký

hiệu, nội dung lịch sử được biểu hiện trên đồ dùng trực quan quy ước có thể phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng thực hành cho HS

1.1.1.2 Phân loại đồ dùng trực quan quy wie

Trong dạy học lịch sử có rất nhiều loại ĐDTQQƯ vả mỗi loại có một ý nghĩa

khác nhau:

Trang 20

* Bản đồ, lược đỗ

+ Bản đổ là loại ĐDTQQƯ quan trong, cằn thiết nhằm giúp HS xác định địa điểm của sự kiện, thời gian, không gian nhất định Đồng thời, bản đỏ lị

sử côn

những kiến thức đã học Về hình thức bản đồ không cẵn nhiều chỉ tiết về điều kiện tự nhiên mà cẳn những kí hiệu như đường biên giới quốc gia, sự phân bổ dân cư,

thành phố các vùng kinh tế, địa điểm những biến cổ quan trong Vé ni dụng, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính: Bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề,

Bản đồ tổng hợp: “Phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong những điều kiện tự nhiên nhất dink” [27, tr47|

Ban đồ chuyên đề:

quả trình lịch sử như diễn biển một trận đánh, sự phát triển kinh t của mội nước

“Nhằm diễn tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt của trong một giai đoạn lịch sử " [21, tr4T]

+ Lược đổ: Lược đồ là bản đồ đơn giản, thường không có lưới bản đỗ, Nó

cho ta khái niệm chung vẻ các hiện tượng (sự kiện) đã được biểu hiện trên bản đỏ, nêu bật được những nét cơ bản của chúng * Đồi à loại ĐDTQQƯ dùng dé diễn tả quá trình phát triển, sự vận động

của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tải liệu thống kê trong bài học

“Đồ thị có th biểu diễn bằng một mũi tên minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của mỗi hiện tượng lịch sử, hoặc biểu diễn của một trục tọa độ: trục hoành (ghi thời gian) và trục tưng (ghỉ sự kiện) ” [27, trS0)

* Niên biểu

Là bảng thống kê hệ thống các sự kiện quan trọng được sắp xÉp theo thứ tự

thời gian, đồng thời nêu lên được mối liên hệ cơ bản giữa các sự kiện đó Vì thể, trong dạy học lịch sử khi củng có kiến thức cho HS một cách hệ thống, GV nên sử:

dung niên biểu Trên cơ sở đặc thù của bộ môn và nội dung cụ thể của từng bài học

có thể chia niên biểu thành ba loại

Trang 21

Niên biểu tổng hợp: *Là bảng liệt kế những sự kiện lớn xáy ra trong một

thời gian dài Loại niễn biểu này không chỉ giáp HS nắm sự kiện mà còn nắm các

mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ các sự kiện quan trọng” [21, tr-48] Sử dụng niên biểu này khi tiến hành dạy các bài ôn tập, tổng kết nhằm hệ thống hóa kiến thức cho Hồ Nid biểu so sánh: “Lả foại niền biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự

kiện, xảy ra cùng một lúc trong lich sử nhằm làm ni bật bản chắt đặc trưng của

các sự kiện Ấy hoặc rút ra kết luận khái quát có tính chất nguyên lí” [21, tr49), Niên biểu chuyên đề *Đ/ sẩu trình bay nội dung một vẫn đề quan trọng nổi ÿ lịch sử nhất định, nhờ đỏ mà HS hiểu được bản chất 27, tr 48} bật nào đây của một thời của một sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách đây đủ và toàn diện * Sơ đồ, biễu để

+ Sơ đồ: Sơ đồ là loại ĐDTQQƯ “nhằm cự thể hóa nội dung sự kiện bằng

những hình học don giản, diễn tả một tổ chức, một cơ cầu xã hội, một chế độ chính "D7, tr50] + Biểu đồ: Biểu dé lịch sử là loại đồ dùng trực quan quy wée“nhdm dién 1, trị, mỗi quan hệ giữa các sự kiện lịch st

so sánh sự thay đỗi trong cơ cấu hay mặt cẫu tạo của một hiện tượng lịch sử Biểu đỗ được thể hiện dưới nhiều dạng như biểu đô chiểu dài, biểu đồ điện tích (hình

13, tr59| Việc sử dụng

vuông, hình tròn) biểu đỗ thé tích (hình khối, hình cầu)

biểu đề giúp HS dễ xác định được giá trị của các hiện tượng và mối quan hệ giữa

chúng Do đó rit e6 tru thể trong việc giúp so sánh trị số giá trị của các sự kiện và thấy được bản chất của sự kiện đó

1.1.2 Quan niệm vỀ câu hỏi, câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường

Trung học phổ thông

1.1.2.1 Quan niệm vẻ câu hỏi

Trong cuộc sống hàng ngày, trước các vấn đề hoài nghỉ hay thắc mắc con

người thường đặt ra các câu hỏi Các câu hỏi tại sao?, như thể nào? là sản phẩm

hoạt động tư duy của con người cho thấy năng lực nhìn thấy vấn để, nhìn thấy mâu

thuẫn, yêu cầu tư duy con người phải hoạt đông Nó là một đông lực thúc đây tư duy phát triển Đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó là từng bước giải quyết mâu

Trang 22

thuẫn, tạo ra sự nhận thức mới Trên bình diện triết học là sự đầu tranh và thống

nhất giữa các mặt đối lập Tìm ra được các mâu thuẫn đó cũng có nghĩa là đang

nhận thức th giới qua việc nắm

it ban chat của sự

hiện tượng

thuẫn giữa điều đã biết và chưa biết cũng là đi đến sự hiểu biết Một hình thức thông âu hỏi là gi?

Nếu nhận diện câu hỏi theo tiêu chuẩn mục đích thì “edu hoi là cấu được

thường, duy nhất để biểu hiện mâu thuẫn là câu hỏi Vậy

dùng để tỏ ý muốn biết một vật gì hay một diéu gi” (1, tr 18]

“Theo Khánh Dương, "cấu hỏi là kiểu câu nghỉ vấn nhằm làm rõ, giải thích,

nhận xét, đánh giá thông tin; phân tích, so sánh những liên quan đến sự vật và vê

tản thân sự vật dưới hình thức trả lời, đáp lại” |15, tự 25-27| Còn theo Nguyễn Kim Thin thi: “ 'Câu nghĩ vẫn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghỉ của người nói va nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật vẻ đổi tượng hoặc đặc trưng của đối

tượng” |38, tr 151]

“Tông hợp những ý kiến trên, tác giá Diệp Quang Ban cho ring: “Cau hdi nghỉ vấn thường được dùng dé nêu lên điều chưa biết hoặc câu hoài nghỉ và chờ đợi sự trả lồi, giải thích của người tiếp nhận câu hỏi và về mặt hình thức, câu nghỉ vẫn cũng có

những dẫu hiệu đặc trưng nhất dink” (2, tt 8]

Nhu vay, đạt một điều chưa hỏi nói chung là câu được đùng để một thắc mắc, một vấn đề cần làm sáng tỏ, cần giải thích Và các từ để hỏi đồng thời kết thúc bằng dấu chấm hỏi 1.1.2.2 Quan niệm

“Câu hỏi trong day hoc “la cấu nói yêu edu, néu ra mot nhigm vu cho HIS thực

hoi thường đi với

câu hỏi nhận thức trong dạy học lịch sử

hiện, nêu lên vấn đẻ nhận thức đòi hỏi IIS phải suy nghĩ cân nhắc rồi đưa ra câu trả lời Câu hỏi trong dạy học được đưa ra trong một điễu kiện cụ thẻ, hoàn cảnh cụ thể, nhằm vào một đối tượng cụ thể" |28, tr 20-21],

Khác với câu hỏi thông thường, câu hi trong dạy học có chức năng cơ bản nhất là tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức cho HS Bên cạnh đó, nó còn có chức năng,

Trang 23

“Trong dạy học lịch sử, các câu hỏi có thể được GV hoặc chính HS đặt ra cho

bản thân nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức Các câu hỏi này nếu được giải

đáp sẽ giúp HS tái hiện, nắm rõ bản chất lịch sử và vân dụng đề tìm hiểu các vấn đề

thực tế cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách HS, định hướng các hoạt động thực tiễn của họ

C6 nhiễu loại câu hỏi như: Câu hỏi thắng, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ định, câu hôi cầu khiến, câu hỏï có tính chất tu từ Nhưng trong dạy học lịch sử, chúng ta phải chú ý tới việc đặt câu hỏi nhận thức bởi đây là một trong những, phương pháp quan trọng nhằm phát triển năng lực của HS

Về bản chất: câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được mâu thuẫn

trong nhận thức của HS, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dựng kiển thức cũ: Hải không giải quyết được, không trổ lời được câu hỏi Muốn rả lời câu hỏi, giải

máu thuẫn nhận thức thì đòi hỏi HS phải viện dẫn các điều kiện sau: ~ HS phải huy động vốn kiến thức cũ

~ HS phải tiếp nhận những thông tin (kiến thức mới) do thầy cung cấp khi giảng bài - HS phải huy đông rất nhiều thao tác tư duy (tổng hợp, phân tích, so sánh,

đánh giá, kết luân) thì mới giải quyết được câu hôi

Với những đặc điểm trên, khi HS trả lời được câu hỏi nhận thức thì cũng

đồng thời đã phát triển được năng lực của mình trong học tập lịch sử Điều này sẽ

cảng có ý nghĩa hơn khi được kết hợp với dé dùng trực quan quy ước

1.1.3 Quan nigm về việc phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch si:

1.1.3.1, Khái niệm về "năng lực ”, “năng lực học sinh” * Khái niệm năng lực

'Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực

Theo từ điển Hán Việt, tác giả Nguyễn Lân cho rằng năng luc la kha nang

đảm nhận công việc và thực hiện tốt công việc đó nhờ cỏ phẩm chất đạo đức và

trình độ chuyên môn

‘Quan diém của các nhà tâm lí học cho rằng năng lực là một cấu trúc tâm lý phức tạp và có những đặc trưng phù hợp với mỗi lĩnh vực và hoạt động xã hội

Trang 24

Trong đó câu trúc có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhóm năng lực chung và năng lực

riéng phù hợp cho từng đổi tượng và lĩnh vực khác nhau

“Trong khoa học tâm lý người ta coi: "Năng lực là những thuộc tính tâm ý riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt dep

một hoạt động nào đó và mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả

cao” [l6, tr61]

