Mô hìnhnuôiHeothịt
hướng nạt
- Củ Chi là huyện ngoại thành mà sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,
bên cạnh đối tượng là cây trồng như lúa, rau, hoa… thì nuôiheo cũng được bà
con nông dân quan tâm nhất là những hộ nông dân ít vốn, nghèo. Thực hiện
chủ trương cúa Trung tâm Khuyên nông trong việc thực hiện chương trinh
khuyến nông hỗ trợ cho hộ nghèo, góp phần giảm hộ nghèo tăng hộ khá của
thành phố, năm 2010, trạm Khuyến nông Củ chi đã triển khai môhình “ Chăn
nuôi heo th
ịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường” tại 2 xã Thái Mỹ và Xã
An Phú.
- Môhình được thực hiện cho 12 hộ nghèo, với 24 con giống heothịt (mỗi hộ
2 con)/heo lai 3 máu (Yorkshire x Landrace x Duroc) hoặc 4 máu (Yorkshire
x Landrace x Duroc x Pietrain ) được mua từ các trại heo có uy tín trên địa
bàn thành phố, đây là loại heo có tỷ lệ nạc cao (từ 55 – 57%), tăng trọng
nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. Sau hơn 3 tháng (heo giống có trọng lượng 20
kg/con) đưa vào nuôi cho thấy, đàn heo sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng
đạt bình quân từ 92 – 95 kg/con, mức tăng trọng đạt 720 – 750g/con/ngày, tỷ
lệ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (FCR) = 2,45 (đạt mục tiêu môhình đề
ra). Trong quá trình nuôi bà con nông dân được hướng dẫn áp dụng quy trình
kỹ thuật ch
ăn nuôi heothịthướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường và sử dụng
thuốc thú y có kiểm soát nên đàn heo không bị dịch bệnh. Chất thải chăn nuôi
được xử lý trước khi tận dụng làm thức ăn cho cá và bón cho cây xanh, các hộ
có điều kiện thì đưa vào bể biogas xử lý, vừa đảm bảo môi trường sạch sẽ lại
có khí gas đun nấu trong gia đình.
- Kết thúc thời gian thực hiện mô hình, Anh Triều ở
ấp An Hòa, xã An Phú –
Huyện Củ Chi phấn khởi chia sẻ: “Chăn nuôiheo theo phương thức này
không bị dịch bệnh, heo dễ nuôi, lớn nhanh, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so
với giống heo lai tạp kém phẩm chất tại địa phương. Sau hơn 3 tháng nuôi
cho lãi trên 1.200.000 đồng/con (giá heo hơi 54.000đ/tạ), đặc biệt chăn nuôi
heo thịthướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường kết hợp với xây dựng bể
biogas không ph
ải mất nhiều công trong việc xử lý chất thải mà còn tiết kiệm
khoảng 200.000 đồng/tháng tiền mua chất đốt”.
- Trong khi đó Ông Hồ Văn Diên, ấp Mỹ Khánh B, Xã Thái Mỹ – Huyện Củ
Chi. Hộ tham gia môhình thuộc diện hộ nghèo cho biết : “Chăn nuôiheo theo
kỹ thuật của cán bộ khuyến nông hướng dẫn về biện pháp phòng trừ dịch
bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng đã giảm được dịch b
ệnh,
không ô nhiễm môi trường, heo tăng trọng nhanh…Đây là môhình rất dễ áp
dụng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình, nhất là các
hộ nghèo…. Sau hơn 3 tháng nuôi, trọng lượng heo đạt bình quân 92 – 95
kg/con; giá bán 54.000 đồng/kg heo hơi, sau khi trừ chi phí 1.200.000 –
1.500.000 đồng/con. Đây là mức lời mà tôi chưa từng thấy bao giờ”.
- Trong buổi hội thảo tổng kết mô hình, Ông Nguyễn Văn Hoàng – Chủ tịch
Hội Nông dân xã Thái Mỹ (xã nông thôn mới) cho biết: “Để nhân rộng mô
hình này trong thời tới, ngoài việc tổ chức tập huấn chuyển giao KHCN,
tuyên truyền vận động người dân áp dụng KHKT mới thì cần có sự hỗ trợ cho
người dân có điều ki
ện chủ động nguồn cung cấp con giống đảm bảo chất
lượng, đẩy mạnh công tác thú y, chăn nuôiheo theo hướng VietGAHP. Một
yếu tố khá quan trọng là phải giúp cho được người chăn nuôi tìm đầu ra cho
sản phẩm để bà con an tâm sản xuất”.
- Thành công bước đầu mô hìnhnuôiheothịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi
trường (hỗ trợ hộ nghèo) tại các xã nông thôn mới ở Huyện Củ Chi góp phần
giúp người dân nâng cao hiệ
u quả kinh tế, đổi mới tư duy, phương thức sản
xuất đồng thời tạo nguồn thực phẩm tốt, sạch bệnh cung cấp cho thị trường
vốn đang dần đòi hỏi về chất lượng, tăng thu nhập cải thiện đời sống từng
bước giúp các hộ này vươn lên trong cuộc sống. Để nhân rộng mô hình, thiết
nghĩ, các địa phương cần
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật
trên các phương tiện thông tin đại chúng và cung cấp các địa chỉ về cung ứng
giống, thức ăn, thuốc thú y … Nếu làm tốt các phần việc đó, tin rằng, người
dân sẽ đổi mới phương thức chuyển sang chăn nuôi theo quy trình thâm canh
đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh. Đây chính là cách để vừa
khai thác tối đa tiềm năng, lợ
i thế về đất đai, lao động tại địa phương, đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, góp phần xây
dựng nông thôn mới phù hợp với xu hướng phát triễn của xã hội.
. tiêu mô hình đề
ra). Trong quá trình nuôi bà con nông dân được hướng dẫn áp dụng quy trình
kỹ thuật ch
ăn nuôi heo thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi. Củ chi đã triển khai mô hình “ Chăn
nuôi heo th
ịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường” tại 2 xã Thái Mỹ và Xã
An Phú.
- Mô hình được thực hiện cho