1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Làng nghề đúc đồng Trà Đông (xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa)

122 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 21,53 MB

Nội dung

Luận văn Làng nghề đúc đồng Trà Đông (xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa) trình bày khái quat về làng Trà Đông, nghề đúc đồng và thực trạng nghề đúc đồng nơi đây; qua đó đặt ra những vấn đề phát triển nghề đúc đồng truyền thông làng Trà Đông - Thiệu Trung - Thiệu Hóa - Thanh Hóa.

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

VŨ VĂN TUYẾN

ILANG NGHE DUC DONG TRA DONG (XA THIED TRUNG, HUYEN THIEU HOA, TINH THANH

HOA)

Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC: Ma sé: 603170

LUAN VAN THAC SI VAN HOA HOC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS.BÙI XUÂN ĐÍNH

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Tôi xin bay to long kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáo

PGS.TS Bùi Xuân Đính - người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô Phòng đào tạo Sau Đại học

trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá

ih hoe tập, nghiên cứu

Trong quá trình làm luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của ông

Trần Văn Tiến - Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Trung; ông Lê Xuân Định - Trưởng

thôn 6, xã Thiệu Trung; ông Lê Văn Bảy, ông Lê Minh Đạo - nghệ nhân đúc

đồng làng Trà Đông đã cung cắp cho tôi những tư liệu quý giá để hoàn thành

luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân

trong gia đình, bạn bè, những người luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn Dù đã có rất nhiều gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn

rằng trong luận văn không tránh khỏi một vài thiếu sót Tác giả rit mong được sự đóng góp của Quý thay cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

ngày 25 tháng 05 năm 2012 Tac giả

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN CAC BANG THONG KE TRONG LUAN VAN MO DAU Chuong 1

TONG QUAN VE LANG TRA DONG

1.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính 1.2 Lịch sử hình thành làng 1.3 Cơ sở kinh tế của làng 1.4 Cơ cấu tỗ chức làng xã trước năm 1945 và hiện nay 141 Xóm 142 Giáp 1.4.3 Hội đồng kỳ mục 1.4.4 Hội đồng lý hương 1.4.5 Các phường 1.5 Các di tích lịch sử văn hóa 1.6 Các lễ thức cầu cùng và lễ hội 1.6.1 Tết khai hạ

Trang 4

2.2 Nguyên liệu, công cụ và kỹ thuật nghề đúc 2.2.1 Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu 2.2.2 Công cụ nghề đúc đồng 2.2.3 Kỹ thuật nghề đúc đồng, 2.3 Tổ chức sản xuất nghề đúc đồng 2.3.1 Phân công lao động, 2.3.2 Tổ chức sản xuất 2.4 Đặc trưng sản phẩm đúc đồng làng Trà Đông 3.5 Tiêu thụ sản phẩm, thu nhập và đời sống 2.5.1 Tiêu thụ sản phẩm 2.5.2 Thu nhập và đời sống, 2.6 Tính cách, ý thức và tâm lý nghề nghiệp 2.6.1 Tính cách thợ đúc đồng làng Trả Đông 2.6.2 Ý thức và tâm lý nghề nghiệp đúc Việt Nam Tiểu kết Chương 3

THYC TRANG NGHE DUC LANG TRA DONG HIỆN NAY

VA NHONG VAN DE DAT RA

3.1 Nghề đúc Trà Đông từ Cách mạng Tháng Tám đến năm 1998

3.2 Những thay đổi của nghề đúc đồng Trà Đông hiện nay

3.2.1 Những thay đổi về kỹ thuật

Trang 6

Bảng Trang 1 | Diệntích các loại đất 13

của làng Trả Đông trước năm 1945 va hiện nay

2 _ | Sự phân bố nhân khẩu ở các thôn (số liệu 2009) 19

3 | Tinh hình phân bố quỹ đất đai của xã Thiệu Trung 21

4 | Các lễ tiết thờ cúng trong năm của làng Tra Đông 30

5 _ | Phân công lao động trong nghề đúc đồng 54 6 | Vị trí của nghề đúc và làng nghề đúc Trà Đông 72

trong hệ thống các làng - phường nghề đúc tiêu biểu Việt Nam

Trang 7

MO DAU

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Thanh Hóa là tỉnh ở Bắc Trung Bộ Trải qua hàng chục thé ky, cùng với nghề trồng lúc nước, cư dân trong tỉnh còn tạo ra nhiều nghề thủ công để

phục vụ các yêu cầu của đời sống, từ đó hình thành nhiều làng nghề truyền thống nỗi tiếng như làng đục đá Nhỏi (huyện Đông Sơn), làng gốm Lò Chum

(thành phố Thanh Hóa), làng rèn Tắt Tác (huyện Hậu Lộc), các làng dệt chiếu

ở huyện Nga Sơn Các nghề không chỉ bảo đảm đời sống cho cư dân làng nghề mà còn tạo sắc thái văn hóa đa dạng của địa phương

Trong hệ thống làng nghề của Xứ Thanh, làng đúc đồng Trà Đông (xã “Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) là làng nghề nồi tiếng và có vị trí quan trọng

Xa xura, lang còn có tên là Trd Som trang, tén Nom la Ké Chè - một vùng đất

cổ, nằm trong địa vực của nền Văn hóa Đông Sơn nỗi tiếng Các nhà nghiên

cứu đã xác nhận, đỗ đồng Trà Đông đã có mặt trong các sản phẩm của Văn

hóa Đông Sơn, mà những sản phẩm tiêu biểu là trống đồng và thạp đồng

Sản phẩm của làng đúc đồng Trà Đông rất đa dạng, ngoài các đồ gia dụng, còn có một lượng đông đảo các đồ thờ cúng (bát hương, lư hương, đế đèn nến, chuông, tượng, đại tự ): không chỉ đáp ứng được yêu cầu sử dụng của

cư dân vùng đồng bằng, vươn lên vùng miền núi và các tộc người thiểu số

trong toàn tỉnh, mà còn có mặt ở các tỉnh của nước bạn Lào, tiếp giáp với tỉnh

Thanh Hóa Qua bao thăng trầm của lịch sử đất nước, tuy có lúc bị suy giảm,

song nhìn chung, nghề đúc làng Trà Đông vẫn luôn tồn tại cùng dân làng;

làng Đúc Trà Đông vẫn luôn khẳng định được vị thế của nó không chỉ trong

hệ thống các làng nghề của Xứ Thanh, mà còn trong hệ thống các làng nghề

Trang 8

Trong những năm gần đây, các nghề thủ công ở nước ta chịu nhiều tác

động của nền kinh tế thị trường Nghề đúc đồng làng Trà Đông cũng không

tránh khỏi tình trạng đó Nếu như trước năm 1975, phần đông dân làng làm nghề thì nay chỉ còn khoảng 25 hộ chuyên nghiệp, dù đã được tỉnh, huyện

quan tâm, nhưng việc sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn Con đường đi lên của

làng đúc Trà Đông đang cần được sự giúp đỡ của nhiều cấp, nhiều ngành

“Trong tình hình trên, cần có một sự nghiên cứu thấu đáo nghề đúc làng

Trả Đông không chỉ để hiểu được diện mạo của nghề đúc và làng đúc Xứ

“Thanh này; mà còn tạo cơ sở khoa học cho định hướng phát triển, để duy trì

và phát triển một làng nghề cổ truyền, mang ý nghĩa bảo tồn tinh hoa di sản

văn hóa dân tộc vừa mang lại lợi ích kinh tế cho đắt nước Theo tỉnh thần của

Điều 9 của Luật Di sản văn hóa “Khuyến khích việ

duy trì phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu”

Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Làng mghề đúc đồng Trả

Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn

tốt nghiệp ở bậc cao học, chuyên ngành Văn hóa học

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Trong những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống của 'Việt Nam là đề tài hấp dẫn, được nhiều tác giả lưu tâm nghiên cứu dưới nhiều sóc độ khác nhau, ở nhiều các thể loại

Trước hết phải kê đến một số cuỗn sách tiêu biểu về nghề thủ công và

làng nghề như AghẺ thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề do

Trang 9

Truyện các ngành nghề của nhóm tác giả Tạ Phong Châu [10]; Lược truyện thân tổ các ngành nghề của Vũ Ngọc Khánh [25]; Nghề cổ truyền của Sở

Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bảo tàng Hải Hưng [32] v.v Các nghề:

và làng nghề thủ công còn được để cập trong hầu hết các cuốn địa chí tỉnh, huyện, các công trình khảo cứu vẻ làng, về các tộc người trong thời gian gần đây Ngoài ra, nghề và làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn cho nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ của các chuyên ngành Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn hóa học như Làng nghề sơn quang Cát Đằng của Nguyễn Thị Lan Hương [22]; Làng thêu Quất Động của Nguyễn Thị Sáu [37]; Làng nghề chạm bạc Đông Sâm ở Thái Bình của Đỗ Thị Tuyết Nhung [33]; Làng chạm khắc gỗ:

Thiết Ủng của Lê Thị Hồng Hạnh [15]; Văn hóa làng nghẻ bánh tẻ Phú Nhỉ

(phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) của Bùi Thị Hiền [19]

ww

Ngồi các cơng trình khảo về các nghề thủ công truyền thồng, còn có

các cuốn sách đặt nghề thủ công và làng nghề trong bối cảnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, như Phát triển làng nghề truyễn thống trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa do Mai Thế Hởn chủ biên [20]; Làng nghề truyền

thống trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Trần Minh Yến [52]: Sự biến đổi của làng nghẻ La Phù của nhóm tác giả Tạ Long [27]; Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi do Bùi

Xuan Dinh chủ biên [13] v.v

Đối với nghề đúc đồng và các làng nghề đúc đồng, như Lang Vé va nghề đúc đồng truyền thống của tác giả Đỗ Thị Hảo [I7]; Bronze casting in

Viet Nam [4S], Nghề đúc đẳng, nghề sơn Việt Nam của cùng tác giả Bùi Văn Vuong [49]; Giá trị văn hóa làng đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương,

huyện Điện Bàn, tính Quảng Nam của Hồ Thị Thanh Thủy [44], Nghề đúc

Trang 10

viết trên Tạp chí Dân tộc hoc [26]

Có thể nói, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ

và hệ thống về nghề đúc đồng và làng Trà Đông

Đề tài “Làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu

Hóa, tỉnh Thanh Hóa” hy vọng góp phần làm rõ hơn về lịch sử làng nghề và những sản phẩm, đặc trưng tiêu biểu của làng nghề Từ thực trạng của làng nghề sẽ để xuất những giải pháp để bảo tổn và phát huy giá trị văn hóa làng

nghề trong giai đoạn hiện nay và tương lai

IIL MYC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

~ Luận văn chỉ ra cơ sở tồn tại và phát triển, những đặc điểm, những nét

riêng biệt của nghề đúc đồng truyền thống làng Trà Đông; đặc trưng làng

nghề, vị trí của nghề đúc và làng nghề đúc Trà Đông trong hệ thống các làng

nghề đúc ở Việt Nam

~ Chỉ ra thực trạng của nghề và làng nghề hiện nay, tạo cơ sở khoa học

để bảo tổn và phát triển nghẻ đúc đồng làng Trà Đông

IV NHIEM VU Nt CỨU

~ Nghiên cứu tổng quan về các yếu tổ làng Trà Đông có ảnh hưởng

đến nghề và chịu tác động của nghề đúc, như điều kiện địa lý tự nhiên, lịch

sử làng, dân cư, đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội

~ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của nghề đúc, tổ chức

sản xuất, đặc trưng giá trị của sản phẩm đồng truyền thống Trả Đông; so

Trang 11

~ Nghiên cứu sự biến đổi của nghẻ, thực trạng làng nghề hiện nay, nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề đúc đồng Trà Đông

V ĐỐI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIEN COU

'Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghề đúc đồng và các giá trị văn

hóa làng nghề đúc Trà Đông

Phạm vi nghiên cứu:

~ VỀ không gian, luận văn nghiên cứu ở làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

~ Về thời gian: Luận văn xem xét các khía cạnh có liên quan đến nghề

đúc đồng và làng đúc Trà Đông từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

cho đến nay

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

~ Luận văn vận dụng phương pháp luận chủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá các hiện tượng, các sự kiện có liên quan đến nghề và làng nghề đúc Trà Đông, trong đánh giá những giá trị lịch sử văn

hóa truyền thống, và vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa

~ Luận văn được tiếp cận theo hướng Văn hóa học là chính; sử dụng

phương pháp điền dã Dân tộc học (khảo sát thực tế) để thu thập nguồn các tài

liệu; sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp, các phương pháp liên ngành khác để lý giải các hiện tượng, các vấn đề liên

quan đến nội dung luận văn

VIL NGUON TAI LIEU CUA LUAN VAN

Tư liệu chính của Luận văn là tư liệu điền dã dân tộc học, gồm tư liệu

Trang 12

nghề, đặc biệt là các nghiên cứu sơ bộ về nghề đúc đồng và nghề đúc đồng

làng Trà Đông đã được công bó VII DONG GOP CUA LUAN VAN

Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống về nghề

đúc và làng nghề đúc Trà Đông, chỉ ra những nét riêng và vị trí của làng nghề

đúc này trong hệ thống các làng nghề đúc đồng ở Việt Nam

Luận văn đưa ra các luận cứ khoa học để chính quyền xã Thiệu Trung

tham khảo trong việc để ra các giải pháp bảo tồn và phát triển nghề đúc đồng

và làng nghề, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Luận văn là tài liệu để giáo dục truyền thống, giúp người dân làng Trà Đông tự hào với truyền thống làng nghề của mình, từ đó có ý thức hơn với việc bảo tồn và phát triển nghề của cha ông

Luận văn là tập hợp tư liệu, góp phần vào việc nghiên cứu nghề thủ

công và làng nghề thủ công Việt Nam

IX BÓ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang 13

Chuong 1

TONG QUAN VE LANG TRA DONG

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH

Làng Trà Đơng nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh

“Thanh Hóa Từ Hà Nội, du khách có thẻ đến làng Trà Đông bằng nhiều hướng

khác nhau

Hướng thứ nhất: theo Quốc lộ 1A, đến thành phố Thanh Hóa, rẽ phải vào Đại lộ Lê Lợi, qua cầu vượt Phú Sơn vào Quốc lộ 45, đi khoảng 12km là đến làng Trà Đông Làng nằm ngay bên tay trái Quốc lộ 45 (hướng đi về

trung tâm thị trấn Thiệu Hóa),

íc - Nam, đến ga Thanh Hóa, đi qua

Hướng thứ hai: theo đường sắt

đường Dương Đình Nghệ khoảng 500m, sau đó đi qua cầu vượt Phú Sơn, vào Quốc lộ 45 để đi tiếp như con đường nêu trên

Làng Trả Đông ở ngay đầu huyện Thiệu Hóa, tiếp giáp với các đơn vị dân cư sau

~ Phía Bắc giáp kênh Nông Giang và Quốc lộ 45

~ Phía Nam giáp sông Nhà Lê và làng Nam (thôn 3 và thôn 4) của xã “Thiệu Trung và một phần xã Đông Thanh của huyện Đông Sơn

~ Phía Đông giáp xã Đông Thanh (huyện Đông Sơn) ~ Phía Tây giáp làng Bắc (thôn 1) thuộc xã Thiệu Trung

“Trà Đông nằm trên đầu mối giao thông thủy bộ thuận lợi Phía Bắc là

Trang 14

trước năm 1945 và hiện nay TT Loại đất Trước 1945 | Tỷ lệ (%) | Hiện nay | Tỷ lệ (ha) (%) 1 |Thổ cư 9.50 10.24 1275 | 117 2 | Nông nghiệp 69.15 7522 | 897% | §24 3 | Céng nghiệp 12.75 1374 5.70 $4 4 | Công trình công cộng | 0.75 080 060 05 Tổng 92.75 100 1088 | 100 Nguồn: Số liệu trước năm 19435 là ước tính, số liệu thẳng kê hiện nay do Uỷ ban nhân dân xã Thiệu Trung cung cấp 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG Trải qua quá trình lịch sử lâu dài với nhiều lý do khác nhau, nguồn tài

liệu về làng đã bị thất lạc Tuy nhiên căn cứ vào một số tài liệu thông sử, gia

pha, van bia, địa danh ., c6 thể khẳng định, Trà Đông là làng quê hình thành từ sớm Các ông thau, cách ngày nay trên 3500 năm, lưu vực sông Mã và sông Chu đã trở ết quả nghiên cứu Khảo cổ học đã xác định, vào thời đại

Trang 15

thiếu vai trò của những cư dân Việt cổ Trà Đông Những công cụ được tìm

thấy ở xã Thiệu Dương như rìu đồng, lưỡi cày đồng, lưỡi cày cánh bướm, liềm đồng, chứng tỏ một nền nông nghiệp dùng cày bằng kim loại đã ra đời và phát triển Đồng thời, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều xương và đầu trâu, cùng những dấu vết của nền nhà, bếp đun Như vậy, đến thời điểm này, trâu bỏ đã trở thành một vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình, không chỉ đem lại cho con người một nguồn lương thực, thực phẩm đáng kể mà là

nguồn sức kéo quan trọng đối với nghề trồng lúa nước

Những kết quả khảo cổ đã khẳng định Trà Đông (Kẻ Chẻ) nằm trên một

vùng đất cổ Di chi nai Do - xã Thiệu Tân, nơi để lại nhiều dấu vết của người

'Việt cổ trong quá trình khai phá và chinh phục đồng lầy đều nằm trên vùng

đất Thiệu Hóa và cách Trà Đông không xa Chứng tỏ, bấy giờ Trà Đông đã có

con người sinh sống theo hình thức nhóm họp thành một vải tụ điểm dân cư

Rất có thể chính họ là chủ nhân của nền Văn hóa Đông Sơn? Chắc chắn họ

cũng đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc mở rộng đất đai,

xây dựng xóm làng trong buổi bình minh của lịch sử đân tộc

Xét về mặt tên gọi của làng, ban đầu có tên gọi là Ké Chẻ Các nhà Dân tộc học và Sử học đã chứng minh, các làng có tên gồm thành tổ “Kẻ đi cùng, một tên Nôm khác, thường khó xác định chính xác ngữ nghĩa là những làng cổ, hình thành trước hoặc cùng với quá trình đựng nước của các Vua Hùng, tương ứng với thời kỳ Văn hóa Đông Sơn rực rỡ Vào giai đoạn nảy, người

Việt cổ trên đất Thanh Hóa đã tràn xuống định cư bên bờ các dòng sông lớn

Cuộc sống trở nên phong phú, dân cư đông đúc Lúc này địa danh hành chính cơ sở Việt cổ có từ “Kẻ” đã xuất hiện và phân bổ khắp các vùng Bắc Bộ và

Bac Trung Bộ “Kẻ chính là tiền thân của làng sau này, cũng là làng Việt cổ,

Trang 16

xuất hiện khá nhiều và lẽ dĩ nhiên đều được hiểu là một vùng đất cỗ kính có

niên đại khá sớm khoảng trước thế kỷ thứ X

Đến thể kỷ thứ X, một tên gọi mới mang ý nghĩa hành chính ra đời: giáp

Bối Lý Căn cứ ai

chủ, Khúc Hạo đã cho đổi hương thành ảo cứ liệu thông sử, từ khi đất nước được quyền tự

đặt mỗi giáp một quản giáp và

một phó tri giáp để trông coi việc đánh thuế Như vậy, sự kiện này lý giải được phần nào lý do đổi tên làng Đồng thời cho thấy sự phát triển không ngừng về quy mô diện tích và dân số, là cơ sở đề làng trở thành một đơn vị hành chính cấp xã (tương đương cắp hương)

Cũng trong giai đoạn này, nhà Tiền Lê, Lê Hoan cho đảo con sông và

đặt tên là Sống nhà ể, khởi thủy từ thôn Đồng Cổ, thuộc làng Đan Nê, xã 'Yên Thọ, huyện Thiệu Yên (nay là huyện Yên Định) Sông này đã cắt mảnh đất giáp Bối Lý trước đây thành hai phần, một bén la Ké Ry (nay la lang Phi Lý) và một bên là Ké Chẻ (nay là làng Trà Đông) Các bậc cao niên trong làng kể lại rằng, vì nước sông này thơm như nước chè, Vua Lê ngự thuyền tại

bến ở làng Trà Đông hiện nay, nên làng gọi là làng Chè (1)

Căn cứ vào những dấu vết hiện còn, những câu chuyện dân gian

truyền miệng, trong giai đoạn này, vùng đất Cửu Chân được cai quản bởi

Lê Lương, một nhà cự tộc Vậy trước Lê Lương, dòng dọ này có nhân vật

nào, họ có vị trí và vai trò gì trong lịch sử dân tộc? Để lý giải điều nảy,

chúng tôi đã dựa vào những cứ liệu thông sử, văn bia, tư liệu của địa

phương để tìm nguồn gốc dòng họ Lê thời kỳ trước thế kỷ thứ X, điều này

Trang 17

Dưới thời Bắc thuộc, nước ta chịu sự đô hộ của các Triều đại phong kiến phương Bắc Cho đến cuối thời nhà Tùy, thái thú Cửu Chân là Lê Cốc - hiệu là Lê Ngọc (thuộc một dòng họ Lê vốn có gốc từ đời Tấn Vĩnh Gia bên Trung Quốc) Lê Cốc sang làm quan ở Cửu Chân, lấy vợ người gốc Việt, sinh

được 3 con trai và 1 con gái Khi Luơng Tiêu xưng dé diệt nhà Tùy, Lê Ngọc không chịu nên đã cùng các con trai, con gái chia bình đắp thành ở Đông Phố

(Đồng Pho - Đông Hòa) chống lại nhà Lương trong 3 năm trời Khi nhà

Đường tiêu diệt nhà Lương Tiêu, Lê Ngọc tiếp tục chống nhà Đường và ông,

chết hai năm sau đó Lê Ngọc và các con được thờ làm thành hoàng ở nhiều

nơi trên đất xứ Thanh Ông được tơn xưng là Cao Hồng và được thờ ở nghề Sâm (làng Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) [14, tr 24 - 25]

Như vậy, viễn tô họ Lê ở Kẻ Ry - Kẻ Chè đã gắn bó với mảnh đất Cửu

Chân từ thế kỷ thứ VII Đó là cơ sở để đến hậu duệ họ Lê là Lê Lương (thế kỷ

X) vẫn là nhà đại cự tộc ở đất Châu Ái Đồng thời, ông cũng chính là nhân vật

đặt nền móng cho vùng đất này, phát triển nông nghiệp và thu hút các dòng

họ khác về đây sinh sống Lê Lương cùng với cư dân nơi đây, gây dựng cải

tao vùng đất cũ rộng và trủ phú hơn, dan số tăng nhiều hơn Do vậy, phương

ngôn của làng có câu “đất họ Lê, nghề họ Vũ” là để khăng định công lao to

lớn của dòng họ Lê Lương trong quá trình tạo dựng nên làng

'Hầu hết các nguồn tài liệu đều cho rằng đầu thế kỷ X, làng Trà Đông đã

là một phần của trung tâm chính trị - văn hóa quận Cửu Chân

Đến thời Lê Trung Hưng, bên cạnh Ké Ry (làng Phủ Lý) nỗi tiếng với

nhiều quan lại, danh nhân, Kẻ Chè cũng nổi lên với 18 quận công như Trà Quận Công, Hiên Quận Công, Vinh Quận Công Sau này dòng họ Lê Đức

Trang 18

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xóa bỏ cấp phủ nên phủ

Thiệu Hóa đổi thành huyện Thiệu Hóa Để phục vụ cho công cuộc kiến gôm

quốc, xã Tây Hồ - tên hiệu của nhà yêu nước Phan Chu Trinh ra đờ

6 thôn (làng cũ): Mỹ Lý, Nguyệt Lãng, Trà Đông và 3 làng Phủ Lý (Bắc, ‘Trung, Nam) Tháng 10 năm 1947, xã Tây Hồ hợp nhất với xã Minh Quang thành xã Minh Quang lẻ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp,

Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng nên có điều kiện bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, kiến thiết đất nước và bắt đầu

công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và tiếp tục làm nhiệm vụ giải phóng

miền Nam Trong hoàn cảnh đó, tháng 6 năm 1954, huyện Thiệu Hóa đã tách xã Minh Quang thành 6 xã nhỏ, bao gồm: Thiệu Châu, Thiệu Lý, Thiệu Tâm, Thiệu Trung, Thiệu Vận và Thiệu Viên Lúc này, xã Thiệu

‘Trung được chia thành 4 làng: Bắc, Trung, Nam và Trà Đông

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng chính phủ đã ra Quyết định số

177/CP giải thể huyện Thiệu Hóa, bằng việc sáp nhập 15 xã của huyện ở phía Tả ngạn sông Chu) vào Yên Định thành huyện mới lấy tên là Thiệu Yén; 16 xã ở Hữu ngạn sông Chu nhập vào huyện Đông Sơn, lấy tên mới là huyện Đông Thiệu, sau đổi là huyện Đông Sơn Làng Trả Đông (xã “Thiệu Trung) thuộc huyện Đông Sơn

Trang 19

20

Nam 1958 khi xã thành lập hợp tác xã Đúc đồng thủ công, làng Trà Đông được chia thành 4 đội sản xuất Sau đó, đến năm 1972, làng Trà Đông

được chia thành 2 đội sản xuất, với tên gọi là đội 7 và đội 8

Ngày nay đến với xã Thiệu Trung, chúng ta ít nghe thấy tên làng xưa mà thay vào đó là tên gọi của thôn và xã Tuy nhiên trong tâm thức của người dân nơi đây thì Thiệu Trung vẫn còn hiện hữu với tên gọi của từng thôn song song, với tên gọi của làng Xã Thiệu Trung ngày nay chia thành 6 thôn, làng Phủ Lý chia làm 4 thôn: thôn 1 thuộc Phủ Lý Bắc, thôn 2 thuộc Phủ Lý Trung, thôn 3

~ 4 thuộc Phủ Lý Nam, còn làng Trả Đông chia thành thôn 5 và thôn 6

Bang 2; Sy phan bố nhân khẩu ở các thôn (sổ liệu năm 2009)

TT | Tên các thôn | Tổng hộ | Tổng khẩu | Nam Nữ

trong độ tuổi | trong độ tuổi lao động | lao động 1 | Thôn L 225 1.162 300 338 2 | Thôn 2 225 938 286 282 3 | Thôn 3 168 656 195 233 4 | thong 176 745 239 232 5 | Thon s 245 1214 346 292 6 | Thôn 6 168 692 142 150 Tổng 1207 3.407 1508 1527

Nguân: Uÿ ban nhân dân xã Thiệu Trung 1.3 CƠ SỞ KINH TE CUA LANG

Trà Đông là một vùng đắt có quá trình lịch sử hình thành từ lâu đời

lại nằm trong tiểu vùng châu thổ của các con sông lớn như sông Mã, sông

“Chu, với bàn tay kiến tạo, sự cần củ chăm chỉ lao động của con người nên đất đai nơi đây sớm được ôn định, đó là điều kiện thuận lợi để cư dân

Trang 20

Củng với sự phát triển của các làng xã ở nông thôn nói chung thi

Trà Đông trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Đây là kết cấu

kinh tế quan trọng đối với mỗi làng quê, bởi nó không chỉ góp phần ổn

định cuộc sống của người dân mà còn tạo nên mối giao lưu kinh tế - văn

hóa giữa các làng, các vùng miền xứ Thanh

Về trồng trọt, theo lời kể của các cụ cao niên, xưa kia do thiếu

nước trong mùa khô nên ruộng ở đây chỉ trồng được một vụ mùa, vụ chiêm khô hạn nên chủ yếu là làm màu với các loại cây như khoai lang, đâu đổ, ngô Đồng thời áp dụng phương thức một vụ lúa + hai vụ màu:

có thể trồng màu đông xuân (ngô, đỗ tương ) sau đó trồng màu xuân hè

(lạc, khoai lang ) rồi cấy lúa mùa Tuy nhiên năng suất cây trồng

không cao Cụ thể, lúa mùa cho năng suất trên dưới l tạ/sào, lúa nếp cho

năng suất từ 70 - 80kg/sào

Từ những dữ liệu trên cho thấy, đất đai nơi day ban đầu không

thuận lợi lắm cho việc trồng cây lúa nước Từ khi có con kênh Bắc chảy

từ đập Bái Thượng về, nước tưới thẳng về đồng ruộng nên vụ chiêm mới

ôn định Người đân mới bắt đầu áp dụng hệ thống canh tác hai vụ lúa

trong năm Do vậy đời sống kinh tế mới ổn định và không ngừng được

tăng lên

Vé chăn nuôi, cũng như hầu hết các xã thôn Việt Nam khác, ở Trả

Đông chăn nuôi không trở thành một nghề riêng biệt với những chuồng,

Trang 21

2 Bang 3: Tinh hình phân bồ quỹ đất đai củ xã Thiệu Trung TT Các loại đắt Điện tích (ha) |_ Tỷ lệ 0) 1_| Đất nông nghiệp 287.68 73.78 2_ | Đất chuyên dùng, 61.35, 15.68 3 | pita 21.66 5.40

4_ | Đất sông ngòi kênh rạch 268 051 $_ | Đất nghĩa trang liệt sỹ 615 154 6_ | Dit chua sir dung 9.58 231

Tổng diện tích đắt tự nhiên 389.10 100

Nguén: Ban Dja chinh x Thiệu Trung Ngoài nghề đúc đồng sẽ được trình bày ở phần sau, làng Trà Đông còn có nghề thợ mộc Hiện nay trong làng còn vài hộ làm nghề với quy mô nhỏ

Trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nông thôn truyền thống,

kinh tế thương nghiệp ra đời như là một hệ quả tất yếu từ sự tác động của hai ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và chợ Chè là một minh chứng tiêu biểu, nổi tiếng xưa nay là một trung tâm buôn bán đỏ đồng Các

loại sản phẩm làm ra từ đồng, nguyên liệu để đúc đồng đều được bảy bán ở

đây dưới cả hai hình thức bán lẻ, bán bn Ngồi ra cịn có nhiều đồ đồng nát của các phường buôn đồng của làng Phủ Lý (xã Thiệu Trung) và làng, Đại Bái - Bái Giao (xã Thiệu Giao) mang đến trao đổi mua bán với phường,

đúc đồng Ở trong chợ còn có cả những người buôn than từ các huyện

Triệu Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa) đến đây để bán than cho thợ đúc v.v 44 CƠ CẤU TÔ CHỨC LÀNG XÃ TRƯỚC NĂM 1945 VÀ HIỆN NAY

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, cũng như nhiều làng quê khác, ngoài các dòng họ, cơ cấu tổ chức của làng Trà Đông còn gồm các xóm,

Trang 22

Theo các cụ cao niên trong làng, với tinh chat la một làng đúc đồng thủ

công nên làng được chia thành hai phường: phường Toán Trên và phường “Toán Dưới, theo địa dư (khu Trên và khu Dưới)

Trà Đông là làng chuyên đúc đồng thủ công nhưng công việc tiêu thụ sản phẩm và thu mua nguyên liệu cũ lại được phân bổ cho các làng bên cạnh Cụ thể, ở Thiệu Trung có làng Phủ Lý, ngồi sản xuất nơng

nghiệp, thủ công nghiệp, họ còn tham gia buôn bán vớ

làng Trà Đông

thông qua việc chuyên đem hàng thủ công bằng đồng đi bán hoặc đổi lấy

phế liệu đem về cho phường đúc làng Trà Đông Một sự phân công hình

thành tự phát giữa các khâu sản xuất và lưu thông phân phối đã xuất hiện trong phạm vi làng xã mà trong đó lực lượng tham gia đông đảo lả người

dân làng Phủ Lý

Có thể nói sự liên kết cư dân trên một địa vực cư trú theo xóm, dong ho, giáp, phường đã góp phần rằng buộc các cư dân làng xã trong một khuôn khổ nhất định và theo một định hướng luân lý, truyền thống

Ngày nay, do dân số tăng lên, để tiện cho việc quản lý hành chính và bảo đảm chế độ cho cán bộ, làng Trả Đông được chia thành 2 thôn:

thôn 5 và thôn 6 với ranh giới 2 thôn là ngõ Thị

Mỗi thôn có đầy đủ các thiết chế của hệ thống chính trị, gồm chỉ bộ

Đảng, trưởng - phó thôn, Ban công tác mặt trận và các chỉ hội đoàn thể 1.5 CÁC DỊ TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

Hàng ngàn năm lịch sử, người Trà Đông đã xây dựng trên mảnh đất

làng quê mình một hệ thống đình, chùa, đền, miếu khá đầy đủ như những

Trang 23

30

Dinh lang (bi pha nim 1965), trước đây có kết cấu chữ “Nhị”, gồm

Đình Trong (5 gian) và Đình Ngoài (3 gian) Đình còn là nơi họp chợ, bán các sản phẩm đồng, nguyên liệu đồng, nguyên liệu phục vụ cho công việc đúc đồng và các sản phẩm nông nghiệp Khuôn viên đình nay đã trở

thành khu dân cư

Đền là nơi thờ Thánh sư Không Minh Không, người có công trong

việc mang nghề đúc đồng đến vùng đắt này và hai vị họ Vũ có công học nghề đúc Đền ở cạnh đình Ngày nay, do điều kiện cũng như tâm lý của

người dân trong làng, nên di tích còn có ban thờ Phật

Đền có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, quay về hướng Nam, với kiểu

tiền Phật hậu Thánh (tòa bên ngoài có ba gian thờ Phật, bên trong thờ

Thánh sư Khổng Minh Không và hai vi họ Vũ Hiện vẫn còn tượng của

các vị) Trong hậu cung còn lưu giữ một đạo sắc phong đẻ ngày 2Š tháng Bảy

năm Khải Định thứ chín (25 - 8 - 1924) phong cho Khổng Minh Không 1.6 CAC LE THUC CAU CỨNG VÀ LẺ HỘI

Tuy là lang nghề thủ công, nhưng ở Trà Đông, các lễ tiết thờ cúng

và lễ hội vẫn diễn ra theo khuôn mẫu chung như ở các làng Việt làm nông nghiệp ở trong vùng Lễ hội lấy việc thờ thần thành hoàng làm cốt

lõi, các lễ tiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng dân gian với Phật

gi

vụ của sản xuất nông nghiệp Vẻ lễ tiết thờ cúng được thờ cúng theo quy

, Nho giáo và lịch trình các phong tục tập quán theo diễn biến mùa

Trang 24

Bảng 4: Các lỄ tiết thờ cúng trong năm của làng Trà Đông

Ngày, tháng Lễ tiết và nội dụng 7, tháng Giêng _ | Lễ khai hạ đầu xuân

15, tháng Giêng _| Lễ giải sao hạn

3, thing Siu — | Ngày ky Đức Thánh tổ Khổng Minh Không 15, tháng Bảy — |Lễ Vu Lan 13, tháng Chín _ |Lễ kỷ niệm ngày sinh Khổng Minh Không 1.6.1 Tết khai hạ en Jam fos fro [= JS Tết được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng là tháng Dan, nhân

sinh ở Dần, ngày mùng bảy cũng thuộc nhân nên tế vào ngày này để cầu

mong cho mọi người, mọi nhà được an khang, ngành nghề phát đạt, kinh tế

đảo Tế xong mới hạ nêu xuống

1.6.2, Tết Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết lập xuân)

'Vào ngày này, làng tô chức tế tại đình Lễ vật được chia đều cho các

giáp, mỗi giáp gồm 1 cỗ xôi ga Trước khi tế, làng tổ chức chấm điểm lễ vat

của các giáp Sau đó chọn lễ đạt giải nhất, nhì, ba đem đặt lên bản trên, cỗ

không được giải đặt ở bàn dưới, cuộc tế mới bắt đầu Kết thúc buổi tế, số cỗ

được chia cho dân làng đến dự Tết Rằm Tháng Giêng có ý nghĩa cầu cho vạn

vật sinh sôi nảy nở, mùa mảng tươi tốt

1.6.3 Giỗ Khổng Mình Không (mông 3 tháng Sáu)

Hội được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng Sau Mục đích chủ yếu là tế

đức Thánh Tổ Minh Không - ông tổ nghề đúc đồng của làng Trà Đông Trước

đây, hội được tổ chức rất trang nghiêm và kính cân, với đầy đủ các nghỉ lễ

rước kiệu, cúng tế

Ngày nay, các nghỉ thức đã thay đổi khá nhiều, không còn những hình

Trang 25

32

gà, hoa quả để dâng lên đức Thánh Tổ Minh Không Những xóm nào nghèo, chỉ chuẩn bị được hoa, quả Lễ được tổ chức mỗi năm một lần

1.6.4 Kj niệm ngày sinh Đức Khỗng Minh Không

Cũng như ngày giỗ Đức Không Minh Không, hàng năm, đến ngày 13

tháng Chín, nhân dân Trà Đông lại làm lễ kỷ niệm ngày sinh của ngải Ngoài lễ vật của các xóm trong làng, thì những chủ lò đúc làm ăn khá giả

cũng chuẩn bị những mâm cỗ để kính cần dâng lên ngài Trong lễ này, làng

có đội nữ quan, với nhiệm vụ dâng lễ của các xóm và những chủ lò đúc

17 CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN

Các phong tục tập quán của làng Đông vẫn diễn ra theo khuôn

mẫu chung như ở làng Việt làm nông nghiệp trong vùng Lễ hội lấy việc thờ thần thành hoàng làm cốt lõi, các lễ tiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa tín

ngường dân gian với Phật giáo, Nho giáo và lịch trình các phong tục tập

quán theo diễn biến mùa vụ của sản xuất nông nghiệp

1.7.1 Cưới xin

Trong cuộc đời của mỗi con người, thì dựng vợ gả chồng được xem

là một việc hệ trọng - đại sự, bởi lẽ xét về mục đích của hôn nhân là duy

trì gia thống cho nên cuới hỏi là việc chung của gia tộc chứ không phải

việc riêng của con cái Bởi vậy, dưới thời phong kiến hầu hết hôn nhân

của con cái là do cha mẹ quyết định, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Làm

con không được trái lời, phải nhất nhất tuân theo sự sắp đặt của các bậc

sinh thành

Phong tục cưới xin của làng Trà Đông vừa có nét chung với các làng quê khác, lại có nét riêng mang tính truyền thống Để đi đến cái đích

Trang 26

~ Bắn tin (mối lái): khi gia đình thấy con trai đã đến tuổi thành niên có ý dựng vợ, ngắm trong làng xem nhà nào có con gái cũng ở cùng độ tuổi gả chồng, để ý theo dõi nết ăn nét ở, tinh tình, phẩm hạnh, gia đình có môn đăng hộ đối không Nếu thấy có thể được thì mời người mối lái Nếu nhà gái tỏ ý ưng thuận thì nhà trai tiền hành bước hai

~ Lễ đặt trầu: nhà trai sắm chục trầu, trai rượu đến đặt vấn đề xin phép đi lại Khi đi có cha, chú, bản thân chàng trai và một số người bạn thân thiết

Nếu nhà gái nhận trầu “miếng trầu nên dâu nhà người” thì từ giờ phút này, số

phận cô gái đã được định đoạt Thời gian từ khi đặt trằu cho đến khi ăn hỏi có

thể từ 1 - 2 năm, cũng có thể 3 - S năm, tùy theo tính chất công việc và độ tuổi

của từng người Trong thời gian đi lại, gia đình nhà trai, một năm sắm 3 lần lễ

vào các địp tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Cơm mới Mỗi tết đều phải có

thịt, xôi, chai rượu và một ít hoa quả Các lễ tết này do ông, cha, chú phải đi,

còn bà mẹ chồng tương lai một năm phải đến thăm nhà thông gia 2 lần vào

tháng 3 và tháng § rỗi rãi, nông nhàn Người con rẻ trong thời gian đi lại cũng

phải đến giúp nhà bố mẹ vợ tương lai vao dip ngày mùa, làm nhà Ngoài ra

trong ngày giỗ,

vật đơn giản chỉ có chục trầu, chai rượu để lên bàn thờ, báo với tổ tiên đồng

+ nhà bố mẹ chàng rẻ tương lai phải có lễ vật mang đến LỄ

thời tỏ lòng thành kính của người dâng lễ

~ Lễ ăn hỏi: đây là phần lễ lớn nhất trong quá trình tiến tới lễ cưới lễ

vật nha trai mang đến nhà gái được đựng trong hai đôi thúng mới Đôi thúng, to để một con lợn (hoặc nửa con) và một thúng nếp Còn đôi thúng nhỏ đựng,

cau, trằu, rượu, hoa quả, chẻ thuốc Số lễ vật này đem làm cỗ báo với gia tiên

Đi cùng nhà trai trong lễ ăn hỏi gồm có cha hoặc mẹ, chú bác, cô dì Bên nhà

gai cũng mời những người trong thân tộc đến trao đổi, chuyện trỏ Sau đó nhà

gái mời hai bên nội ngoại cùng ăn uống và đem số cau trầu đi biếu bà con

Trang 27

34

~ Xin cưới: sau lễ ăn hỏi, nhà trai xem ngày lành tháng tốt đem trầu rượu đến xin cưới Từ ngày xin cưới đến ngày cưới, thời gian phải trên một tháng để hai bên chuẩn bị Trước khi tổ chức lễ cưới, nhà trai phải hỏi xem

nhà gái thách cưới bao nhiêu cau trầu, rượu thịt, gạo nếp - tẻ, bao nhiều tiền

“Trước ngày cưới 3 - 4 ngày, nhà trai phải đem đây đủ lễ vật đến nhà gái

~ Lễ cưới: nhà trai phải mé lợn, đồ xôi, làm cỗ mời bà con làng xóm xa

'bạn bẻ hai bên đến dự tiệc cước Tùy theo số lượng khách mà cỗ cưới

a

được tiến hành từ 2 - 3 ngày liên tục Cỗ cưới nhất thiết phải có 4 bát, 8 đĩa (mỗi bàn chỉ có 4 người):

+4 bát gồm: 1 bát nước mắm, một bát giả cẩy, 1 bát giấm chuối, 1 bát để 1 cái nem và 1 quả trứng luộc

+ § đĩa gồm: I dia gid nạc, | dia gid md, 1 đĩa thịt luộc, 1 đĩa giò lòng, 1 đĩa xôi, I đĩa trứng tráng, 1 đĩa chả, 1 đĩa bánh rán Đồng thời trên mỗi bàn phải có 2 be rượu để uống chúc mừng

Đúng giờ đã chọn, nhà trai tiến hành lễ đón dâu Dẫn đầu đoàn đón là một cụ giả được dân làng kinh né, con cháu an khang, gia đình hạnh phúc là chủ hôn Đi theo chủ hôn là một người trai tring vác con dao cán dài, được bôi vôi ở phần lưỡi dao có ý trắn vía trên đoạn đường rước dâu Tiếp sau là một cô gái thanh tân, bưng khay trầu xin dâu, đi theo sau là họ hàng, chúng, bạn Đến nhà gái, nhà trai phải tiến hành mở cửa ngõ (muốn vào được nhà gái thì phải qua được bước này) Nhà trai phải đối lại được câu đối mà nhà gái đưa ra, sau khi đối xong, phải tung một ít tiền cho trẻ con xúm vào nhặt mới

có đường vào đón dâu

Trang 28

vật bên trong hộp đặt lên bản thờ khắn gia tiên, mong gia tiền phủ hộ cho vo chồng sống hạnh phúc

Trước khi cô dâu ra khỏi nha, gia đình nha gai chuẩn bị cho con một

nắm gạo, một nắm muối, 3 thẻ hương, 1 con dao và 9 ngọn mùi tươi để con

gái cầm đi đường Nếu gặp đám cưới đi ngược chiều thì tung một ít gạo và

muối ra để phòng hậu họa, còn một ít giữ lại để khi về đến cổng nhà trai tung,

hết để trừ tả ma ám, còn 9 ngọn mùi tươi đem vào buồng cưới và giất lên cao

Bà ngày sau, gia đình nhà trai phải sắm một cỗ xôi, một thủ lợn, một ít

trầu rượu để vợ chồng mới về lễ gia tiên và cha mẹ vợ, xong đi chảo các bậc

tôn trưởng, anh em họ hàng Lễ này gọi là lễ lại mặt, sau lễ này hai vợ cÌ

trở về nhà chồng

Sau Cách mạng Tháng Tám, hôn nhân của đôi trai gái không còn phức

tạp, nặng nề như trước đây nữa Trong những năm 1945 đến 1975, hôn nhân

được tô chức theo kiêu đời sông mới Đa số đám cưới được tổ chức ở đình

hoặc nhà văn hóa của làng Đám cưới có thể của một đôi hay vài đôi Hội trường đơn giản, chỉ một ít bánh kẹo, thuốc lá

Ngày nay, các nghỉ thức và thủ tục hôn nhân lại được phục hồi giống

như trước Tuy nhiên các bước ấy đã được tỉnh giảm, còn 3 bước cơ bản và

quan trọng: lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi và lễ cưới Nam nữ tự quyết định cuộc sống riêng của mình, không do cha mẹ sắp xếp với những yêu cầu khắt khe nữa

1.7.2 Tang ma

'Cũng như ở các làng quê khác trong vùng, ở Trả Đông, từ xa xưa đã có cách ứng xử với những người thân đã mắt Người đã khuất vì bắt cứ lí do gì,

người Việt Nam vẫn có sự tôn trọng và cư xử chu đáo từ lúc mai táng cho đến

giỗ chạp hàng năm Tùy theo từng địa phương mà tập tục, nghỉ lễ có khác

Trang 29

36

của dân làng thường được quy tu ở bãi tha ma của làng Theo các cu cao niên,

thì làng có 2 phần đất chôn cất người chết cho các độ tuổi khác nhau: đất chôn cất trẻ con và đất chôn cắt người quá có

~ Trường hợp người chết là trẻ con từ sơ sinh đến 7 tuổi đối với nữ, 8

tuổi đối với nam thì sau khi chết 1 - 2 tiếng là bỏ chiếu manh và đem đi chôn

ngay Số lượng người tham gia công việc rất hạn chế Việc chôn cắt được tiến

hành don giản

~ Trường hợp người chết từ 9 - 10 tuổi trở lên đến 16 - 17 tuổi (cả nam

và nữ), khi chết được ghép ván và cũng phải đem đi chôn ngay

~ Trường hợp người chết từ 18 tuổi trở lên đến 49 tuổi, chết không

được tế và khi đem đi chôn chỉ được 2 hoặc 4 người khiêng bằng 2 đòn tre và

chỉ có anh em thân tộc được đi chôn Các thứ thủ tục đều được miễn hết, chỉ

kêu hồn nhập quan tài Nhà khá giả thì có kèn trống và được người dân trong

xóm đưa đi chôn, nhà nghèo thì anh em trong gia đình tự đi đưa đám

~ Trường hợp người chết từ 50 - 60 tuổi trở lên Nếu cha mẹ đẻ còn sống thì không được tổ chức tế Nếu cha mẹ đẻ đã mắt, thì trình tự đám ma

được tiến hành qua các bước: đặt tên hèm (tên cúng cơm), lễ mộc dục, lễ

khâm liệm nhập quan, lễ thiết linh, lễ thành phục (chính thức phát tang), lễ cúng cơm, lễ tế thổ thần, lễ chuyển linh cữu, lễ khai thông đạo lộ, lễ đưa ma, lễ hạ huyệt Con cháu mặc đồ tang đứng quanh quan tài Trên quan tài có một

bát cơm, một quả trứng, một đôi đũa có tua bông ở đầu cắm trên bát com

Trén quan tai có đặt các cây nén và đốt sáng liên tục

Sau khi phát tang, thì người ngoài và khách bắt đầu viếng Gia đình

mời thầy cúng và nhà sư tổ chức tế lễ

Đến ngày chôn cất, theo đúng giờ đã chọn, con cháu và bà con làng

Trang 30

đoàn tang lễ đưa người đã khuất về nơi yên nghỉ cuối cùng Trên đường đi thường có tục rắc vàng, giấy để làm lộ phí để ma quỷ khỏi quấy nhiễu

Hết 3 ngày kể từ ngày chết, gia chủ làm lễ mở cửa mả Hằng ngày đến

bữa cơm con cháu thường cúng đủ 7 ngày (cha), 9 ngày (mẹ), cũng có nhà thực hiện đủ 49 ngày Con cháu ăn gì thì cúng thứ ấy

Ngày nay, địa phương có quy ước xây dựng làng văn hóa, trong đó có

quy ước không được để thi hai qua 1 đêm, trong ngày tang lễ không được tổ

chức ăn uống, rượu chè nên đã giảm bớt một số hủ tục

1.7.3 Lễ mừng thọ

Trong đời sống của người dân xưa, việc lên lão có ý nghĩa quan trong

đối với mỗi người Tuy nhiên tục vọng lão mỗi nơi có những quy định khác

nhau Căn cứ vào số hương ẩm, các cụ trong làng từ 60 đến 100 tuổi, cứ 10

năm vọng một lần, song mức độ khác nhau Những người đạt đến tuổi này và

những tuổi 70, 80, 90 phải làm lễ trình làng, tục gọi là vọng lão Việc vọng

lão gồm hai mục đích:

~ Được miễn phu phen tạp dịch

~ Được ngồi vào hàng chiếu bên Tả ở đình, được ngồi ăn cỗ vào hàng

các cụ và không phải chịu sự sai khiến làm các công việc vat của giáp

Theo lệ làng từ xưa đến nay, thì thể thức vọng lão của các hạng tuổi

được quy định như sau:

~ Ở hạng tuổi 60: được vọng lão hạng, là tuôi “dân bắt phiền, quan bắt

nhiễu” Người đến tuổi này phải biện cho làng một cỗ xôi để làng tế vào dịp

sắp ấn hàng năm Nếu không làm lễ thì phải nộp 32 quan tiền

~ Ở hạng tuổi 70: đây là độ tuổi “cổ lai hy”, nên có hai mức vọng Đối

Trang 31

38

người giàu ngồi cỗ xơi gà cho làng còn phải làm cỗ mời dân làng Về phía

dân làng cũng góp thêm mâm cỗ của các cụ là đĩa thịt cỗ xôi

~ Ở độ tuổi 80 - 90: được vào hàng thượng thượng thọ và hàng đại thọ

nên được làng miễn làm cổ, chỉ biện cho làng 100 miếng trằu và một chai

rượu,

Như vậy, tục vọng lão thực chất là một buổi lễ thần và đãi làng Là

hình thức sinh hoạt mang tính chất chính trị và tôn giáo do tập thể tiến hành

để chính thức hóa hay xác nhận tư cách và địa vị của người được lên lão

Tiểu kết

Trà Đông là một làng cỗ ven sông Chu, nằm trong khu vực đồng bằng

châu thổ Xứ Thanh, được hình thành cùng với quá trình dựng nước của người

'Việt, gắn với nền Văn hóa Đông Sơn, nên ngay từ sớm đã có điều kiện tương

đối thuận lợi để cư dân ổn định cuộc sống nông nghiệp và phát triển kinh tế đa ngành Từ đó, tạo ra một cơ sở kinh tế tương đối én định để hình thành kết

cấu làng xã vững chắc trên một địa vực cư trú theo xóm, dòng họ, giái

phường đã góp phần rằng buộc các cư dân làng xã trong một khuôn khổ nhất

định và theo một định hướng luân lý, truyền thống

Tuy là một làng nông nghiệp nhưng người dân nơi đây đã biết phát huy sự sáng tạo, tài khéo léo và đức tính cần cù của mình trong nghề đúc

đồng Nghề thủ công này của làng Trà Đông đã phát triển và trở thành

một làng nghề truyền thống nỗi tiếng trong và ngoài tỉnh Góp phần cải

thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây Trà Đông không chỉ là nơi có

làng nghề đúc đồng truyền thống mà nơi đây còn lưu giữ được các

truyền thống tốt tẹp trong văn hóa nghề, phong tục tập quán và trong hội

Trang 32

Chuong 2

NGHE DUC DONG LANG TRA DONG

2.1 NGUON GOC CUA NGHE DUC DONG TRA DONG

Đến nay, người Trà Đông vẫn lưu truyền truyền thuyết tổ nghề của làng là Đức Khổng Minh Không Đây cũng là vị tổ nghề của làng nghề

đúc Tống Xá (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) và một số làng khác Theo truyền thuyết, Khổng Minh Không truyền dạy nghề đúc cho nhiều nơi

như: Ngũ Xá (Hà Nội), Đề Kiều (Bắc Ninh) và một số làng ở tỉnh Ninh

Bình, Thanh Hóa Để tránh trùng lặp và do khuôn khổ của chương này, chúng tôi giới thiệu lại tiểu sử của ông ở Chứ rhích 2

Tục truyền tại làng Trà Đông, Khổng Minh Không đã truyền dạy

nghề cho hai người họ Vũ của làng Tuy nhiên, quá trình truyền nghề của

ông cho những người họ Vũ này ra sao, đến nay không còn nguồn tài liệu

thành văn nào cho biết Các bậc cao niên trong làng chỉ biết một trong hai

người này là Vũ Đạt; và các cụ luôn nhớ đến câu “Đát họ Lẻ, nghề họ

ữ" Trong đền - chùa của làng hiện nay vẫn còn tượng chân dung của hai

lo là Vũ Đạt

vị họ Vũ này; song không rõ người

Tri ân công lao truyền dạy nghề của Không Minh Không và công

lao học nghề của hai người họ Vũ, làng Trả Đông đã thờ các ông ở ngôi

đền Hàng năm đến ngày sinh và ngày mất của ông (13 tháng Chín và

Trang 33

40 2.2 NGUYEN LIEU, CONG CY VA KY THUAT NGHE DUC DONG: 3.2.1 Nguôn nguyên liệu, nhiên liệu 2.2.1.1 Nguyên liệu dé đúc đằng

‘San phẩm nghề đúc truyền thống của Trà Đông chủ yếu là các đồ gia

dụng - những đồ dùng cần thiết trong gia đình như:

~ Các loại nồi: niêu, năng, nồi ba, nôi tư, nồi năm, nồi tám, nồi mười,

nỗi ba mươi

~ Xanh: dùng nấu thức ăn, có nhiều kích cỡ

~ Niếng: dùng để đỗ xôi, chưng cắt, hấp

Ngoài ra còn có các loại đồ thờ, đồ mỹ nghệ theo yêu cầu của khách Để có các sản phẩm trên, người Trà Đông dùng các nguyên liệu đồng (đồng đỏ, đồng nát) và một phần kẽm và thiếc

Đúc đồng là một trong những nghề thủ công xuất hiện sớm trong lịch sử Việt Nam Các nhà khảo cỗ đã tìm được những mánh đồng vụn cùng với xỉ đồng ở một số nơi được xác định từ trước công nguyên Trong các di chỉ ấy người ta tìm thấy hợp kim đồng thau được cấu tạo bằng những đơn nguyên kim loại như: đồng, chi, sat Thời phong Số lượng các mỏ nguyên liệu được tìm thấy tính đến thế kỷ XIX rất ít (cả

,, nguyên liệu nghề đúc đồng rất hiếm hoi và hạn chế nước chỉ có 9 mỏ đồng, 1 mỏ thiếc, 7 mỏ kẽm, 4 mỏ chì; việc khai thác chúng

thuộc độc quyền của nhà nước) Vì thế việc thu mua nguyên liệu ngay từ mỏ

rất khó khăn Các chủ lò đúc ở Trà Đông phải mua đồng nát từ các phường

buôn đồng ở các làng bên Ở các làng này, họ lập thành một phường chuyên

đi mua đồng nát (hay còn gọi là đồng xác) trong dân Đồng xác là những đồ

Trang 34

lẫn hợp chất (thiếc, kẽm, chì) nên có độ bền, càng lau chủi cảng sáng, không

bị rỉ đồng Nhiều thời điểm, chủ lò đúc phải nhập vào kho nhà mình các dạng,

ngun liệu hồn tồn khơng mang tính thuần nhất của đơn nguyên kim loại,

những hợp chat đã có sẵn từ các loại sản phẩm hư hỏng được tập hợp để nấu lại Để được hợp kim theo ý muốn, người thợ đúc đồng phải tự mình xây dựng những công thức bằng kinh nghiệm mà không phải ai cũng có

ĐỂ có nguyên liệu đúc, từ xa xưa làng Trà Đông đã hình thành tự

phát giữa các khâu sản xuất và lưu thông phân phối sản phẩm Điều đó được thể hiện ở việc các chủ lò đúc ở Trà Đông chỉ chuyên lo tạo ra sản phẩm, còn khâu phân phối sản phẩm và thu mua nguyên liệu là công việc của các làng bên Các làng hình thành các phường chuyên đi phân phối sản phẩm và thu mua nguyên liệu cũ về bán cho Trà Đông là làng Phủ Lý (xã Thiệu Trung) và làng Đại Bái (xã Thiệu Giao) Theo quy định của làng Phủ Lý, ai muốn đi buôn đồng phải vào phường và mỗi người phải

đóng hội phí (nhiều ít tủy từng thời điểm), một trăm trau và một chai

rượu Phường buôn đồng chỉ chiêu tập đàn ông (do đặc điểm của nghề

buôn là đi xa và lâu ngày) Tắt cả các thành viên trong phường phải tuân theo quy ước buôn bán Ai không vào phường mà đi buôn sẽ bị phạt, sau đó không được đi buôn nữa Người tham gia phường được bảo vệ và có

một số quyền lợi nhất định

Đứng đầu phường là trưởng phường, là người có quyền cao nhất và

thực hiện các quy định của phường với các thành viên [14, tr 97]

Với đôi sọt đựng sản phẩm đúc lồng vào quang gánh, những người

buôn làng Phủ Lý, Đại Bái đi bộ đến khắp các làng quê trong vùng, cả các vùng miễn núi như Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn để bán san phim

Trang 35

a2

mua phế liệu bằng tiền, đổi sản phẩm mới lấy phế liệu của dân, hoặc đổi

sản phẩm mới lấy sản phẩm cũ, hỏng (người có sản phẩm cũ phải bù thêm

tiền hoặc nhiều sản phẩm cũ, hỏng lấy một sản phâm mới), giá cả do hai bên thỏa thuận, thường người đi thu mua đồng nát ở các làng này ở thế trên vì sản phẩm của họ mang đi có giá hơn sản phẩm cũ, hỏng của khách hàng và quyền được định giá thuộc về họ

"Theo một số nghệ nhân ở làng Trà Đông, giá mua 1 kg đồng nát (đồng nỗi) không thay đổi nhiễu trong những năm gần đây Cụ thể, họ mua lkg đồng

nổi là 180.000 đồng; đồng đỏ là 170.000 đồng Có thời điểm giá đồng nát

xuống thấp kỷ lục vào năm 2010 là 30.000 đồng, còn đồng đỏ là 40.000 đồng

Ngoài đồng đỏ và đồng nát, các hộ dân làm nghề đúc đồng ở Trà Đông

còn sử dụng đồng xô, là loại đồng có chứa nhiễu tạp chất (khoảng 10%) Theo

nghệ nhân Lê Văn Bảy, hiện nay trong làng có 2 đại lý chuyên cung cấp nguyên liệu nghề đúc cho các chủ lò đúc của làng

Nguyên liệu tạo lò

Sau khi có được nguyên liệu để đúc, muốn tạo lò người thợ cần có gạch để xây khung lò, thêm vào đó là đất sét và một lượng trấu sống với tỉ lệ là 20% đến 30% Ưu thế của nghề đúc đồng ở Trà Đông là nguồn dat sét thiên nhiên có sẵn ở địa phương Đất sét ở đây rất dẻo, làm khuôn đúc rắt tốt

Nguyên liệu làm nỗi đúc

Nội đúc được tạo nên bởi đất sét và trấu sống trộn lẫn nhau với tỉ lệ

20% đến 30%, ngoài ra cho thêm một số ít muối ăn tùy theo ước lượng của

người thợ dựa vào kinh nghiệm làm nghề

Đất sét đem phơi khô trắng, giã thành bột, trộn với trấu sống (vỏ lúa

Trang 36

~ Dit gid: bot dit sét trộn nhiều trấu

~ Đất vừa: bột đất sét trộn vira tru

~ Đất non: bột đất sét trộn ít trau

'Ba loại đất trên là nguyên liệu chính sử dụng làm nỗi đúc

2.2.1.2 Nhiên liệu

Nhién liệu dùng để đốt lò thường là củi, than qua lửa hay than nguyên

chất để giả, ngoài ra còn dùng cả rơm rạ Đây là những nhiên liệu không thể

thiếu trong nghề đúc đồng thủ công truyền thống ở Trà Đông Theo các nghệ

nhân, than củi phải là “than lim” (chắc, cháy đượm, lâu tan) dùng để nấu chảy

đồng Than đá rất ít dùng để nấu đồng vì nhiệt độ quá cao, dễ làm khô và

cháy đồng Vì vậy, để có thể tân dụng được hai loại than này, thợ đúc Trà

Đông đã pha trộn để hạn chế những nhược điểm của than đá Trong khí đó,

củi và rom ra ding dé nung khuôn

3.2.2 Công cụ nghề đúc đồng

2.2.2.1 Keo

Thợ đúc đồng sử dụng kèo để đảo nguyên liệu, làm chiếc muôi (xưa

bang dat, nay bằng sắt) đề múc đồng bị nung nóng chảy

2.22.2 Bé

'Bễ tay là công cụ tạo ra gió quạt vào lò để để đốt củi (hay than) đưa

nhiệt độ lên cao tạo cho đồng có đủ nhiệt độ nóng chảy được

Bễ được làm bằng một khúc gỗ dài chừng 1m30 đến Im60, đường

Trang 37

gỗ tròn, lắp kín, trên miếng gỗ đục một miễng lỗ nhỏ hình chữ nhật dé hút và đóng gió Ngoài cửa bễ ốp một miếng gỗ theo suốt chiều dài bể, trong đục thông trừ hai đầu bịt kín Giữa miếng gỗ này gắn thêm một miếng gỗ cao độ

20cm hình mai rùa gọi là vứ bể, Từ bễ gió được chuyển vào lò qua ống tre

rỗng một đầu gẵn với vú bễ, đầu kia gắn với máng lò đúc gọi là ống hơi Bễ

tách khỏi lò vì thế có thể di chuyển và sử dụng lâu dài Dùng bể tay có rất

nhiều hạn chế, bởi người thợ phải phân tán sức lực và tâm trí vào việc kéo bễ, hơn nữa lượng gió thổi vào lò không lớn Về sau bễ tay được thay thế bằng lò

gió dựa trên cơ sở đối lưu, người thợ vừa rảnh tay lại tận dụng được gió trời Lò có thể nấu được từ 20 kg nguyên liệu trở lên

3.2.3 Kỹ thuật nghề đúc đẳng

Trả Đông là một làng nghề thủ công truyền thống điển hình của Xứ

“Thanh, vì vậy hầu hết các sản phẩm của nghề đúc đồng chủ yếu được sản

xuất thủ công với những công cụ thô sơ, đơn giản bằng bàn tay khéo léo của người thợ Các sản phẩm đúc đồng đều được sản xuất ra với quy trình và kỹ thuật như nhau, chỉ khác nhau ở việc tạo ra các mẫu vật và tùy ở nhiệt độ nung các sản phẩm cao hay thấp để cho ra một sản phẩm hoàn hảo Để tạo ra một sản đúc đồng hoàn chỉnh trước hết cần phải tạo mẫu

vật, dựa vào mẫu để làm ra khuôn; rồi nấu nguyên liệu và rót nguyên liệu

đang nóng chảy vào khuôn Sản phẩm đúc đồng khi nguội cần phải qua công đoạn sửa chữa và đánh bóng

2.2.3.1 Tao mẫu

Để có thể tạo được mẫu đẹp và chuẩn, người tạo mẫu phải là nghệ nhân có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm gia truyền lâu đời Mẫu là tác phẩm gần như hoàn chỉnh, vì thế sản phẩm mẫu phải đạt yêu cầu nghiêm

Trang 38

đồng thường được người thợ đúc tạo bằng sáp, nến hay một số loại vật

phẩm dễ nóng chảy 3.2.3.2 Làm khuôn

Khuôn có vị tri rắt quan trọng và có ý nghĩa quyết định để tạo nên một

sản phẩm đúc đồng hoàn hảo Làm khuôn là công đoạn khó và phức tạp, là

một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của việc đúc đồng Thợ làm

khuôn là người phải có tay nghề cao Đối với những sản phẩm phức tạp như:

trồng lớn, thạp lớn khuôn phải được chính tay của các nghệ nhân hay thợ cả làm nên

'Về nguyên liệu, khuôn đúc thủ công truyền thống thường được làm

bằng đá hoặc bằng đất

'Khuôn đá xuất hiện từ thời Văn hóa Đông Đậu đến Đông Sơn, cách đây khoảng 3 đến 4 ngàn năm Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, người Việt Tiền Đông Sơn đã biết sử dụng đá xanh làm khuôn đúc đồng thau Một số khuôn đá từ thời ấy đã được phát hiện ở một số trung tâm đồ đồng thời các

'Vua Hùng dựng nước Loại khuôn đá còn được sử dụng mãi về sau Cách đây

vải chục năm một số làng nghề vẫn sử dụng loại khuôn này

Khuôn đất cũng xuất hiện từ rất sớm, chậm nhất vào thời Văn hóa

Đông Sơn Các nhà Khảo cỗ học phát hiện có những gi vết trên các di vật

đồng thau của thời kỳ đó Loại khuôn bằng đất được sử dụng phỏ biến

hơn trong các thời kỳ lich sử của nước ta Người thợ đúc làng Trà Đông,

chỉ làm khuôn đất vì đồng làng có loại đất rất phù hợp cho việc làm

khuôn đúc Đây là loại đất sét màu gan trâu, đất thó, độ dẻo cao, chịu

được nhiệt độ cao Mỗi năm dân làng lấy đất ở một khu ruộng, sau một

năm, chỗ đất bị xén năm trước lại được bi thêm vài cm, sau vài năm lại

Trang 39

46

Về cấu tạo, khuôn đúc bao gồm: khn ngồi và khn trong (gọi là cốt trong) Loại đất thường được sử dụng làm khuôn là loại đất sét trắng, ở

độ sâu dưới 3 mét, chuyên dụng từ cánh đồng Xú của làng, rộng khoảng 15

miu Thanh phan chủ yếu của loại đất này là ôxit nhôm, với một lượng rất nhỏ ôxit sắt và không chứa các tạp chất Lượng ôxit sắt và tạp chất càng, nhỏ, đất sét càng tốt Dat sét đạt yêu cầu trộn với trấu sống để đắp thành

khuôn Trường hợp đi các nơi khác làm, người Trà Đông qua kinh nghiệm

có thể xem xét đất ở đó có tương ứng với đất làng mình hay không; nếu không trùng đặc điểm (thường kém hơn) phải tăng thêm trấu để cho đất có

độ co hợp lý, chịu được nhiệt

Nguyên liệu để làm khuôn chủ yếu là đắt sét, trấu và than trấu hoặc

than củi lim Than trấu hoặc than củi lim được giã thành bột, rây mịn, trộn với

bột đất sét dùng làm “mỗi coi”, trat vào “ống cơi” Tuy nhiên khn ngồi và

khn trong khác nhau về thành phần hợp chất Khuôn trong là nơi để tạo các

hoa văn của sản phẩm nên hợp chất cũng rất phức tạp, bao gồm đất sét, bột

than, hòa với nước cho đủ độ dẻo

Công việc đầu tiên của người thợ đúc là đựng &huôn gồm khn

ngồi (cịn gọi là khướn bì) và cốt trong (còn gọi li dp thao) Mỗi bội

phận trên được chế tác qua nhiều bước, nhiều khâu vả thao tác kỹ thuật

Khn ngồi: được chế tác qua các bước như “tạo hình”, “giọt

khuôn”, “trang sét”, “xe cốt”, “quang khuôn”, *xẻ khuôn”, “bờ khuôn” và

"trổ xế,

Khuôn đúc làm bằng đất sét đã được pha chế, tùy từng loại vật đúc mà sử dụng loại đất nào cho phù hợp Thông thường với loại đồ dân dụng, như nổi, xanh, niếng thì dùng “đất vừa” (đã zrình bày ở mục 2.2.1) để

Trang 40

5 ngày, dùng tay “vỗ” thành hình vật đúc Cắm “đỉnh tre” dùng thanh que

bằng tre cắm làm cốt, dùng “đất non” đắp bốn cái “mú” (tay cầm để mang, xách), rồi lật phần đáy lên, dùng viên đá cuội bằng nắm tay “giọt” (đạp) vào khuôn cho đắt nén chắc Khi khuôn bìa gần khô, dùng đất sét hòa loãng như bùn “trang” lên bề mặt, gọi là “trang sét”, để tăng thêm độ chắc và bảo vệ thành khuôn ếp đó, tiến hành “xe” (một loại công cụ bằng gỗ, cắt thành hình vật đúc dùng để chà xát) cốt trong (mặt trong của khuôn - còn gọi là thao) Dat

dùng để *xe" là loại "đất giả” Riêng cỗ khuôn và "đường quan” (đường gờ lớn ở miệng khn ngồi để giáp với đường quan của khuôn trong) thì “xe

bằng “đất non” Trước khi “xe”, dùng que vạch lên mặt khuôn để đất bám

chắc Người ta cing “giot” vào khuôn trong để tránh nứt né, rồi áp thêm một

lớp đất để “xe” lại Dat xe lại gồm “đất vừa” pha lẫn trấu đốt, giã thật nhuyễn

Phần cổ khuôn và “đường quan” xe lại bằng đất non

*Xe" xong thì "quang khuôn” (là áp thêm một lớp đắt, dùng “sinh” mai đi mài lại cho mặt khuôn nhẫn bóng) bằng đắt sét tốt (không lẫn sỏi, đá) và

trấu đốt giã mịn

"Xe khuôn” được tiến hành khi khuôn đã "quang" bóng và phơi khô, Khuôn được xẻ thành hai phần bằng nhau Sau đó, tiến hành “bờ khuôn” (đắp thêm lớp đất mỏng vào hai thành khuôn) Đề phòng khuôn bị méo, co rút, người thợ "bờ" dự ra 1 - 1,5m Dùng đá cuội “giot” cho khô cứng Lấy dao xén trong, ngoài sao cho hình dáng, kích thước của hai nữa khuôn đều nhau, trùng khít với nhau Dấp nước vào hai mặt của bìa khuôn, rồi dùng sành mài đi mài lại cho thật phẳng, gọi là “rút yến”

'Khuôn trong (còn gọi là cốt trong hay dp thao): quy trinh làm cốt trong

Ngày đăng: 19/08/2022, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN