Đề tài Múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội trình bày khái quát về người Dao và văn hóa người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Khảo sát, tìm hiểu về sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì và xu hướng phát triển múa tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Dao và đề xuất phát triển mô hình sinh hoạt múa tín ngưỡng.
Trang 1DAO THANH HANG
MUA TIN NGUONG NGUOI DAO G XA BA
Vi, HUYEN BA Vi, HA NOI
Trang 2
hướng dẫn khoa học của GS.TS Lê Ngọc Canh Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghỉ nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn
Trang 3LOICAM DOAN MỤC LỤC - DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT MỠĐÀU _.- 7 7 Chương 1: KHÁI QUÁT VẺ NGƯỜI DAO Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHO HA NOI " ink
1.1 Khái quát về người Dao ul
1.1.1 Nguồn gốc người Dao i
1.1.2 Các tên gọi của người Dao 3 1.1.3 Các nhánh người Dao 14 1.2 Khái quát về người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội 15 12.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 15 1.22 Dân cư ".ƯƠ ỊÐỊ
1.2.3 Kinh tế 17
1.3 Văn hóa người Dao ở Ba Vì 20 1.3.1 Văn hóa tộc người - - 20
1.3.2 Đời sống văn hóa 7 23 Tiểu kết chương 1 - 3 Chương 2: SINH HOẠT MÙA TÍN NGƯỠNG NGƯỜI DAO Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ 35 35 2.1.1 Nguồn gốc múa tín ngưỡng 35 2.1.2 Các loại hình đặc trưng múa tín ngưỡng, 37 2.2 Vai trò của các nghệ nhân múa trong diễn xướng - 60
2.2.1 Vai trò diễn xướng 60
2.2.2 Vai trd sang tao 62
Trang 42.3.2 Giá trị xã hội 67 2.3.3 Đặc trưng văn hóa của tộc người 69 2.3.4 Giá trị nghệ thuật 72 2.3.5 Giá trị lý luận và giá trị thực tiễn 74 Tiéu két chuong 2 76
Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIÊN MÙA TÍN NGƯỠNG TRONG SINH HOẠT
VAN HÓA CỘNG ĐÔNG NGƯỜI DAO 78
3.1 Xu hướng phát triển 78
3.1.1 Cái nhìn mới về sinh hoạt múa tín ngưỡng T8 3.1.2 Mở rộng quy mô, phát triển múa tín ngưỡng 79
3.1.3 Nâng cao chất lượng, số lượng 81
3.1.4 Biến đổi đồng bộ các thành tố phối hợp - 82 3.2 Sân khấu hóa những điệu múa tín ngưỡng đặc trưng —
3.3 Một số đề xuất phát triển mô hình sinh hoạt múa tín ngưỡng S8
3.3.1 Chính sách nhà nước §8
3.3.2 Vấn đề tài chính, kinh tế 89
3.3.3 Sự quan tâm của gia đình, xã hội 9
3.3.4 Chế độ, tổ chức sinh hoạt 9
3.3.5 Bảo tồn và phát huy các giá trị của múa tín ngưỡng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Dao 94
kết chương 3 _ ¬
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 5Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo su, Tiến sĩ
QPAN Quốc phòng an ninh
Tr Trang
Trang 6Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của dân tộc mình Các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng nghệ thuật múa quý giá Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là cơ sở
tiêu biêu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người Trong một xã hội hiện đại,
khoa học, kĩ thuật phát triển, di sản múa dân gian đối với sự phát triển của
ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam trở nên rất quan trọng Muốn đổi mới,
cách tân thì cần phải nghiên cứu, xác định và hiểu đâu là giá trị đích thực cần
phải kế thừa Nói cách khác, cần phải tìm ra hằng số giá trị của múa dân gian
Quan sat, nghiên cứu các điệu múa dân gian, chúng ta có thể nhận biết
được thái độ, ý thức, thâm mĩ trong sinh hoạt, trong lao động của người xưa
Những hình ảnh trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan
hệ xã hội, trong phong tục, tập quán, trong đời sống tâm linh được thể hiện trong múa dân gian có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá của
các tộc người Múa dân gian biểu hiện tri thức văn hoá của quần chúng nhân dân, biểu hiện bản chất múa của văn hoá dân tộc Múa dân gian phản ánh sức sáng tạo, tải năng của nhân dân
Ngoài ra, múa dân gian còn có tác dụng thiết thực đối với tình cảm và đời sống của con người Múa dân gian được thẻ hiện trong các lễ thức (múa tín ngưỡng) Những động tác biểu hiện thế giới tâm linh của con người (cầu
các đắng linh, trời, Phật ) Ngoài ra, từ
thuở xa xưa, qua các điệu múa, người dân còn muốn truyền lại các kinh
mong sự che chở, phù hộ củ
Trang 7
lấy ví dụ rõ hơn như múa lăm vông của người Lào
'Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo đức nhưng được thể hiện ở góc độ khác nhau Ví dụ một số điệu múa dân gian như múa dô (gắn với tục thờ Tản Viên), múa dâm (gắn với tục thờ Lý Thường Kiệt), múa cờ lau tập trận (trong hội Hoa Lư), múa chèo tàu (gắn với tục thờ các tướng,
của Hai Bà Trưng), hay là múa dân gian trong hội đền Hùng, hội Gióng (gắn
với tục thờ Phù Đồng Thiên Vương) Những điệu múa đó tuy đơn giản, phức tạp khác nhau, mức độ, quy mô khác nhau tuỳ theo điều kiện của từng địa
phương, từng cộng đồng người nhưng đều thề hiện tình cảm của con người, đồng thời qua đó phản ánh những giá trị đạo đức cô truyền của nhân dân Đó
là lòng tôn kính và biết ơn với các anh hùng dân tộc Những giá trị đó được
ưu giữ và tồn tại có tính bền vững trong dân chúng Bài học đạo đức được thê
hiện qua múa dân gian có ý nghĩa giáo dục đối với các thế hệ; đó là lòng yêu nước, cuộc sống tình nghĩa, tình yêu quê hương, thiên nhiên
Từ những tình hình thực tiễn, nhu cầu của xã hội, cần thiết của việc tim hiểu, phát huy giá trị nghệ thuật múa dân gian, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận văn
2 n cứu
Các vấn đề về tộc người và dân tộc thiêu số đã được nghiên cứu rất khoa học, bởi nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà hoạt động văn hóa Do đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Các công trình đó đã phác
họa khá đầy đủ bức tranh về điều kiện địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội, quá
trình hình thành, lịch sir di cư, các phong tục tập quán tín ngưỡng, trang phục,
h sử nị
âm thực, trí thức dân gian, sự biến đổi của văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần,
Trang 8Nam” của Nguyễn Khắc Tụng, Bề Viết Đẳng, Nguyễn Nam Tiến, Nông Trung,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1971, đã nêu lên những nét chính về
người Dao Miêu tả những hiện tượng sinh hoạt, văn hóa của người Dao trong
điều kiện lịch sử cụ thể và kinh tế - xã hội nhất định qua đó góp phần tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp và khả năng sáng tạo to lớn của người Dao
Một số khía cạnh được các tác giả đề cập đến như: Phan Ngọc Khuê nói về lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Lạng Sơn; Lý Hành Sơn nói về các nghỉ lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bề, Bắc Cạn; nói về Bản Hỗ của Ngô Đức Thịnh; Đặng Nghiêm Vạn nói về vai trò tôn giáo trong cuộc sống người Dao; nói về truyền thống văn hóa và phong tục tập quán người Dao của Đăng Phúc Lường; Tô Đăng Hồng nói về nghệ thuật
truyền thống của người Dao
Trong văn học nghệ thuật dân gian của người Dao, bên cạnh những sáng tác dân gian được tồn tại dưới nhiều hình thức như: thơ ca, tục ngữ, câu
đố, hát, vẽ còn có hình thái múa tín ngưỡng Tuy nhiên, hình thái múa tín
ngưỡng chưa được phổ biến ở người Dao, vì nó không được coi là một hình thức sinh hoạt văn nghệ thường xuyên trong đời sống tỉnh than, ma chi được
thực hiện trong các nghỉ lễ tín ngưỡng của dân tộc
Đề cập tới các hoạt động sinh hoạt tin ngưỡng của các dân tộc Việt như
múa hầu đồng của cộng đồng người Việt; múa mi, múa mo, múa sắc bùa người Mường; múa tung còn trong hội lồng tổng (xuống đồng), múa Then,
múa di săn thú, múa chèo thuyền người Tây múa trong lễ hội Chà Và, múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa gậy, múa roi người Chăm; múa thày
cúng, múa trồng lễ (trồng xayăm) cúng trăng, múa dây bông (slatho) người
Trang 9tô”, múa cấp sắc, múa cúng Bàn Vương
Riêng đề tài: “Múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội” thì chưa thấy có đẻ tài nào chuyên sâu về lĩnh vực này đề cập tới
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu, phát huy nghệ thuật múa dân gian
Nghiên cứu nghệ thuật múa thông qua các nghỉ lễ tín ngưỡng đẻ từ đó tìm hiểu đời sống văn hóa vật chất và tỉnh thần cũng như tác động tâm lý của
người dân tộc với xã hội và cộng đồng
3.2 Khảo sắt, tìm hiểu về sinh hoạt cộng đồng người Dao ở xã Ba Vĩ
Tìm hiểu các tập tục, tín ngưỡng của dân tộc Dao, bổ sung thêm vào kho tầng văn hóa dân tộc
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật múa tín ngưỡng trong sinh hoạt của cộng đồng người Dao ở
xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
4.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các hoạt động sinh hoạt múa tín
ngưỡng của người Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điền dã dân tộc hoc
Trang 10âm, chụp ảnh
$.2 Phương pháp hệ thông, phân loại
Từ hệ thống khảo sát, điền dã, sẽ tiến hành hệ thống phân loại hoạt
động múa và môi trường hoạt động múa 5.3 Phương pháp liên ngành
Hoạt động nghệ thuật múa, năng khiếu múa có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình nghệ thuật Nên cần thiết phải ứng dụng phương
pháp liên ngành trong nghiên cứu của luận văn 6 Đồng góp của luận văn
Đây là một đề tài mới, chuyên sâu nghiên cứu nghệ thuật múa trong
sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Dao
Bước đầu quy nạp những giá trị múa tín ngưỡng người Dao ở Ba Vì Bao gồm giá trị sáng tạo văn hóa, giá trị nghệ thuật, giá trị xã hội
Tìm hiểu tâm lý và nghỉ lễ, cách thức hoạt đông, sinh hoạt tín ngưỡng,
mặt tích cực và hạn chế từ đó phát huy vai trò quản lý của nhà nước, vai trò của xã hội với đối tượng được quan tâm đặc biệt của xã hội
Phân tích vai trò của múa tin ngường trong sinh hoạt văn hóa cộng
đồng người Dao ở Ba Vì hiện nay
Đề cập những giải pháp bảo tồn, phát huy múa tín ngưỡng của người Dao trong thời đại mới Bảo tồn nguồn gốc múa đã có, đồng thời phát huy,
biến đổi giá trị cơ bản
Trang 11Góp phần quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa múa tín ngưỡng, trước hết trong cộng đồng người Dao tại Ba Vì Để từ đó thé hệ trẻ người Dao nhận biết được giá trị cha ông thuở trước để lại, từ đó bảo tồn phát triển ngay trong cộng đồng người Dao
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
03 chương,
Chương 1: Khái quát về người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội Chương 2: Sinh hoạt múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vi, Ha Noi
Chương 3: Xu hướng phát triển múa tín ngưỡng trong sinh hoạt văn
Trang 12Chương I
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
1.1 Khái quát về người Dao 1.1.1 Nguén gốc người Dao
nay trên thế giới có khoảng 3.100.000 người Dao, họ cư trú rải rác ở nhiều nước khác nhau như Việt Nam, Thái Lan, Lào Song khu vực sinh
sống chủ yếu của họ là ở Trung Quốc - Nơi được coi là cội nguồn của người
Dao Tại Việt Nam, người Dao là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc nước ta với trên 20 vạn người, đứng vào hàng thứ 9 so với các dân tộc thiểu
số miền Bắc và chiếm tỷ lệ 11,7% của dân số toàn miễn Bắc Họ sống xen kẽ
với người Hmông, Mường, Thái, Tày Các thôn bản của họ trải rộng từ các vùng rừng núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào tới các tỉnh khác như: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miễn biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y)
Người Dao ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc Qúa trình chuyển cư của họ là một quá trình lâu dài có thể bắt đầu từ thế kỷ XIII cho đến những năm 40 của thế kỷ này Họ di cư đến Việt Nam do nhiều yếu tố
như về tự nhiên với lịch sử hạn hán, mắt mùa liên tiếp nhiều năm, chiến tranh
tàn phá, bị áp bức bóc lột khiến người Dao ở nam Trung Quốc phải
phân tán thành những nhóm nhỏ thiên di đến nhiều nơi để sinh sống Đề đến
được đất Việt sinh sống như hiện nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình gian khổ Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải
Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang Tới đây họ di chuyển theo các hướng
„ đến Việt Nam
vào khoảng thế ky XIII va di theo đường bộ Còn những người Dao ở Đông
Trang 13Bắc và một số tỉnh trung du cũng đến Việt Nam vào khoảng thể ky XIII cho tới đầu thé ki XX, ho đi bằng đường thủy là chủ yếu Điều này được phản ánh rõ trong phong tục, nghỉ lễ của người Dao và được ghi lai rat ti mi trong sách cổ
Tại Hà Nội, người Dao có 3125 người trong đó 718 người cư trú ở thành thị và 2407 người cư trú ở nông thôn Tuy nhiên chỉ có khu vực ở xã Ba Vi, huyện Ba Vì là người Dao cư trú tập trung, sống quây quần gắn bó với
nhau thành từng bản Theo gia phả, tộc phả của một số dòng họ người Dao ở Ba Vì thì người Dao có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Quảng Ninh, Việt Nam vào năm Giáp Dần (thế ki thứ XIII) Theo một số
người cao tuổi tại địa phương thì người Dao ở Ba Vì, Hà Nội là những nhóm người di cư từ Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hòa Bình, Phú Thọ đến núi Ba Vì nơi
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận tiện cho cuôc sống mưu
sinh Toàn xã Ba Vì có 7 họ Dao Quản Chẹt (Dương, Lý, Bàn, Đặng, Phùng, Lăng Triệu) va họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn Vương) một
nhân vật huyền thoại rất phổ biển và thiêng liêng của người Dao
“Truyền thuyết về Bàn Hồ được lưu truyền và ghi chép lại chỉ tiết trong các cuốn Bảng văn và những sách cúng của người Dao Bàn Hỗ vốn là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen, vằn vàng, lông mượt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần được Bình hồng u q ni trong cung Khi đất
nước lâm nguy Bình hoàng liền họp bá quan văn võ để bàn mưu tính kế đối
phó giặc giã, nhưng không tìm được kế gì Trong khi đó con long khuyển Bàn
Hồ bước ra diện kiến trước mặt nhà vua quì lạy xin được đi đánh giặc Trước khi Bàn Hồ ra đi, nhà vua có hứa nếu thành công sẽ gả công chúa cho Bản Hồ bơi qua biển bảy ngày bảy đêm mới tới chỗ ở của chủ soái giặc Thấy con chó đẹp tới phủ phục trước sân rồng của mình thì cho đó là điểm may nên
dem vào cung nuôi Chờ tới hơm chủ sối say rượu, Bàn Hỗ liền cắn chết và
Trang 14công chúa và sinh sống ở núi Cối-kê (Chiết Giang) Không bao lâu vợ chồng Bàn Hỗ sinh được 6 con trai và 6 con gái Bình hoàng ban sắc cho con cháu Bàn vương thành 12 họ và cấp đất, cắp rừng cho họ sinh sống Kể từ đó con
cháu Bàn Vương sinh sôi nảy nở mỗi ngày một đông hơn
Người Dao cho rằng mọi người trong tông tộc đều được sinh ra từ một ông tổ Hiện nay, trong các gia đình người Dao vẫn còn gia pha ghỉ ông tổ và các con cháu ông ta để dùng trong cúng bái Mỗi tông tộc có một hệ thống tên đệm riêng dé chỉ người đàn ông trong tông tộc đó và tên đệm dùng chung cho cả họ Người Dao Quần Chẹt cũng có chung nguồn gốc với người Dao nói chung, qua quá trình di cư và đầu tranh họ đã chọn Ba Vì làm nơi định cư để
sinh sống ôn định và phát triển lâu dài
1.1.2 Các tên gọi của người Dao
“Dao” là tên tự nhận của người Dao, nó gắn liền với lịch sử phát triển
của dân tộc Dao Tên “Dao” cũng được ghi trong các cuốn Øảng văn (Bình
hồng khốn điệp hay còn gọi là Quả sơn bảng văn) Đó là cuốn sách rất phổ
biến trong người Dao Cho nên tên Dao là tên gọi hợp lý hơn cả Người Dao đến Việt Nam từ khá lâu nhưng tên gọi mỗi địa phương lại khác nhau Năm 1968, Hội nghị dân tộc Dao họp tại Hà Nội đã thống nhất tên gọi tộc danh Dao chính thức được xác định bằng văn bản
“Trước đó theo cuốn “Người Dao ở Việt - Nam ” của các tác giả Bễ Viết Đảng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, do Nhà xuất bản
khoa học xã hội Hà Nội (1971) xuất bản thì: Tên gọi của người Dao vẫn chưa
được phân định Trên báo chí, đài phát thanh, trong những luận văn, những công trình nghiên cứu của những người làm công tác dân tộc và dân tộc học,
người ta vẫn gọi người Dao bằng nhiều tên gọi khác nhau như: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miễn, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng,,
Trang 15Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v Các tên này là các tên gọi khác hoặc là phiếm xưng hoặc do các dân tộc khác gán cho họ chứ không phải tên chính thống
1.1.3 Các nhánh người Dao
Người Dao có nhiều nhánh khác nhau phân biệt theo từng vùng Tên gọi
các nhánh Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong tục, tập quán mà còn dựa trên trang phục và những đặc điểm truyền thống đẻ hình thành nên các nhánh Dao Theo cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của tác giả Bề Văn Đăng chủ
biên thì người dao gồm 7 nhánh: Dao đỏ (Dao sừng, Dao đại ban, ); Dao q
chẹt (Dao sơn đầu, Dao tam đảo, ); Dao lò gang (Dao thanh phán, Dao cốc
mùn, Dao thêu, ); Dao tiền (Dao đeo tiền, Dao tiéu ban); Dao quan tring (Dao
họ); Dao thanh y; Dao làn tiển (Dao tuyển, Dao tiền, Dao áo dài
Việc phân chia này dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của mỗi nhánh Dao Trang phục của người phụ nữ Dao thường là áo, yếm, chân quấn xà cạp, cùng với các đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu Trang phục của
nam giới, thường là chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực Nhóm Dao
đỏ quần áo đặc trưng với màu sắc nỗi bật là màu đỏ Màu đỏ chiếm hầu hết trang phục của họ, từ áo, quần váy đến khăn, thắt lưng trên trang phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo Dao tiền là nhánh Dao duy nhất mặc váy trong 7
nhánh Dao Những nhánh khác thường mặc quan do Trang phục người Dao tiền in sáp ong Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là hoa văn đồng tiền Còn
Dao Quần Chẹt lại có đặc điểm riêng biệt là đầu người phụ nữ cạo trọc, sơn
đầu họ dùng những chiếc khăn truyền thống Dao quần trắng - nhánh Dao này chỉ sử dụng quần trắng trong trang phục của họ Dao lô gang còn có tên là Dao thêu “trang phục nữ có điểm nỗi bật là nẹp ngực của áo thêu rất nhiều và
có nhiều mô-típ khác nhau, đặc biệt là áo và khăn đính rất nhiều chuỗi thủy
Trang 16Mỗi một nhánh Dao đều mang những nét đặc trưng riêng, nổi bật của mình Không có sự pha trộn hay khiến ta nhằm lẫn khi gặp họ Đây chính là
nét văn hóa truyền thống đặc sắc góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trong
các dân tộc ở nước ta
1.2 Khái quát về người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội 1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp
nhất các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây, khi mới
thành lập, huyện gồm 43 xã Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, trên địa bàn có một phần lớn dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch
Thất Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Ky Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện) Phía Bắc giáp thành phó Việt
Trì (tỉnh Phú Thọ), với ranh giới là sông Hồng nằm ở phía Bắc Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), ranh giới là sông Hồng Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km#, lớn nhất Thủ đô Hà Nội
Xã Ba Vì là một xã miền núi thuộc huyện Ba Vì Phía Đông giáp xã 'Vân Hòa và Yên Bái, phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh và Ba Trại, phía Tây giáp xã Minh Quang và Khánh Thượng, phía Nam giáp xã Chu Minh và Hòa Bình Với tổng diện tích tự nhiên là 2.538,01ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 21 ha Về cơ cấu hành chính, hiện nay xã Ba Vì gồm có 3 thôn: Yên
Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất
Địa hình của xã chia làm ba vùng chính: Vùng chân núi Ba Vì đó là
Trang 17cao trên 200m so với mực nước biển Thứ ba là vùng đồng bằng và thung lũng Người dân chủ yếu cư trú ở vùng thứ ba
Khí hậu của vùng núi Ba Vì tương đối mát mẻ và thay đổi theo vùng
Nhiệt độ trung bình quanh năm của khu vực là 24°C Lượng mưa trung bình
năm tương đối lớn 2.500mm, tập trung nhiều vào tháng bảy, tháng tám Độ
âm không khí 86,1% Vùng thấp thường khô hanh vào hai tháng là tháng mười hai và tháng một Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô Ở độ cao 800m trở lên thường xuất hiện sương mù Bởi vậy vành đai này mang tính
chất á nhiệt đới Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến thành phần loài thực vật ở Ba Vì Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là các loại lá thuốc - đây là nguồn dược liệu quý hiểm giúp người Dao khai thác từ núi Ba Vì với những bài thuốc gia truyền phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của ngươi dân nơi đây Đặc điểm
khí hậu như vậy đã tạo điều kiên thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng và
kinh tế của người Dao diễn ra
1.2.2 Dân cư
Theo thống kê dân số năm 2009, huyện Ba Vì có hơn 265 nghìn người,
gồm các dân tộc: Kinh, Mường, Dao Còn tại xã Ba Vì thì theo số liệu của xã
đến năm 2011, xã có 472 hộ với 2043 nhân khâu trong đó có 1093 nữ chiếm
53,4% dân số và 950 nam chiếm 46,6% dân số toàn xã Dân tộc Dao chiếm đa số với 98% (thuộc nhóm Dao Quần Chẹt), với sáu họ người Dao là: Triệu, Bàn, Lý, Dương, Phùng, Đặng sinh sống tại đây từ lâu đời 2% dân số còn lại là người Kinh và người Mường
Trước đây người Dao cư trú trên đinh núi Ba Vì Sau cuộc vận động hạ
Trang 181.3.3 Kinh tế
Do xã Ba Vì khá gần với thủ đô, địa bàn cư trú nằm trên con đường
giao thông chính đi lại thuận lợi, đã tạo điều kiện cho người Dao nơi đây tập
trung phát triển kinh tế, trao đổi, buôn bán hàng hóa, nông sản với các khu
vực khác trong vùng Cũng như những người Dao khác trên cả nước người
Dao ở Ba Vì có truyền thống trồng lúa nước và làm nương rẫy - đây là nguồn
cung cấp lương thực quan trọng cho họ Cây lúa giữ vai trò then chốt
bên cạnh đó còn có cây ngô và cây sắn Ngoài ra, người Dao còn tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cằm để nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống
Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ba Vì
lần thứ XX, nhiệm kì 2010-2015 thì tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 18,2 tỷ trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 60% (Giá trị sản xuất:10,9 tỷ), ngành thương mại và dịch vụ chiếm 40% (Giá trị sản xuất:7,3 tỷ)
Hiện nay, với tổng điện tích tự nhiên của xã hơn 2.540,69 ha, trong đó có 2.201,69 ha do Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý, còn lại 340 ha thuộc phạm vi sử dụng của địa phương Diện tích đất cây lâu năm của xã là 189 ha, diện tích cấy lúa 22,62 ha Số đất còn lại là đất ven các con suối và đồi dốc, nhiều đá nên khá khó trồng trọt Một số hộ dân phải tận dụng diện tích vườn đồi khác để trồng ngô với diện tích 18 ha VỀ cây trồng khác: xen canh tre, măng bương trên 100 là 95 ha; cây chè 45 ha; cây sắn, đót 90 ha Trong những năm qua,
sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết bất lợi, tình hình giá cả thị trường biến động thất thường nhưng về cơ bản ngành trồng trọt của xã cũng đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có bước chuyển dịch đúng hướng,
100% cây hàng năm được sử dụng giống mới cho năng xuất, chất lượng cao
và khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh phù hợp với tình hình sản xuất tại địa
Trang 19diện tích cây tạp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như tre bương lấy măng, cây keo tai tượng
Chan nuôi trên địa bàn xã giữ vị trí quan trong và phát triển Việc chăn nuôi chủ yếu là để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm và phục vụ cho việc cúng bái và các nghỉ lễ Tổng đàn trâu, bò là 366 con; đàn lợn 1.749 con; dê 48 con Bên cạnh đó, hàng năm xã tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch cúm gia cầm,
bệnh tai xanh ở lợn, nở mồm long móng ở đàn trâu bo dé ngăn chặn dịch bệnh
không bùng phát trên địa bản Việc đánh cá tự nhiên vẫn được duy trì tại các gia
đình gần sông, suối Công cụ đánh bắt có chải, lưới, đơm, đó cùng với bắt cá họ cũng bắt tôm, cua, ốc đề cải thiện bữa ăn, việc nuôi thủy cầm được tiến hành mấy năm gần đây làm phong phú và phát triển thêm trong chăn nuôi Tổng thu
từ chăn nuôi và trồng trọt trên địa bàn xã bình quân dat hơn 7,49 tỷ đồng /năm
Các nghề thủ công cũng được chú trọng đem đến một nguồn thu ôn định cho người Dao Nghề đệt vải (trồng bông, cán bông, kéo sợi, đệt và nhuộm chàm) không chỉ đảm bảo vải để làm quần áo cho mình mà còn dem
bán cho các hộ khác Nghề rèn được duy trì phục vụ cho việc tạo ra các nông cụ Nghề thợ bạc - là nghề gia truyền có từ lâu đời Những người thợ bạc sẽ làm ra các món đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, nhẫn Những đồ trang
trí trên quần áo như cúc bạc hoa Nghề làm và bốc thuốc giữ vị trí quan trọng Trên địa bản xã có 141 hộ tham gia trồng, thu hái, sơ chế, mua bán thuốc nam và chữa bệnh bằng cây thuốc nam Nghề phụ chỉ có 1 nhóm hộ, sản xuất chỗi chít với 12 lao động (thu nhập khoảng 1,2 triệu đồng/người /tháng) Nghề đan lát trở nên phổ biến Người Dao Quần Chẹt nơi đây rất thạo việc đan lát Nguyên liệu chính để làm công việc này có sẵn tại địa phương như tre, nứa, mây, lanh Sản phẩm đan lát gồm đồ đề đựng, sử dụng trong
Trang 20phẩm đều bền đẹp va thi thoảng cũng được đem ra trao đổi, mua bán Cùng với sự phát triển kinh tế truyền thống trồng trọt và chăn nuôi thì việc săn bắn, hái lượm cũng mang đến cho người Dao nơi đây một nguồn thực phẩm khá phong phú và dồi dào, phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày Do điều kiện cư trú
tại chân núi nơi có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, người dân có thể dễ dàng hái lượm các loại rau rừng như măng, nắm, rau rớn trên rừng đẻ đem về ăn hằng ngày Tiếp đó với các loại bẫy, nỏ, cũng được đồng bảo sáng tạo cho phủ hợp với điều kiện, địa hình, phục vụ rất hiệu quả cho việc săn
bắn Việc đi săn có thể là đi săn tập thể hay đi săn cá nhân và khi thu được
chiến lợi phẩm nó sẽ được chia công bằng Mỗi người trong gia đình đều tự
nguyện và tranh thủ thời gian rảnh rỗi để đi nhằm tăng nguồn thực phẩm, cải thiện bữa ăn hằng ngày của gia đình
Ngày nay người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì được nhà nước giao đất để
trồng trọt, họ đã thay đôi phương thức sản xuất chuyên từ phá rừng làm rẫy
sang trồng và bảo vệ rừng, biết làm ruộng nước, biết làm mô hình vườn ao
n định một cách bền vững, do đó việc trao đổi hàng hóa trở nên phổ biến và không
chuồng Cho đến nay, cuộc sống của người Dao đã định canh định cư,
thể thiểu trong đời sống của họ Các mặt hàng chủ yếu để họ mang ra chợ đó
là sản phẩm nông nghiệp, thủ công, chăn nuôi của kinh tế tự nhiên như: lúa,
ngô, khoai, đậu tương, lợn, gà, mật ong và một số loại hoa quả mà họ tự trồng được như mận, táo mèo, chè Hàng hóa mua về là những sản phẩm mà họ không làm ra được như muối, dầu, chỉ khâu, đèn pin, bóng đèn, vật liệu xây
dựng, kể cả những thứ đắt tiền như tỉ vi, xe máy, tủ lạnh Trung tâm trao đỗi
hàng hóa là ở chợ huyện, kế cả các cửa hàng ở ven đường trong và ngoài thôn xóm Họ thường thực hiện phương thức bán và mua, ít mua và bán theo kiểu
lấy lời, buôn bán nên các dịch vụ trao đổi hàng hóa của người Dao Quan Chet
Trang 21đời sống của bà con noi day dang din din được cải thiện và nâng cao hơn
trước rất nhiều
'Qua những tìm hiểu ở trên, chúng ta có thê thấy một bức tranh sinh động về các mặt như địa bàn cư trú, đặc điểm dân cư, dân tộc và đời sống kinh tế của người Dao ở Ba Vì Đó là một nền kinh tế nông nghiệp, dựa trên sản xuất nhỏ
cá thể, tự cung tự cắp là chính Trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau, đặc biệt là tác động của thời kỳ đổi mới đất nước, sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước, sự cố gắng vươn lên của người Dao, đã góp phần không nhỏ vào việc giảm đáng kể tỷ lệ đối nghèo của người Dao ở xã Ba Vì Bên
cạnh các hộ kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì cũng đã xuất hiện nhiều hộ gia đình có mức thu nhập cao, đời sống của bà con đang dần được nâng cao và cải
thiện hơn trước
Theo báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, QPAN năm 2013 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014” của xã Ba Vì có mục tiến hành điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 là 479/479 hộ, cho kết quả chuyên
biến tích cực Trong đó hộ nghèo 208 hộ, chiếm 37%; hộ cận nghèo
102 hộ, chiếm 24,1 Trong đó số hộ nghèo giảm trong năm 2013 là 32 hộ, so với năm 2012; Tỷ lệ giảm hộ nghèo trong năm là 5,3%, vượt chỉ tiêu sơ với Nghị quyết HĐND xã Số thẻ BHYT năm 2014 được rà soát và thống kê hơn 2700 thẻ [42, tr9]
1.3 Văn hóa người Dao ở Ba Vì 1.3.1 Văn hóa tộc người
Đây là yếu tố để phân biệt người Dao với các dân tộc khác Thẻ hiện
Trang 22Người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội có tập quán
sinh tồn của cả
sống thành thôn, bản Thôn của họ trước hết là không gi:
công đồng, có ranh giới, có rừng, bãi chăn thả gia súc, có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt sản xuất Không gian này được các cộng đồng khác công nhận
Trong cộng đồng người Dao Quần Chẹt nơi đây, những gia đình cùng họ thường có xu hướng liên kết, xích lại gần nhau, sống trong cùng một khu chứ: không xen lẫn các dân tộc khác với tâm lý các anh em ruột thịt ở gần nhau Người Dao Quần Chẹt có truyền thống đoàn kết trong sinh hoạt, các gia đình
trong thôn, bản tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong các công việc lớn nhỏ như ma chay, cưới xin, xây nhà Trước đây, người Dao Quần Chet sinh sống thành các bản ở lưng chừng vùng núi Ba Vì có độ cao khoảng 200m đến
1000m Hiện nay, người Dao Quần Chẹt đã sinh sống định cư ở vùng chân núi
Ba Vì, có sự xen kẽ với cde din tc khác như người Kinh, người Mường nhưng
họ chỉ là số ít, còn người Dao Quần Chẹt có số lượng đông hơn
Xã hội truyền thống của người Dao có cấu trúc khá thống nhất Đó là xã hội phụ quyền mạnh mẽ với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng như trách
nhiệm của người đàn ông Cầu trúc xã hội được xây dựng dựa trên cơ sở của các tế bào xã hội đó là gia đình Gia đình của người Dao ở xã Ba Vì là những gia đình nhỏ phụ hệ, phổ biến là gia đình hai thế hệ bao gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình Người cha làm chủ gia đình có trách nhiệm to lớn nhất trong sản xuất, cúng bái và quan hệ với người ngoài Việc cơm nước, chăm sóc con cái và làm nương, ruộng chủ yếu do người vợ đảm nhiệm Các em gái được học hát, học thêu thùa, may vá, các em trai theo
cha vào rừng chặt củi, săn bắn thú rừng Trong gia đình ông bà, cha mẹ
thường giáo dục cho con cháu cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình
Trang 23cuộc sống hòa thuận, vui vẻ, mọi người đều tập trung lo cho gia đình, con cái Khi có công việc thì các thành viên trong gia đình đều có quyền tham gia, đóng góp ý kiến Hôn nhân của họ có hai loại là tự nguyện và gả bán
Trong xã hội của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì thì tổ chức dòng họ được đề cao, có vai trò quan trọng nhất tạo nên một cộng đồng,
Mỗi dòng họ bao gồm nhiều tông tộc Xưa kia mỗi tông tộc bao gồm một số gia đình lớn, về sau có thê từ 4 hoặc 5 hay 20, 30 gia
đình nhỏ Mỗi tông tộc đều có tông trưởng Người này do những người chủ gia đình trong tông tộc bầu Tộc trưởng sẽ là người có
trách nhiệm và quyền lực to lớn nhất đối với các công việc trong
tông tộc [16, tr 207- 208]
Đó là người có đức, có tài, đã được cấp sắc, được cúng bái, biết chữ nho, biết làm lễ tết nhảy, có uy tín, nắm vững các mối quan hệ trong tông tộc
mình, công tâm khi xét xử các vi phạm luật tục Ngoài các tộc trưởng đại diện
cho mỗi dòng họ thì mỗi làng sẽ có người đại diện cho cả làng Người này sẽ
được cả làng bầu trọn và người này cũng có các trách nhiệm như người trưởng tông tộc nhưng nó ở phạm vi cao hơn và rộng hơn không chỉ bó gọn trong một dòng họ mà với cả làng
Người Dao Quần Chẹt cũng có các phong tục tập quán giống với các nhóm Dao khác như lễ Cấp sắc, lễ Tết nhảy Lễ cắp sắc là một trong những nghỉ 18 quan trọng của người Dao Quần Chọt Người Dao Quần Chẹt quan niệm rằng người con trai dù có lớn khôn, có lấy vợ sinh con mà chưa qua lễ cắp sắc thì vẫn
không được coi là người lớn, không được tham gia bàn bạc các công việc quan
trọng của bản và khi chết không được về với tô tiên, không phải là con cái Bàn
vương Lễ cấp sắc được tổ chức cho người con trai đã có vợ Khi tổ chức xong lễ
Trang 24chỉ tổ chức lễ cấp sắc khi người đàn ông đã có vợ Lễ cấp sắc là một lễ lớn nên việc tổ chức rắt cầu kỳ và cần có điều kiện vẻ kinh tế gia đình
Người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì trong một gia đình sẽ cùng sinh sống dưới một mái nhà Nhà của họ là nhà nén dat, được dựng bằng gỗ và có diện tích lớn, đảm bảo sự rộng rãi và thoải mái trong sinh hoạt của mọi thành viên Trước đây khi còn du canh du cư thì nhà thuộc dạng nửa sàn nửa đất, cột
ngoãm (kèo), có từ hai đến ba gian có chín hoặc 12 cột, từ ba đến bốn vỉ
ngoãm, hai mái Mỗi vi ngoãm có ba cột, một quá giang và một bộ kèo đơn,
tất cả các cột đều chôn sâu dưới đất, không có gian phụ, cả nhà thông nhau Với kiêu nhà này toàn bộ khung nhà gồm các cột, quá giang, kèo và xà ngang làm bằng gỗ Bộ xương mái làm bằng tre hoặc tre lẫn gỗ Khi muốn ngăn
cách tạo thành các buồng nhỏ ở trong nhà họ sẽ dùng nứa, hoặc vầu đan thành
các phên để ngăn, mái nhà lợp bằng gianh hoặc cọ, cửa được làm bằng tre
hoặc gỗ Toàn bộ ngôi nhà được làm từ các vật liệu có sẵn tại nơi họ sinh sống Ngày nay, khi xã hội phát triển, đồng bào không du canh du cư, đời sống khẩm khá hơn nhà của người Dao Quần Chẹt đã có nhiều sự biên đổi trở nên kiên cố hơn Hầu hết nhà của họ đều có mộng, xà, cột đục lỗ, lợp bằng
ngói, thâm chí có nhà còn xây bằng xỉ măng và gạch rất vững chắc
1.3.2 Đời sống văn hóa
Với lịch sử hình thành, di cư và phát triển lâu đời, người Dao Quần Chet 6 xa Ba Vi có đời sống văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng
1.3.2.1 Chữ viết
'Văn hóa của dân tộc Dao độc đáo thể hiện rõ nhất trong sinh hoạt cộng đồng, qua trang phục, tiếng nói hay chữ viết Chữ viết của người Dao là một
Trang 25trong cúng bái, thơ ca và văn tự, ghi chép lại các văn tự quan trọng, như chia tài sản của bố mẹ cho con cháu, văn tự mua, bán ruộng nương, nhận con nuôi,
gia phả trong dòng họ Đặc biệt chữ viết của người Dao còn được dùng phổ
biến trong các lễ hội như lễ cấp sắc, tết nhảy và tục treo tranh
Từ xa xưa, người Dao đã sử dụng chữ Hán để làm ngôn ngữ viết, khi
sử dụng thì người Dao đã “Nôm hóa” thành tiếng Dao Về tông quan, chữ
“ôm Dao” là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao Cộng
đồng người Dao đã lưu giữ một quyền sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao - Cuốn *Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng
của hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam Đây là những chữ Hán
dang phén thé, được giữ nguyên tự dạng
các thế hệ đã Dao hóa cách phát âm các chữ Hán cho gần gũi với tiếng Dao ng lớp trí thức người Dao, qua
và vẫn giữ nguyên gốc nghĩa của các từ trong sách này
“Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Dao cũng tiếp nhận một số từ của Nôm Tay, Nôm Việt, nhưng được Dao hóa bởi lẽ có nhiều từ và khái niệm mà tiếng Dao không thể hiện hết được Điều đó đã góp phẩn làm phong phú thêm vốn từ vựng cho ngôn ngữ Dao Hệ thống chữ viết này được các bậc trí thức người Dao trước đây sử dụng trong mọi văn tự của người Dao, từ sách
vở học tập đến việc ghi chép ngày, tháng, thơ, văn Hầu hết, gia đình người Dao có người cao tuổi khoảng 60 - 70 tuổi trở lên đều còn giữ những cuốn sách cô do ông cha đề lại Những cuốn sách này phản ánh moi mặt đời sống vật chất, tỉnh thần của người Dao trước đây Đó là nguồn sử liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về người Dao, cũng như ngôn ngữ Dao, gắn liền với
các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Dao
Hiện nay người Dao vẫn còn lưu truyền và sử dụng chữ viết của mình, tuy nhiên số người biết đọc và viết được chữ Dao còn đếm trên đầu ngón tay,
chủ
Trang 26
1.3.2.2 Lễ hội
Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tỉnh thần của
người Dao Ba Vì Các lễ hội ngoài mục đích vui chơi, giải trí còn mang các ý
nghĩa về tâm linh, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ, mong sự bảo vệ của thần linh để con người luôn khỏe mạnh với các lễ hội như: Lễ cầu mùa thường được tô chức vào dịp đầu xuân, khi mà họ vừa ăn tết xong và chuẩn bị cho vụ mùa mới, lễ được tô chức với mong muốn một mùa vụ bội thu cho năm sau Lễ Lập Tịch - nghỉ lễ đánh dấu một giai đoạn của cuộc đời con người, giai đoạn từ
tuôi thiếu niên lên tuổi trưởng thành, được cộng đồng công nhận có vị trí trong đời sống sinh hoạt và sự chấp nhận của thin linh cho chang trai đó có đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một thành viên chính thức của cộng đồng Lễ cấp sắc ~ nghỉ lễ quan trọng đối với tất cả người đàn ông Dao, trong đời người ai cũng phải trải
qua nghỉ lễ này, dù còn sống hay đã chết, có như vậy mới là con cháu Bàn vương, khi chết đi mới được về với tô tiên ở Dương Châu Hay tết nhảy, là một
nghỉ lễ đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì nói
riêng và của người Dao nói chung, được tổ chức vào tháng Chạp, trước tết
Nguyên Đán vài ngày nguồn gốc của lễ Tốt nhảy có từ xa xưa
Trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của
con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ,
lớn như muốn nhắn chìm thuyền, tính mạng các họ Dao bị đe doạ
ngờ đoàn thuyển của các họ Dao gặp bão, bị sóng to gid Trong cơn nguy cắp, các họ Dao khắn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và hứa sẽ làm lễ tạ ơn [16, tr.128]
Như vậy mục đích của Tết nhảy là thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên Bàn Vương đã cứu mạng người Dao ngoài biển năm xưa; luyện âm binh đề
Trang 27mọi thành viên trong gia tộc được mạnh khoẻ, ngày càng làm ăn phát đạt LE tết nhảy cần có hai thầy cúng, một thay làm chủ đám, một thầy múa các điệu
múa trong khi thực hiện các lễ cúng Quá trình của lễ tết nhảy cũng trải qua
các bước như lập đàn tẩy ué, lam lễ khắn các thần thánh, Bàn Vương cùng gia
tiên về dự lễ Khi cúng xong tất cả các thành viên có mặt trong buôi lễ sẽ cùng nhau liên hoan, các thầy làm phép và làm lễ thu âm binh, thánh tướng, của mình về nhà
Như vậy có thể thấy các lễ hội của người Dao rất phong phú và đa dạng chúng đều phản ánh đời sống văn hóa tỉnh thần, tâm linh của đồng bảo, phục
vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng, song ít nhiều cũng mang màu sắc văn nghệ, vui
khỏe Ngày nay một số điệu múa đã được cải biên để phục vụ cho sinh hoạt một số dân tộc
1.3.2.3 Văn học
Người Dao vốn có lịch sử và một nền văn hóa lâu đời nên đời sóng văn hóa của họ hết sức phong phú và đa dạng trong đó văn học chiếm vị trí quan trọng Văn học phản ánh cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bï của người Dao,
chống mọi trở lực của tự nhiên và xã hội dé bảo vệ sự sống còn của dân tộc mình qua bao cuộc biến thiên của lịch sử, bao cuộc thiên di kéo dài trong
nhiều thế kỷ
Trong các sáng tác dân gian của người Dao, văn học dân gian (truyện
cổ, tục ngữ, ca dao, câu đó ) chiếm một phần rất lớn Người Dao không có
văn tự riêng, nhưng họ sử dụng chữ Hán đã Dao hóa (nghĩa là đọc chữ Hán
theo âm tiếng Dao, hoặc khi viết có một số chữ được thêm hay bớt nét để đọc
sách cúng và sáng tắc thơ văn) Vì vậy ngoài những sáng tác được lưu giữ bằng
phương thức truyền miệng, người Dao còn có một số tác phẩm khuyết danh bằng chữ nôm Dao như truyện quả bu, nước ngập trời Việc lưu truyền này
Trang 28dạng, như các đề tài về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, nỗi khổ của người làm dâu, nỗi đau của người sống khi mắt người thân, mẫu thuẫn giữa cái thiện
với cái ác, ước mơ của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc Về làn điệu cũng rất đặc trưng, với những nội dung so sánh, ví von giàu hình ảnh, hình
tượng, lãng mạn thể hiện tư duy chân chất, mộc mạc của người Dao
'Các câu truyện cỗ của đồng bào thường được kể vào các dịp tết, những đêm trăng sáng, những lúc lao động sản xuất, đề cao sự lao động sáng tạo Một số câu chuyện tiêu biểu như: Truyện con cáo biết hát phê phán những
người lười lao động, truyện sự tích mặt trời mặt trăng Thơ ca cũng được lưu
truyền nhiều trong cộng đồng ca ngợi lao động, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu trai gái Tục ngữ và câu đố cũng góp phần làm phong phú đời sống văn học của người Dao
1.3.2.4 TÍn ngường
Cũng như các dân tộc khác, tín ngưỡng dân gian chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao, nó chỉ phối tới
cuộc sống sinh hoạt của người dân một cách mạnh mẽ
Người Dao tin rằng thể giới được tạo nên bởi hai bộ phận đó là thé giới ma quỷ, thần thánh và thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, vạn vật hữu linh, tức là tắt cả mọi vật đều có linh hồn (vin), do đó mọi vật trong thể giới nói chung đều phải được tôn trọng
Khi con người sóng có linh hồn khi chết đi linh hồn sẽ được gọi là ma (miên) Do đó với họ bắt kỳ nơi nào trên trái đất này đều có hồn và ma Linh hồn đều là những linh hồn lành, nhưng khi chúng là ma thì sẽ có ma dữ và ma tốt Ma dữ sẽ hại người còn sống
Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống chủ yếu dựa vào nông
Trang 29va siing bái các vị thần của mình, họ luôn cầu xin dé có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và may mắn, mọi tai ương, xui xẻo sẽ không bao giờ xảy đến Thường khi tiến hành sản xuất nông nghiệp, trong mỗi khâu thực hiện họ sẽ
chọn ngày tốt, giờ tốt để gieo hạt, tra ngô, cây lúa, để tránh ảnh hưởng đến năng xuất khi thu hoạch Bên cạnh đó cũng có một số kiêng kị như trong một năm có 24 tiết (từ lập xuân đến đại hàn), người ta thường kiêng không làm
các công việc về nông nghiệp như: Kinh trực là tiết sâu nở, kiêng đi nương,
họ cho rằng nếu có đi sau này sâu sẽ cắn lúa Thu phân kiêng mưa gió, nếu đi
mưa bão sẽ đến Hàn lộ kiêng chuột, thú rừng Làm các lễ cúng hồn lúa, ngô, lễ cúng nương, cúng cơm mới mong một mùa bội thu nhiều lương thực
Việc thờ cúng tổ tiên được người Dao chú trọng, được thực hiện trong gia đình Tổ tiên được thờ cúng ở nhà tộc trưởng và ở mỗi gia đình Người
Dao cho rằng khi ông bà cha mẹ chết về với tô tiên thì những linh hồn ấy vẫn có sự liên hệ với con cháu ở dương gian mà họ không thể nhìn thấy được Tổ tiên cũng làm ăn sinh hoạt như người ở trần thế, chăm sóc bảo vệ con cháu lúc còn sống, do đó con cháu phải có nghĩa vụ thờ cúng tô tiên, tức cung cấp những thứ cân thiết cho sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên Tô tiên thuộc loại ma lành phù hộ cho con cháu Tuy nhiên nếu không thờ cúng cẩn thận, tổ tiên sẽ trách mắng và quay lại làm hại con cháu
“Trong việc thờ cúng tổ tiên có hai nghỉ lễ quan trọng đó là lễ tảo mộ ( thực hiện vào mùng ba tháng ba âm) Người nhà sắm sửa đồ lễ mang ra mộ và
tiến hành phát dọn, sửa sang lại mồ mả cho tổ tiên Tiếp đó là lễ làm nhà mới (chảy chấu) là một hình thức của lễ tảo mộ nhưng mang tính chất tượng,
trưng Lễ này được thực hiện do việc di chuyển chỗ ở, đồng bảo ngày cảng đi
xa khu mộ tổ tiên và họ không có điều kiện, quay trở về chăm sóc vào cdc dip
Trang 30tổ tiên và mong ước tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu có cuộc sống ấm no, bình yên
Thờ cúng Bàn Vương, ở bắt cứ nhóm Dao nảo cũng đều có Đây là việc
hết sức quan trọng Người Dao coi thờ cúng Bàn Vương là việc làm có liên
quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc Dao Bàn
Vuong duoc coi là thủy tổ của cả đồng họ Dao, là ông tổ phù hộ cho cả nhà
và được cúng bái với tô tiên của từng họ, từng gia đình và được cúng cùng
năm vị thần khác đó là thần thóc gạo, thần coi sóc việc ca hát và văn nghệ, thần săn bắn và hai vị thần trông nom việc chăn nuôi Trong các nghỉ lễ khác
như cấp sắc, tảo mộ, tết nhảy đều phải cúng Bàn Vương Lễ cúng Bàn
'Vương thường gồm: Lễ khắt (Khi làm ăn thất bát, gia đình gặp nhiều chuyện,
khó khăn họ sẽ hứa cúng Bàn Vương nếu được Bàn Vương phù hộ tốt mọi chuyện), lễ cúng Bàn Vương, lễ đưa tiễn (khi đã cúng xong)
Tục cấp sắc là nghĩ lễ bắt buộc với đàn ông người Dao Chỉ những
người đã cấp sắc mới được coi là người lớn Người được cấp sắc mới có đầy đủ tư cách hoàn thành các công việc mà những thành viên trong xã hội bình
thường làm, nếu không họ sẽ chỉ được coi là trẻ con dù có lớn tuổi Người ta cấp sắc theo thứ bậc những người trong gia đình và tông tộc, bố mẹ đã cấp sắc thì con mới được cắp sắc, anh cấp sắc rồi thì mới đến lượt em cấp sắc, cấp sắc
cho cả những người tin tật, mắt trí Do đó cắp sắc đã trở thành hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt của xã hội người Dao, liên quan đến ý nghĩa tín ngưỡng,
tỉnh thần đạo đức, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của mọi người Lễ cấp sắc sẽ trải qua các bước: Lễ trình diện, lễ cấp tỉnh (lễ lên đèn), lễ hạ đèn và giao quân, lễ qua cầu và lễ đặt tên Ngoài các nghỉ lễ trên còn có lễ tết nhảy, có thờ
cúng Bàn Vương,
Nhu vay cé thé thấy đời sống tín ngưỡng của người Dao rất phong phú
Trang 31tập tục, đã cho chúng ta sự hiểu biết nhất định về thế giới quan, nhân sinh quan của họ về con ngươi, sự sống và thể giới tồn tại xung quanh chúng ta, phản ánh ước vọng và mọi mong muốn của họ đều hướng tới một cuộc sống no ấm, đầy đủ và an lành
1.3.2.5 Nghệ thuật
Nghệ thuật của người Dao Quin Chet & Ba vi mang nhiều yếu tổ đặc sắc, đặc trưng của riêng người Dao với nhiều loại hình khác nhau bao gồm
hát, múa, nhạc cụ dân gian và hội họa
Hát (Dưng): Thường được diễn ra vào các dip lễ hội, vui chơi ăn uống Người ta thường nói Péo dung hay Ay dung (làm hát, thực hành há Mỗi loại
bao gồm làn điệu hát khác nhau của một số nhóm tương tự giống nhau Các
nhóm Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tiền có âm điệu kéo dài, trằm, nhịp
phách không rõ ràng, khó hát đồng thanh Các nhóm Dao tiền, Dao đỏ, có làn
điệu bồng, nhịp phách khá rõ rằng, dễ hát đồng thanh Riêng khi kể chuyên, đọc thơ, bài tính ngày kiêng Người Dao có làn điệu ngâm riêng, gọn, chỉ kéo đài
một chút ở e ác tiếng thứ ba, thứ năm hoặc tiếng cuối câu thơ
Nội dung các bài hát thường nói về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt gia đình, tình yêu đôi lứa, bài hát đi biển, hát lên thang mây tới thiên đàng xem hoa đẹp, bướm lạ Nam nữ cùng làng sẽ không tổ chức hát với nhau mà chỉ hát với người làng khác Người ta thường chia ra các nhóm hát khác nhau như nhóm hát trai, gái chưa có vợ chồng, nhóm đã có vợ, chồng, nhóm hát uống rượu, hát ru con Việc ca hát đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong đời sống hằng, ngày của người dân, góp phần khích lệ, làm vui tươi tinh than của đồng bào
Múa: Trong xã hội người Dao múa trong tín ngưỡng được coi trọng Múa là một thứ lễ nghỉ tín ngưỡng, ngoài ra cũng có một số điệu múa thuộc
Trang 32Múa vui ngày tết thường là động tác mạnh, dứt khoat, thường phản ánh công việc lao động, sản xuất như phát nương, gặt lúa, chặt gỗ Trai gái ai biết đều tham gia múa được Người ta múa hát trong dịp tết vì tết nhà nào cũng đã cúng rồi, không sợ bị ma quở trách
Múa khi cấp sắc chỉ có đàn ông mới được múa, mỗi lần múa khoảng,
hai đến bồn người, mặc áo thây cúng của người Dao Khi múa tay cằm gậy tầm
xích nhây múa theo nhịp kết hợp với âm thanh của các nhạc cụ.sssss
Nhạc cụ đân gian: Người Dao thường sử dụng những nhạc cụ phổ
biến như: kèn, sáo, tiêu, đàn môi và trống Nhạc cụ đa phần được họ tự làm
bằng gỗ, tre, nứa Khi múa ở các đám cúng họ thường sử dụng thêm gậy làm
phép Các loại nhạc cụ này họ thường sử dụng trong cúng lễ, ma chay vì tiếng kèn, trồng là tin hiệu gọi ma và cũng chỉ ngày tết đồng bào mới học cách sử
dụng nhạc cụ vì nếu đánh lên ma sẽ về và lúc đấy đã có cỗ cho ma ăn
Họa: Khả năng hội họa của người Dao nói chung được thê hiện tập
trung ở nghệ thuật trang trí và tạo hình Nó được thể hiện ở các hoa văn thêu
trên quần áo, váy, khăn, các bức đệt thổ cẩm, địu, dày vải Một số ít hình
mẫu trong các đồ dùng bằng gỗ như vỏ dao, chuôi dao
Đồng bào thường thêu các hình rất quen thuộc như hình người đội hoa,
chim dạo bước, con ngựa, con chó, bắp ngô, sao bốn cánh, thập ác Ở mũ áo của thầy cúng thì có hình con hồ, con rồng, con công Tắt cả những hình được thêu đều rất tỉnh xảo và đẹp Một số hình trở thành hình đặc trưng riêng của
dân tộc Dao như hình chữ thập, hình con chim, con chó Các hình trên các bản
khắc gỗ thường được vẽ trước vào mặt gỗ bằng than rồi dùng dao nhọn khắc,
còn trên y phục sẽ không được vẽ trước mà đồng bào sử dùng các sợi dệt làm ngữ bề rộng, đường thẳng, chiều cao dé thêu các hình đã thuộc trong trí nhớ
Trang 33nóng đối chọi Tất cả tạo nên những bộ trang phục nhẹ nhàng, thoải mái,
thanh thoát va đầy sức sống thiên nhiên Việc thêu thùa, trang trí sẽ được mẹ
truyền cho con gái Người phụ nữ đảm đang là người phụ nữ phải vừa giỏi lao động, vừa làm được áo quần cho chồng con mặc đủ và đẹp
“Tranh vẽ, tượng, điêu khắc rất ít thấy trong người Dao Thường trong
nhà thầy cúng chỉ có bộ tranh Tam Thanh (ba vị tướng thanh), các ấn khắc gỗ
để dùng khi cúng lễ Trong sinh hoạt hằng ngày họ cũng không treo tranh
trang trí nơi ăn ở của mình vì người Dao quan niệm hình trong tranh ảnh cũng
là hình của ma quỷ, thần thánh nếu treo lung tung sẽ bị họ quở mắng và cũng
do cuộc sống trước đây du canh du cư, nay đây mai đó, nhà cửa tạm bợ, no
đói thất thường nên họ không có điều kiện đề trang trí nhà cửa Ngày nay khi
cuộc sống đã ồn định việc trang trí nơi ăn chốn ở được đồng bào chú ý hơn Nhiều gia đình trong xã Ba Vì đã treo ảnh Bác Hỗ, các vị anh hùng hay tranh
về lao động sản xuất, tranh phong cảnh Như vậy có thể thấy tranh vẽ, tượng, điêu khắc của người Dao không phát triển lắm mà chỉ chú trọng, phát
triển việc tạo hình, trang trí trên trang phục
'Văn hóa người Dao ở Ba Vì khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều
loại hình, đem đến cho họ một đời sống văn hóa tỉnh thần, vật chất đầy đủ Đời
sống tín ngưỡng, tâm linh được đẻ cao, chú trọng phát
gìn giữ và phát huy ban sắc văn hóa riêng của tộc người Đảm bảo một đời sống lành mạnh cho đồng, bào Các giá trị, lễ nghỉ, mối quan hệ các thành viên trong gia đình, dòng họ, làng bản và cả cộng đồng luôn chặt chẽ, gắn bó mật thiết tạo nên sự đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn Trong gia đình ít nhiều có sự bình đẳng, vai trò của người cha là người chủ gia đình
được đề cao hơn cả bởi họ là những người sẽ chịu trách nhiệm trong mọi công
việc của gia đình Vai trò của dòng họ và nhất là tộc trưởng được thực hiện với
Trang 34Cuộc sống của người Dao nói chung và người Dao Quần Chẹt ở Ba Vi nói riêng luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, con người dần dẫn được khai mới, tiếp xúc với sự hiện đại, phát triển mạnh mẽ của xã hội Song các giá trị của tộc người Dao vẫn luôn luôn được gìn giữ và phát huy
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu khái quát về người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì
Bước đầu đã cho ta thấy một bức tranh khá toàn cảnh về đời sống của họ, bắt đầu từ địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng giữa, lịch sử tộc người, truyền thống canh tác lâu đời ở vùng núi cao, các mối quan hệ trong cộng đồng, Đã góp
phần hình thành nên các phong tục, tập quán, những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, riêng biệt của người Dao so với các tộc người khác trên đất nude ta Thông qua việc nghiên cứu sâu về người Dao giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét
về các đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội của họ Nhận thấy sự phong phú, đa
dang trong đời sống tỉnh than thông qua các điệu múa được sử dụng trong từng lễ hội, trong tang ma Thấy được sự khác biệt trong việc thực hành các hình thức nghệ thuật của người Dao khác biệt với các tộc người khác
Qua quá trình di cư và sinh sống lâu đời ở nước ta, người Dao đã hình
thành những yếu tố văn hóa chung từ lâu đời, có tiếng nói thống nhất và ý thức về thành phần dân tộc mình rõ ràng Trên cơ sở những yếu tố chung của
cả dân tộc, thì những nét khác nhau về văn hóa, trong các nhóm người địa
phương làm phong phú thêm những đặc điểm văn hóa chung, trong đó có
những yếu tổ tiễn bộ của nó, trong điều kiện phát triển mới đối với họ tên gọi người Dao là hợp lý hơn cả Với lich sử lâu đời và quan hệ chặt chẽ với hầu
hết các dân tộc khác sự trao đôi, giao lưu không ngừng diễn ra nhưng cũng
không làm mai một những tỉnh hoa văn hóa, bản sắc tộc người của họ bị đánh
Trang 35Người Dao đề cao tính cộng đồng, sự đoàn kết, tình cảm gia đình, luôn giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn Người trưởng tộc giữ vị trí quan trong và có tiếng nói nhất trong công đồng Các mối quan hệ luôn được điều chỉnh bằng luật tục trong cộng đồng và thiết chế luật pháp của Nhà nước Với
cuộc sống dựa vào thiên nhiên là chính, nên các quan niệm của họ về thế con người cũng khác biệt đối với các dân tộc khác Đời sống tâm linh của
người Dao để cao tổ tiên và vị Ban Vuong Ho coi vạn vật hữu linh, mọi thứ
đều có linh hồn và đều được tôn trọng Tắt cả những điều này tạo nên một xã hội người Dao đặc sắc với các đường nét chỉ riêng họ có và những đặc điểm này sẽ
Trang 36Chương 2
SINH HOẠT MÙA TÍN NGƯỠNG NGƯỜI DAO Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ
2.1 Loại hình múa tín ngưỡng người Dao ở xã Ba Vì
2.1.1 Nguồn gốc múa tín ngưỡng
Múa là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm trong xã hội loài
người, dùng để phản ánh các hiện tượng trong cuộc sống của con người Múa
không lặp lại nguyên xi các động tác như kịch, điện ảnh mà phải được cách điệu hóa và tuân theo quy luật của cái đẹp
Trong bách khoa toàn thư của Mỹ múa được định nghĩa: Đó là những
động tác có tiết tấu của cơ thê hoặc là một phần cơ thê được thực hiện với
mục đích để phản ánh những cảm xúc hoặc phục vụ như là phương tiện biểu
hiện những cảm xúc tôn giáo, như một phương tiện đề truyền đạt những tư
tưởng của xã hội này hoặc xã hội khác Nhà nghiên cứu người Nga Karalova thì cho rằng: Múa là một loại hình nghệ thuật của không gian và thời gian, những hình tượng nghệ thuật của nó được tạo thành bởi những phương pháp của động tác và tư thế, được phối hợp có hệ thông với các tiết tấu và mang giá trị thẩm mỹ Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy Trải quá tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người từ thời nguyên thủy, múa hiện điện như một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc dân tộc Nghệ thuật múa là một thành tố trong đời sống văn hóa của dân tộc, là loại hình nghệ thuật nỗi trôi trong các lễ hội truyền thống Có thể nói lễ hội là thời điểm mạnh, cao
Trang 37văn hóa, tài năng sáng tạo của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, trong đó nghệ thuật múa là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu vắng Có thể xác định rằng nghệ thuật múa truyền thống có nguồn gốc từ môi trường không gian lễ hội gồm các hình thái khác nhau: Múa dân gian, múa truyền thống, múa tín ngưỡng, múa tôn giáo, múa đương đại Những hình thái múa này đều phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, nỗi niềm tâm linh của con người, thể hiện tư duy sáng tạo, cầu trúc thẩm mỹ của cư dân các dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó các hình thái múa này cũng hội tụ những đặc
điểm, những giá trị múa truyền thống của mỗi vùng miền Múa tín ngưỡng
được coi là loại hình múa phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng của riêng một công đồng, dân tộc nào đó trong đó có người Dao Mọi hình thức và hoạt
động múa đều hướng tới việc phục vụ các nghỉ lễ trong các sinh hoạt tâm linh Nó thê hiện tâm tư, nguyện vọng và sự kính trọng của con người đối với thần linh và chính bản thân con người mình
Mặc dù trải qua nhiều biến cố thiên di và cuộc sống du canh du cư, nhưng người Dao ở Ba Vì cũng như người Dao ở Việt Nam vẫn duy trì nhiều lễ
hội phong phú, mang sắc thái rất riêng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
đó được thể hiện qua các lễ hội như: Lễ cúng Bàn Vương, lễ tết nhảy, lễ cấp sắc Tắt cả các lễ hội của người Dao đều có sự đan xen vào nhau rất chặt chẽ, phức hợp để phục vụ đắc lực cho đời sống văn hoá, tỉnh thần của người Dao và nằm trong hệ thống lễ nghỉ Các nghỉ lễ này hội tụ các loại hình nghệ thuật: Van, thơ, ca hát, âm nhạc, nhảy múa, mỹ thuật, kiến trúc và diễn xướng, tạo nên một hình thức văn hoá - văn nghệ và tính giáo dục sâu sắc Do đó chúng chính là những di sản văn hoá phi vật thể rất đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc
truyền thống của người Dao đã tụ cư và sinh sống lâu đời ở Ba Vì
Người Dao gọi múa là “chèo”, chèo trong cúng lễ, chèo trước bàn thờ
Trang 38cũng học múa từ nhỏ Ở người Dao, múa không được coi là hình thức sinh hoạt văn nghệ thường xuyên trong đời sống tỉnh thần Múa nằm trong nghỉ lễ tín
ngưỡng và có cả loại hình múa trong sinh hoạt văn hóa, vui chơi Múa ngày Tết gọi là “Slay siiểu” hay “Piáu ứổ”, loại múa này động tác mạnh, dứt khoát,
thường phản ánh công việc lao động sản xuất như đẫn gỗ, cuốc đường Trai gái ai biết đều tham gia múa được Người ta múa trong dịp Tết vì Tết nhà nào lién châu đàng” Trong Tết
cũng cúng lễ, trừ ma Múa khi cấp sắc gọi l¿
nhảy và cấp sắc, từ già đến trẻ đều đứng xép vòng tròn để múa (cho) Những
điệu múa chuông, múa rùa, múa chũm chọc, múa kiếm, múa cờ Các điệu
múa không đơn lẻ mà diễn ra theo một diễn trình chặt chẽ trong một nghỉ lễ,
cùng với bàn cúng, các loại lễ vật, nhạc khí và đạo cụ để dùng khi múa
Người Dao ở Ba Vì có những điệu múa đặc trưng nôi bật nhất là múa tín ngưỡng Là những điệu múa cổ truyền vốn có, tồn tại trong các nghĩ lễ,
tín ngưỡng Múa tín ngưỡng của người Dao nơi đây giàu tính thẩm mỹ, được
lưu giữ, lưu truyền trong đời sống văn hóa tỉnh thần của cộng đồng Múa tin
ngưỡng của người Dao Ba Vì có cội nguồn từ phong tục, tập quán, nghỉ lễ, là
loại múa tâm linh của cộng đồng
2.1.2 Các loại hình đặc trưng múa tín ngưỡng
2.1.2.1 Múa trong tết nháy (Nhìang chằm đao)
“Tết đến là thời điểm giao thời giữa năm mới và năm cũ, kết thúc một năm mùa mảng, lao động vất vả, mọi người nghỉ ngơi đoàn viên xum họp dưới một mái nhà Cùng đón tết Nguyên Đán theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì huyện Ba Vì Hà Nội còn đón
năm mới bằng tết nhảy
Trang 39đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên và quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng, đồng của người Dao Quần Chẹt ở Ba Vì nói riêng và của người Dao nói
chung, với quan niệm con người phải trải qua nhiều trắc trở, rui ro trong cuộc
sống, bởi vậy hằng năm cần phải khấn trời đất, tổ tiên, thần linh để được cứu
giúp trừ giải những oan trái bất hạnh và ban cho những điều may mắn hạnh
phúc, từ đó người Dao làm nghỉ lễ cúng trả ơn Bàn Vương và luyện âm binh
với hy vọng dé bảo vệ cuộc sống của gia đình, tông tộc và bản làng: “Tết nhảy tô chức theo chu kỳ ba năm một lần Để chuẩn bị cho tết nhảy phải chuẩn bị rất công phu, phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải có thời gian, trong đó
có thời gian luyện tập các điệu múa cho thanh niên và chuẩn bị các đạo cụ
như đao, kiếm, cờ quat ” [16, tr.273]
Hầu hết các họ Dao đều làm Tết nhảy Nhưng tại xã Ba Vì, có hai họ là họ Triệu Mốc và Triệu Gói là không tô chức lễ tết nhảy Theo người già kê lại
từ xa xưa trong quá trình di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu các họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng thấy bờ tinh mang bị đe dọa, trong cơn nguy cấp các họ người Dao đã cầu xin sự cứu
giúp của Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn và họ hứa sẽ làm lễ tạ ơn Lời cầu linh ứng từ đó về sau theo lời hứa các họ người Dao tô chức tết nhảy để tạ ơn thần linh và tưởng nhớ tổ tiên
Song chỉ có hai họ trên là không hứa nên họ không có lễ tết nhảy
Mục đích của Tết nhảy là lễ tạ ơn, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên,
Bàn Vương đã cứu mạng ngoài biển năm xưa, luyện âm binh để bảo vệ cuộc
sống của gia đình, dòng tộc, cầu xin tổ tiên phù hộ, che chở cho mọi thành
viên trong gia tộc được mạnh khoẻ, ngày càng làm ăn phát đạt Người Dao
Quan Chẹt ở Ba Vì tô chức Tết nhảy vào tháng Chạp, trước tết Nguyên đán vài ngày Tết nhảy được tổ chức tại nhà tô, con trưởng, hay trưởng họ nơi có
Trang 40truyền thống, tết nhảy thường được làm trong ba năm liễn, năm thứ nhất làm một ngày một đêm, năm thứ hai làm hai ngày hai đêm, năm thứ ba làm ba ngày ba đêm Ngày nay, thực hiện nếp sống văn hoá mới và do tốn kém về
kinh tế, dễ xảy ra rủi ro vì trong ba năm ấy nếu gia chủ có người mắt hoặc sinh con thì coi như phải làm tết nhây lại từ đầu, cho nên người Dao ở Ba Vì chỉ thực hiện Tết nhảy một lần trong ba ngày ba đêm nhưng các nghỉ lễ và số lượt nghỉ lễ vẫn được cử hành đầy đủ theo quy định
Tết nhảy là lễ cúng lớn của gia đình, dòng họ người Dao ở Ba Vi Chính vì vậy, để tổ chức lễ phải chuẩn bị rất kỹ về lương thực, thực phẩm và
các nhu yếu phẩm cần thiết khác để làm lễ vật dâng cúng như nuôi lợn, nuôi
gà, nấu rượu và đủ để thết đãi bà con trong thôn bản trong thời gian diễn ra Tết nhảy Trong lễ tết nhảy sẽ có hai ông thầy cúng đến hướng dẫn và điều
khiển cuộc lễ, đây là những người phải thông thạo 12 bài cúng, biết chữ Hán
cỗ của người Dao, được cả bản nễ trọng tôn quý Từ khi nhận lời mời cúng lễ
thầy cúng phải cách ly chuyện chăn gối, dé giữ cho thân thể tỉnh khiết Trong suốt thời gian diễn ra tết nhảy các thầy phải thức suốt 3 ngày đêm để điều
hành việc hát múa cho đúng bài, một thay lam chii dim (Sliéu ho) chuyên phụ
trách phần tế lễ và cúng bái, một thầy phụ trách phần múa (k#øi rản) Tết nhảy
sử dụng nhiều điệu múa, các bài múa trong nghĩ lễ được lặp đi lặp lại nhiều
lần song không thể thiếu điệu múa chuông Đây là điệu múa dẫn đường cho đoàn người trên các nẻo đường,
Lễ tết nhảy gồm 3 phần: khai lễ, chính lễ và lễ tiễn đưa
Khai lễ: Đúng ngày giờ đã định, hai thầy cúng được gia chủ mời đến bắt đầu lập đàn cúng Sau phép tẩy uế, thầy cúng thực hiện nghỉ lễ mở và treo các bộ
tranh thiêng của người Dao là bộ Tam Thanh lên xung quanh tường nhà với
nhiều mẫu sắc nét vẽ các vị thần linh ki bi Tiép d6, thay chii dam (sliéw ho) bay