Doanh nghiệpnướcngoài lăm lechia 'bánh'
TMĐT ViệtNam
Khởi đầu cho làn sóng vào VN là eBay, một trong những mạng mua bán
hàng trực tuyến toàn cầu nổi tiếng đã đặt chân vào VN hồi tháng 6 năm
ngoái qua việc liên kết với website chodientu.com. Sự kiện này đã đánh dấu
bước ngoặt mới để việc mua bán trực tuyến tại VN có thể nối kết với hệ
thống quốc tế của eBay.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong nước trước đây không thể mua hàng qua
kênh thanh toán PayPal (công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền và thanh toán
qua Internet chiếm thị phần rất lớn trên thế giới), thì nay đã được đảm bảo
qua trung gian Chợ điện tử. Giao dịch bán sản phẩm qua hệ thống này đang
được triển khai để có thể hoạt động trong năm nay.
Ngoài ra, các đại gia Yahoo, Google đã có những bước đầu thâm nhập vào
thị trường VN bằng việc cung cấp một loạt dịch vụ cá biệt hóa dành riêng
cho cộng đồng nói tiếng Việt. Cụ thể như Yahoo mới đây đã chính thức ra
mắt Công ty TNHH Yahoo VN, sau hơn 2 năm mở văn phòng đại diện.
Alibaba là một trong những sàn thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với
doanh nghiệp) hàng dầu thế giới đã lựa chọn Vinalink là đối tác chính tại
VN. Vinalink được quyền cung cấp các công cụ Alibaba trên hệ thống
website của mình.
"VN có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử", ông Vũ
Minh Trí, Giám đốc Yahoo VN, nhận định. Ông Trí phân tích, các nước phát
triển khác có sẵn hệ thống thanh toán điện tử nên phát triển kinh doanh rất
thuận lợi. Tuy nhiên, loại hình này dễ bị kìm hãm bởi số lượng người sử
dụng Internet vẫn dẫm chân tại chỗ qua nhiều năm.
Tuy nhiên, trước mắt khi muốn đầu tư vào VN, các nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán trực tuyến nướcngoài thường chọn xu hướng liên kết với một đối
tác trong nước để có nhiều thuận lợi hơn. "Các doanh nghiệpnướcngoài sẽ
đầu tư vào VN theo hướng hợp tác cùng một đơn vị tiềm năng, biết rõ thị
trường", ông Nguyễn Hòa Bình, đại diện eBay tại VN, khẳng định. Ông này
dự báo sẽ không có nhiều công ty nướcngoài "tự thân" kinh doanh mô hình
này trong nước vì sợ rủi ro.
Ngay cả Yahoo, mặc dù đã thành lập công ty tại VN gần nửa năm qua,
nhưng ông Trí vẫn xác định: "Yahoo sẽ tìm kiếm một đối tác VN có sức hút
nhất để tạo lợi nhuận cho đôi bên vì đây là phương thức kinh doanh thích
hợp hiện nay".
Song song đó, các doanh nghiệpnướcngoài cũng cho rằng, việc lựa chọn
sản phẩm nào để kinh doanh thương mại điện tử cũng là một nhân tố rất
quan trọng. Bởi với một đất nước có nền "kinh tế lề đường" như VN, người
tiêu dùng có thể mua các mặt hàng bất cứ đâu khi ra đường, thì việc giao
nhận hàng online không thể nào cạnh tranh được.
Thương mại điện tử ngày càng trở nên sôi động tại VN, tuy nhiên theo giới
kinh doanh, hành lang pháp lý vẫn còn là rào cản tuy đã có những bước tiến
mới. Ví dụ như trước đây các công ty nướcngoài chỉ có thể mở văn phòng
đại diện và không được trực tiếp làm kinh tế tại VN, thì nay đã có thể được
cấp phép để kinh doanh Internet. Song những quy phạm pháp luật liên quan
đến thương mại điện tử hiện vẫn chưa đầy đủ. Điển hình như quy định về
việc quản lý, kiểm soát thuế với các giao dịch trên mạng, biên giới giữa các
dịch vụ cung cấp trong, ngoàinước ở môi trường online và cả việc kiểm
định nội dung, uy tín cho một doanhnghiệp kinh doanh trên Internet đang
gặp vướng mắc.
. Doanh nghiệp nước ngoài lăm le chia 'bánh'
TMĐT Việt Nam
Khởi đầu cho làn sóng vào VN là eBay, một. toán trực tuyến nước ngoài thường chọn xu hướng liên kết với một đối
tác trong nước để có nhiều thuận lợi hơn. "Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ
đầu