Chinh sự phức tạp đó mà đánh giá về năng lực có nhiều quan điểm khác

ke nhà duy tim hoe cho ring, nding lực là cái bẩm sinh, rời phú cho con

người Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng lại cho rằng,

ing lực không phải là

ái bảm sinh, mã là cái được hình thảnh, bộc lộ và phát triển trong quá trỉnh con

người hoạt động giao lưu, giao tiếp Năng lực đó được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên - sinh học, hoàn cảnh xã hội nhưng quyết định tất cả là hoạt động của cá

nhân Nói như Edixơn thì “Thién tdi là một phẩn trăm cám hứng, chín mươi chín

phần trăm mỏ hỏi” Rõ rằng năng lực chỉ xuất hiện và phát triển trong quá trình

hoạt động, chúng ta cần thấy rằng để phát triển được năng lực rất cằn “có các te

chat, tức là đặc điểm vẻ giải phẩu sinh lý của hệ thân kinh con người Các thuộc tỉnh tâm lý mà chúng ta gọi là năng lực cũng được phát triển trén cơ sở tự nhiên của các đặc điểm đó” [ I6, tr61]

Nhu vậy, có thể nhìn nhận một cách tổng quát “Năng đực [a mét 16 hop các

thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định,

đảm báo cho hoạt động áy có kết quả” [18, tr9] “Năng lực là khả năng vận dung những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hưng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huỗng đa dạng của việc học tập và cuộc sống”

II,t37|

* Năng lực học sinh:

'Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ các hệ thống kiển thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lửa tuổi và vận dụng chúng một cách hợp lí vào thực hiện

thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vẫn để mà cuộc sống đặt

7a cho chính các em ” [1§, r9]

Trang 25

\ lực của HS là một cấu trúc (trừu tượng) có tính mở, đa thành tổ, đa

„ kĩ năng mà cả niém tin, gi ti,

tng bậc, hảm chứa trong nó không chỉ là kiến thứ

trách nhiệm xã hị thể hiện ở tính sẵn sàng hành đông của các em trong môi

trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội Năng Jue của học sinh gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt

"Năng lực chung

“Nang lực chung là năng lực cơ bản, thiết yêu mà bắt kỳ một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc Các hoạt động giáo dục (bao gdm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo), với khả năng khác nhau, nhưng đều hướng tới

mục tiêu hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh” [1§, tr.10|

“Các nhà khoa học Việt Nam đã đề xuất định hưởng chuẩn đầu ra về năng lực của

chương trình giáo dục THPT gồm E năng lực chung chia thành 3 nhóm năng lực sau:

~ Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực giải quyết vẫn đề

+ Nang Ine sing to

~ Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: + Năng lực giao tiếp + Nẵng lực hợp tác, hôi nhập ~ Nhóm năng lực công cụ: _~ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyễn thông “+ Năng lực sử đụng ngôn ngữ + Năng lực tính toán Nang lực chuyên biệt

Năng lực chuyên biệt là những năng lực “liên quan đến một số môn học cụ

thé (vi du năng lực cảm thụ vẫn học trong môn ngữ văn) hoặc một số lĩnh vực hoạt

động có tính chuyên biệt (năng lực chơi một số loại nhac cu); can thiết ở một hoạt động cụ thể đối với một số người hoặc cẳn thiết ở những bối cảnh nhất định Các

năng lực chuyên biệt không thể thay thé năng lực chưng ” [1I, tr 37]

Trang 26

Nhur vay, có thể thấy rằng năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển

trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại

hình hoạt đông, môi trường đặc thủ, cần thiết cho những hoạt đông chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hẹp hon của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật,

'Năng lực đặc thù môn học (của môn học nào) là năng lực mà môn học đó

có ưu thể hình thành và phát triển (do đặc điểm của môn học đó)

1.1.3.2 Hệ thẳng những năng lực cẩn hình thành cho học sinh trong dạy học Lịch

sử ở trường Trung học phổ thông

ở trường phổ thông, các năng lực chung sẽ được cụ thể hóa

'ác năng lực chung biểu hiện cụ thể trong học tập lịch sử

STT [ Năng lực chung Biểu hiện trong môn Lịch six (LS)

1 | Năng lực tự học ~Kĩ hãng Khai thấc lược đồ, bản đỗ, ranh ảnh LS, phim tự liệu để tìm kiểm nội dung lịch sử thông qua kênh hình

~ Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lịch sử - Khả năng tự tìm kiếm kiến thức thông qua tải liệu tham khảo - Kĩ năng đọc sách giáo khoa kết hợp với nghe giảng và tur ghỉ chép = Kha năng tự hệ thống hóa kiến thức, cũng cổ kiến thức 2 [Năng lực giải

quyế vẫn đề ~ Kĩ năng nhận thức và giải quyết một vẫn dé LS - Kha năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập LS - Kĩ năng đưa ra được cách thức trả lời cho câu hỏi đã dat ra

~ Kĩ năng lựa chọn được cách giải quyết vấn đề LS, tình huống thực tiễn một cách tối ưu

Trang 27

năng phan biện - Kĩ năng trả lời câu hôi, bải tập lịch sử một cách sáng tạo,

~ Kĩ năng nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những, sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn dé LS

4 [Năng lực giao|- Khả năng sử dụng ngôn ngữ lịch sử để

Bây một

tiếp nội dung kiến thức

- Diễn đạt được ngôn ngữ LS qua các thời kị, tránh hiện dai hoa LS, Nẵng lực hợp |- Kĩ năng làm việc theo nhôm, tập thể đề giải quyết một tác, hội nhập _ | nhiệm vụ học tập - Kĩ năng chia sẻ thông tin LS

