1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam docx

20 769 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 265,62 KB

Nội dung

1 Luận văn Quyền nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam 2 PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, các ngành kinh tế của Việt Nam đã có rất nhiều những thành tựu lớn trong đó có ngành Thương Mại, ngành này đã có những đột phá đạt được những kết quả rất quan trọng từ khi thực hiện đường lối đổi mới. Quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rộng. Hội nhập kinh tế Quốc Tế được tiến hành chủ động đạt được nhiều kết quả: ký hiệp định Thương Mại với 80 nước. Điểm lại các mốc lịch sử đã qua, chúng ta thấy ngành Thương Mại sau 55 năm xây dựng trưởng thành đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Phạm vi hoạt động Thương Mại ngày càng phát triển mở rộng ở trong nước cũng như nước ngoài. Cơ cấu tổ chức của ngành Thương Mại từ trung ương đến địa phương không ngừng được củng cố hoàn thiện. Luật Thương Mại là môn học có quan hệ chặt chẽ với môn luật kinh doanh cũng như luật tư pháp, là môn khoa học chủ yếu rất cần thiết với những sinh viên ngành kinh tế, đặc biệt là những sinh viên quản lý - kinh doanh, những người quản lý kinh tế tương lai, những thương nhân tương lai thì việc học môn luật Thương Mại là rất quan trọng, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta khi mà chính phủ 2 nước Việt - Mỹ đã thông qua hiệp định Thương Mại Quốc Tế đang từng bước chuẩn bị những điều kiện để tham gia WTO. Luật Thương Mại được giảng dạy nhằm đạt yêu cầu: Bảo đảm cho người học nắm được những kiến thức pháp lý cơ bản về Thương Mại, các tập quán, thông lệ Quốc Tế liên quan đến các giao dịch Thương Mại với thương nhân nước ngoài , trên cơ sở trên cơ sở đó bước đầu làm quen với việc vận dụng luật Thương Mại vào những tình huống cụ thể đặt ra, trong Thương Mại giao dịch Quốc tế để phòng tránh những rủi ro, tổn thất có thể gặp phải trong quan hệ Thương Mại Quốc Tế với các chủ thể khác. Do đó việc học nghiên cứu về luật Thương Mại là vô cùng cần thiết.Trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế Quốc Tế thì vai trò của việc giao dịch buôn bán trong nước cũng như ngoài nước trở nên rất quan trọng. Với tư cách là một sinh viên nghiên cứu học tập trong ngành kinh tế, em nhận thức được việc học tập, tìm hiểu về luật Thương Mại sẽ rất cần thiết cho công việc của em sau này, khi đã thành một nhà 3 doanh nghiệp trẻ. Chính vì vậy cho nên em đã chọn cho mình đề tài: Quyền nghĩa vụ của Thương Nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. PHẦN II: NỘI DUNG A. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG NHÂN 1. Khái niệm : Thương nhân là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ yêu cầu hoạt động Thương Mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động Thương Mại thì được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trở thành thương nhân(Theo điều 17 mục 3 luật Thương Mại nước Việt Nam). Ngoài ra, tại nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 31-7-1998 trong mục về kinh doanh xuất nhập khẩu cũng quy định: “ Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận kinh doanh” Như vậy thương nhân có thể hiểu là các cá nhân pháp nhân kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật được phép quan hệ trao đổi Thương Mại với các thương nhân nước ngoài . Theo luật Thương Mại Quốc Tế : thương nhân là các bên tham gia vào các hoạt động Thương Mại Quốc Tế để hưởng các quyền các nghĩa vụ nhất định 2. Phân tích khái niệm: - So với luật Thương Mại Việt Nam, thì luật Thương Mại Pháp lại có khái niệm hơi khác một chút, theo bộ luật Thương Mại Pháp thì thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại đó là nghề thương xuyên của họ. Luật Thương Mại Pháp còn làm rõ thêm là một người muốn được xác định là thương nhân thì không những họ phải thực hiện những hành vi thương mại mà công việc đó phải là nghề nghiệp thường xuyên của họ. 4 -Một số quốc gia khác còn đưa thêm một dấu hiệu của thương nhân là phải thực hiện các hành vi Thương Mại nhân danh mình lợi ích của bản thân mình. -Theo điều 104 Bộ luật Thương Mại Hoa Kỳ thì thương nhân là những người thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của các hợp đồng Thương Mại . Trong phần khái niệm về thương nhân này, chúng ta cần phải hiểu rõ một số khái niệm sau: a.Cá nhân: - Cá nhân muốn trở thành thương nhân phải thoả mãn một số điều kiện do pháp luật quy định. - Luật Thương Mại Việt Nam quy định: Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đân sự đầy đủ nếu có yêu cầu hoạt động Thương Mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trở thành thương nhân. Theo luật của ta thì những người có năng lực hành vi dân sự là những nhười có năng lực pháp luật tức là những người được pháp luật trao cho quyền năng lực hành vi tức là khả năng của người đã được pháp luật giao quyền. Theo bộ luật dân sự của Việt Nam, người chưa đủ 18 tuổi khi giao kết thực hiện các hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các hợp đồng dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đủ15 tuổi trở lên chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình ký kết thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp có các quy định khác. Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá sản của gia đình, nếu toà án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi thì việc giao kết các hợp đồng dân sự có liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ hợp đồng dân sự nhỏ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. So với ta thì pháp luật của các nước phương tây có 2 điều kiện : điều kiện con người điều kiện liên quan tới nghề nghiệp, công việc hoạt động của họ. Về 5 điều kiện liên quan tới con người, pháp luật các nước nói chung đều thống nhất là: Cá nhân muốn là thương nhân phải có năng lực pháp luật năng lực hành vi - điều này giống với luật của ta. Về điều kiện liên quan tới công việc, hoạt động của thương nhân, pháp luật các nước quy định không giống nhau. Ví dụ: Luật của Nhật Bản quy định “thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia vào các giao dịch Thương Mại như là một nhà kinh doanh” (Điều 4 Bộ luật Thương Mại Nhật Bản - luật số 48 ngày 9/3/1899) b. Pháp nhân : Theo diều 17 luật Thương Mại Việt Nam thì các pháp nhân có đủ điều kiện để kinh doanh Thương Mại theo quy định của pháp luật cản trở thành thương nhân là chủ thể của luật Thương Mại Quốc tế đó là: - Các doanh nghiệp nhà nước (Luật doanh nghiệp nhà nước 1995). - Tổ hợp tác (Luật hợp tác xã 1996). - Công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật công ty 1990). - Doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996). - Nhóm kinh doanh. - Doanh nghiệp các tổ chức chính trị – xã hội. - Hộ gia đình. Trên đây ta thấy các loại doanh nghiệp nói trên đều có đặc diểm chung là: - Tài sản của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu (Hoặc quyền quản lý) của doanh nghiệp. - Là pháp nhân kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. - Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các tài sản các khoản nợ của doanh nghiệp không thuộc phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của doanh nghiệp. *Pháp nhân: Là 1 tổ chức, nghĩa là 1 số người liên kết với nhau, có quyền hạn ngang nhau hình thành ra 1 tổ chức đăng ký đúng thủ tục pháp luật, có cơ cấu chặt chẽ, có tài khoản, có trụ sở giao dịch, có con dấu chính thức chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình tự chịu trách nhiệm trước pháp lý 6 về toàn bộ hoạt động của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. - Các doanh nghiệp tư nhân theo luật Thương Mại Việt Nam thì không phải là những chủ thể của luật Thương Mại. Các doanh nghiệp tư nhân thực chất là các cá nhân có địa vị pháp lý nhưng không phải là pháp nhân vì các thành viên không có trách nhiệm ngang nhau. Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp, do đó trong khuôn khổ pháp luật họ tự quyết định các hoạt động kinh doanh của mình tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động của mình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cuả mình trong đó doanh nghiệp tư nhân có thể có 1 cơ cấu tổ chức hoặc không có cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức đựợc tính toán rất chặt chẽ, các doanh nghiệp tư nhân tuỳ thuộc vào quy mô có thể đăng ký ở huyện hoặc ở tỉnh, toàn bộ vốn huy động vào kinh doanh phải đăng ký đầy đủ theo pháp luật. * Tổ hợp tác: được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã của từ 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản công sức, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động của mình. * Hộ gia đình: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể của hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực đó. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình, giao kết các hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình, những thành viên trong gia đình có thể là chủ hộ. 3 .Những trường hợp không được công nhậnthương nhân : - Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù. 7 - Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hành các tội khác theo quy định của pháp luật. Trên đây ta thấy so với luật Thương Mại Quốc Tế , Luật Thương Mại Việt Nam có những điểm khác: Ví dụ như so với luật Thương Mại của Bộ Luật Thương Mại Pháp thì những quy định các trường hợp cá nhân không thể trở thành thương nhân như sau: - Những người thuộc loại “Bất khả kiêm nhiệm” như công chức, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, một số đối tượng khác như cố vấn pháp lý, kiểm toán viên. Điều này khác với luật của ta, theo luật của ta thì bất cứ ai ( cá nhân ) đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định pháp luật nếu có giấy chứng nhận kinh doanh thì trở rhành thương nhân trong những trường hợp không được công nhậnthương nhân theo luật Thương Mại Việt Nam cũng không quy định về điều kiện “Bất khả kiêm nhiệm này” 8 B. QUYỀN NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM THUỘC CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ I. Quyền của Thương nhân Việt Nam : 1.Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý điều hành hoạt động thương mại: *Việc thuê người quản lý, điều hành hoạt động thương mại phải được lập thành văn bản hợp đồng. *Thương nhân phải chịu trách nhiệm về những hoạt động thương mại của người mình thuê theo nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng. * Người được thuê quản lý, điều hành phải chịu trách nhiệm với thương nhân theo hợp đồng đã ký với thương nhân. 2. Thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại: Thương nhân được thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật. 3. Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân: *Thương nhân được đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước ở nước ngoài theo quy định của luật pháp. * Nội dung phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân. 4. Tạm ngừng hoạt động thương mại: *Trong trường hợp tạm ngừng hoạt động thương mại, thương nhân phải niêm yết thời hạn tạm ngừng tại địa chỉ giao dịch chính thức của thương nhân ; nếu tạm ngừng hoạt động thưong mại trên 30 ngày thì ngoài việc niêm yết thương nhân phải thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh cơ quan thuế . 5. Chấm dứt hoạt động thương mại: Trong các trường hợp sau đây thì các hoạt động thương mại của thương nhân bị chấm dứt: + Thương nhân tự chấm dứt hoạt động thương mại. 9 + Hết thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể . + Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế không tiếp tục hoạt động thương mại . Trong trường hợp chấm dứt hoạt động thương mại thì quyền nghĩa vụ của thương nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật 6. Hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do chính phủ quy định sau khi đăng ký với bộ thương mại. 7. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho đưong sự trong thời hạn quy định tại khoản 1 diều 21 mục 3 về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Luật Thương Mại nước Việt Nam. Trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật . 8. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh: Cá nhân cơ quan, tổ chức được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải trả lệ phí. II. Nghĩa vụ của Thương nhân Việt Nam : 1. Đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng nội dung đã đăng ký: - Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Nội dung đăng ký kinh doanh: + Tên thương nhân, tên người đại diện có thẩm quyền. 10 + Tên Thương Mại, biển hiệu . + Địa chỉ giao dịch chính thức . + Ngành nghề kinh doanh +Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu. + Thời hạn hoạt động . + Chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện nếu có. Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về nội dung đã đăng ký, thương nhân phải đăng ký những thay đổi này . 2. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh: Thương nhân phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật . 3. Tên Thương Mại, biển hiệu: -Thương nhân phải có tên Thương Mại, biển hiệu. Tên Thương Mại có thể kèm theo biểu tượng. - Tên Thương Mại, biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức thần phong mỹ tục Việt Nam. - Tên Thương Mại, biển hiện phải được viết bằng tiếng Việt Nam, hoặc có thể được vết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn. - Tên Thương Mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của các thương nhân. 4. Mở sổ kế toán việc lưu giữ hoá đơn, chứng từ ,giấy tờ có liên quan. - Thương nhân phải mở sổ kế toán, phải ghi chép lưu giữ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hoạt động Thương Mại theo quy định của pháp luật. - Việc huỷ bỏ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ giấy tờ có liên quan đến hoạt động Thương Mại được thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định. 5. Đăng ký thuế kê khai thuế nộp thuế: Thương nhân phải đăng ký, kê khai nộp thuế. 6. Mở sử dụng tài khoản: [...]... ngày có quyết định 11 C/ QUYỀN - NGHĨA VỤ CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Có thể nói, đã nhắc tới thương nhân theo luật nước Việt Nam, thì chúng ta cũng không thể chỉ nhắc tới những thương nhân Việt Nam mà cũng phải đề cập tới vấn đề thương nhân nước ngoài hoạt động Thương Mại tại Việt Nam bởi chính các thương nhân này góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy... nghĩa vụ của các Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế 7 I Quyền của các thương nhân Việt Nam 7 II Nghĩa vụ của các thương nhân Việt Nam 8 C/ Quyền - Nghĩa vụ của các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 11 D/ Gương mặt thương nhân Việt Nam .11 PHẦN III PHẦN KẾT 16 20 ... Tiếp tục đẩy mạng cải cách hành chính, đổi mới tổ chức cơ quan Bộ Thương Mại, đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nước về Thương Mại để tạo môi trường thông thoáng cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp Trên đây là toàn bộ bài viết của em về đề tài: Quyền nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian tìm hiểu chưa... góp ý, giúp đỡ của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn ! 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Thương Mại Quốc tế 2 Thời báo Kinh Tế Sài Gòn 3 Tạp chí Thế giới Thương Mại 4 Luật Thương Mại Việt Nam - Năm 2000 5 .Luật Thương Mại Việt Nam - Năm 1999 6 Giáo trình Luật Thương Mại - Trường Đại Học Quản Lý- Kinh Doanh Hà nội 7 Tạp chí Thế giới Thương Mại 8 Giáo trình Luật Doanh nghiệp... hợp thương nhân là cá nhân chết mà không có người thừa kế thì trong thời hạn 1tháng kể từ ngày thương nhân chết, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá đăng ký kinh doanh - Trong trường hợp thương nhân chấm dứt hoạt động Thương Mại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thương nhân phải làm thủ tục xoá đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định 11 C/ QUYỀN - NGHĨA VỤ CỦA... người nước ngoài thành lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm hiểu thị trường Việt Nam xúc tiến các hoạt động Thương Mại Sau Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thương Mại đánh dấu một bước phát triển quan trọng mở cửa, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh nước ngoài được hoạt động Thương Mại trên lãnh thổ Việt Nam D/ Gương mặt thương nhân Việt Nam: Đồng chí : Bùi Quang Trung(Giám đốc cơ sở Nấm thực... trình Luật Dân sự - Trường Đại Học Quản lý- Kinh Doanh Hà nội 19 MỤC LỤC PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN II NỘI DUNG 2 A/ Khái niệm về thương nhân 2 1 Khái niệm 2 2 Phân tích khái niệm 2 3 Những trường hợp không được công nhậnthương nhân 5 B/ Quyền - nghĩa vụ của các Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế 7 I Quyền của các thương. . .Thương nhân phải mở sử dụng tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật 7 Niêm yết giá: Thương nhân phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại điểm mua bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ Việc niêm yết giá phải rõ ràng không gây nhầm lẫn cho khách hàng 8 Lập hoá đơn, chứng từ Khi bán hàng, cung ứng dịch vụ, thương nhân phải lập hoá đơn chứng từ hợp pháp giao cho khách hàng... gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới Luật nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội thông qua cuối năm 1986 đã mở cửa thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, thực hiện các dự án sản xuất dịch vụ, làm ăn kinh doanh tại Việt Nam Từ những năm cuối thập kỷ 80, bằng một văn bản dưới luật, nhà nước đã tạo điều kiện cho người nước... mua bán hàng hoá quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam giúp cho họ có cơ sở pháp lý để đàm phán trong quan hệ Thương Mại với các nước thành viên của công ước, tránh được các rủi ro không đáng có cho Việt Nam khi phải quy định trong hợp đồng về áp dụng luật của các nước khác trong khi hệ thống nội luật của ta chưa đầu đủ đồng bộ - Các thủ tục hành chính đơn giản, gọn hơn tránh . tài: Quyền và nghĩa vụ của Thương Nhân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. PHẦN II: NỘI DUNG A. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG NHÂN 1. Khái niệm : Thương nhân. Thương nhânViệt Nam thuộc các thành phần kinh tế. 7 I. Quyền của các thương nhân Việt Nam. 7 II. Nghĩa vụ của các thương nhân Việt Nam 8 C/ Quyền - Nghĩa

Ngày đăng: 06/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w