1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tranh thờ người Dao (Qua bộ sưu tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)

95 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 16,44 MB

Nội dung

Đề tài Tranh thờ người Dao (Qua bộ sưu tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) đã nghiên cứu về tranh thờ của người Dao, đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tranh thờ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH

TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

VU HUONG GIANG

TRANH THO NGUOI DAO

(QUA BO SUU TAP TAI BAO TANG DAN TOC HOC

VIET NAM)

LUAN VAN THAC Si VAN HOA HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Văn Cương

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Văn Cương, đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Trong quá trình nghiên cứu, làm luận văn sẽ không tránh khỏi những thiêu sót, kính mong các nhà nghiên

cứu, quý thầy, cô chỉ dạy thêm đề giúp tôi nâng cao kiến thức, tạo điều kiện

thuận lợi cho công việc nghiên cứu và phục vụ công tác vào sau này,

Xin tran trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày — tháng _ năm 2010 “Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu, tổng hợp của riêng tác giả Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những tài liệu tham khảo hay

trích dẫn tơi hồn toàn tuân thủ theo quy tắc đẻ ra về việc dẫn chứng tài liệu

tham khảo Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày - tháng - năm 2010

Trang 4

Mo DAU

CHUONG 1 TRANH THỜ TRONG ĐỜI SƠNG VĂN HỐ NGƯỜI DAO

1.1 Đời sống văn hoá của người Dao 1.1.1 Địa bản cư trú của người Dao

1.1.2 Văn hoá xã hội và đời sống kinh tế của người Dao 1.1.3 Phong tục, tập quán, tín ngưỡng người Dao 1.2 Tranh thờ và đời sống văn hoá người Dao

1.2.1 Các loại hình tranh thờ tiêu biểu

1.2.1.1 Tranh thờ Đạo giao 1.2.1.2 Tranh thờ cúng Tô Tiên 1.2.1.3 Tranh thờ Mặt nạ trong lễ cấp sắc 1.2.2 Vai trò tranh thờ trong đời sống văn hoá người Dao "Tiểu kết chương 1 18 24 30 37 38

CHUONG 3 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA TRANH THỜ NGƯỜI DAO QUA

BO SUU TAP TAI BAO TANG DAN TOC HQC VIET NAM 2.1 Nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ người Dao

2.1.1 Bồ cục nhân vật trong tranh thờ người Dao

2.1.2 Màu sắc, đường nét dùng trong tranh thờ người Dao

2.1.3 Đặc trưng của nghệ thuật tranh thờ người Dao 2.2 Giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ người Dao

Trang 5

2.2.2 Phản ánh vũ trụ quan, nhân sinh quan người Dao 67

2.2.3 Giá trị thâm my T71

“Tiểu kết chương 2 73

CHUONG 3 BAO TON VA PHAT HUY GIA TRE VAN HOA NGHỆ THUẬT

'TRANH THỜ NGƯỜI DAO T5

3.1 Hiện trạng trưng bày bộ sưu tập tranh thờ người Dao tại Bảo tàng

Dân tộc học Việt Nam 75

3.1.1 Vài nết tổng quan về bộ sưu tập tranh thờ seseeee TẾ

3.1.2 Vấn đề trưng bày tranh thờ tại Bảo tàng Dân tộc học

Việt Nam 78

3.2 Giải pháp cho việc bảo tồn, phát huy bộ sưu tập tranh thờ

người Dao : 2

3.2.1 Giải pháp bảo tồn tranh thờ người Dao seessseeooe 82

3.2.2 Giải pháp phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ người

Dao 86

“Tiểu kết chương 3 88

KET LUAN 7 7 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO oo — ớ

Trang 6

Viết tắt Đọc

1.BTDTHVN Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 2.BTMTVN Bảo tảng Mỹ thuật Việt Nam

3 Nxb Nhà xuất bản

Trang 7

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Người Dao là một bộ phận nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam Họ là tộc người có địa bản cư trú trải rộng từ vùng thung lũng chân núi

đến khu vực trung du Bởi địa bàn cư trú rộng nên ảnh hưởng nhất định đến

đặc điểm văn hoá tộc người Người Dao do nhiều nhóm nhỏ tạo thành Tên goi từng nhóm khác nhau như: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Quin Chet (Dao

Sơn đầu), Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán), Dao Tiền (Dao Đeo Tiền), Dao

Họ (Dao Quần trắng), Dao Thanh Y (Dao Chàm), Dao Làn Tiên (Dao Tuyển)

“Tính phức tạp của sự đa dạng liên quan đến nhóm Dao có tác động phần nào

vào văn hoá xã hội

Pham vi cư trú của họ trải khắp từ vùng núi dọc biên giới Việt ~ Trung,

'Việt ~ Lào tới một số tỉnh trung du và miền biển Bắc bộ Địa bản tập trung

cao nhất ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang và Quảng Ninh Ngoài ra, người Dao còn phân bố tại một số tỉnh khác ở Việt

Nam

1.2 Theo các tài liệu nghiên cứu mà nhiều nhà dân tộc học đã công bố thì người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc Họ sống rải rác trên

lưu vực sông Dương Tử, sông Tây Giang (Trung Quốc) Người Dao vùng

Trang 8

hoá mới do điều kiện môi trường sống khác đã hình thành sắc thái riêng từng

nhóm Dao Tuy có sự phân chia ra nhiễu nhóm Dao nhưng họ lại cùng chung

nguồn gốc Thuỷ Tổ là Bàn Hồ Người Dao chịu ảnh hưởng Tam giáo đồng

nguyên (Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo) và hình thức thờ theo chủ nghĩa đa

than nguyên thuỷ cùng hệ thống thần linh Đạo giáo gắn bó chặt chẽ bên nhau

Cộng đồng người Dao cùng thờ thế lực đến từ tự nhiên, thần thánh trong phả hệ Đạo giáo và họ dùng cúng lễ để giải quyết các khó khăn, hoài nghỉ trong cuộc sống Chính vì lẽ đó mà thể loại tranh thờ ra đời, hội tụ đầy

đủ những giá trị tín ngưỡng, quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan và các giá trị văn hoá nghệ thuật Mỗi nghỉ thức cúng lễ khác nhau lại có từng loại hình, chủ đề tranh thờ tương ứng và ngay bản thân mỗi nhóm Dao lại có cách thể

hiện quan điểm đời sống tâm linh riêng Điều trên đã tạo thành sự đa dạng,

phong phú cho tranh thờ Dao

1.3 Thông qua đối tượng tranh thờ Dao giúp ta hiểu rõ hơn phần nào đời sống văn hoá tỉnh than, tập quán, tín ngưỡng người Dao Mặc dù tranh thờ mới chỉ là một phần trong quá trình tổ chức nghỉ lễ tín ngưỡng nhưng chúng lại được coi như đối tượng quan trọng không thể thiếu Tranh thờ chính là sự hiện diện của đắng thần linh tối cao chứng giám cho buổi lễ

Tranh thờ người Dao chứa đựng các giá trị văn hoá nghệ thuật Việc

nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tranh thờ người Dao gop phan tim sự đa

dạng, phong phú nền mỹ thuật Việt Nam nói chung và mỹ thuật người Dao nói riêng Nghiên cứu khẳng định các giá trị về lịch sử, văn hoá nghệ thuật

của tranh thờ người Dao có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

'Về tranh dân gian nói chung và tranh thờ nói riêng, đã có một số công trình xuất bản về tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống và tranh thờ các dân tộc thiểu số Gần đây nhất là cuốn Tranh thờ các dân tộc thiếu số phía Bắc,

(2006) Dưới sự tài trợ của quỹ Đông Sơn một nhóm hoạ sĩ đã trưng bày triển lầm tranh tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội Tuy nhiên nội dung cuốn sách

mới chỉ được viết bằng những cảm nhận đơn thuần mang tính cá nhân của các

hoạ sỹ, ma chưa có sự đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện Cuốn Tranh tho

Đạo giáo ở Bắc Uiệt Nam (2001) của Phan Ngọc Khuê thì trong nội dung có

khá nhiều kiến thức tôn giáo, tập tục Sách chia làm nhiều phần với nội dung phong phú về văn hoá, tín ngưỡng, tập quán, hệ thống pha hệ thần linh trong

Đạo giáo, khai thác chất liệu và quá trình vẽ tranh thờ Tuy nhiên, trong sách

có nhiều từ chuyên ngành, khó hiểu đối với bạn đọc phổ thông và tư liệu phản

ánh mặt sinh hoạt đời sống kinh tế xã hội chưa được đề cập nhiều của người Dao Tiền ở Ba Š cuộc éu ban nl ét trén tạp chí “Đán tộc học ” chủ

sống, phong tục, tập quán người Dao ở miền núi phía Bắc Việt Nam Các tạp chí Mỹ thuật, Văn hoá dân tộc, Văn hoá nghệ thuật cũng có các bài viết về

đối tượng tranh thờ miền núi hay tranh thờ nói chung Ngoài tài liệu trên thì

một số Bảo tàng, tổ chức, cá nhân còn sưu tập và trưng bày triển lãm tranh

thờ của các dân tộc thiểu số, trong đó có tranh thờ người Dao

© Trung Quốc tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời Sức ảnh hưởng

của nó lan rộng đến các nước lân cận và xâm nhập vào Việt Nam qua các

nhóm dân tộc di cư Tranh thờ Đạo giáo nói chung được giới nghiên cứu

như: cuốn Aiển hoa vé tranh

Trung Quốc quan tâm và đã xuất bản thành

dân gian Trung Quốc, trong đó đưa ra tên các vị thần và cách sắp xếp các vị

Trang 10

thuyết của Hòa Tam Thiên và Ngô Kiều (Hắc Long Giang Mỹ thuật xuất bản

xã, 2005)

3 Myc dich nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng đến là nghiên cứu và khẳng

định giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ người Dao Luận văn đi sâu

nghiên cứu về sự đa dạng trong văn hoá xã hội cộng đồng dân tộc Dao và đề

xuất các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh

thờ người Dao Luận văn cũng đề cập đến ưu điểm và hạn chế trong quá trình

trưng bày triển lam tranh thờ người Dao tại BTDTHVN 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ~ Đối tượng của luận văn là giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ người Dao ~ Phạm vi nghiên cứu: bộ sưu tập trưng bày tai BTDTH Trong đó luận văn đề cập đến các phần như:

+ Tranh thờ trong đời sống văn hoá người Dao

+ Giá trị nghệ thuật tranh thờ Dao (khai thác về những yếu tố chất liệu, ngôn ngữ biểu đạt, màu sắc cùng phương pháp tạo hình trong tranh thờ)

+ Bảo tổn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật tranh thờ Dao trong

đời sống hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

“Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

~ _ Nghiên cứu thực địa tại khu trưng bày bộ sưu tập của BTDTHVN

Trang 11

"

~ _ Phương pháp nghiên cứu liên ngành trên cơ sở của lịch sử, nghệ thuật học, xã hội học, bảo tầng học

6 Đóng góp của đề tài

Công trình nghiên cứu có tính cơ bản và hệ thống về “Tranh thờ người Dao (Qua bộ sia tập bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)"

Về lý luận: Luận văn làm rõ vai trò, giá trị nghệ thuật tranh thờ đối với

đời sống văn hoá xã hội người Dao Thông qua đó khẳng định giá trị văn hoá

nghệ thuật và sự đóng góp của tranh thờ người Dao trong nền mỹ thuật truyền thống

Về thực tiễn: Luận văn đề xuất các giải pháp về bảo tồn và phát huy

tranh thờ người Dao qua bộ sưu tập tại BTDTHVN

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo

luận văn chia làm ba chương như sau:

Chương I: Tranh thờ trong đời sống văn hoá người Dao

Chương 2: Nghệ thuật tranh thờ người Đao qua bộ sưu tập trưng báy tại bio ting Dan tc hoc

Trang 12

Chương 1

TRANH THỜ TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HOÁ

NGƯỜI DAO

1.1 ĐỜI SÔNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO 1.1.1 Địa bàn cư trú của người Dao

Trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Dao là một cộng đồng

dân số khá đông Theo tổng điều tra dân số năm 1999 thì người Dao có trên

620.530 người sống tập trung nhiều tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang Họ là

tộc người hiểm hoi có địa bàn cư trú trải dài và phân bồ rộng khắp từ vùng

thung lũng chân núi cho đến vùng trung du, rẻo cao Bởi địa bàn cư trú rộng,

nên ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm văn hoá, kinh tế, tín ngưỡng của người

Dao

Người Dao do nhiều nhóm nhỏ tạo thành Tên gọi từng nhóm khác nhau như: Dao Đỏ (Dao Đại Bản), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn đầu), Dao Lô Gang (Dao Thanh Phan), Dao Tiền (Dao Deo Tiền), Dao Ho (Dao Quan

trắng), Dao Thanh Y (Dao Chim), Dao Làn Tiên (Dao Tuyển) Tính phức tạp của sự đa dạng liên quan đến nhóm Dao có tác động phần nào vào văn hoá xã hội Người Dao nói theo ba hệ ngôn ngữ chính là: Miêu Dao, Tai — Kadai va một số phương ngữ Trung,

Ở Trung Quốc có khoảng 2.637.000 người Dao sinh sống Vào thế kỷ

XVII, các nhóm Dao từ đảo Hải Nam, Trung Quốc đã trèo đèo lội suối di cư thành nhiều đợt vào Việt Nam [8,tr.94] Cuộc di cư nảy kéo dải cho đến tận

thé ky XX Song thời kỳ di cư vào nước ta đông nhất là thời nhà Minh

Nguyên nhân của các cuộc di dân đó là vì hạn hán mắt mùa và đói kém liên

Trang 13

B

Người Dao sống xen kế với người Hmông, Tay, Ning, Thai, Kinh đọc theo biên giới Việt = Trung, Việt ~ Lào, một số tỉnh trung du và miễn

biển Bắc bộ Người Dao sinh sóng trên cả ba vùng địa hình là núi cao, trung du và đồng bằng, trong đó tập trung đông nhất ở vùng giữa Họ còn có nhiều

tên gọi khác như: Mán, Trại, Dao, Xá, Động Bên cạnh đó thì người Dao còn tự gọi minh là Kìm miễn, Diu miền (người sống ở rừng núi)

Dựa trên gia pha một số dòng họ Dao còn để lại Nguyễn Khắc Tụng

(1998) đã viết như sau:

~ Dao Quần Trắng vào Việt Nam khoảng thế kỷ XIII Họ từ Phúc Kiến tới Quảng Yên, ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái

Nguyên rồi tới Tuyên Quang, một bộ phân nhỏ xuôi về Vĩnh Phúc

rồi ngược sông Hồng lên Yên Bái, Lào Cai và bộ phận này gọi là Dao Họ

- Dao Thanh Y đến Việt Nam cuối thế ky XVII Ho tir Quang

Đông vào Móng Cái qua Lục Ngạn tới sông Đuống rồi ngược lên

Tuyên Quang Một số khác lên Yên Bái, Lào Cai về sau gọi là Dao

Làn Tên

- Dao Đỏ và Dao Tiền từ Quảng Đông, Quảng Tây đến vào khoảng cuối thế kỷ XVII, hiện nay còn sinh sống ở Cao Bằng,

Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [26.tr.96]

Nguyên nhân của quá trình thiên di vào Việt Nam chủ yếu là tìm sinh sống Sự nhập cư không mang tính ð ạt về số lượng cũng như về thời

gian mà theo từng nhóm nhỏ lẻ, đi từ nhiều hướng khác nhau Chính vì lẽ trên mà các nhóm Dao vào Việt Nam không cư trú dày đặc ở một khu vực lãnh thổ nao ma lai phan bố rải rác trên diện rộng thuộc nhiều tỉnh, huyện khu Đông

Trang 14

tạo môi trường tiếp xúc rộng với các dân tộc khác nhu: Tay, Méng, Ning, Cao Lan Họ không bị mặc cảm xa lánh mà đễ hoà đồng, trao đổi cả văn hoá

,, một bộ phận

người Dao phân tán vào sinh sống ở khu vực phía nam, tập trung chủ yếu tại

các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước lẫn kinh tế xã hội với các dân tộc khác Những năm gần đi

Tuy cộng đồng người Dao bị chia nhé thành nhiều nhóm nhỏ và phân

tán di các nơi để sinh sống nhưng tắt cả đều có sự thống nhất trong ngôn ngữ, không nhận thấy tính khác biệt mấy trong tiếng nói Mặc dù có sự phân chia thành nhiều nhóm Dao nhưng tắt cả đều tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ

(Bàn Vương), một nhân vật lịch sử huyền thoại rất phổ biến và ngự trị ở vị trí

tối cao đối với người Dao

“Trong gia đình đồng bào Dao việc nấu bếp, tô chức bữa ăn, quán xuyến

việc nhà là do người phụ nữ đảm nhận Những nhà đông người thi chia ra hai

mâm Một mâm cho phụ nữ, người già, trẻ em ăn gần bếp lửa còn mâm kia ngồi ở gian giữa gần bàn thờ cho nam giới Tuy hai mâm không khác nhau về

thức ăn nhưng mâm nam giới thì sẽ có thêm rượu

Người Dao có một số kiêng cữ trong ẩm thực Các nhóm Dao không ăn

thịt chó vì đó chính là hình ảnh con vật thiêng Bàn Hồ (Thuỷ Tô), phụ nữ có

thai và sau khi đẻ không ăn thịt lợn sẻ, thịt vịt, dê đực, các loại rau đẳng, canh chua, măng, ớt Người Dao vốn rất mến khách, mỗi khi khách đến chơi thì họ đều mời ở lại ăn cơm cùng gia đình Trước lúc ăn, có nước ấm rửa tay, sau

khi ăn có người tiếp tăm, bưng nước chu đáo Người Dao rất kiêng để đũa

ngang qua bát khi ăn cơm xong, vì đó là dấu hiệu trong nhà sẽ có người chết

công đồng, kết cấu làng trong xã hội người Dao là rất cao Họ có

Trang 15

Is

khoảng 20, 30 nóc nhà Những làng sống xen kẽ với dân tộc khác thì có thể lên tới 60 nóc nhà Thành phần cư dân trong làng cũng rất đa dạng, tồn tại đến hai, ba dòng họ khác nhau sống cùng Tuy có nhiều họ nhưng không vì thế mà

mối quan hệ cộng đồng bị mờ nhạt

Nguồn kinh tế chính của người Dao dựa vào canh tác nương rẫy Họ

khai phá đất rừng làm nương rẫy, sau một thời gian gieo trồng, đất bạc màu

rồi lại bỏ hoang hoá Địa thế đắt ở những nơi như sườn núi, sườn đồi thường

được chọn làm nơi gieo trồng, bởi tại đấy có đủ kiện ánh sáng cho cây trồng phát triển Trồng trọt mang tính thời vụ ngắn ngày, không có tính chuyên canh, chăm sóc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Chăn nuôi hộ gia đình rất phát triển Nguồn thực phẩm chăn nuôi chủ yếu

mang tính tự cung tự cấp Bên cạnh đó thì người Dao còn vào rừng thu hái

lâm thổ sản là những thứ có giá trị kinh tế cao

Sản xuất thủ công như: đan đồ dùng, dệt vải, làm giấy đều là những nghệ chuyên môn có tính truyền thống dân tộc Người Dao rất giỏi trong việc làm súng kíp phục vụ cho săn bắn nên đã phần nảo cải thiện đời sống hàng ngày Họ đem trao đổi vật phẩm săn bắn được đề đổi lấy những vật dụng khác

cho cuộc sống

‘Tat cả các nhóm Dao đều biết làm giấy bản nhưng ở nhóm Dao Tiền và Dao Đó là phổ biến nhất Nguyên liệu làm giấy được lấy từ cây vầu, nứa, trúc non, rơm rạ, vỏ cây, nhựa cây vạt, rồi đem ngâm trong nước vôi trong và nấu

với nước tro

Trang 16

chữ nho hay vẽ tranh thờ, giấy có độ ben cao va rat ăn mực, để lâu không bị

mờ Các nghề thủ công Dao chưa phát triển mà chỉ mang tính chất manh mún,

tự cung tự cấp, sản xuất theo mùa và nhỏ lẻ trong gia đình

1.1.3 Phong tục, tập quán, tín ngưỡng người Dao

Gia đình người Dao theo chế độ phụ hệ Mỗi gia đình thường có ba thể

hệ gồm vợ chồng, con cái và ông bà Chủ gia đình là người đàn ông, mang trách nhiệm lớn nhất trong lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cũng như giữ mỗi quan hệ trong ngoài gia đình Tính chất phụ hệ và thứ bậc ở gia đình

người Dao thể hiện rõ trong quan hệ giữa các thành viên Vợ nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị Quan hệ thứ bậc trong gia đình cũng là quan hệ trong tông tộc, điều này thể hiện rõ ở hệ thống tên đệm, căn

cứ tên đệm người ta có thể phân biệt các thế hệ khác nhau trong số những

người cùng lứa tuổi của gia đình và tông tộc

Tin ngưỡng ở người Dao còn nhiều tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ với

tam giáo đồng nguyên nhưng Đạo giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng của người Dao Bên cạnh đó còn có cả yếu tố Phật giáo từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến dân tộc Dao và được họ thu nhận rồi cải biến đi cho phù

hợp với điều kiện xã hội Hầu hết các chủ đề tranh thờ dùng trong các nghỉ lễ của đồng bào đều biểu hiện thần linh Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thiên Sư, Tam Thanh Tại các nghi lễ cúng tế, thầy cúng thường

dùng phép thuật, bùa chú đuổi tà ma và còn dùng cả tư tưởng kiếp luân hồi, ăn chay của nhà Phật

Người Dao tin rằng vạn vật hữu linh, khi sinh vật, thực vật chết thì hỗn

lia khỏi xác sẽ biến thành ma Có hai loại ma: ma lành và ma dữ Ma lành

gồm các ma tổ tiên, ma bếp, ma Bàn Vương, thần nông, thổ công, thé dia,

Trang 17

1

binh ban phước lành đến cho mọi người Ma dữ như: ma sông, ma suối, ma núi, rừng, cây hay ma của người chết đột tử, chết đuối Ma dữ này thường, gây tai hoạ làm cho cộng đồng mắt mùa, gia súc chết, người m nên đồng bảo

thường xuyên tổ chức cúng bái để tránh sự quấy rầy của chúng,

“Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ thờ cúng chủ yếu đối với gia đình người

Dao Bàn thờ Tô tiên có t

lược cúng ở nhà tộc trưởng hay ở các gia đình 'Quan niệm ở đồng bào Dao cho rằng khi ông bà, cha mẹ chết thì linh hồn vẫn

thường xuyên có mối quan hệ với con cháu như lúc họ còn sống, nên con

cháu phải có nghĩa vụ cung cấp những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên Thông thường họ thờ cúng tổ tiên dén 9 dời Ban thờ được

coi là chỗ tôn nghiêm nhất trong nhà và đặt ở gian giữa Bên cạnh ban thờ Tổ

tiên thường được treo chiếc trống con (dùng để thỉnh gia tiên và báo họ hàng

trong bản về dự lễ), một ống tre to hoặc túi vải để đựng hai bộ tranh thờ Tam

‘Thanh lớn và Tam Thanh nhỏ, gồm nhiều bức Hai bộ tranh này chỉ được mở treo khi làm lễ lớn như: cúng Bàn Vương, lễ Cấp sắc, Tết Nguyên đán, rằm

tháng bảy Người chủ gia đình hoặc con trai trưởng giữ trách nhiệm thờ cúng Nếu trong gia đình không có đàn ông thì nhờ người đàn ông khác trong dòng,

họ đến cúng

Cũng Bàn Vương cũng được người Dao coi là loại ma nhà và đặt chung với bàn thờ Tổ tiên của từng họ, từng gia đình Trong các nghỉ lễ thờ cúng

quan trọng như Cấp sắc, lễ Tảo mộ, lễ Cầu mùa đều phải cúng Bàn Vương Trước lễ cúng Bàn Vương, đồng bảo phải làm tốt việc chuẩn bị những vật thờ

cúng như: nuôi 2 con lợn cúng (một dé cúng Bàn Vương, một dé cúng Tổ tiên

và các vị thần), nấu rượu đề vào hai chum cùng một số vật dụng khác Tranh

thờ Bàn Vương cũng là vật không thể thiếu ở buổi lễ Người Dao vẽ tranh

Trang 18

Tục Cấp sắc là tục lệ phổ biến và bắt buộc đối với người đàn ông Dao Nếu thời kỳ trưởng thành mà họ chưa được làm lễ Cấp sắc thì khi chết con

cháu phải làm lễ Cấp sắc cho họ Đây là một tục lệ rất quan trọng trong sinh

hoạt xã hội, gia đình Dao, nó mang màu sắc tôn giáo, có tính chất huyén bí và

tiến hành như nghỉ lễ tôn giáo Trong mỗi nghỉ lễ Cắp sắc thì có treo rất nhiều bộ tranh thờ với các chủ để khác nhau, chủ yếu là những tranh Đạo giáo, chân

dung thần linh ngự trị ở thế giới Thiên - Địa - Nhân

1.2, TRANH THỜ VÀ ĐỜI SÔNG VĂN HÓA NGƯỜI DAO

1.2.1 Các loại tranh thờ tiêu biéu

1.2.1.1 Tranh thờ Đạo giáo

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại

đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch

và sức ảnh hưởng của nó lan rộng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam Nước ta là quốc gia có đường biên giới chạy dài và giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, còn một mặt hướng ra biển nên sự giao thoa văn hóa diễn ra

trong nhiều thời kỳ Tộc người Dao di cư sang Việt Nam mang theo văn hóa,

tín ngưỡng từ Trung Quốc

Nền tảng văn hóa Hán đã ngự trị ăn sâu vào tiềm thức của tín ngưỡng

thờ cúng và tôn giáo người Dao Tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật ñữu linh ”, ùng nhiều nghỉ lễ nông nghiệp được kế thừa, gìn giữ một cách đậm đà trong

các phong tục, tập quán Một nghỉ thức tôn giáo nguyên thủy nhất đó là hình

thức thờ Tô tem giáo, ma thuật

Người Dao quan niệm rằng: khi chết đi con người chưa phải là hết mà

họ còn có một cuộc số

Trang 19

19

thức tín ngưỡng xuất hiện sớm, gắn liền với đời sống và phổ biến rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thể giới

Lúc sống người đản ông Dao cần trải qua lễ Cấp sắc, có như vậy họ

mới được coi là người trưởng thành và mang gốc con cháu Bàn Vương Việc

làm lễ Cấp sắc đối với từng cá nhân sẽ là dịp tổ chức nghỉ lễ quan trọng của ả cộng đồng Mọi nghỉ lễ thờ cúng trong cộng đồng đều do thầy Tào đứng ra

làm lễ Thầy Tào là chiếc cầu nói duy nhất liên lạc giữa con người hiện tại với thể giới thản linh Thầy Tào có vị trí cao và quan trọng ở bản người Dao Thầy có khả năng liên thông giữa thế giới linh hồn và thần thánh Họ có nhiệm vụ đứng đàn lễ, đưa linh hồn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng, để linh hỗn có thê về với tô tiên, nguồn cội đất Dương Châu (Trung Quốc)

‘Thay Tào chia thành hai loại và từng cấp bậc cao thấp khác nhau và

phụ trách từng lĩnh vực riêng như: thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý

Thay Tam Nguyên lại giỏi về pháp thuật, xuất binh Nếu gia đình nào khá giả có thể mời cả hai thầy cùng làm lễ, còn không đủ điều kiện thì chỉ mời một trong hai thầy Lúc tiến hành cúng lễ thì vật dụng không thể thiếu đối với mỗi thầy Tào đó là những bức tranh thờ Có thể coi tranh thờ như một phương tiện biểu hiện đời sống tâm linh thần thánh ân chứa bên trong cũng còn là bảo bối

của mỗi thầy Tào lúc làm lễ Từng vị thầy cúng sẽ lưu giữ cho mình số lượng

tranh thờ cảng nhiều thì cảng thể hiện vai trò, vị trí của bản thân trong cộng

đồng

'Hệ thống tranh Đạo giáo của dân tộc Dao, Cao Lan, Tảy, Nùng rất đa

dang nhưng tiêu biểu nhất đó là bộ “7ứ đại Nguyên str” gồm bốn bức hợp

thành và chủ trị lo cho thời tiết

Đặng Nguyên sư: chủ về việc làm ra Sắm sét “Triệu Nguyên sư: chủ về việc làm ra Mưa

Trang 20

Khang Nguyên sư: chủ về làm ra Mây [9.tr.94]

“Cách đặt tên này do người dân rút từ những hiện tượng thiên nhiên để

khái quát vào hình tượng tranh thờ Mỗi vị Nguyên sư đều mang khí phách

hùng vĩ của thiên nhiên cùng khát vọng muốn chỉnh phục sức mạnh thiên nhiên nhằm phục vụ nông nghiệp Bộ tranh có thể gồm bốn bức đơn lẻ hoặc hai bức chính vẽ Đặng Nguyên sư và Triệu Nguyên sư Hai vị này chủ tạo ra

nước tưới mát cây trồng, đem lại sự sống cho mn lồi Tuy sức mạnh của

các vị Nguyên sư là như vậy nhưng thầy Tảo lại dùng bộ tranh “Tie dai Neuyén sw” trén vào mục đích bảo vệ đàn lễ, bắt ma trừ tà, bảo vé thin linh

'Với mục đích đó nên bộ tranh được dùng rắt phô biến trong nghỉ lễ tang ma,

gọi hồn

Tư tưởng Đạo giáo mang khuynh hướng ma thuật với mảu sắc tôn giáo,

dùng phép bói toán, bùa chú, cúng lễ để chữa bệnh, đuổi tà ma Chính vì tư linh, Thành hoàng với

tưởng trên đã cho ra đời nhiều chân dung các vị

sức mạnh phi thường có thể trắn áp ma quỷ mang đến tỉnh thần bình an cho con người Tranh thờ cũng giống như hình thức tạc tượng thờ chân dung tại

chia, dinh làng Cả hai đều mang mục đích thờ cúng phục vụ tín ngưỡng, tôn

giáo tâm linh Đạo giáo ẩn dấu dưới mọi hình thức như đứng độc lập hay kết

ở ngôi chùa và tồn tại ngay ở đời sống thường ngày

hợp cùng Phật gỉ:

Loại tranh thờ Đạo giáo mà người Dao cũng thường đem vào sử dụng

trong các buổi lễ cúng có tên gọi là “Tứ 7rực Công Tào” Dù nghỉ lễ cầu

cúng lớn hay nhỏ, cho việc lành hay việc dữ thì

Nùng, Cao Lan và Dao) hầu như đều đem bộ tranh “Tứ Trực Cổng Tào” ra

treo trong lúc hành lễ Tranh thể hiện hình ảnh bốn vị thần tượng trưng cho sự

‘Tao (dù là người Tày,

vận hành thời gian không ngừng nghỉ của vũ trụ Mỗi vị Công Tào lại cai trị

khoảng thời gian nhất định trong ngày Trực vào lúc nửa đêm (#ư Nhật Thứ

Trang 21

21

(ình Nhật Mã tỉnh quân) và trực vào lúc hồng hơn (Phỏng Nhật Thổ tỉnh

qn)

Ngồi việc trơng coi thời gian trong ngày thì những vị thần trên còn tượng trưng cho bốn chòm sao lớn nằm ở bốn phương trời Sao Hư nằm phương Bắc trực vào mùa đông, sao Mã nằm ở phương Tây trực vào mùa Thu, sao Tỉnh nằm phương Nam trực mùa hè và chòm sao Phòng nằm phương Đông trực mùa xuân Như vậy tại bất cứ thời điểm nào, giây phút

nào, không gian nào cũng chịu sự giám sát của các vị thin va ho không bỏ sót

bất kỳ hành vi nào Dù con người có làm việc ác hay việc thiện thì đều đã

được giám sát sau đó họ sẽ nhận lại điều bị trừng phạt hay hưởng phúc do làm

việc tốt Mọi hành động đều có thưởng phạt công minh trước sự chứng kiến

của thân linh

Bộ tranh “7ứ Trực Công Tào ” thường gồm bốn bức nhưng cũng có thể

vẽ thành hai bức, mỗi bức gồm hai vị hoặc vẽ chung tắt cả vào trong một bức

tranh Theo cách vẽ tổng hợp này dễ đem đến hiệu quả thị giác cao, bởi tính

liên tục, tổng hợp Hình ảnh bốn vị Công Tào mình mặc quan phục, đội mũ cánh chudn, cười bốn con vật linh (Hổ, Rồng, Ngựa trắng, Phượng Hoàng) họ truyền tay nhau cuốn số ghi chép mọi việc để đưa đến tận thiên đình cho

Ngọc Hoàng phán xét công tội phân minh

Vị trí, thứ tự tranh thờ Công Tào có thể thay đổi do mục đích, ý nghĩa buổi lễ và do thầy Tào sắp xếp mà không đi theo quy luật nhất định, ví như:

Ông cười Hỗ đứng trước ông cười Rồng hay ngược lại Hình tượng Hỗ còn

được thay thế bằng hình tượng con Nghê Dù thế nào thì vị trí cao nhất vẫn là Công Tào cưỡi Phượng bay phía trên cùng Phượng là biểu tượng cho chúa tế

lồi chim, bay cao, khơn khéo và bộ lông vũ sặc sỡ tuyệt đẹp nên nó được giữ vi trí tương xứng trong tôn giáo Cách lựa chọn và sắp đặt vị trí hình tượng

Trang 22

được thể hiện ở trang trí ngôi đình, ngôi chủa truyền thông Tuy cùng chung

chủ đề nhưng trang phục cho từng vị Công Tào có sự khác biệt ở mỗi dân tộc

thiểu số Người Tày vẽ quan phục áo dài, gắn đai lưng giữa, đầu đội mũ cánh

chuồn đen Người Dao thi chon quan phục áo đài đỏ, bên ngồi khốc áo sát

nách đen, đầu đội mũ cánh chuồn ngắn Đối với tranh người Cao Lan hay

người Nùng có chút thay đổi họa tiết vẽ trên áo và thế đáng của bốn con vật

Jinh nhưng nói chung vẫn đa phần mang tính tương đồng nhau về phong cách biểu đạt

Ý nghĩa biểu trưng mà bộ tranh đưa ra là sự vận động không nghỉ trong

thời gian Thế giới hiện sinh luôn vận động, thể giới thần linh cũng diễn biến theo quy luật đó Sự chạy tiếp sức liên tục của bốn vị thần đi cùng chuyển

động thời gian đêm ngày, tháng năm Hình tượng này mang tính biểu dat thành công cả về ý nghĩa Đạo giáo lẫn cách thức xây dựng hình tượng nghệ

thuật còn lưu giữ đến ngày nay Người xưa đã có tư duy tích cực về sự vận

đông liên tục thời gian, coi chúng như một phạm trù triết lý bắt biển Thế giới con người, vạn vật dịch chuyên thì vẫn phải tuân theo quy luật Hết ngày sẽ: đến đêm, xuân qua hạ lại về, có sinh có tử Giá trị tích cực nhất mà bộ tranh phản ánh đấy là tính thống nhất trong mọi quy luật thiên nhiên Con người

chính là chủ thể phát hiện ra quy luật trên

'Quan niệm trong cộng đồng người Dao và một số dân tộc thiểu số khác thi bốn vị Công Tào do nhà Trời phái xuống giám sát tran gian nên họ cũng được thờ cúng như vai trò thần linh giữ trọng trách quan trọng Do tính chất, ý

nghĩa tôn giáo nên người Dao thường đem bộ tranh này ra dùng vào buổi lễ

lớn như: cúng đầu năm mới, lễ cắp sắc, lễ cầu mùa

Một loại tranh thờ có chủ đề Đạo giáo ta thường bắt gặp không chỉ ở công đồng người Dao mà cả với người Cao Lan ~ San Chi dé là tranh “Dẫn

Trang 23

2B

È bên tổ tiên Tuy là hai nhóm dân tộc thiểu số khác nhau nhưng họ có chung

quan niệm, cách thể hiện tranh thờ và dùng tranh thờ vào cùng mục đích nên tất khó phân biệt đâu là tranh người Dao hay người Cao Lan

Cách đặt tên cho tranh thể hiện lộ trình đầy gian nan, đưa linh hỗn về

nơi quê cha đất tổ “ẩn hương lộ” vẽ trên khổ giấy nhỏ nhưng chạy dài tới hàng mét Lối bố cục này khiến người xem có cảm giác đang đọc một câu

chuyện kể bằng tranh với diễn biến tuần tự có bắt đầu và kết thúc Tranh chia

thanh ba pha

Thúy Quan, tầng thứ hai là Trung Nguyên Địa Quan, tầng thứ ba Thượng

tương ứng với ba tầng vũ trụ Tầng thứ nhất là #4 Nguyên

Nguyên Thiên Quan Ö mỗi tầng có những vị thần cai quản riêng và hình ảnh

đặc trưng cho từng không gian sống, trần gian khác đình khác địa ngục

“Xuất phát điểm của tranh di từ trần gian rồi tiến dần lén Tam Thanh cung

Tầng Hạ Nguyên Thủy Quan đi từ dưới lên ta luôn thấy xuất hiện hình con rùa đang trong tư thế bơi về phía trước Trên mỗi tranh lại có khác

nhau đôi chút, rùa có thể vẽ tả thực hay đặt qua hình chiếc lá đề Ngoài ra rùa

còn ẩn dưới bóng đáng con Lân, phần mai rùa là đặc điểm giúp chúng ta nhận

biết ra hình chú rùa, còn phần móng, chân, mặt đều mượn theo Lân, cách điệu

hóa trông sắc nhọn, dữ tợn hơn Trang trí trên mai rủa chia thành hai phần giống như Thái cực, Âm dương Rùa là biểu tượng cho con vật có sức bền

trường thọ, kiên trì Mặc dù phải đeo trên lưng chiếc mai nặng nề mà nó vẫn cố di chuyển, lúc nguy cấp chiếc mai trở thành vật cứu sinh hữu hiệu Môi trường sinh sống của rủa cũng thật đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước Hình

ảnh rùa ta cũng thường bắt gặp ở trong chùa, đình làng Việt như: rùa đội bia

đá, rùa cðng hạc Đôi rồng bơi uốn lượn như nâng đỡ giúp rùa vượt lên

xuất hiện trong tranh càng tăng thêm giá trị về mặt tâm linh cho tranh thờ Tại

Trang 24

mình bộ lông sặc sỡ, tung đôi cánh bay phía trước dẫn đường cho rùa giống như chiếc cầu nối hai thế giới Hạ Nguyên và Trung Nguyên

'Tầng thứ hai là phần hiện hữu cuộc sống trần gian nên được diễn tả bằng những hình ảnh có tính chat lọc, cô đọng nhất Bàn thờ cùng thầy Tào ngồi khan dat tại trung tâm tranh Ông là người có khả năng liên thông với thế

sẽ đến tai thân linh

giới linh hồn, thần thánh Moi mong ước, nguyện

thông qua bài khấn, nghi lễ cúng Khói hương nghỉ ngút cũng chính là con È thăm người thân Một đàn

lễ do thầy cúng làm chủ, xung quanh có con nhang, đệ tử tay cằm nhạc cụ

đường vô hình dẫn đưa linh hồn từ cõi chết trở

múa hát phụ họa Hình ảnh bát hương đang cháy đặt trên ban thờ cùng ánh

đèn nến mờ ảo, bùa chú nhiều màu là những đặc trưng tiêu biểu cho Đạo giáo

Người Dao sáng tác tranh thờ Đạo giáo theo nhiều thể loại đa dạng

nhưng lại mang tính đặc trưng riêng, phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng bản

địa Nhưng một số tranh Đạo giáo thì có nhiều chủ đề nhưng mỗi dân tộc lại chon cho mình những bức tranh riêng, biến đổi, đồng hoá chúng theo tín

ngường của dân tộc mình Tuy Đạo giáo du nhập từ bên ngoài nhưng cũng đã

được người Dao bản địa hoá thành bản sắc văn hoá đặc trưng Nó là một mắt

xích kết nối các giá trị nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Việt Nam

1.2.1.2 Tranh thờ cúng Tổ tiên

Hình thức sinh sống của người Dao có tính tập trung thành từng bản,

xóm chứ không sống xen kẽ với nhóm dân tộc thiêu số khác Yếu tố này đã

dẫn đến sinh hoạt văn hóa đặc trưng, không bị xáo trộn hay ảnh hưởng từ bên

ngoài Họ gắn kết với nhau trên cơ sở thiết chế dòng họ, gồm 4 họ chính là: Bàn, Triệu, Lý, Đặng Do hoàn cảnh sống du canh du cư nên mỗi dòng họ lại phân chia thành nhiều chỉ khác Họ quan niệm rằng mỗi chỉ nhỏ đều có ma tổ

Trang 25

2s

không cùng dòng, không cùng chỉ thì cũng sẽ không thờ cùng ma, vì điều này:

đã dẫn đến mối quan hệ khó gắn kết khăng khít Chỉ dòng họ chưa tách thành

chỉ nhỏ thì mới được coi là cùng huyết thống Tất cả những mỗi quan hệ

ngoài ding họ đều mang tính chat làng xóm Người Dao không coi việc cùng

huyết thống là tiêu chuẩn giằng buộc họ vào nhau mà thờ tổ tiên Dòng họ mới là yếu tố quyết định

Tục thờ cúng Tổ tiên là một tin ngường lớn mang tính phổ cập và đương nhiên nó trở thành đạo lý xã hội Một khi nó đã là đạo lý xã hội thì sẽ được công đồng kính trọng mang yếu tố thiêng liêng tâm linh, thành kính “Trong đạo thờ cúng tổ tiên bao gồm việc thờ cúng ông bà, cha mẹ, tổ họ, tổ

nghề Người Việt nói chung và người Dao nói riêng đều có cách thức thờ

cúng khác nhau nhưng quan niệm lại cùng hướng về tưởng nhớ đến nơi chôn rau, cắt rốn và người khởi nghiệp

Mỗi dân tộc tôn thờ một vị Tổ và có truyền thuy¿ iên khác nhau

Người Việt coi mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân là Thủy tổ, còn người Dao lại

ồ là nhân vật huyền thoại và cũng do truyền thuyết xây dựng thành Trong huyền thoại, truyền thuyết có tính hư cấu để làm tăng thêm tính thần kỳ và linh thiêng cho nhân vật Bàn Hồ

lấy ông Bàn Vương (Bản Hò) làm Thủy tổ Bản

của người Dao được nhắc đến nhiều ở truyện kể dân gian, thần tích, truyện thơ, trường ca và có một vài tác phẩm như: Quá Sơn bảng văn (Bình Hồng

khốn điệp), Bàn Hồ (truyện thơ), Đăng Hành và Bàn Đại Hộ (truyện tho) để

lưu truyền trong cộng đồng từ đời này sang đời khác

Việc cúng Bàn Vương trên thực tế còn tùy thuộc vào mỗi nhóm Dao,

mỗi họ Dao mả chia thành chu kỳ diễn ra Š năm, 9 năm hay 12 năm Nếu gia đình nào không có điều kiện thì sẽ làm lễ khắt, hứa rằng sau khi Bàn Vương

phù hộ cho công việc làm ăn tắn tới thì sẽ tạ ơn Trong công đồng Dao kiêng

Trang 26

và là tổ vật (Tô tem giáo) của dân tộc Họ không giết chó, không ăn thịt chó, khi chó chết thì chỉ phụ nữ và trẻ nhỏ mới được mang đi chơn cất Người ngồi ăn thịt chó cũng sẽ không được bước chân vào cửa nhà người Dao

Hình thức thờ Bàn Vương cũng là dấu vết của hình thức thờ tô tem giáo cỗ đại còn lưu giữ cho đến ngày nay Loại hình thờ tô tem giáo đều cho rằng

các thành viên trong bộ tộc đều sinh ra từ một giống động vật hay vật vô trí vô giác nào đó Người ta đặt ra những cắm đoán khắt khe cho con vật tô tem và gọi nó là “ông” hay “cha” rồi tin rằng linh hồn sau khi chết đi sẽ được hiện

thân vào con vật tô tem

'Bên cạnh nguồn tư liệu viết thì còn một nguồn tư liệu quý giá nữa đó là

tranh thờ thủy tổ Dao với chủ đề Thuyền quan, Bàn cổ Giá trị nghệ thuật luôn đi đôi với giá trị tỉnh thần mả tác phẩm để cập Người sáng tác gửi gắm tư

tưởng, tình cảm, suy nẹÌ tủa mình vào nội dung tranh và dùng chúng như

phương tiện biểu đạt hữu hiệu nhất đối với thế giới thần linh Hệ thống tranh

thờ mô tả việc lựa chọn thủy tổ và quá trình khai hoang, dẫn dắt con cháu

vượt qua sông qua biển đến vùng đất mới lập nghiệp

Hầu hết mọi tranh thờ Đạo giáo của người Dao đều có ảnh hưởng hay

xuất phát từ Trung Quốc nhưng riêng thể loại tranh thờ thủy tổ (Bản Hồ,

Thuyền quan, Ngũ bình kỳ mã, Cudi cá) thì lại mang đặc tính riêng người

Dao ở Việt Nam Tuy cùng hệ thống tranh thờ nhưng mỗi bức lại có ý nghĩa

và cách vẽ khác nhau Tranh “Thuyén quan” vẽ cảnh thuyén rồng chờ người

vượt biển, phía trên là Bản Vương ngồi chỉ huy, bên dưới là hình tượng con Long khuyển Cũng có bức lại thay hình chiếc thuyễn rồng bằng hình cá chép chở con cháu Bàn Vương vượt sông Hay bức “Ngữ &ỳ binh mã” kể về việc

Bàn Vương thống lĩnh năm đạo quân đi đánh Cao Vương, hình này đã được

Trang 27

27

'Vương đứng ở trung tâm, mình mặc quan phục, tay giơ cao thanh kiếm, phía

dưới có đoàn người đang chèo thuyền

Hình tượng rồng cũng xuất hiện trong tranh “Tuyển Quan” hay “Ngữ

Kỳ Binh Mã”, khi xây dựng hình tượng nhân vật có vi thé cao như Vua, Chúa thì luôn gắn liền với biểu trưng quyền lực, sức mạnh Trong tôn giáo tuy rồng, là con vật không có thực nhưng nó lại do sự tổng hợp sức mạnh, uy lực của

các con vât trong thiên nhiên và được cách điệu hoá Người Dao cũng lấy

hình rồng nhưng chỉ chọn cách gợi tả đôi chút, chứ không vẽ nguyên cả hình

Ta thấy thoát hiện đuôi rồng hoặc con thuyền mang thế dáng rồng Điều này khác với người Kinh lại xây dựng hình tượng Rồng và có sự biến đôi theo

từng thời ky lich sử Rồng thời Lý khác Rồng thời Trằn Rồng Lý là hình

đáng của con rồng giun Rồng Lý mang tính chỉ tiết, ti mi về diễn tả hình

khối, chú ý nhiều đến tính đại chúng khơng cường điệu hố Nhịp điệu uốn

lượn theo cấu trúc hình sin liên tục Đến thời Trần thì lại đi theo khuynh

hướng khuyếch trương quyền lực, nêu cao tinh thin thượng võ Hình khối

rồng Trần nổi và khoe sức mạnh qua bộ móng vuốt, vây rồng Tính chuyển

động của rồng thời Trần mang tính thưa bớt không gắp khúc nhiều Khi chọn

rồng để vẽ vào tranh thì cũng đồng nghĩa với việc người Dao rất coi trọng vị

thé ông Thuỷ tổ, coi ông như một vị vua khai sáng dân tộc

Có thể nói Bàn Hồ là hiện tượng văn hoá dân gian tông hợp, biểu thị

cho sự thống nhất tộc người Ta bắt gặp mọi yếu tổ tín ngưỡng, nghỉ lễ, phong

tục, sinh hoạt văn hố, nghệ thuật hồ quyện vào nhau, tạo thành bản sắc văn hoá riêng Người Dao sống phân tin, rải rác khắp nơi không chỉ ở Việt Nam

mà ở cả các nước khác, nhưng huyền thoại Bàn Hồ, tín ngưỡng, phong tục có

sự tương đồng, phổ biến

Trang 28

kính trọng các bậc ông bà, cha mẹ, với niềm tin rằng tổ tiên sẽ che chở cho

con cháu đang sống Hình thức cơ bản được xuắt phát từ trong gia đình cá thể

rồi lan rộng đến bộ tộc, cộng đồng, xã hội, quốc gia

Trong mỗi nhóm Dao lại có sự khác biệt đôi chút về việc bày đặt ban

thờ cúng tổ tiên Bàn thờ người Dao Đỏ được để ở vị trí góc nhà với cách

thiết kế đơn giản, gồm hai

\g Tầng trên đặt bát hương, tầng dưới dùng làm

chỗ để sách, tiền vàng hay những vật dụng khác dành cho việc thờ cúng Bản

thờ đã bị giản lược ết mức Bàn thờ được làm bốn chân bằng tre, nứa rồi

một miếng gỗ đặt làm mặt phẳng Bằng loại chất liệu như vậy nên bản thờ cũng nhanh hư hỏng Khi thay đổi bàn thờ người Dao Đỏ có nghỉ lễ cúng tháo

bỏ bản thờ cũ để thay mới

Người Dao Quần Trắng lại có cách sắp xếp ban thờ ngăn nắp, gọn sàng, khác hơn nhóm Dao Đỏ Họ còn dùng chất liệu giấy màu đủ màu sắc, cắt hình trang trí cho ban thờ Hình cắt trang trí là các đường tua dua hay đường răng cưa rồi dán lên viễn, chân ban thờ Dao Quần Trắng có bày hai

bát hương Một bát to dành cho thủy tổ Bản vương, bát nhỏ hơn có cắm hai bông lúa chin và một chiếc lông chim để cúng gia tiên Việc thay đổi ban thờ

không mang tính thường xuyên Khi họ đã chọn hướng, đặt ban thé thi rit thay đổi, kể cả lúc ban thờ đã cũ

Tranh thờ về truyền thuyết lịch sử của người Dao mang tính cộng đồng

nhưng bên cạnh đó còn có tranh thờ cúng gia tiên của gia đình, gia tộc Chủ “Vua Bếp” (ăn mặn) cũng là loại tranh đặc trưng của người Dao Tại sao

lại sinh ra thêm chủ đề này, bởi sự xuất hiện của lửa đã giúp con người thoát khỏi đời sống mông muội, ăn hang ở lỗ Lửa đánh dấu bước phát triển nhảy:

vọt cả về xã hội lẫn tư duy con người Cho nên có nhiều tộc người trên thế

Trang 29

Người Kinh ở vùng đồng bằng cũng thờ Táo Quân, Vua bếp người

trông coi công việc bếp núc, giữ cho ngôi nhà thêm ấm cúng Dân tộc Dao cho rằng "mẹ sinh ra lửa” nên trong tranh thờ *7áo Quản ” người Dao vẽ chân dụng một phụ nữ mặc áo đỏ, đầu vấn cao, hai bên là hai cô hầu gái, tắt cả ngồi

trên tầng cao nhìn xuống phía dưới, tằng dưới diễn tả quang cảnh thực công

việc bếp núc của người Dao Ở trong bức tranh thờ “Táo Quán” có xuất hiện hình ảnh hai vị mặc trang phục quan, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay đút Ống áo để theo dõi, giám sát công việc Hai thanh niên đặt con lợn lên bàn làm

thịt, một nhóm người khác, mỗi người một việc, lo nhóm lửa bếp, chuẩn bị nỗi xoong cho nấu nướng, mang củi đun, xách nước Nhìn không khí trong bếp thật tất bật, thể hiện sự no đủ, ấm êm cho gia chủ

Lễ cúng Bàn Vương luôn có sự xuất hiện của con lợn tế Người Dao

chuẩn bị việc nuôi con lợn cúng từ trước và chọn gia đình đủ tiêu chuẩn mới được nhận nuôi Gia đình đạt tiêu chuẩn nuôi lợn cúng phải không có người

bị phạm tội, con cháu ngoan hiễn, hiểu thảo với ông bà, cha me

Người Dao không coi việc cùng huyết thống là tiêu chuẩn giằng buộc

họ vào nhau mà thờ tổ tiên dòng họ mới là yếu tố quyết định Tắt cả mọi

nhóm Dao đều thờ chung cùng một vị Thuỷ tổ là Bàn Vương Hơn thế họ rất

tự hảo vì mình là con cháu Bàn Vương Chính yếu tố trên đã giúp cho họ có thêm cảm hứng sáng tác nghệ thuật và làm nên một hệ thống tranh thờ chỉ

riêng người Dao mới có như tranh Bàn Vương (truyền thuyết lịch sử người Dao), tranh Vua bếp (ăn mặn) Tuy có bị ảnh hưởng từ Đạo giáo Trung Quốc nhưng họ cũng biết Dao hoá các tranh thờ đó bằng việc thêm cảnh sinh hoạt

và một số trang phục tiêu biểu của người Dao vào trong tranh Thông qua

Trang 30

1.2.1.3 Mặt ng

.Mặt nạ trong các nghỉ lễ của người Dao có hai loại chất liệu chính Aặr nạ bằng giấy (dùng màu sắc vẽ lên giấy) có kích thước vuông khoảng 20cm x

20cm Chat liệu bằng gỗ (đục, đẽo gọt trên gỗ và dùng màu, giấy màu cắt dán

hoặc lông chim để đính trang trí)

'Hình thức thờ bằng mặt nạ được xuất hiện tir rat lau và trên nhiều quốc

gia đặc biệt ở khu vực châu Phi, châu Mỹ, nơi mà hình thức thị tộc, bộ tộc vẫn

còn tổn tại Tín ngưỡng của người Dao ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều mặt từ 'Đạo giáo, các nghỉ lễ liên quan đến Đạo giáo vẫn phát triển, lưu giữ đến ngày nay Trong vòng đời của người Dao có một số nghỉ lễ quan trọng như: Cấp sắc, Độ sư, sinh nở, tang ma Khi thầy cúng lên đàn cúng lễ thì mặt ng là thứ không thể thiếu

t các nhân vật thần linh trong Đạo giáo đều xuất hiện

làm chân dung cho việc vẽ mất xơ (Tam Thanh Cung, Tam Nguyên Quan,

Ngũ Thương, Long Phượng, Đệ Mẫu, Hoa Căn Phụ )

Tranh thờ dùng vào buổi lễ cần phải được lựa chọn cho phù hợp tính

chất mà buổi lễ phản ánh thì đối với mi nạ cũng như vậy, mỗi loại mặt nạ lại có đặc tính riêng và nó còn giống như một vật thiêng giúp con người tiếp

cận thần linh tốt nhất Tuy chất liệu đơn gián chỉ chủ yếu là giấy nhưng hình

tượng, nét vẽ, màu sắc của mặt na gây ấn tượng mạnh đến người xem

Một số bộ tộc người châu Phi còn có hình thức vẽ màu trang trí lên ngay khuôn mặt thực, rỗi gắn thêm lông chim hay một vài vật khác Mặt na

bằng chất liệu gỗ cũng được họ dùng nhiều, mặt nạ được gọt, đo, đục, sau đó

tô màu sặc sỡ, đôi khi còn đính thêm đôi lông mày giả Khối chạm đơn giản, bề mặt có thể mài nhẫn hoặc dé thé rap

Trang 31

31

màu phẩm xanh, đỏ, đen vẽ trang trí lên, gắn thêm đôi lông mày giả trông dữ

tợn hơn Nhìn mặt nạ này ta thấy gần giống với phong cách tạc tượng ở nhà mô của dân tộc vùng Tây Nguyên Lựa chọn gỗ đẻ làm mặt nạ cũng là vấn đề

mà người Dao coi trọng GỖ sung rừng hay gỗ xuôi chanh vừa nhẹ, mềm, dễ

tạc và có độ bẻn cao

Liên quan đến hình vẽ các trong Đạo giáo, ngoài hệ thống tranh

thờ, còn có mũ lễ, áo lễ và mặt nạ dùng trong các lễ, quan trọng nhất là trong lễ Cấp sắc, Độ sư (trở thành thầy Tào chính thức) Khi người thụ sắc và thay cúng bước vào buổi lễ thì đều cần phải dùng đến mặt nạ Bởi nó là hiện thân của các vị thân có mặt để chứng giám, bảo vệ cho người dự lễ và giao tiếp với than linh Äạr nạ vẽ xong còn phải qua đông tác làm phép của thầy cúng thì

nó mới mang đầy đủ tính linh thiêng, khoác trên mình yếu tố huyền bí, phép

thuật

Lúc người ta đeo mặt nạ vào coi như họ đã phải tạm thời quên di con

người thực, tất cả mọi suy nghĩ, những vấn vương đời thường mà là lúc họ

ống bằng thế giới khác không thuộc vẻ họ Trước khi thụ lễ các đệ tử, pháp sư đều phải ăn chay, kiêng sinh hoạt nam nữ, nhằm tạo cho mình trong sạch,

giữ được “nguyên khí” Trước nghỉ lễ thì các đệ tử tổ chức nhảy múa, trên tay

cầm chiếc mặt nạ của mình Nhảy múa xong họ sẽ đem mặt nạ đội lên đầu hoặc che trước mặt cho đến khi lễ Cắp sắc kết thúc

'Số lượng mặt nạ sẽ tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia và tính chất buổi lễ Trung bình buổi lễ thường có từ bảy đến mười người là ít nhất

Những đàn lễ lớn sẽ huy động khoảng hơn hai mươi chiếc mặt nạ về chân

dung thần thánh khác nhau Lễ Cấp sắ

cuộc đời thầy Tào, lúc đó ông ta trở thành con người mới hoàn toàn Thầy

Trang 32

mặt nạ che mặt và nhắm mắt như trong trạng thái ngủ say, khi đó là trang thai nhập thần cao độ, người và thần ở ranh giới gần nhau nhất, không gì cách trở

Nghi lễ Cấp sắc thể hiện rõ tư tưởng Đạo giáo và cũng là hiện tượng

văn hóa có tính lưu truyền từ đời này sang đời khác Song trải qua thời gian

nó đã biến đổi cho phù hợp với kinh tế xã hội Không chỉ đơn thuần về mặt

tín ngưỡng mà nó còn bao hàm cả những giá trị tâm linh, tỉnh thần, văn hóa

nghệ thuật Bởi trong mỗi buổi lễ cấp sắc ta thấy xuất hiện hầu hết các hình

thức thê hiện tôn giáo, thé giới quan, nhân sinh quan của người Dao Nó đóng vai trò duy trì, bảo tồn các nghỉ lễ cổ Do đó, có thể nói rằng lễ Cấp sắc là sự

khẳng định sự kế thừa thần quyền Những thứ kế thừa ở đây không phải là tài

sản hiện hữu mà nó là tài sản tình than, thờ cúng tổ tiên, thần linh và thực hiện

các phép thuật bùa chú để chữa bệnh, đuổi tà ma Những bức tranh thờ, bùa chú, lễ vật, môi trường không gian buổi lễ được coi như phương tiện thầy Tào

sẽ dùng vào trong khóa lễ

Đối với người Dao lễ Cấp sắc còn gọi là lễ “Quá tăng” xuất hiện từ lâu đời và là một văn hóa tín ngưỡng độc đáo Trong các nhóm Dao khi con trai ở độ tuổi 12 đến 16 hoặc 15 đến 18 tuổi đều phải trải qua lễ này Đây là nghỉ lễ chấm dứt thời kỳ niên thiếu và bước sang giai đoạn trưởng thành với cái tên mới Những ai đã qua lễ Cấp sắc mới chính thức được cộng đồng và thần linh

thừa nhận có đủ tư cách làm nghề cúng bái và tham gia công việc trong bản

làng, hơn thé nữa họ còn được công nhận là con cháu Bàn Vương khi chết

linh hồn sẽ về quê hương Dương Châu Trong buổi lễ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình sẽ mời thầy cúng Tam Thanh (giỏi về thiên văn, địa lý) hay thầy cúng Tam Nguyên (giỏi về binh pháp, phép thuật) đẻ đứng chủ trì lễ

Trang 33

3

mọi người trong cộng đồng lại bên nhau, duy trì bản sắc văn hóa, tạo nên

phong cách sắc thái riêng có tính đặc thủ người Dao

Lý Hành Sơn (Viện Dân Tộc học) đã có công trình nghiên cứu rất sâu

về “Lễ Cấp sắc của người Dao Tiên ở Ba Bể” Tuy lễ Cấp sắc có mặt trong

đời sống của dân tộc Dao nói chung nhưng nhóm Dao Tiền tại Ba Bể có cách

thể hiện nghỉ thức độc đáo, đầy đủ và đặc trưng nhất Một lễ Cấp sắc cần phải trải qua nhiều cấp bậc, từ tháp đến cao, nghỉ lễ diễn ra phức tạp và tốn kém nên ngày nay nó đã bị cắt bớt hay giảm tiện nhiều phần, mà chỉ giữ lại những,

phần quan trọng không thể bỏ qua

Người Dao và người Sán Dìu có sự tương đồng và khác biệt ở lễ Cấp

sắc Đời sống văn hoá phi vật thể của người Dao lai tin rằng vạn vật đều có lĩnh hồn nên khi cây cỏ hay con người chết đi thì phân hồn sẽ biến thành ma Ho chia ra làm hai loại ma lành, ma đữ Ma lành gồm tất cả các nhân vật thần lĩnh Đạo giáo, tổ tiền, Bàn Vương, thần nông _ bảo vệ, ban phúc cho con người, còn ma dữ hiện hữu thông qua cây cối, sông suối, người chết đột tử

mang tai hoạ đến cho con người Chính vì những ý niệm trên mà người Dao cho rằng con người gồm nhiều hồn tụ lại nên khi ốm đau không phải do bản thể thực tại mà do phần hồn đang bị thiếu hay bị ma dữ bắt giam Lúc đứa trẻ lớn đủ tuổi làm cấp sắc cần phải làm ngay để cho nó có thể tránh khỏi bệnh tật

và điều quan trọng nữa là nó được thừa nhận chính thức là thành viên trong tổ chức xã hội Dao, có quyển tham gia mọi công việc của bản làng hay đóng góp ý kiến và khi chết đi sẽ được quay về với ông bà tổ tiên Nghỉ lễ Cấp sắc đối với người Dao là một thủ tục không thể bỏ mà sẽ lưu truyền từ đời này sang đời khác

Người Sán Dìu cũng có chung quan niệm về thế giới linh hồn, vũ trụ

Trang 34

không bị gò bó trong lứa tuổi trưởng thành mà có thể dù đã có gia đình họ vẫn được làm Cấp sắc hay phụ nữ là vợ thầy cúng cũng sẽ làm lễ Cấp sắc Thầy cúng là một nghề rất được coi trong trong cộng đồng nhưng bước đâu tiên khi muốn làm thây cúng thì phải trải qua lễ Cấp sắc Lễ Đại phan (Cấp sắc) vừa mang ý nghĩa tôn giáo nhưng bên cạnh đó thì nó còn thể hiện tính truyền thống dân tộc

Cả hai nhóm dân tộc Sán Diu và Dao đều chia quá trình nghỉ lễ Cấp sắc thành nhiều cấp bậc khác nhau theo chiều từ thấp đến cao và tuỳ theo trình độ của thầy cúng ở mức độ nào hay tuỳ vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà có thể mời thầy cúng cao tay, giỏi về thiên văn địa lý và phép thuật Trong xã hội Dao thì lễ Cấp sắc được biểu thị bằng số lượng đèn mà họ sở hữu Cấp 3 đèn diễn ra hai ngày một đêm, người thụ lễ được cấp 36 âm binh Cấp 7 đèn diễn ra trong bảy ngày bảy đêm, người thụ lễ được cấp 72 âm bỉnh và cấp cao nhất là 12 đèn nó diễn ra trong mười hai ngày đêm và người đó sẽ có trong tay 120 âm binh Mỗi lần tổ chức Cấp sắc cấp bậc càng cao thì chỉ phí rất tốn kém

[I64r93]

Còn đối với người Sén Diu thì lại phân chia ra làm ba cấp Pháp sư là bậc đầu tiền, nấm trong tay 1000 âm bỉnh; Quốc sư là cấp thứ hai có trong tay 5 vạn âm binh; Thứ gia tổng Xuyên là bậc cao nhất được cấp tới 9 vạn quân Người nào đứng ở vị trí cao nhất là Thứ gia tổng Xuyên thì phải tiến hành làm lễ cấp chức cho vợ để hai vợ chồng coi như ngang hàng nhau Đây là một điểm khác biệt so với người Dao Mỗi tộc người lại biểu hiện quan niệm đạo

giáo cùng tôn giáo vào trong nghỉ lễ cộng đồng khác nhau

Trang 35

35

luồng tôn giáo nào muốn xâm nhập cũng phải dung hoà sao cho hợp, chứ không thể phá vỡ tính cố kết đó

Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu tuy không chật chẽ, khát khe như dân tộc Dao nhưng ở xã hội người Sán Du nói riêng hay các dân tộc khác nói chung đều có mối quan hệ thân tộc, lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, lòng tôn kính tưởng nhớ đến tổ tiên Y thức cố kết cộng đồng của hai nhóm người này còn được thể hiện tại các buổi lễ Cấp sắc Trong buổi lễ luôn có các bài khấn và nội dung nhắc đến công ơn người đi trước và nhắc nhở con người nên sống đoàn kết bên nhau

Nhìn chung lễ Cấp sắc là một hình thức tín ngưỡng dân gian chứa đựng

rất nhiều yếu tố van hoá cổ truyền, pha trộn thêm đôi chút mê tín, tôn giáo thờ cúng Mỗi khi trong làng bản có gia đình làm lễ Cấp sắc thì cả cộng đồng cũng coi như công việc chung, tạo ra ý thức đoàn kết cho từng thành viên trong dòng tộc Bởi Cấp sắc vừa là việc riêng của từng gia đình, vừa là việc chung của đồng họ, thôn bản Mặt hạn chế của lễ Cấp sắc là chỉ phí lớn, đối với gia đình nghèo thì đã phải gánh các khoản nợ lớn Lễ vật cùng tiền làm cơm cho cả dòng họ đã tiêu tốn của họ khá nhiều tiền bạc Nếu không tổ chức cho người thân làm lễ Cấp sắc thì sẽ không được coi như thành viên trong cộng đồng, không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì hay tham gia mọi công

việc của cộng đồng

Hai nhóm dân tộc Dao và Sén Diu đều chịu ảnh hưởng từ Đạo giáo và những giáo điều Đạo giáo đã ngấm sâu vào trong tâm thức họ nhưng các bản sắc văn hoá bản địa vẫn luôn được duy tì, biến đổi cho dung hoà với nhau Hệ thống thần linh Đạo giáo tuy cùng chung phả hệ nhưng mỗi tộc người lại có cách lựa chọn khác nhau, biến đổi đôi chút sao cho phù hợp

Trang 36

thêm sự linh thiêng cho buổi lễ và biểu hiện sự chứng giám của đấng thần linh đối với lòng thành kính, mong mỗi được họ che chở cho người đã tham gia lễ Cấp sác Nên dù là người Dao hay người Sán Dìu thì đều coi tục Cấp sắc như một nghỉ lễ bắt buộc và tồn tại cùng quá trình hình thành, phát triển của dân tộc

Mặt nạ còn dùng vào những công việc như khi người phụ nữ đang

trong thời kỳ mang thai gặp điều trắc trở thì họ cũng phải nhờ đến thầy cúng .Mặt nạ chân dung của Hoa Căn Phụ, Đệ Mẫu là những vị thần phù trợ cho trẻ

nhỏ, sản phụ, tranh thờ lúc này sẽ được mang ra để làm lễ, cầu phúc, đem

điều lành cho mọi người

.Mặt nạ về trên khổ giấy chữ nhật nhỏ đủ dé che kín khuôn mặt hoặc đội

đầu Nghệ nhân đặt chân dung từng vị thần đã nêu trên vào mặt giấy vẽ đặc tả khuôn mặt từ vai trở lên Vì là hình thức tranh chân dung nên chú ý nhiều vào

nét mặt, kiểu tóc, mũ đội đầu của mỗi vị cũng khác biệt Bên những mặt nạ có

khuôn mặt nhân từ (Hoa Căn Phụ, Đệ Mẫu), còn có các mat na trong rat dit

tợn, khuôn mặt vằn đỏ, răng nanh trắng nhe ra, mắt trừng lên Tính chất buổi

lễ là đuổi tà ma thì họ phải chọn loại chân dung dit ton nhằm trấn áp ma quỷ

Nếu là lễ cầu an, sinh nở thì ngược lại tranh thờ mặt nạ lại cần sự hiền lành, nhân hoà để cho con người thấy yên lòng Mã: nợ cũng chính là một phần của loại hình tranh thờ miễn núi và nó được làm từ nhiều chất liệu như: đục khắc ín thêm lông, răng thú tạo thêm phần huyền

trên gỗ, vẽ lên giấy, còn có loại bí, linh thiêng

1.2.2, Vai trò tranh thờ trong đời sống văn hóa người Dao

Đời sống văn hóa là tổng hợp của nhiều yếu tố xã hội thể hiện trên phương diện tinh thần, tư tưởng được tích lũy theo thời gian để tạo nên nét

đặc trưng, tiêu biểu cho từng dân tộc Tranh thờ của người Dao ra đời do nhu

Trang 37

37

cùng thiên nhiên, hòa hợp bên thiên nhiên và quan niệm sống cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Đạo giáo Một năm người Dao có rất nhiều các buổi lễ cầu cúng lớn nhỏ Cuộc sống con người có được bình yên, tốt lành hay không còn

phải phụ thuộc vào thế giới thẳn linh, ma quỷ Do sản xuất nông nghiệp phụ

thuộc vào thiên nhiên nên đời sống tình thần người Dao gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp là đều tắt yếu

Trong mỗi khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng bào đều chọn ngày tốt, giờ tốt và tổ chức nghi lễ, với nhiều điều kiêng ky Các vị thần được thờ cúng của người Dao chủ yếu là các vị than dat, thần rừng, thần cây Họ sợ rằng khi phát nương làm rẫy nếu động vào chỗ ở của thần thì sẽ bị

bắt tội Nên trước đó họ cúng ngay trên mảnh đất mà mình định canh tác, làm

nương

Việc cúng tổ tiên trong gia đình người Dao được coi như một việc cực

kỳ quan trọng vì tổ tiên thuộc ma lành sẽ phủ hộ con cháu làm ăn tốt hơn Nếu

họ không thờ cúng cẩn thận thì bị tổ tiên trách phạt, gây ốm đau, bệnh tật, nghèo khó Mỗi nhóm Dao lại có ngày cúng tổ tiên khác nhau và bản thờ là

nơi tôn nghiêm nhất trong gia đình Tranh thờ là đối tượng không thể thiếu mỗi khi bảy đặt ban thờ và số lượng tranh thờ cùng số bộ tranh còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình Bởi tranh thờ chính là sự hiện diện của

thần lĩnh để chứng giám lòng thành của gia chủ và còn là nghỉ thức cho buổi

cầu lễ

Trong lễ làm chay, sắc của người Dao Tuyển cũng có hai loại thầy cúng chủ trì buổi lễ, thầy cúng Tam Nguyên (giỏi về pháp thuật, xuất bình), thay Tam Thanh (giỏi về thiên văn, địa lý) Trang phục thầy Tam Nguyên rất đơn giản Chúng đều là những bộ áo dài, hai tà, xẻ nách phải có cúc cài, quần cham ống chân quẻ Ao thay Thượng Nguyên có màu vàng (hành Thổ ở trung

Trang 38

phương Nam), thầy Hạ Nguyên áo màu chảm đen (hành Thuỷ ở phương Bắc)

Các thầy cúng Tam Nguyên không đội mũ, chỉ đội khăn cuốn, khăn là một

mảnh vải trắng hình chữ nhật Hai đầu khăn ghép vải tạo hoa văn hình hoa

đây với các màu xanh, vàng, trắng, đỏ

“ranh thờ góp mặt ở hầu hết các nghỉ lễ lớn nhỏ của người Dao từ cúng

ra đồng, cúng Tô tiên, cúng ma chay, cúng cầu mùa, cúng Cắp sắc, cúng cho người phụ nữ sinh nở dễ dàng Do tính phô biến đó mà tranh thờ cũng đã

ông

'Dao vào trong từng chủ đề và người họa sĩ cũng có rất nhiều chủ đề sáng tác

phản ánh khá rõ nét các tập tục, nghỉ lễ cùng quan niệm sống của cộng,

Nhờ vào thể loại tranh thờ người Dao mà ngày nay chúng ta có thêm một

nguồn tư liệu quý giá góp phần cho việc nghiên cứu đời sống văn hóa cùng

tập quán, phong tục của dân tộc Dao

“Tranh thờ của người Dao phản ánh khá rõ nét tư tưởng, suy nghĩ, nhận

thức về thể giới quan, nhân sinh quan của họ bằng hình ảnh, màu sắc ngôn

ngữ hội họa Chính tranh thờ cũng giúp người Dao có thêm lòng tin vào cuộc

ống bởi họ luôn tin rằng thần linh, tổ tiên luôn dõi bước bên họ trong cuộc sống Thế giới thần linh và tổ tiên sẽ phù hộ, trợ giúp người Dao trong những lúc khó khăn, tránh khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ để họ có thể sống yên ôn

hơn, vững tin hơn vào cuộc sống Hơn nữa, chính tranh thờ cũng là phương,

tiện để người Dao có thể bày tỏ lòng thành kính của mình đối với tín ngưỡng

Đạo giáo và tổ tông

“Tiểu kết chương 1

Tranh thờ của người Dao là một sự tổng hợp văn hoá bản địa và văn hoá ngoại lai Tính ngoại lai được thể hiện qua việc di dân của người Dao khi

Trang 39

3o

“Thông qua tranh thờ người Dao nói riêng chúng ta hình dung rõ hơn về sinh hoạt, tư tưởng, suy nghĩ, quan niệm về sự sống và cái chết

Tranh thờ người Dao có nhiều loại với các đặc trưng riêng như: thể hiện truyền thuyết lịch sử Dao (Bàn Vương) Tranh cúng gia tiên trong gia đình, gia tộc (Vua Bếp, Tứ trực công tào); tranh dùng cho lễ Cấp sắc và

phong sắc của người Dao (Tứ trực công tào, Hành phây ~ Mùi phan và Đại

.đường — Hải phan) Bên cạnh những đề tài nêu trên thì người Dao cũng có nét

tương đồng với tranh thờ các dân tộc Cao Lan, Tày, Nùng Đó là các tranh

về thần linh Tam Thanh Cung, Tam Nguyên Quan, tranh Ngọc Hoàng thượng

để, Tranh Trương Thiên sư, Lý Thiên sư, Tứ Đại Nguyên sư, tranh về Thập

Điện Diêm Vương Tranh thờ người Dao chứa đựng các giá trị văn hóa phi

Trang 40

Chương 2

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH THỜ NGƯỜI DAO QUA BO SƯU TẬP TẠI BẢO TÀNG ĐÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 2 SHE THUAT TAO HINH TRONG TRANH THO NGUOI DAO 2.1.1, Bé cue a

vit trong tranh thờ người Dao

Trong mỹ thuật đân gian Việt Nam, tranh thờ là loại tranh có tính chất

trang trí dùng cho các nghi lễ và tôn giáo Hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam

ddéu sử dụng tranh thờ như: Phat giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo Trong tin ngưỡng dân gian thì tranh thờ khá phổ biến Tín ngưỡng chịu ảnh hưởng từ

ngoại lai thì được dân gian hoá trong mọi sinh hoạt cộng đồng Chủ đề tranh

Đạo giáo với cái nôi sơ khai từ Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã

được tiếp thu, chất lọc và có biến đổi cho phi hop

Kỹ thuật bố cục chủ yếu tạo cân bằng trên bức tranh và không gây ra sự lệch lạc giữa các phần Nghệ thuật bố cục gắn với ý tưởng, nhằm trình bày quan niệm của người vẽ qua hình thức bố cục, nó được quy tụ theo tính thống nhất Khi ta bắt gặp những đối lập trong cuộc sống thì lại muốn phản ánh vào

trong tranh Sự đối lập mang hình thức tương phản trong mỗi ý thức con

ì có thể biểu hiện bằng nhiều hình thức

người Từ ý tưởng về sự đối lập

khác Tương phản đối lập giữa hình khối, đường nét, màu sắc

Tất cả những mặt đối lập trên bố cục được nhận biết rất rõ nét trên tranh thờ người Dao như: các nét vẽ cong - thẳng, mềm thì dùng nét nhỏ và

cứng lại dùng nét to Hình khối to - nhỏ, rỗng - đặc Màu sắc sáng tối, nóng,

lạnh Từ những đối lập trong cuộc sống mà người nghệ nhân vẽ tranh thờ đã

đem áp dụng vào cách xây dựng nhân vật Người có vị thé, quyền lực trong

Ngày đăng: 21/08/2022, 12:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w