6 [Năng lực sử | - Kĩ năng khai thác Internet (hông tin tư liệu, tranh ảnh,

dụng công nghệ | bản đề, phim tư liệu ) để tìm kiếm nội dung LS

thông - tỉm _ và | - Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học như sơ đồ tư duy, truyền thông Powerpoint dé trinh bảy nội dung LS

7 | Năng lie sứ|- Kĩ năng tình bày, lập luận, thể hiện chính kiến của

dụng ngôn ngữ _ | mình về một nội dung kiến thức LS bằng ngôn ngữ viết

- Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức LS

# [Năng tive tinh | Sir dung thơng kế tốn học trong học tập bộ môn LS; biết toán vẽ sơ đỏ, biểu đỏ, đồ thị LS TH, 47-48] Từ hệ thống năng lực trên, trong dạy học LS ở trường THPT can, thành, phát triển cho HS các năng lực cụ ~ Năng lực tái hi sự kiện, tượng, nhân vật LS

- Năng lực xác định và giải quyết mỗi liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng LS với nhau

~ Năng lực thực hành bộ môn LS với đồ dùng trực quan

~ Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa

Trang 28

- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài hoc LS từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vat LS

~ Năng lực thể hiện thái độ, cảm xúc, hành vỉ

~ Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức LS đã học để giải quyết những vấn đề

thực tiễn đặt ra

~ Thông qua sir dung ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn để lịch sử

1.1.4 Quan niệm về xây dựng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phỗ thông

Dựa trên các lý luân: Quan niệm về câu hỏi nói chung, câu hỏi nhân thức nói riêng; quan niệm về đồ dùng trực quan quy ước và dựa trên yêu cầu của bộ môn Lịch sử chúng tôi đưa ra quan niệm về câu hỏi nhận thức được xây dựng từ đồ

dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử như sau; Cau hỏi nhận thức được xây dựng từ đỏ dùng trực quan quy wée trong day học lịch sứ là loại câu hỏi nhận thức mà nội dung trả li các câu hỏi đó được xác định thông qua các kiến thức lịch sứ được ấn dẫu dưới các kí hiệu hình học đơn giản của

kệ thông các đồ dùng trực quan qtg ước, qua đó phát triển được năng lực cho HS

trong day học lịch sử ở trường phổ thông

Ví dụ: Khi dạy mục IV.: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (9- 1960), bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miễn Bắc, dấu tranh chống để quốc Mĩ và

chính quyên Sài Gòn ở miễn Nam (1954-1963) (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, Chương trình Chuẩn), GV dựa vào sơ đồ "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đăng” đề

nêu ra câu hỏi nhận thức: "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong bồi

cảnh lịch sử nào? Nêu nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IHI của Đăng", "Tại sao nói đây là đại hội thẳng nhất nước nha?”

Trang 29

Đađiêm |_| Hà Nội

'Đš ra nhiệm vụ chiến lược cho ‘ea nước và của CM từng miễn CN XHCN ở niền Bác, cổ va trở quyết đnh nhất d2 1000 xbãi Se mas ar, mi hỗ và tác động lẫn nhau, tơng sua kẻ hoạch § năm henna (Hoe 1009), lần Bo Chinn tt Sơ đồ 1.2 Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Dang (9/1960)

"Như vậy, sử dụng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước trong

quá trình dạy và học là con đường kết hợp tat yêu chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa lý thuyết và thực tế Nó có tác dụng cụ thể hóa nội dung kiến

thức, góp phần giải quyết nhiệm vụ nhận thức: Từ chưa biết đến biết, từ biết đến

hiểu Câu hỏi nhận thức từ đồ đùng trực quan quy ước nếu được giải đáp sẽ giúp

người học nắm rõ bản cht lịch sử, từ đó GV giúp HS vận dụng những kiến thức

đã học vào học tập cũng như trong thực tế của cuộc sống, góp phần hình thành

phát triển năng lực cho HS

1.1.5 Ý nghĩa cũa việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức tie dé ding trực

quan quy ước để phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông

Ngày nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát t

năng lực HS đang được nhiễu nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử đặc biệt quan tâm ‘Trong phạm vi của đề tải này, chúng tôi chỉ đề cập đến vai trỏ, ý nghĩa của việc

dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực HS, Đây là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối với

Trang 30

GV trong việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT và phát triển toàn điện năng lực các em

Š mặt nhận thức: xây đựng câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước 1à một biện pháp hữu hiệu giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu bản chất sự kiện, hiện tương lich sử, giúp HS phân biệt sự kiện lịch sử này với sự kiện lịch sử khác trong củ một thời kỳ Ví dụ khi học mục IILI “Chiến lược “F

t Nam hóa chiến tranh ” và

'Đông Dương hóa chin tranh” của Mi”, bài 32: Nhân dân hai miền trực tệp chiến đầu chống để quốc Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến dé vita sin xuất

(1965-1973) Từ niên biểu (mở) so sánh sự khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam: hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoàn thành niên biểu và trả lời câu hỏi nỉ

thức: “Âm mưu, thủ doạn của Mỹ trong chiến lược "Việt Nam hỏa chiến tranh” và

'Đông Dương hóa chiến tranh”

cục bộ” của Mĩ

tô điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh

iêm khác biệt cơ bản giữa 2 chiến lược chiến tranh là gì?

‘Thong qua trả lời câu hỏi nhận thức từ đỗ dùng trực quan quy ước sẽ giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử và đem lại cho HS những biểu tượng bên

ngoài về sự kiện lịch sứ Từ đó mà việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ

đồ dùng trực quan quy ước trở thành phương tiên rất có hiệu lực để hình thành khái

niệm lịch sử Hay nói cách khác, nhờ việc xây dựng ví

sử dụng câu hỏi nhận thức

từ đỏ dùng trực quan quy ước mà HS không những nhận thức kiến thức lịch sử ở

cấp độ cảm tính mà cồn được nhận thức ở cắp độ cao hơn là nhân thúc

inh Day là cơ sở quan trọng của việc phát triển năng lực của HS trong day hoe lịch sử

‘Cu hoi nha thức từ đỗ đùng trực quan quy ước còn phát triển khả năng tr duy, quan sắt, tr tưởng tượng và ngôn ngữ lịch sử cúa HS Vì khi vạch ra bản chất các hiện

tương, học sinh diễn đạt những câu trả lời của mình trong những đơn vị tư duy Những,

đơn vị tư duy này sẽ cảng rõ rằng hơn khi HS được học lịch sử bằng đồ dùng trực quan

Trang 31

thống câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước mang tinh logic này sẽ giúp HS hiểu được mỗi liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau

Đồng thời, việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử bao

giờ cũng kết hợp chặt chẽ với sử dụng lời nói Với việc xây dưng và sử dụng câu

hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước sẽ tăng thêm tính chất sinh động, gợi

cảm của bải giảng và gây hứng thú, kích thích lòng say mê tìm ti, khám phá, phát

huy được tí cực trong học tập của HS,

Mặt khác, việc sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thứ

thông qua việc phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học nói chung, trong

của HS Quá trình dạy học là quá trình nhận thức, quá trình nảy được thể hiện

dạy học lịch sử nói riêng Để phát triển năng lực của HS trong dạy học lịch sử, việc sử dụng các câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước đóng vai trỏ hết sức

quan trọng Câu hỏi nhận thức là một thành tổ quan trọng và không thể thiểu cho

một bãi giảng theo hướng phát trn năng hịc của HS, côn dé dùng trực quan quy

ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông rất phong phú đa dạng, lại dễ dàng sử

dụng vào điều kiện dạy học ở các trường phô thông

Về mặt giáo đục: Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng,

trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử ở trường, 'THPT không những cung cắp kiến thức, hình thành khái niệm, giúp HS nêu quy luật lịch sử, rút ra bài học lịch sử và tạo nên sự hứng thú trong học tập mà còn có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng thể giới quan, nhân sinh quan cách mạng; giáo đục tr tưởng, tinh cảm, đạo đức và giáo dục thắm mỹ cho HS thông qua việc giải

quyết nhiệm vụ nhận thức, từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách, năng

lực thể hiện thái đô, cảm xúc cho các em Bởi HS luôn có những tình cảm thật sự trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử, điều nảy cảng được thể hiện rõ qua việc trả lời câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước, đúng như N.V.Savin đã khẳng,

dinh: “Tu duy trở nên sinh động, say sưa, hỗi hộp, thẩm mỹ Điều này góp phẩn làm

cho việc vạch ra nội dung khái niệm của đối tượng được tư duy đây đủ, sâu sắc Hơn " [I, tr30]

Trang 32

Vi du: Khi dạy mục IIL2 “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975” Từ "hiển dịch Huế-Đà Nẵng (3-1973)”, bài 23: “Khôi phục và phát triển Kinh lược đt tế-xã hội ở miễn Bắc, giải phóng hoàn toàn miễn Nam (1973-1975", GV sử dụng câu hỏi: I sao khi chiến dịch Tây Nguyên còn đong tp diễn, Bing ta quydt inh mở chiến dịch Hué-Đà Nằm; Trên cơ sở kiến thức học sinh vừa học ở chiến dịch de địch rút khỏi ‘Tay nguyên về Duyên hãi miễn Trung (chủ yêu là Đã Nẵng, Huổ), tạo nên một lực Tây Nguyên kết hợp với quan sát lược đồ, HS sẽ nhận thấy được: Vi lượng ô hợp đông nhưng không mạnh, rồi loạn, mắt tỉnh thản Tranh thủ tình hình dịch Hué-Da đó, Đảng ta chủ trương mở chi ing để tiêu diệt lực lượng địch, mở

xông vùng giải phóng, tao điều kiện để mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn

Như vậy, qua câu hỏi nhận thức trên, GV giúp HS thấy rõ được chủ trương,

kịp thời, đúng đắn của Đảng Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Từ đó củng cố niềm tin

của HS vào sự lãnh đạo của Dăng trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay

Về mặt phát triển: Ngoài ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục thì việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực HS trong day học lịch sử trường THPT còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp HS phát triển năng lực tư duy, khả năng quan sắt, trí tưởng tượng và năng lực

sử dụng ngôn ngữ của HS Vì câu hỏi nhận thức cũng như đồ dùng trực quan

không khôi phục lại hình ảnh của sự vật, hoạt động của con người, đời sống xã hội trong thể hoàn chinh mà chỉ phản ánh những mặt định lượng và định tính của quá trình lịch sử Do đó, khi

như sơ đỏ, lược đỏ, niên biếu buộc HS phải suy nghĩ, phán đoán, hình dung lại sy

iếp nhận câu hỏi nhận thức từ đỏ đùng trực quan quy ước kiện đã từng diễn ra trong quá khứ (dựa trên đồ dùng trực quan quy ước mà GV đưa én thire mà HS đã có và tư duy của bản thân mà HS có thể trả lời

a) công với vốn

được cầu hỏi nhận thức Thông qua quá trình đỏ sẽ phát triển năng lực sáng tạo,

năng lực giải quyết vẫn đề

Với ý nghĩa về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của việc xây dựng và sử

dụng câu hỏi nhân thức từ đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử sẽ góp phần rắt lớn trong việc nâng cao chất lượng day

Trang 33

học lịch sử, gây hứng thú và là nhân tổ quan trong trong việc thực hiện có hiệu quả năng lực HS đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát tr 1.2 Cơ sở thực Đề có những nhận xét khách quan, khoa học về nhân thức và thực tị của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 & trường THPT (Chương trình Chuẩn) và làm căn cứ cho công tác nghiên cứu để tải, chúng tôi đã tiền hành điều tra, khảo sát đổi với GV và HS ở các trường THPT trên

địa bàn thành phố Kon Tum

1.2.1 Mục đích điều tra

Điều tra thực tế tỉnh hình nhận thức về mục đích, ý nghĩa vi:

sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triỂn năng lực HS

ly dung và

trong dạy học lịch sử, từ đó để xuất các nguyễn tắc và biện pháp xây đựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát tri

Nam giai đoạn 1954- 1975 ở trường THPT

năng

lực HS trong dạy học lịch sir Vid (Chương trình Chuẩn)

1.2.2 Đối tượng điều tra

Công tác điều tra được tiến hành đối với 15 GV và 640 HS ở các trường trên địa bàn thành phố Kon Tum, tinh Kon Tum gồm: Trường THPT Chuyên Nguyễn

Tắt Thành, Trường THPT Kon Tum, Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh, Trường 'THPT Trường Chinh

1.3.3 Phương pháp điều tra

'Để tiến hành điều tra, chúng tôi đã trực tiếp đến các trường để quan sát, dự

© GV va HS, Mat kha

giờ, trao đối, tiếp xúc với cá chúng tôi đã phát các phiếu

theo mẫu để thăm dò ý kiến của GV và HS, nhằm xem xét tình hình day học lịch

sử, đặc biệt là việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan

quy ước theo hướng phát triển năng lực của HS trong dạy học lịch sử ở trường, phổ thông

Trang 34

~ Đối với GV: Chúng tôi sử dụng mẫu phiếu với 9 câu hỏi để kiểm tra nhận thức của 1 GV về: Khái niệm, hình thức, ý nghĩa của việc xây dựng và sử

dụng câu hỏi nhân thức từ đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực của IIS hiện nay ở trường THPT (xem phụ lục 1)

~ Đối với HS: Chúng tôi đưa ra mẫu phiếu điều tra gồm 9 câu hỏi, điều tra 640

HS Qua điều tra để các em phán ánh tình hình day học lịch sử theo hướng xây dựng, và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ đùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực HS của GV ở trưởng phỏ thông (xem phụ lục 2) theo 3 hướng: Hứng thú của học sinh khi GV sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực các em; mức độ, hình thức và hiệu quả của việc xây dựng và sir dụng câu hỏi nhân thức từ đỗ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực

125, Kétqué didu tra

-Đỗi

¡ GV:

+ Qua thực tế đi tra cho thấy, nếu GV xây dựng và sử dụng câu hỏi nhân thức từ đồ dùng trực quan quy ước một cách hợp lý thi sẽ góp phần tỏ chức tốt hoạt

động nhận thức của HS Giúp HS phát triển năng lực, nắm vững tr thức

+ Qua điều tra, thăm dò ý kiến 15 giáo viên ở 4 trường trên, chúng tôi nhận

thấy đa số GV ý thức rất rõ ý nghĩa va thm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhân thức từ đỏ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực HS Có 15/15 GV (100%) đồng ý với ý kiến: *X4y đựng và sử đụng cẩu hỏi nhận thức từ đô dùng trực quan quy ước một cách phù hợp sẽ giúp phát triển năng

lực học sinh, đem lại hiệu quá tốt cho giờ học”

+ Khi được hỏi về mức độ xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực học sinh, có 4/15 GV (26,67%) được hỏi

trả lời thường xuyên

ây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Có 10/15 GV (66,67%) trả lời sử dụng ở mức độ vừa phải (Thỉnh thoảng có sử dụng) Với câu hỏi khi day học lịch sử ở trường THPT thầy (cô) sử đụng phương pháp day học nảo dé phát triển năng lực học sinh? Chỉ có

Trang 35

4/15 GV (26,67%) trả lời có chú ý kết hợp sử dụng câu hỏi nhận thức kết hợp với đỗ dùng trực quan quy ước

~ Đối với HS

Chúng tôi trực tiếp đến các trường THPT để trao đổi, thu thập ý kiến của HS về tình hình giảng dạy lịch sử ở trường; thăm dò thái đô, hứng thú của các em về

việc GV xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước đẻ phát triển năng lực HS,

Qua kết quả điều tra HS chúng tôi thấy, khi hỏi về vấn đề GV có thường,

xuyên sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước nhằm phát triển

năng lực học sinh, có đến hơn 46% HS cho rằng GV it xy dựng và sử dụng câu hỏi

nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực của HS Đề

cập chất lượng

à hiệu quả sử dụng cả

hỏi nhận thức từ đổ dùng trực quan quy ướt do GV đặt ra, có đến 31% HS cho rằng bình thường, nhưng cũng có đến hơn 60%

HHS trả lời có hững thủ và tiếp thu bài tốt khỉ GV sử đụng câu hỏi nhận thức kết hợp

Theo em Lê Huy Khôi, lớp 12A2, Trường THPT

với đổ dùng trực quan quy tr

Chuyên Nguyễn Tit Thanh (Kon Tum): “Em mong muốn các thầy cô thưởng xuyên sử dụng câu hỏi nhận thức, đô dùng trực quan trong giờ học lịch sử để giúp các em

nhanh tiếp thu bài mới và hiểu kĩ bài hơn”

Nhu vậy, qua điều tra GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố

'Kon Tum, chúng tôi rút ra một số kết luận chung như sau:

"Một là: Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ đũng trực quan quy

ước dé phát triển năng lực HS trong day học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam

giai đoạn 1954-1975 nói riêng đã được nhiều GV nhận thức đúng tẩm quan trọng của nó, song việc áp dụng vẫn chưa đạt hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy tại

trường THPT Qua điều tra, chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân, trong đồ nguyên

nhân cơ bản thuộc về phía người dạy và người học Về phía người dạy chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy họe, nhất là chưa sử dụng hiệu quả câu hỏi nhận thức từ đỏ dùng trực quan quy ước theo hướng phát triển năng lực của HS, Sử dụng câu hỏi từ đồ dùng trực quan quy ước chưa phù hợp nên chưa phát huy được năng lực học

Trang 36

sinh Về phía người học, nhiễu HS chưa thật sự hứng thú học tập, chưa biết cách

sử

chủ đông tiếp nhân kiến thức lị

Hai là, đễ khắc phục tình trạng trên, cằn phải tiến hành đổi mới phương phá day học lịch sử Trong quá trình đổi mới đó, cần chú ý việc xây dựng và sir dung hỏi nhận thức từ đồ đùng trực quan quy ước có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển âu hỏi nhận thức, đồ dùng trực quan quy ude vi sir dung câ năng lực HS .Ba là, đễ thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ:

đỗ dùng trực quan quy ước để phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử phải tiến hành đồng bộ, toàn điện và hữu hiệu Trong đó GV chủ động xây dựng và sử dụng câu hỏi nhận thức từ đồ dùng trực quan quy ước trong quá trình giảng dạy; HS phải

tích cực tham gia trả lời câu hỏi nhận thức nhất là khi có sự kết hợp với đồ dùng trực quan quy ước Đặc biệt, cần tích cực tiến hành sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn

nguồn câu hỏi nhận thức, đỏ dùng trực quan quy ước theo từng bài, từng chương, phù hợp với chương trình, nội dung và kiến thức cơ bản của SGK tạo điễu kiện

thuận lợi cho GV trong việc giảng dạy

Trang 37

'CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÂU HÔI NHẬN THỨC TỪ ĐỒ DÙNG

'TRỰC QUAN QUY ƯỚC ĐỀ PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 ĐÊN 1975 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHƠ THƠNG (CHƯƠNG TRÌNH CHN)

2.1 Nội dung lịch sử Việt Nam tir 1954 dén 1975 ở trường Trung học phổ

thông (Chương trình Chuẩn)

* Xây đựng chủ nghĩa xã hội ở miễn Bắc, đấu tranh chống Mĩ và tay sai ở miễn Nam (1954 - 1965)

Với Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miễn, với hai chế độ chinh trị khác nhau Miễn Bắc hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Mĩ vào

thay chân Pháp, đưa Ngô Dình Diệm lên nắm chính quyển, âm mưu chỉa cất lâu dài nước Việt Nam, biến miỄn Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mũ Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng nước ta đồ là phải đồng thời thực hiện cách

mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dẫn chủ nhân đân ở miễn

Nam, tiến tới hòa bình thổ en ất nước

Sau khi hoàn toàn được giải phóng, miền Bắc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” Từ cuối 1953 đến năm 1956 đã thực hiện 5 đợt cải cách Kết quả, thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bỏ, 1,8

triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu nông hộ Khẩu hiệu “người cảy có

ruộng” đã hoàn thành Mặc dù có những hạn chế, việc cải cách ruộng đất đã đưa

đến xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đắt phong kiến Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miễn Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cổ

'Từ năm 1961 đến năm 1965, miễn Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm

với mục tiêu bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

"Nhiều phong trio thi đua yêu nước diễn ra sôi nỗi

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), nhân dân miền Nam chuyên từ đấu tranh vũ

trang trong khang chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi th hành Hiệp

định, rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách

Trang 38

khủng bố của kẻ thù Những năm 1957 - 1959, Mĩ và ta

lực khủng bổ phong trào đầu tranh của quần chúng Tháng 5/1959, chính quyển Sai sai tăng cường dùng bạo

Gon ra Luật 1Ú - 59, đặt công sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách

mạng bị tổn thất nặng nề Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện

pháp quyết liệt để đưa cách mạng tiến lên Trong bồi cảnh đó, Hội nghị lần thứ 15

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mang

bạo lực, chuyên cách mạng miễn Nam tiến lên đấu tranh vũ trang Từ năm 1960 đến

năm 1966, quân và dân miễn Nam đã giành những thắng lợi hết sức quan trọng trên mặt trận quân sự như thắng lợi của phong trào "Đồng khởi” (tháng 11960), đặc biệt là đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - một loại hình chiến tranh thực

dân mới, được tiền hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống có vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bi kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống,

lại các lực lượng cách mạng và yêu nước Buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở miễn Nam

* Nhân dân hai miễn trực tiếp chiến đấu chồng để quốc Mĩ xâm lược (1965 - 1968)

bại của chiến lược "Chiến tranh đặc

Ở miễn Nam, san ệt", Mĩ chuyển

sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ" Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược

thực dân mới, được tiền hành bằng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và

quân đội Sài Gỏn nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giảnh lại thế chủ động trên chiến trường Dưới sự chỉ đạo của Đảng, quân dân miền Nam đã anh

dũng đấu tranh chống Mĩ và giảnh được những thẳng lợi hết sức vang dội như: chiến thắng Núi Thành, Vạn Tường năm 1965, đập tan 2 cuộc phản công chiến lược

mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967) Đặc biệt, cuộc Tổng tiền công và nỗi dậy Tết Mậu Thân (1968) diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô

thị, mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 rạng sáng 31/1/1968 đã làm lung lay ÿ chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bổ *Phi Mĩ hóa chiến tranh", ngừng ném bom miễn Bắc vả ngồi vào bản

đảm phán Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, mở ra bước ngoặt của cuộc

kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

Trang 39

Ø Miễn Bắc, năm 1964, Mĩ dựng lên *Sự kiện vịnh Bắc Bô”, sau đó lấy cớ "tả đũa” quân giải phóng tiến công quân Mĩ ở Plâyku, chính thức tiến hành cuộc

chiến tranh phá hoại miễn Bắc lần thứ nhất Chúng huy động một lực lượng không

quân và hải quân lớn, gồm hàng nghìn máy bay tối tân như F1], B52 và các vũ

khí hiện đại, leo thang đánh phá miền Bắc Quân dân miễn Bắc vừa chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miễn Nam

* Chiến đầu chống chiến lược "Việt Nam hỏa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973) Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bổ”, Mĩ phải chuyển sang chiến

lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” Chiến lược

này được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ, do cổ vấn Mĩ chỉ huy

Năm 1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia, đập tan

cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 van quân Mĩ và quân đội Sài Gon, giải

phóng nhiều vùng đất đại rộng lớn Dầu năm 1971, bộ đội Việt Nam phối hợp với

quan đân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”, giữ vững hành lang chiến

lược của cách mạng Dông Dương Từ ngày 30/3/1972, quân ta mở c công

chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu, cùng với các hướng tiến công ở

Đông Nam bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng khắp miền Nam Giáng đòn năng, vào chiến lược *Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Ngảy 16/4/1972, Tổng thống Nich-xơn phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt là mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy

bay B52 vào Hà Nội và Hai Phòng Quân và dân miễn Bắc đã làm nên trận "Điện

Biên Phủ trên không”

* Miền Nam đẫu tranh chống địch “bình định - lắn chiếm” tạo thể và lực

tiễn tới giải phóng hoàn toàn miễn Nam (1973 - 1975)

Trên cơ sở hiệp định Pari, ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miễn Nam, nhưng Mĩ vẫn theo đuổi mục tiêu “Việt Nam hoá chiến tranh”, giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài

Gòn Chính quyển Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Par, tiến hành chiến dich “tran ngập lãnh thé”, mở những cuộc hành quân "bình dinh - lin chiém” ving giải phóng

Trang 40

“Tháng 7/1973, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 21, nhận định kẻ thù vẫn

là để quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu; xác định nhiệm vụ cơ bản của cách

mạng miễn Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; khẳng định

con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, đấu tranh trên ba

mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao Thực hiện Nghị quyết 21, cuối năm 1973,

quân và dân miền Nam đã chủ động mở các cuộc tiền công, trọng tâm là đồng bằng

Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giảnh thắng lợi vang dội ở Dường 14 - Phước

Long (6/1/1975) Trận trình sát chiến lược Phước Long cho thấy rõ sự suy yếu của

quân đội Sai

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Hội nghị Bộ Chính trị và Hội nghị Bộ Chính

iồn và khả năng can thiệp của Mĩ là rắt hạn chế

trị mở rộng đã họp đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976 Hội nghỉ nhắn mạnh, nếu thời cơ chiến lược đến vào

đầu hoặc cuỗi năm 1975 thi lập tức giải phóng hoàn toàn miễn Nam trong năm 1975, cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Bộ Chính trị, quân và dân miền Nam đã vùng dậy tiến công địch trên toàn miền Nam, mở đầu bằng thắng lợi chiến

địch Tây Nguyên tháng 3/1975, mở ra quá trình sụp đồ hoàn toàn của quân đội và chính quyển Sài Gòn Sau thẳng lợi của các đòn tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phỏng miễn Nam”, quyết

ai Gon =

định mở cuộc tổng tấn công vào

30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu chiến ia Dinh 11h30 phút ngày

dịch Hồ Chí Minh toàn thắng Cùng thời gian trên, lực lượng vũ trang và nhân

đân các tỉnh còn lại tiến công và nỗi day, theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh Đến ngày 2/5/1975, Châu Đốc là

tỉnh cuối cùng ở miễn Nam được giải phỏng

Ngày đăng: 29/08/2022, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN