Đề tài nghiên cứu Hệ thống danh thắng và di tích ở Nghệ An với việc phát triển du lịch trình bày tổng quan về hệ thống danh thắng và di tích ở Nghệ An, những giá trị tiêu biểu mà những danh thắng và di tích đó đem lại cho sự phát triển du lịch ở Nghệ An; qua đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị đó trong dịch vụ du lịch ở Nghệ An.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÀNG VĂN HIẾU HỆ THÓNG DI TÍCH VÀ DANH THẮNG O NGHE AN VOI VIEC PHAT TRIEN DU LICH
Chuyên ngành _ : Văn hóa học
Mã số : 60 31 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trang 2Bang tình cảm chân thành và lòng kính trọng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Huệ đà tận tình giúp đồ, hướng dẫn,
chỉ bảo cho tơi hồn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện luận văn nhờ sự động viên giúp đỡ, chia sẻ của gia đình, bạn bè, của cơ quan công tác và các cơ ban ngành ở địa
phương nên tơi đã hồn thành luận văn đúng tiến độ
Tôi chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học Trường đại học văn hoá Hà Nội đã giúp đờ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tuy rat cố gắng nhưng do khá năng có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều
nên không tránh khỏi thiếu sót Kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của các
thây cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn đồng môn đề công trình nghiên cứu
sau được tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tháng 001 năm 2011 Tác giả
Trang 3
MO DAU 6 CHUONG 1: TONG QUAN VE HE THONG DI TÍCH VÀ DANH THẮNG ỞNGHỆ AN - al)
1.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống lich sử văn hoá của Nghệ An 10
‘i i 10 "1 1.1.3 Truyén thong lịch sử văn hoá 13 1.2 Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh thắng 15 1.2.1 Khái niệm di tích lich sử văn hoá wae IS 1.2.2 Phân loại di tích lich sử văn hoá 18 1.2.3 Hệ thống di tích, danh thắng ở Nghệ An 2I 1.3 Đặc điểm của di tích, danh thắng Nghệ An 31
“Tiểu kết chương 1 34
CHUONG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIEU CUA HE THONG DI TÍCH DANH THẮNG Ở NGHỆ AN DOI VOI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH -35
2.1 Nhận thức về giá trị của di tích và danh thắng đối với hoạt động du lịch 35 2.2 Những giá trị của di tích, danh thắng ở Nghệ An 37 2.2.1 Giá trị lịch sử 37 2.2.2.Gid tri văn hoá 45 2.2.3 Giá trị thẩm my 52
2.3 Tiềm năng du lịch của Nghệ An 57
2.4 Thực trạng khai thác giá trị của hệ thống di tích, danh thắng Nghệ An đối với việc phát triển du lịch - 60)
Trang 43.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích danh thắng để phát triển du lịch 2 -2+ 2.2.-ce.-ece 3.2 Vai trò của việc bảo tồn và phát huy các giá của di tích, danh thắng trong việc phát triển du lịch -t2ereerereeeeceee 69
3.3 Định hướng việc phát triển du lịch từ hệ thống di tích, danh thắng trên địa ban tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận +.-2+<-eceex 78 3.4 Các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích danh thắng đối với việc phát triển du lịch 2+-2.+.22t2.t rrrrrerrrreeeeeee TẾ
3.4.1 Phải có sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng ở địa phương 19 3.4.2 Cần tăng cường đâu tư toàn diện, có trọng điêm nguồn kinh phí
80
cho di tích được lựa cho dé phuc vu du lich "¬
3.4.3 Xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức quản lý bảo tôn, khai thác 81 các di tích danh thắng phục vụ phát triển dụ lịch 3.4.4 Cần tăng cường quảng bá vẻ hệ thống di tích, danh thắng của "1 3.4.5 Dado tao bổ sung kiến thức chuyên ngành du lịch về bảo tẫn và phát huy giá trị của di tích danh thắng cho cán bộ làm việc tại di tích 82
Trang 5Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CSVN Cộng sản Việt Nam
CHXHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam UBND Uỷ ban nhân dân
VH-TT & DL Van hoa - thé thao va bu lich BITT & KT Bảo tồn, tôn tạo và khai thác CNH -HĐH Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
CP Cổ phần
DTLSVH Di tích lịch sử văn hoá
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 6
lớn và quan trọng trong diễn trình văn hóa của các dân tộc và cả nhân loại Một dân tộc có bề dày lịch sử, có nền văn hiến ngàn năm thì di sản văn hoá để
lại cũng rất đồ sô, vì thế nên Luật di sản văn hoá đã nêu: ''Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng dồng các dân tộc Việt Nam và là một bội phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta”
Nghệ An được ví là khúc ruột của miền trung, nơi mà chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên khắc nghiệt, con người nơi đây đã trải qua bao thang trằm của lịch sử vẫn giữ được ý chí kiên cường vươn lên để tồn tại, xây dựng và phát triển Nơi đây cũng được xem là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra những con người vĩ đại, những anh hùng của dân tộc như: Mai Thúc Loan, Lê Hồng Phong, Phan Bội Châu Đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh một người cộng sản chân chính, người cha già của dân tộc, Người đã đưa đất nước ta thốt khỏi ách nơ lệ và giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
Với một vị trí và lịch sử như vậy nên trên dia bàn tỉnh Nghê An có một hệ thống di tích và danh thắng ni tiếng nếu được khai thác hợp lý sẽ là một nguồn lực rất lớn để phát triển ngành kinh tế du lịch Xuất phát từ những thực tế đó mà tôi đã chọn đề tài "Hệ thống di tích và danh thắng ở Nghệ An với '" để làm để tài luận văn thạc sỹ của mình, với hỉ vọng
việc phát triển du
Trang 7Nghệ An trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật Các công trình nghiên cứu trước đã được công bố như:
Định hướng phát triển du lịch Nghệ An - 2003 của Hoàng Trung Châu, đã đánh giá hiện trạng của du lịch Nghệ An và phương hướng phát triển trong tương lai, những kết quả đạt được, những yếu kém tồn tại của ngành du lịch và ở đây tác giả tập trung đến việc phát triển nghiên cứu phát triển loại hình du lịch biển đáo
'Với các công trình về du lịch thì có nhiều nhưng về hệ thống di tích thì đang đang còn ít, bên cạnh đó có một số luận văn viết về các dé tài khác như: Hát ví đò đưa trong đời sống văn hóa tỉnh thân của người dân Nghệ Tĩnh -
Luận văn thạc sỹ Văn hoá học của Trần Bích Thuỷ (2001) Trong đề tài này tác giả đã nêu lên các loại hình nghệ thuật trong đó điển hình là hát ví đò đưa - một di sản văn hoá phi vật thể rất đặc trưng của Nghệ Tĩnh Đề tài “Khu di tích Kim Liên - Tiềm năng du lịch trong thời kỳ đổi mới” - Luận văn thạc sỹ 'Văn hoá học của Mai Xuân Ty (1997) Ở đây tác giả giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và mảnh đất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra và lớn lên, những giá trị của nó để phát triển du lịch, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ bó hẹp trong một di tích cho nên tuy đã có các công trình nghiên cứu trên đây nhưng đây là công trình đầu tiên giới thiệu về giá trị của hệ thống di tích và danh thắng cho định hướng phát triển ngành du lịch Nghệ An, vì vậy trong quá trình nghiên cứu viết luận văn tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa những thành quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu di trước, sưu tầm và phát hiện những cái đặc sắc để đưa vào đề tài của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 8~ Đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát
huy giá trị của hệ thống di tích, danh thắng phục vụ cho du lịch 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các di tích và danh thắng tiêu biểu
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh gắn với việc hình thành các chương trình du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Để việc xây dựng, hình thành các chương trình du lịch, các tuyến du lịch theo chủ đề và làm đa dạng, phong phú thêm các tour du lịch tác giả đã liên kết một số di tích của các địa phương (tinh bạn) để xây dựng các tuyến du lịch mang tính khu vực
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp liên ngành như: Bảo tàng học, dân tộc học, du
lịch học, lịch sử và văn hoá học
- Sử dụng phương pháp điền đã, khảo sát thực địa để sắp xếp phân loại hệ thống di tích, danh thắng cho phù hợp với từng loại hình du lịch
“Trong luận văn tác giả sử dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Mác —
Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối, chính sách của
Đảng, Luật di sản văn hóa và Pháp lệnh du lịch để phát huy vai trò cia di sản đối với việc phát triển du lịch
6 Những đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng của hệ thống di tích và danh thắng
Trang 9qua hoạt động du lịch
~ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của di tích, danh thắng trong hoạt động du lịch bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An trong những năm tới
- Luận văn đã hệ thống một cách tương đối đầy đủ các di tích và danh thắng có khả năng để phát trên du lịch
- Lam tai liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên đang theo học ngành du lịch tại các trường văn hoá - nghệ thuật và du lịch
7 Kết cấu của luận văn
'Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: TÔNG QUAN VỀ HỆ THÓNG DI TÍCH VÀ DANH THANG 6 NGHỆ AN
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIÊU CỦA HỆ THÓNG TÍCH VÀ DANH THANG DOI VOI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Trang 10CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE HE THONG DI TiCH
VA DANH THANG Ở NGHỆ AN
1.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá của Nghệ An
1.1.1 Vị trí địa lý, điều ki
Nghệ An là một tỉnh lớn thuộc Bắc Trung Bộ nước Công hòa xã hội
tự nhiên
Chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ dia lý từ 18933'10" đến 192443" vĩ độ Bắc và từ 10395253" đến 105%45'50" kinh độ Đông, với diện tích tự nhiên là 16.498,5km Thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại 1 và là tỉnh ly
của tỉnh, bên cạnh đó còn có thêm 3 thị xã và 17 huyện dó là: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai, Huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghỉ Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình da dạng,
phức tap va bị chia cắt bởi các hệ thống đổi núi, sông suối có hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam Đỉnh núi cao nhất là đinh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu) Trong diện tích đất tự nhiên của toàn tinh thì đổi núi chiếm tới 83%, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, âm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) cho nên ở đây có sự đa dạng về các loại sản phẩm phục vụ cho ngành du
Trang 1124,2°C, cao hơn so với trung bình hàng năm của cả nước là 0,2° C, dic biệt ở
đây chịu tác động của gió Lào khô và nóng vào mùa hè Tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm, tuy nhiên có một số vùng như tại huyện Tương
Dương có lượng mưa rất thấp
“Tổng số ngày mưa trong năm thường là từ 127 - 157 ngày, độ m trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7, tổng số giờ nắng, trong năm khoảng từ 1.460 — 1.730 giờ, với một diện tích đồi núi rất lớn như vậy nhưng cũng có rất nhiều sông ngòi, tổng chiều dài sông suối trên dia ban tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/kmẺ Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có
chiều đài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích
lưu vực 27.200 kmỶ (riêng ở Nghệ An là 17.730 km”) Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 mÌ trong đó 14.4.109 là nước mặt, nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh
hoạt của nhân dân [19, tr189]
1.1.2 Đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội
Nghệ An là một tỉnh có số dân lớn, với 3.103.400 người (2007 - Tổng Cục Thống kê) Đây là địa phương tập trung nhiều tộc người sinh sống bao
gồm: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thỏ, Thái, H'Mông, Ơ Ðu, Đan Lai đã
tạo nên một nét văn hoá đa dạng độc đáo của riêng xứ Nghệ Với một diện
tích tự nhiên lớn như vậy nhưng lại có số đân đông nên tính chung mật độ dân số trung bình là 188 người/km2, người Kinh chiếm số lượng lớn nhất với hơn 80% dân số của tinh và cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du như các
huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành Phó Vinh, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn Còn các dân tộc
thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miễn núi và vùng núi cao như: Tương,
Trang 12Nên kinh tế của tỉnh hiện nay dang phát triển theo hướng CNH-HDN, tuy nhiên nhìn chung thì nông nghiệp cũng đang chiếm tỷ trọng lớn tạo ra các vùng chuyên canh lúa và cây công nghiệp ngắn ngày như: Lạc, đậu đó là các vùng Diễn - Yên - Quỳnh, Nam - Hưng — Nghỉ, năng suất lúa đạt 7 tắn/ha cả năm, còn vùng trung du của các huyện Thanh Chương, Nghĩa Đàn, 'Quỳ Hợp, Anh Sơn có diện tích lớn phủ hợp với phát triển cây công nghiệp đài ngày như cao su, cà phê (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp), chè (Thanh Chương, Anh Sơn), cam (Nghĩa Đàn, Nghỉ Lộc) và tại các huyện miền núi thì hiện nay dang phát triển mạnh về ngành lâm nghiệp trồng rừng để tạo ra các dải rừng phòng hộ, rừng gỗ phục vụ xây dựng, làm chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp sợi bên cạnh đó thì ngư nghiệp cũng được chú trọng đầu tư phát triển với lợi thé a tinh có diện tích vùng biển lớn và có đường bờ biển dài 82km Về công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp, các làng nghề hiện nay trên địa ban tỉnh đã hình thành nên các lang nghề truyền thống: Gốm Trù Sơn (Đô Lương), đóng tàu Nghỉ Thiết (Nghỉ Lộc), mây tre đan Nghỉ Công (Nghỉ Lộc) và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp nhỏ Nghỉ Phú, khu kinh tế Đông Nam góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà
Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm (1030) thay cho tên Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước (năm 627) Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người xứ Nghệ có tính cộng đồng chặt chẽ, giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa tình Đó là nét đẹp truyền thống của người xứ Nghệ
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân đang phấn đầu xây dựng phát triển kinh tế để đưa tỉnh Nghệ An trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Bắc trung bộ, thành phố Vinh đã được công
Trang 13thuộc Toàn tỉnh đang phấn đấu đến năm 2020 thi tinh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hoá
Nghệ An là đất có truyền thống đấu tranh và xây dựng đất nước, mỗi khi đất nước có hoạ xâm lãng thì tại đây đều có những anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đầu tranh Từ thế kỷ thứ VII, Mai Hắc Đề đã phất cao cờ nghĩa, xây thành Vạn An ở Sa Nam để chống lại ách thống trị của nhà Đường Nam 1285, trước họa xâm lăng của quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã dựa và nguồn nhân lực hùng hậu của vùng đất này
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An lập đại bản doanh ở đây 4 năm Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc để đánh đuổi 29 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm Š vạn quân sĩ Những tân binh này được tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hãng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang đội ở Ngọc Hỏi, Đống Đa giữa
tết năm Kỷ Dậu (1789)
Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ khởi nghĩa của tiền sỹ Nguyễn Xuân Ôn và Phó bảng Lê Doãn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong cả nước
Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi
Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước Trong công cuộc chống Mỹ cứu
Trang 14“Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền Nam rudt thit”.v.v để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm 1975
Là một tỉnh phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt và sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên con người ở đây cũng trở nên cứng cáp và tạo nên những đặc điểm riêng, trong lao động, chiến đấu luôn có sự vươn lên mạnh mẽ và ham học hỏi, do có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên tạo nên một bức tranh văn hóa rất đa dạng và sinh động và các sinh hoạt văn hoá dân tộc đặc sắc với một kho tàng văn học lớn, kho văn nghệ dân gian phong phú với các làn điệu dân ca, hò, vẻ, vi, dặm
Người Nghệ An có truyền thống hiểu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho dat nước nhiều danh tướng, lương thin, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chỉ riêng làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), còn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thi huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ đó là các ông Nguyễn Đình Điễn, Phó bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc
Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hỗ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc
Là một vùng đất có tỉnh thần quật cường khi đất nước có họa xâm lăng, nhân dân Nghệ An vì bị áp bức nặng nề mà phải chịu cảnh đói nghèo cùng cực nên đã dấy lên mạnh mè, trong kháng chiến đã trở thành ngọn cờ đầu
Trang 15Ngày nay trong thời bình tuy là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhưng lại phải chịu nhiều khó khăn khi thời tiết không được thuận lợi nhưng Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đang từng bước cố gắng để xây dựng
địa phương trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực bắc trung bộ Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên có sự đa dang và độc đáo về văn hố, ngồi hệ thống di tích danh thắng tiêu biểu thì nơi dây còn có một kho tàng di sản phi vật thé lớn
1.2 Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh thắng 1.2.1 Khái niệm di tích lịch sit văn hoá
Di tích lịch sử văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như đời sống kinh tế của ngườu dân, nó tồn tại qua một qua trình, nó thể hiện nét văn hóa của dân tộc, không thể làm ngay được và nó kết tỉnh trong đó bao nhiêu là tỉnh hoa của dân tộc của nhân loại, di tích lịch sử văn hoá là do con người làm nên, là sản phẩm của con người nên nó chứa đựng trong đó cả hồn của dân tộc Còn danh thắng là thắng cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người đựoc sự ưu đãi của tự nhiên, vì vậy mà cả di tích lịch sử văn hoá và danh thắng đều phải có sự chung tay bảo vệ của cả công đồng để nó mãi còn với thời gian
Mỗi một quốc gia có một cách nhìn, cách quan niệm về di tích khác nhau nhưng đều có điểm chung là nghiên cứu, phân loại, đánh giá và khẳng định giá trị của nó nhằm làm sáng tỏ những giá trị to lớn ản chứa trong đó
'Theo Hiển chương Vơnije -ltalia năm 1964 thì di tích lịch sử văn hoá được định nghĩa là: “Những công trình xây dựng riêng lẻ, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hoá có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử”
Còn tại Nhật Bản, theo Luật số 214 ngày 1/7/1975 về bảo vệ di
sản văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá được gọi chung là di sản văn
Trang 16
Những nhà cửa, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, những tác phẩm nghệ thuật thực dụng, những công trình có khắc chữ, các pho sách cỗ điền, những tài liệu cổ và những sản phẩm văn hoá vật thể khác được gọi là di sản văn hoá vật chất Nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng trong sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật ứng dụng và những sản phẩm văn hoá phi vật chất khác, đều cho đất nước một giá trị lịch sử, nghệ thuật được gọi là di sản văn hoá phi vật
chất Những phong tục tập quán về ăn, mặc , ở, sinh hoạt, những tín ngưỡng,
lòng tin tôn giáo, hội hè , những cuộc trình diễn dân gian, cùng y phục, dụng cụ, nhà ở và những đồ dùng khác, trong phạm vi này đều cần thiết cho việc tìm hiểu những thay đổi về đời sống của nhân dân Nhật, gọi là các di sản văn hoá dân gian Những đồi mộ cổ vỏ sò, vỏ hến, những mộ cổ, những phong cảnh cung điện, những pháo đài, lâu đài, những ngôi nhà lớn và những cảnh quan khác, đều có một giá trị lịch sử khoa học lớn Những vườn, cầu, cống, bãi biển, đồi núi và các cảnh quan đẹp khác; những động vật, những cây cỏ và những nguồn địa chất và mỏ đều có một giá trị cao về khoa học được gọi là
những công trình lưu niệm
Tại Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều các định nghĩa về di tích lịch
sử văn hoá và ví
đề bảo tồn di tích Trong giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá" do PGS-TS Trịnh Thị Minh Đức (Chủ biên) của Trường Đại học 'Văn hoá Hà Nội có viết: “Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dai, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó"|37.17]
Như vậy ,đối với di tích thì hoạt động bảo tồn cũng rất quan trọng bởi
qua thời gian, năm tháng do sự tác động của tự nhiên, con người thì di tích bị xuống cấp nên hoạt động bảo tồn là hoạt động không thể thiếu đối với di tích
lịch sử văn hoá
Trang 17lực thi hành từ ngày 01/01/2002 thì di tích được định nghĩa: “Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học ”[9,tr22]
Trong định nghĩa này của Luật di sản văn hóa thì các từ ngữ sau được hiểu là: Di vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”, Cổ vật được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên”; Bảo vật quốc
gia được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quí hiếm tiêu
biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”; Danh lam thắng cảnh được
hiểu là “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”
Nhu vậy qua các định nghĩa trên về di tích lich sử văn hoá của nước ngoài cũng như của Việt Nam thì chúng ta có thể hiểu được rằng: “di tích là sản phẩm của con người được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và sáng tạo, nó vừa chứa dựng giá trị vật chất vừa chứa đựng giá trị tỉnh thần và được lưu truyền cho muôn đời”
“Thông qua việc nghiên cứu, trình bày một số khái niệm về di tích lịch sử văn hoá trên đây cho thầy:
- Thứ nhất, di tích lịch sử văn hoá là do con người sáng tạo ra và nó tồn
tại trong cộng đồng dân cư với một không gian vật chất cụ thẻ, khách quan
như công trình, địa điểm, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình,
địa điểm đó và cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp với các công trình kiến
trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó Di tích tồn tại cụ thể trong một không gian và thời gian,
các di tích có quy mô, kiên trúc khác nhau Một mặt nó chịu sự tác động của
con người nhưng mặt khác nó cũng tồn tại độc lập trong sự thống nhất chung
~ Thứ hai, di tích lích sử văn hoá tồn tại là một vật thể, có hình thê cụ
Trang 18khác nó cũng tồn tại trong tiềm thức, nó ăn sâu vào ý thức của con người và
nó có một sức mạnh không thê phai nhòa, nó tạo nên nét tâm linh của con
người, nó mang những giá trị điển hình về lịch sử, văn hoá, khoa học Điều này hết sức quan trọng, khẳng định trước hết nó thuộc về sở hữu của người lao động sáng tạo ra nó, nhưng nó lại là tài sản của quốc gia vì bản thân nó đã chứa đựng những giá trị điển hình của xã hội; vì vậy nói di tích vừa chứa đựng những giá trị vật chất lại vừa chứa đựng giá tri tinh than
- Thứ ba, di tích lịch sử văn hoá thường không đứng độc lập mà nó di cùng với môi trường, cảnh quan thiên nhiên xen kẽ, hoặc bao quanh di tích; những công trình, địa điểm có liên quan tới các sự kiện lịch sử; hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá đó là những nét đặc trưng dễ nhận thấy của di tích mà chúng song hành tồn tại tạo nên một sự hài hòa chung trong quan niệm của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, những giá trị đó gọi là những giá trị văn hoá tỉnh thần, hay còn gọi là văn hoá phi vật thể gắn với
di tích đó
1.2.2 Phân loại di tích lịch sử văn hoá
Nói đến di tích lịch sử văn hoá thì chúng ta phải có một cái nhìn tổng quát và phải hiểu về những loại hình của nó, chính vì vậy mà cần phải xem xét đến sự phân loại để có thể nghiên cứu khai thác có hiệu quả nhằm phát triển du lịch và lưu giữ cho di tích trường tồn cùng dân tộc
Theo điều 4 Luật Di sản văn hoá, di tích được phân loại như sau:
Thứ nhất, nếu căn cứ vào giá trị tiêu biểu nhất mà di tích chứa đựng thì di
tích được phân thành 4 loại ~_ Loại hình di tích lịch sử;
- _ Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật; ~_ Loại hình di tích khảo cô học;
Trang 19Trong đó
* Loại hình di tích lịch sử bao gồm: những công trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước; gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến như di tích Nguyễn Du, di tích Phủ Chủ tịch, di tích Nhà tù Côn đảo, di tích chiến thắng Bạch Đằng, di tích Đường mòn Hồ Chí Minh
* Loại hình di tích kí trúc nghệ thuật bao gdm: quần thể các công trình kiến
rúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử như di tích Đình làng, di tích Chùa tháp, di tích Văn miéu, di tích đạo quán, di tích đền, nghè, miếu, phủ, di tích thành luỹ, di tích lăng tẩm, di tích cầu, di tích kiến trúc dân gian, di tích văn hoá Chăm pa
* Loại hình di tích khảo cổ học là: những địa điểm, ẫn dẫu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về thời kỷ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian
nào đó trong thời kỳ lịch sử cỗ đại như di tích khảo cổ Cát Tiên
* Loại hình di tích danh lam thẳng cảnh là: cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thắm mỹ tiêu biểu hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người trong
it, van hoá, khoa học.[9.tr123,124]
Trang 20Các di tích này được địa phương lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ VH ~ TT & DL, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định để nghị các tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của 'Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới
* Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia: Các di tích này được địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ VH ~ TT & DL ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia
* Di tích cấp tỉnh là di tích có gi ju của địa phương: Địa phương lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở VH - TT & DL, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp hạng di tích cấp tỉnh
Như vậy, có thể thấy rằng cần thiết phải dựa vào hình thức quản lý và điều kiện khai thác của di tích dé phan loại sâu hơn về bản chất của hệ thống di tích hiện có làm căn cứ cho việc xây dựng các chính sách và giải pháp “Thứ ba, dựa vào hình thức quản lý, di tích được chia thành 3 loại
~ _ Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý
~ _ Di tích do cộng đồng dân cư ( hình thức tập thê quản lý) trực tiếp quản lý ~ _ Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý
Trong đó:
* Di tích do Nhà nước quản lý: Đó là các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia do các ban quản lý di tích được Nhà nước thành lập trực tiếp quản lý Nhà nước cấp lương, chỉ phí cho hoạt động thường xuyên, các chỉ phí sửa chữa trực tiếp cho Ban quản lý di tích
* Di tích do cộng đồng dân cư ( hình thức tập thể quản lý) trực tiếp quản lý:
Đó là các di tích quốc gia, di tích địa phương cấp tỉnh được giao cho tổ chức nhân dân trực tiếp quản lý như đình làng, các chủa, đền thờ
* Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý như : nhà thờ dòng họ, nhà ở
Trang 21'Thứ tư, Theo điều kiện khai thác của di tích thì di tích được phân thành 2 loại ~ _ Di tích có khả năng khai thác
~ _ Di tích chưa có khả năng khai thác Trong đó
* Di tích có khả năng khai thác là: các di tích có điều kiện thuận lợi khách quan vẻ hấp dẫn khách tham quan, có nguồn thu tại di tích và có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước cho hoạt động BT, TT & KT như di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích gắn tín ngưỡng của nhân dân nằm ở những khu vực có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, thuộc các tuyến tham quan du lịch
* Di tích chưa có khả năng khai thác là: các di tích chưa có điều kiện thuận lợi khách quan về hấp dẫn khách tham quan, không có nguồn thu tại di tích và rất khó huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước cho hoạt động BT, TT & KT như các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng, di tích khảo cổ học, di tích lưu niệm danh nhân nằm ở những khu vực không có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi, không thuộc các tuyến tham quan du lịch
1.2.3 Hệ thống di tích, danh thắng ở Nghệ An
Nghệ An nơi hội tụ những điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch đó là hệ thống di tích, danh thắng với rất nhiều những giá trị văn hoá ẩn chứa
Trang 22
Lam Thành, núi Thiên Nhẫn và thành Lục Niên (những di tích về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh ở thế kỷ XV) Đến nay Nghệ An có trên 1000 di tích, danh thắng trong đó có 111 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia và 33 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, chỉ tiết của di tích danh thắng Nghệ An đã xếp hạng được tổng hợp như sau:
Bảng 1: Bảng tông hợp di tích, danh thắng đã được xếp hạng Đơn vị Xếp hạng cấp QG | Xếp hạng cấp tỉnh Tong cong Thành phô Vinh 1 0 i Nam Dan 20 4 24 Thanh Chương, 8 6 14 Đô Lương 8 1 9 Thị xã Cửa Lò 2 3 5 Quynh Luu 14 1 15 Diễn Châu 13 6 19 Yén Thanh 17 5 22 Hung Nguyén 10 5 15 Nghỉ Lộc 17 5 22
Ngudn: BOL Di tich & danh thang tinh Nghé A n nam 2006
Trang 23hình, nhiều vẻ, cần tiếp tục khảo sát nghiên cứu để bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch
Theo cách thức phân loại di tích hiện nay ở nước ta, Nghệ An là một vùng văn hoá chứa đựng trong mình tất cả các loại hình di tích danh thắng đang hiện hữu trên đất nước ta bao gồm di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hoá, di tích kiến trúc nghệ thuật và danh thắng, trong đó có những di tích danh thắng đặc biệt quan trọng và tiêu biểu như: Khu di tích Kim Liên, Mộ bà Hoàng Thị Loan, Đền thờ vua Mai, Đền Quang Trung, đền ông Hoàng Mười những di tích danh thắng đã được công nhận xếp hạng không chỉ cho thấy Nghệ An là một vùng đất có lịch sử văn hoá, văn hiến lâu đời mà còn là một vùng quê hương cách mạng kiên cường nơi xuất hiện những sự kiện lịch sử lớn và cũng là nơi sinh ra những vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc
Nghệ An với vị trí địa lý Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp Hà Tĩnh, Tây dựa vào Trường Sơn, Đông vươn ra phía biển, nhiều con sông lớn từ trên nguồn đại ngàn Trường Sơn xuôi về biển không chỉ là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ xứ Nghệ và cả nước sáng tác, ngâm vịnh từ đó cũng tạo nên cho nơi đây có một kho tàng di sản văn hoá phi vat thể đồ sộ, phong phú Nguồn mạch đất nước không chỉ cho ra đời những điệu ví dặm tâm tình, những câu hò mượt mà trên sông Lam, mà còn là nguồn phủ sa màu mỡ tạo nên sức sống của một vùng đồng bằng trù phú Nơi sản sinh, hun đúc, dung dưỡng bao thế hệ tài năng trí tuệ của xứ Nghệ nói riêng, cả nước ta nói chung
Trang 241.2.3.1 Loại hình di tích lịch sử
Điểm qua danh sách các di tích lịch sử văn hóa trên Nghệ An ta có thể
thấy vùng đất này đầy ấp những sự kiện lịch sử nỗi bật gắn liền với những tên
tuổi danh nhân kiệt xuất trong nhiều giai đoạn lịch sử đấu tranh, phát triển
oanh liệt của dân tộc Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nghệ An thì số lượng di tích lịch sử văn hoá trên địa bà là khá lớn với hơn 89 di tích được xếp hạng cấp quốc gia với đầy đủ các niên đại phản ánh quá trình phát triển lịch sử văn hoá của dân tộc Từ những di tích về các cuộc nổi dậy kháng chiến chống xâm lược đầu tiên thời kỳ Bắc thuộc Nỗi bật có các di tích liên quan đến cuộc nổi dậy chống ách áp bức bóc lột của quan quân đô hộ nhà Đường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Mai Hắc Đề một người con xứ Nghệ Phong trào sau này tuy thất bại nhưng đã để lại
một tiếng vang lớn, đặt dấu móc quan trọng cho những cuộc đấu tranh kiên
cường liên tục của nhân dân ta thời Bắc thuộc tiến tới giành độc lập dân tộc sau này Tưởng nhớ công lao của Mai Hắc Đề, nhân dân địa phương đã lập đền thờ ông tại Vân Diễn và Thị trấn Nam Đàn để nhắc nhau và hướng cho
thế hệ mai sau noi theo truyền thống ông cha, quyết không chịu khuất phục,
không chịu làm nô lệ cho ngoại bang, nuôi chí giành lại độc lập cho non sông đất nước Cho đến ngày nay địa nhân dân địa phương vẫn truyền nhau rằng dấu vết thành Vạn An chính là toà thành do Mai Hắc Đề cho xây dựng dé chiến đấu chống quân xâm lược cho dù năm tháng có làm cho di tích bị huỷ
hoại, kẻ thù cố tình tàn phá
'Những di tích của thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, quân xâm lược nhà Minh, nhà Thanh trên đất Nghệ An như còn nhắc
nhở mãi võ công oanh liệt của tổ tiên như di tích núi Thiên Nhận (có thành
Bình Ngô - huyện Thanh Chương) là nơi lúc vua Lê Thái Tổ bắt đầu day
Trang 25không đánh nồi phải rút về Thành Lục Niên (huyện Thanh Chương ) do vua Lê Thái Tổ cho đắp đề chiến đấu chống lại tướng giặc Minh là Phương Chính 'Những di tích ấy là minh chứng sinh động nhất về vai trò quan trọng của căn cứ Nghệ An trong cuộc khánh chiến chống quân xâm lược Nhà Minh Chính trên mảnh đất này Lê Lợi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí cùng các tướng lĩnh của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đã ra những quyết định táo bạo góp phần phá tan mưu đồ xâm lược của giặc trong thời gian khó của cuộc kháng chiến Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hồng Trung Đơ bên dịng sông Lam ngày nay còn cho thấy vai trò to lớn của xứ Nghệ trong phong trào Tây Sơn hồi cuối thế kỷ XX, nơi đây đã từng được Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm
trung tâm của đất nước
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh nhân dân đã anh dũng đứng lên giành chính quyền, phong trào tuy đã bị dìm trong bể máu nhưng đã thể hiện tình thần kiên cường bất khuất của nhân dân, nghĩa trang Thái Lão (Hưng Nguyên) là nơi ghỉ dấu tội ác của thực đân Pháp ngày 12 - 9 ~ 1930 làm 217 chiến sỹ hi sinh, với ý nghiã to lớn này nên hàng năm vào ngày 12- 9, nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lại về đây thắp hương, kỷ niệm ngày truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Vinh - Bến Thuỷ luôn luôn là những điểm nóng của các cuộc chiến đấu Người xứ Nghệ đã hết lòng chỉ viện cho tiền tuyến, những khẩu hiệu như “xe chưa qua nhà không tiếc ” mới năm nào nay đã trở thành biểu tượng khó tin về những tắm lòng yêu nước của những người đân các địa phương trên đường vào tuyến lửa Miền Nam
Bản thân Nghệ An cũng trở thành một toạ độ lửa, mốc số O đường Trường
Sơn - Hồ Chí Minh (từ năm 1973) tại huyện Tân Kỳ, di tích Truông Bồn tại
xã Mỹ Sơn - khu mộ các liệt sĩ thanh niên xung phong hy sinh ngày 31 tháng
Trang 26ra trận Những di tích ấy tiêu biểu cho lòng dũng cảm, tỉnh thần anh dũng hy sinh của người dân xứ Nghệ trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước với những sự tích chiến đấu lao động sản xuất kiên cường, nhiều câu chuyện
nay đã trở thành huyền thoại
Có thể nói ở thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc, xứ Nghệ cũng có những đóng góp xứng đáng vào những chiến công chung của toàn dân tộc Những di tích danh thắng xứ Nghệ đã nói lên sự hào hùng, vẻ đẹp của một vùng quê lại được tô thắm bằng những tắm gương sáng trong lao động, học tập và chiến đấu Xứ Nghệ còn là quê hương của bao con người tài hoa có công lao to lớn
với dân với nước trên nhiều lĩnh vực quan trọng như: Chính trị, kinh tế, văn
hoá, ngoại giao quốc phòng Xứ Nghệ tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người đã có công lao lớn đối với sự nghiệp giải phóng đất
nước ở thế kỷ XX
'Những di tích lưu niệm danh nhân văn hoá như di tích về Mai Hắc Đế Trạng nguyên Bạch Liêu (đời Trần - Hưng Phú, Hưng Nguyên), Nguyễn Xuân Ôn, nhà cải cách Nguyên Trường Tộ, Phan Bội Châu (phong trào Đông
Du dau thé ky XX)
Các chiến sỹ cách mạng yêu nước như: Lê Hồng Phong, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Sơn các vị danh tướng công thần, trung thần, nghĩa sĩ có công với dân với nước tên tuổi đã được lưu danh trong sử sách, ghỉ tên đường, phó, trường học, công tình xây dựng của thủ đô và nhiều thành phố khác như Tran Quy Khoáng, Nguyễn Biểu, Đặng Tắt, Đăng Dung tiêu biểu hùng hồn cho nguồn sinh lực đồi đào của con người xứ Nghệ Không những thế, Nghệ An còn có những con người, nỗi tiếng với tắm lòng tiết tháo như La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp Đặc biệt nhất trong hệ thống khu lưu niệm danh nhân là di tích Kim Liên Mảnh đất đã sinh một vĩ nhân, anh hùng giả phóng dân tộc,
Trang 27nước Việt Nam và bạn bè quốc tế đều muốn một Lin trong đời đến thăm Xứ Nghệ vốn từ xa xưa đã trở thành địa bàn sinh tụ của cư dân nhiều cộng đồng dân tộc, trong quá trình chung sống, dựng nước và đấu tranh giữ nước thì đồng bào kinh thượng trên vùng đất này đã cùng nhau đoàn kết một lòng để sìn giữ non sông đất nước Nhiều di tích trên vùng đồng bào dân tộc gắn với các cuộc kháng chiến chống xâm lược và phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh được bảo tồn như những biểu tượng sinh động của tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc
1.2.3.2 Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật
Bên cạnh những di tích lịch sử tiêu biểu hào hùng, mảng di tích Kiến trúc nghệ thuật tại Nghệ An cũng rất phong phú đa dạng với hơn 24 di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm đình, chùa, miếu phản ánh những khả năng lớn lao của con người xứ Nghệ trong quá trình dựng nước Di tích kiến trúc - nghệ thuật cho thấy xứ Nghệ không chỉ giỏi trong chiến đấu mà còn rất giàu tài năng sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất Những tỉnh hoa, tài nghệ đó đã được khẳng định qua số lượng và đặc biệt là chất lượng, giá trị của các di tích kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận xếp hạng
Nếu như những sự kiện, nhân vật đã được công nhận xếp hạng là các điển hình, đỉnh cao tiêu biểu của cả nước về các sự kiện, nhân vật lịch sử, văn hoá, thì di tích Kiến trúc - Nghệ thuật lại là mảng di tích tiêu biểu nói lên tài hoa sáng tạo của con người thông qua các công trình kiến trúc xây dựng, sinh hoạt hàng ngày
Dù phải trải qua người thời kỳ chiến tranh khốc liệt, ở một vùng khí hậu khắc nghiệt, phàn lớn công trình kiến trúc - nghệ thuật đã bị huỷ diệt Số
Trang 28
thuật hiện còn bảo tồn và đã được công nhận xếp hạng ta vẫn có thẻ khẳng định cho đến nay xứ Nghệ vẫn là một trong những vùng đất gìn giữ được nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao Các đi tính đó không chỉ có ý nghĩa nghiên cứu phát huy giá trị về nhiều mặt đối với Nghệ An mà còn có ý nghĩa lớn trong việc xem xét lịch sử phát triển của nền kiến trúc - nghệ
thuật nước nhà trong lịch sử như đình Hoành Sơn (xã Khánh Sơn, Nam Đàn),
đình Võ Liệt (Thanh Chương), chùa Cần Linh (TP Vinh), đền Hoàng Mười (Hưng Thịnh, Hưng Nguyên), Thành cổ Vinh, đền Bạch Mã (Võ Liệt ~ Thanh Chương), đền Cờn (Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu), đền Quả Sơn (Đơ Lương),
đền Hồng Mười (Hưng Nguyên) Qua nghiên cứu giá trị kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trên các kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng (đình Hoành Sơn, đình
'Võ Liệt và các kiến trúc nhà ở, đền, miếu ) chúng ta thấy các di tích kiến
trúc nghệ thuật tại Nghệ An chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kiến
trúc Việt Nam Những di tích này như một cầu nối trong quá trình chuyển tiếp giữa các phong cách kiến trúc của truyền thống, từ quá khứ đến hiện tại, từ
Bắc vào Nam và những nét riêng của kiến trúc nghệ thuật xứ Nghệ
Bên cạnh đó những sinh hoạt văn hoá, lễ hội tại các khu di tích tôn giáo
tín ngưỡng truyền thống không chỉ nhắc nhở về truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhằm tiếp thêm sinh lực cho các hoạt động lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay mà còn phản ánh một truyền thống lịch sử vẻ vang của đân tộc Việt Nam
1.2.3.3 Loại hình di tích khảo cổ
Từ xa xưa xứ Nghệ đã là dia ban sinh tụ của con người thời kỳ tiền sử và sơ sử cách nay chục vạn năm Sự xuất hiện tụ cư và sinh sống của con người thời đại dé đá đã để lại trên đất Nghệ An một số lượng lớn các di chỉ khảo cổ học và di vật bằng đá
Trang 29phong phú phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nghệ An như: Ở Thắm Om (xã Thuận Châu - huyện Quỳ Châu), nơi chứa đựng hoá thạch của Người khôn ngoan sớm (Homosapien), cách nay mấy chục vạn năm Những di chỉ thuộc thuộc giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cũng được phát hiện tại nhiều nơi trên vùng đất Nghệ An tiêu biểu ở các di chỉ Đồi Dùng (huyện Thanh Chương), di chỉ Làng Vạc (Nghĩa Đàn) Lớp dưới của di chỉ Thắm Om và
hang Thẩm cũng đã tìm thấy hiện vật của văn hố Hồ Bình
'Vùng miền Tây Nghệ An cũng là địa bàn phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học hậu kỳ thời đại đồ đá mới Bước sang thời kim khí các phát hiện quan trọng trên đất Nghệ An được công bố ngày một nhiều Những cái tên như Đền Đồi, Rú Trăn, nỗi tiếng hơn cả có lẽ phải nói đến di chỉ khảo cổ học
Làng Vạc (xã Nghĩa Hoà - huyện Nghĩa Đàn) Từ khi di chỉ khảo cổ học Làng 'Vạc được phát hiện tới nay đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của hầu hết các nhà khảo cổ học, bảo ting hoc trong nước và trên thế giới với tư cách một di chỉ khảo cổ học điển hình thuộc văn hố Đơng Sơn Tại di chỉ này không chỉ chứa đựng khối lượng hiện vật văn hố Đơng Sơn rất phong phú mà còn mang những đặc thù địa phương rất rồ nét Các phát hiện khảo cỗ học nêu trên đã cho thấy sự hiện diện của con người và quá trình tiến ra chiếm lĩnh vùng đồng bằng châu thổ Nghệ An từ rất sớm trong quá khứ
1.2.3.4 Loại hình danh lam thắng cảnh
Nghệ An không chỉ là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, mà còn là nơi có nhiều thắng cảnh nỗi tiếng như: Cửa Lò, hang Bua, Vườn quốc gia Pù Mát, thác Xao Va các thắng cảnh được tô thắm thêm bởi các công trình kiến trúc do con người tạo ra để tưởng nhớ những người có công với dân với nước và dé điểm tô cho cảnh quan thiên nhiên và cõi tâm linh của con người như câu ca được truyền tụng từ bao đời nay trên đất Nghệ An như “Niiát Cờn nhì Quả tam Bạch Mã
Trang 30Như vậy khái quát chung về bức tranh toàn cảnh di tích danh thắng xứ Nghệ tuy chưa đầy đủ, nhưng đã bao quát hết những giá trị vốn có của nơi đây Các di tích, danh thắng của Nghệ An chiếm một vị trí rất quan trọng
trong trong hệ thông các di tích danh thắng của nước ta Điều ấy thê hiện
không chỉ ở số lượng các di tích danh thắng đã được công nhận xếp hạng mà chính là ở chiều sâu giá trị của từng dì tích danh thắng và nó tập trung phản ánh những sắc thái riêng của một vùng đất văn hoá độc đáo, các di tích danh thắng ở Nghệ An như một chất kết đính có tác dụng gắn kết, như một cầu ni giữa quá khứ và hiện tại, giữa các khu vực, các vùng văn hoá của đất nước
với nhau
Từ nhiều năm qua việc bảo tồn tu bổ tôn tạo phát huy tác dụng các di
tích danh thắng ở Nghệ An đã và đang được coi trọng Phần lớn di tích trong
tinh đã được đầu tư chống xuống cấp Một số đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo và đang phát huy tốt tác dụng giáo đục truyền thống, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch và sự quan tâm của đồng bào trong cả nước và bè bạn quốc tế Các hạng mục di tích về chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên và các nơi trong, tỉnh đã đầu tư tu bổ tôn tạo lớn Các đi tích về phong trào Xô viết - Nghệ Tinh, về Phan Bội Châu và một số nhà lãnh đạo cách mạng cũng như một số di tích - danh thắng Nghệ An trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều khởi sắc, góp phần tiếp thêm lòng tin tưởng của nhân dân vào những đường lối chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Ngày nay về với Nghệ An, về với di tích danh thắng của Nghệ An đã và đang là mơ ước của nhiều người dân đắt Việt Ở nơi đó có quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, có non xanh nước biếc của Sông Lam, ngọn Hồng Lĩnh, những cảnh đẹp nên thơ, những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, những nơi nghỉ mát lý tưởng và có
Trang 311.3 Đặc điểm của di tích, danh thắng Nghệ An
'Thứ nhất, đa số các di tích của Nghệ An có quy mô nhỏ, phân bố không đồng đều, được xây dựng bằng các vật liệu có tuổi thọ thấp, trải qua thời gian, với sự huỷ hoại của thiên nhiên, chiến tranh và con người trong một giai đoạn do nhận thúc chung cũng như sự bảo vệ, trùng tu tôn tạo chưa được quan tâm đúng mức nên đang trong quá trình xuống cắp nghiêm trọng
Quy mô của di tích phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội thời kỳ nó được sinh ra Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử mang đậm dấu ấn các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước, giành độc lập dân tộc và nên kinh tế kém phát triển cho nên Nghệ An cũng phải chịu chung trong bối cảnh ấy của đất nước Dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Quốc, thực dân Pháp, phát xít Nhật, để quốc Mỹ các công trình được xây dựng hầu hết với quy mô nhỏ, vật liệu không bền vững Không những thế, các thế lực ngoại bang còn phá hoại nhiều cơng trình văn hố của chúng ta Dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam trước đây, một mặt do các cuộc nội chiến, triều đại trước không muốn dé lai cho triều đại sau những công trình của mình đã xây dựng, hoặc có sự thay đổi vương triều phong kiến thường có hiện tượng triều đại sau lại phá bỏ các công trình gợi nhớ đến triều đại trước đó Do nền kinh tế kém phát triển nên các công trình xây dựng thường có quy mô nhỏ với chất liệu kém bền vững, trong khi đó hầu hết các di tích đều đã có tuổi thọ cao nên đa số đang ở trong tình trạng xuống cấp, cũng do bối cảnh lịch sử mà trong một thời gian sau khi đất nước dành được độc lập, nhân dân bước vào kháng chiến chống ngoại xâm nên chính quyền mới đã phá bỏ di rất nhiều di tích vì xem đó là sự mê tín dị đoan
Trang 32tích vừa đa dạng về văn hoá của các dân tộc anh em vừa phong phú về loại hình như di tích đình làng, miéu thé, đền, chùa
Thứ hai, dưới tác động của tự nhiên như: bão lụt, động đất, mưa nhiều, độ ẩm cao, sự phá huỷ của các loài sinh vật các tác động của các hành vi vô thức và hữu thức của con người, đặc biệt là chiến tranh và những mặt trái của sự đơ thị hố, kinh tế thị trường, sự phát triển du lịch thiếu kiểm soát và nhận thức về vai trò của di tích không đầy đủ nên đã có lúc, có nơi phá bỏ đình, chùa để tránh mê tin, dị đoan hay sử dụng di tích vào việc khác đã và đang đe doạ sự tồn vong của không ít di tích
'Nhìn rộng ra trên đất nước ta có những di tích bị phá huỷ rất dang tiếc bởi chiến tranh như: Thành Cổ Quảng Trị, tháp chàm Mỹ Sơn vì mục đích kinh tế thuần tuý con người đã làm mắt Nàng Tô Thị, đô thị cổ mắt cảnh quan vốn có trước đây Vì thời gian và sự thay đổi triều đại mà chúng ta đã không còn mộ Vua Quang Trung
‘Trén dia bàn nghệ An hiện nay có một số các di tích còn tồn tại đều chủ yếu do nhân dân tự bảo tồn và từ thực tế đó cho thấy, các di tích là đình làng, miếu thờ, đền chùa đặc biệt là các di tích có gắn với tín ngưỡng đều do nhân dân quyên góp tiền xây dựng và thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo Chỉ một số ít di tích được xây dựng và bảo tồn, tôn tạo bằng nguồn ngân sách của các triều đại phong kiến như di tích thành, quách, lăng mộ, cung đình nhưng suy cho cùng cũng là sự đóng góp công sức, tiền của của nhân dân Đặc điểm này cho thấy, sự tồn tại của các di tích gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hoá tỉnh thần của nhân dân và được dân chăm lo đầu tư bảo tổn, tôn tạo là chính
Trang 33tích và khai thác có hiều quả thì điều cấp thiết la chúng ta phải có sự bảo tồn, tôn tạo và trùng tu di tích một cách hợp lý
Theo ly luận thì bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích
“Tôn tạo di tích là quá trình thực hiện những thiết kế bổ sung vào di tích hiện có và xây dựng mới các công trình, bổ sung phương tiện kỹ thuật nhằm
mục đích tôn vinh thêm giá trị của di tích
Khai thác di tích là những hoạt động nhằm giới thiệu các giá trị vật chất và tỉnh thần chứa đựng trong di tích phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương
Do đó các di tích danh thắng ở Nghệ An cần được đưa vào khai thác để phát huy thế mạnh nhằm tạo nguồn vốn đầu tư quay trở lại nhằm khôi phục,
tôn tạo và bảo dưỡng nó được tốt hơn, việc khai thác di tích tức là khai thác
về mặt giá trị của nó, khai thác di tích trước hết và quan trọng nhất là tô chức
giới thiệu các giá trị chứa đựng trong di tích đến với nhân dân trong và ngồi nước, thơng qua các giá trị của di tích góp phần phát triển con người, phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc Tiếp theo, là nguồn thu tại di tích và thu nhập của các ngành, địa phương, cộng đồng dân cư tăng thông qua khai
Trang 34“Tiểu kết chương 1
- Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, lại nằm ở khu vực Bắc trung bộ, cách thủ đô Hà Nội 300km, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, nvới đặc điểm tự nhiên thuận lợi có rừng, có biển , có tiềm năng phong phú, lịch sử lâu đời, có hệ thống sông ngòi lớn thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và kinh tế du lịch
- Hệ thống di tích và danh thắng ở Nghệ An với số lượng lớn với hơn 1000 di tích, trong đó 111 di tích danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia, và rất đa dạng phong phú về loại hình như di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghẹ thuật, di tích khảo cổ học và danh lam thắng cảnh nên đó là một lợi thế rất lớn để phát triển du lịch tuy nhiên không phải tắt cả đều có thể khai thác để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch được mà bên cạnh đó còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nữa nên cũng tạo cho ngành du lịch tỉnh nhà gặp những
khó khăn không nhỏ
- Di tích và danh thắng ở Nghệ An cũng không tách khỏi những đặc điểm chung của cả nước thì cũng mang những đặc điểm riêng, tuy đa dạng phong phú nhưng việc phân bố lại rải rác, quy mô nhỏ vì vậy cần có sự quy hoạch tuyến, điểm du lịch trong đó có những di tích trọng điểm và những di tích có thể khai thác trong tương lai để từ đó có hướng đầu tư hợp lý tạo nên một điểm “nhấn” trong việc phát triển du lịch với nhiều loại hình du
Trang 35CHƯƠNG 2
NHUNG GIÁ TRỊ TIÊU BIÊU CỦA HỆ THÓNG DI TÍCH
DANH THANG G NGHE AN DOI VOI HOAT DONG DU LICH
2.1 Nhận thức về giá du lịch
tủa di tích và danh thắng đối với hoạt động
Giá trị của di tích, danh thắng ẩn chứa những nét tỉnh tế, hội tụ truyền
thống văn hoá, vẻ đẹp , sự hùng vỹ Đối với phát triển du lịch thì cần phải phát huy được giá trị tức là quá trình khai thác để nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao nhận thức của người dân Trên thực tế không phải bắt cứ di tích lịch sử văn hoá nào cũng có thể đưa vào khai thác để phát triển du lịch và không phải bất cứ một sản phẩm văn hoá nào cũng có thể khai thác như một sản phẩm du lịch, song không có một sản phẩm du lịch chính đáng nào lại không mang những giá trị văn hoá Dù người ta đi thăm một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử hoặc di tích văn hoá thì bên cạnh cái đẹp, cái hoành tráng hay sự hấp dẫn bề ngoài hoặc sự cổ kính của nó đều chứa dụng trong đó những giá trị văn hoá nhất định Giá trị văn hoá như cái hồn của đi tích ấy, nó làm tăng thêm vẻ đẹp hay sự hấp dẫn bởi chiều sâu lịch sử hay bề dày văn hoá của di tích vì thế cần phải khai thác giá trị của di tích để từ đó làm cho mọi người biết và thẩm nhận được cía cốt Idi, cái tỉnh tuý của
nó, theo PGS.TS Trịnh Thị Minh Đức thì “Mục đích phát huy giá trị các di
tích là khái thác các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,thẳm mỹ của các loại
hình di tích phục vụ công chúng”[37,tr185]
Đối với hệ thống di tích và danh thắng thì các giá trị nó tồn tại trong đó
để tạo nên tính vĩnh cửu và trên cở sở các loại hình di tích lịch sử, các di tích
thuộc di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, giá trị nổi bật là lịch sử văn hoá, khoa học Còn với danh lam thắng cảnh nổi bật là
Trang 36Để hệ thống di tích, danh thắng phát huy được giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch thì nó phải chứa đựng trong đó đó nhiều giá trị, những giá trị đó
mới là cái đích thực, nét văn hóa sâu sắc tạo nên nét đặc trưng cho dân tộc
Bảo tồn và phát huy được những nét văn hoá này thì chúng ta mới tạo được
bước đột phá, đưa được ngành du lịch phát triên So với các di tích lịch sử văn
hoá và danh thắng trong nước chúng ta thấy ở Nghệ An tuy số lượng nhiều nhưng quy mô các công trình không lớn tuy nhiên không phải vì thế mà sức sống, sức lan toả của nó không bằng Khách du lịch đến đây là họ muốn tìm hiểu những nét văn hoá đặc trưng riêng của người Á Đông nói chung và người Nghệ An nói riêng, những nét văn hoá đó đã tạo nên giá trị của di tích,
giá trị của di tích bao giờ cũng tồn tại ở hai dạng thức: Giá tr vật thê và giá trị phi vật thể
- Giá trị vật thể là giá trị mà chúng ta có thế quan sát thấy bằng trực
quan của mình, nó hiện hữu bằng thực tế mà có thể sờ được, nắm được và
cảm nhận được, ở Nghệ An có các di tích tiêu biểu như: Di tích Kim Liên,
đình Võ Liệt, Đền Con, déng Qua Sơn, Đền Cuông, Đền Hoàng Mười, đền
Hồng Sơn, di tích Truông Bồn, di chỉ Làng Vạc v v
- Giá trị phi vật thể tồn tại song song với di tích đó là những lễ hội, chính nhờ những giá trị này đan xen này đã tạo nên sự trường tồn, qua thời gian cái vật thể có thể bị xuống cắp nhung cái phi vật thé, phần hội, cái huyền thoại truyền thuyết thì lại có một sức sống mãnh liệt, trong phần lễ và phần
hội này thu hút được sự quan tâm nhất, các nghỉ lễ truyền thống, các trò chơi dân gian dược thực hiện trong hội, các truyền thuyết, huyền thoại gắn với di
tích đó được tái hiện là điều mà khách thập phương quan tâm và nó là một phần không thể thiếu của di tích, tạo nên nét hấp dẫn thu hút khách du lịch
Trang 37đền Bạch Mã (tổ chức từ ngày 9 — 10/2), lễ hội đền vua Mai (tổ chức từ ngày 13 — 15/01 âm lịch), lễ hội đền Cuông (tổ chức ngày 15/02 4m lich) vv va
hầu như di tích nào cũng đều có lễ hội vì di tích và lễ hội là hai cái không thể tách rời, đây là một sinh hoạt dân gian mang tính truyền thống tín ngưỡng
không thể thiếu của người dân Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung
Để khai thác được những giá trị của di tích thì chúng ta nhất thiết phải bằng hình thức du lịch, từ đây chúng ta có thể hiểu được Du lịch là như thế
nào? Theo điều 4 Luật du lịch thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất
định”[39,tr13]
Để phát huy các giá trị tiêu biểu chứa đựng trong di tích danh thắng này
thì cũng đòi hỏi phải có sự bảo tồn tôn tạo và trong thực tế chúng ta thấy sự
kết hợp chặt chẽ của quá trình này, và để di tích danh thắng có sự hấp dẫn cao đối với du khách thì khi tổ chức cho du khách tham quan hệ thống này cần đề cập tới giá trị lịch sử, văn hoá, thắm mỹ, khoa học chứa đựng trong nó Như vậy chúng ta thấy di tích danh thắng có sự kết hợp của vẻ đẹp bên ngoài với vẻ đẹp bên trong và bên cạnh các giá trị thì chúng ta cũng thấy chúng có những tính đặc trưng riêng, đó là điều quan trọng cho di tích và sự hấp dẫn đối với du khách Mỗi di tích đều mang trong đó nhiều giá trị nên mới tạo nên sự hấp dẫn cuốn hút, sức sống và sức lan toả đề thu hút khác du lịch, sau đây luận văn sẽ giới thiệu các giá trị tiêu biểu di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.2 Những giá trị của di tích, danh thắng ở Nghệ An 3.2.1 Giá trị lic th Sử
Ở nước ta, hệ thống các di tích được hình thành từ hoạt động lao động
Trang 38dạng vật chất cụ thể vừa phong phú vừa đa dạng về các loại hình, bởi vì con người, trước hết bằng lao động của mình sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh sống của chính mình và nhu cầu sinh hoạt cộng đồng Các sản phẩm đó bao gồm: nhà ở, đền thờ, công cụ sản xuất, tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, các đình, chùa, cung đình, thành quách Tiếp đến, để chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước họ lại sáng tạo ra các cách thức đánh kẻ thù như vũ khí, địa đạo, hầm hào Trải qua thời gian, những sản phẩm đó còn tồn tại đến ngày nay, có những sản phẩm mang những giá trị có tính chất tiêu biểu, đặc trưng của xã hội về lịch sử, văn hoá, khoa học nên được công nhận
là di tích
Sự phong phú về các sản phẩm do lao động của con người trong quá khứ sáng tạo ra phản ánh sự đa dạng về các loại hình di tích Có di tích đánh dấu quá trình tiến hoá của loài người, có di tích phản ánh sự gửi gắm lòng tin, ước nguyện của con người về những vị thần luôn cứu giúp con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cái ác như các chùa đền, miếu thờ có những di tích phản ánh lòng yêu nước, ý chí kiên cường của con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thủ xâm lược như nhà tù, địa đạo có di tích phan ánh trình độ về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ của con người trong quá khứ như Cung Điện, Lăng Tẳm, thành quách cũng có di tích phản ánh lòng biết ơn đối với những người có công với nước, với dân như Miếu thờ, Đình Làng, các
khu tưởng niệm về danh nhân
Di tích lịch sử văn hoá ở Nghệ An phản ảnh trung thực quá trình phát triển lịch sử, truyễn thống văn hoá - xã
Trang 39
lịch sử phát triển của Nghệ An, vì vậy giá trị lịch sử là giá trị nỗi bật, nhằm mang tính giáo dục cao, để cho các thế hệ nối tiếp hiểu biết được truyền thống của dân tộc, giá trị lịch sử nằm trong tất cả các loại hình di tích tuy nhiên nổi bật nhất đó là các loại hình di tích lịch sử văn hoá, di tích kháng chiến, di tích lưu niệm danh nhân và di tích khảo cổ Ngày nay các ngành khoa học phát triển nên con người cần phải dựa vào loại hình di tích khảo cổ dé nghiên cứu
lịch sử phát triển của loài người và những nét tỉnh hoa của tổ tiên để lại
Vi du: Di chi Lang Vac là một trong những di tích khảo cổ học tiêu biểu của cả nước nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hoà - Thị xã Thái Hoà - Nghệ An Cách thành phố Vinh 90km về phía Tây Bắc Đây là khu di tích khảo cổ học quý giá, nằm trên vùng đất rộng khoảng 3ha Qua nhiều lần khai quật và nghiên cứu, tại đây đã phát hiện được hơn 1.000 hiện vật bằng đồng, trong đó đáng chú ý nhất là trống đồng có niên đại khoảng 2 100 năm, và các vòng tay, dao găm có niên dai tir thé ky thứ 3 trước Cơng ngun Ngồi ra cịn có bao tay, vòng cổ tay, hoa tai Các hiện vật này hiên nay được lưu giữ tại bảo tàng Nghệ An Và đây thực sự là dấu tích của người Việt cổ
Tương truyền, ngày xưa, xưa lắm, Thái Hoà là một thung sâu, xanh
tươi màu mỡ, bốn bề có núi bao bọc, mặt đất uốn lượn tạo ra nhiều con kh,
Trang 40Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ, bỗng thấy giữa đầm nỗi lên chiếc vac đồng to như một gian nhà, trong vạc to lại có 10 Vạc nhỏ và cơ man nào là bát, đĩa, âu Dân làng tưng bừng mở lễ hội, tổ chức suốt trong ba ngày ba đêm Những ngày ấy trời thật dep, nắng tràn trên thung lũng, lóng lánh dưới dòng sông Hiếu Sau ba ngày mở tiệc, dân làng làm lễ tạ ơn và trả báu vật lại cho thần linh Con trai, con gái rước vạc về đầm, đang sụp lay thì vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống Từ đó, để nhớ thần linh, tạ ơn trời đất, làng đặt tên đầm là đầm Vạc, rồi làng cũng được gọi tên la lang Vac Hing năm, cứ đến ngày đã định (ngày 7 ~ 9/2 âm lịch), dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ thần sông, thần núi đã mang lại cuộc sống ấm no cho bản làng