1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

KHÔNG KHÍ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT pptx

5 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 111,72 KB

Nội dung

KHÔNG KHÍ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT Vào năm l771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược sĩ Haler đang loay hoay giữa đám chai lọ, hộp tiêu bản. Haler vốn là người ham mê khoa học, thường ngày khi pha chế thuốc, ông thường san qua, đổ lại các dung dịch nước thuốc, mong tìm hiểu các bí mật hóa học.Điều gì sẽ xẩy ra? Một hôm, ông vớt một miếngphotpho trắng từ nước ra và cho vào một lọ không. Photpho trắng vốn là chất dễ bốc cháy, bình thường có thể bốc cháy trong không khí, nên khi bỏ cục photpho vào bình, photpho tự cháy phát ra ánh sáng loé mắtvà cho đám khói trắng dày đặc - đó chính là đám bụi pentzoxyt photpho màu trắng. Haler dùng nút đậy kín bình, photpho ban đầu cháy rất mạnh nhưng chỉ sau một chốc, ngọn lửa tắt. Haler lật ngược bình lại, cho miệng bình úp lên mặt nước, rồi mở nút bình, lập tức nước tự động dâng lên trong bình, nhưng mực nước chỉ dâng lên đến 1/5 thể tích của bình thì dừng lại. Sự kiện này làm cho Haler hết sức kinh ngạc. Ông liền lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần và cũng thu được cùng kết quả. Haler muốn tìm hiểu bản chất loại khí có trong bình.Ông cẩn thận nút chặt bình lại, sau đó lấy bình ra khỏi nước, rồi lại lấy photpho trắng cho vào bình. Photpho trắng không bị cháy trong bầu khí còn lại trong bình. Ông lại lấy một con chuột cho vào bình, con chuột giẫy lên mấy cái rồi chết. Sự kiện này gợi sự chú ý của nhà hóa học Pháp Lavoisier. Lavoisier đã tiến hành lặp lại thí nghiệm hết sức cẩn thận cuốicùng đã làm rõ bản chất sự việc: 1/5 thể tích khí mất đi là loại khí “dưỡng khí”, còn lại là khí “đạm khí”. Dưỡng khíkhí nuôi dưỡng sự cháy, còn “đạm khílà khí không nuôi dưỡng sự cháy (ngày nay dưỡng khí có tên hóa học là oxy, đạm khí là nitơ). Khi nghiên cứu cẩn thận và đo chính xác trong không khí khô (tính theo thể tích) thì dưỡng khí chiếm 21%, đạm khí 78%, khí phụ 0,94%, cacbon dioxyt 0,03%, các tạp chất khác 0,03%. VÌ SAO CÁC THANH KIẾM CỔ BẢNG ĐỔNG ĐEN KHÔNG BỊ GỈ Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã khai quật được một ngôi mộ cổ nước sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: trên thân kiếm màu vàng có các hoa văn hình thoi màu đen, trên thân kiếm có khắc dòng chữ “Thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn”. Đó chính là thanh kiếm Câu Tiễn nổi tiếng. Hai thanh kiếm chôn vùi dưới đất đã hơn 2000 năm, khi đào được đã thấy phát ánh sáng lóe mắt, rất sắc bén, không hề có một vết gỉ nào. Đến năm 1973 khi đem kiếm triển lãm ở nước ngoài làm nhiều người khách tham quan hết sức kinh ngạc. Vào năm 1974, cũng ở Trung Quốc tại địa phương Lâm Đồng thuộc tỉnh Thiểm Tây người ta phát hiện một hầm mộ các chiến binh bằng gốm tùy táng với Tần Thủy Hoàng, đã đào được ba thanh kiếm báu. Kiếm có màu đen bóng phát ra khí lạnh kinh người. Ba thanh kiếm vùi sâu 6m dưới tầng đất nhão đã hơn 2000 năm. Khi đưa ra khỏi lớp đất không hề có một vết gỉ, hết sức sắc bén có thể chém gọn 10 lớp giấy báo làm mọi ngưòi hết sức kinh ngạc! Để tìm hiểu các bí ẩn về các thanh kiếm không bị gỉ người ta đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của các thanh kiếm, đặc biệt thành phần hóa học của lớp ngoài cùng. Để không làm tổn hại đến thanh kiếm quý, các nhà khảo cổ dùng các phương pháp phân tích dụng cụ, tiến hành kiểm tra thành phần các thanh kiếm bằng các phép đo đạc vật lý. Từ các kết quả phân tích người ta tìm thấy thành phần chính của thanh kiếm là đồng đen là hợp kim của đồng và thiếc. Thiếc vốn là một kim loại có tính chống ăn mòn rất mạnh, vì vậy đồng đen có tính chống ăn mòn, chống bị gỉ rất cao, so với sắt thì tốt hơn rất nhiều. Nhưng điều chủ yếu là mặt ngoài của thanh kiếm đã qua biện pháp xử lý đặc biệt. Trên thân kiếm màu vàng của thanh kiếm “Việt vương Câu Tiễn” có các hoa văn hình quả trám màu đen đã được xử lý bằng cách lưu hóa bề mặt: người ta đã dùng lưu huỳnh hoặc các chất có chứa lưu huỳnh để xử lý bề mặt, giữa bề mặt kim loại và hợp chất lưu huỳnh hoặc lưu huỳnh đã xảy ra các phản ứng hóa học. Qua cách xử lý này, thanh kiếm không chỉ được tăng vẻ đẹp mà còn tăng cường tính chịu ăn mòn, tính chống gỉ của thanh kiếm báu. Ba thanh kiếm cổ đại của thời nhà Tần còn được xử lý bề mặt tiên tiến hơn. Theo các kết quả phân tích, người cổ đại đã xử lý bề mặt thanh kiếm bằng các muối cromat, Muối cromat là những hợp chất có tính oxy hóa rất manh. Dùng cách xử lý với các cromat trên mặt ngoài của thanh kiếm sẽ tạo thành một lớp oxyt kim loại rất mỏng, rất bền chắc, phủ kín toàn bộ bề mặt của thanh kiếm. Lớp oxyt rất ổn định này dù rất mỏng, chỉ dày khoảng l/100mm nhưng đã tạo cho thanh kiếm một tấm áo khoác ngoài rất bền, che kín toàn bộ kim loại bên trong thanh kiếm, nên thanh kiếm không bị gỉ. Điểu này hoàn toàn giống với kỹ thuật xử lý bề mặt kim loại hiện đại. cần chú ý là ở các nước châu Âu, kỹ thuật xử lý chỉ mới được sử dụng vào những năm 30 của thế kỷ XX. . việc: 1/5 thể tích khí mất đi là loại khí “dưỡng khí , còn lại là khí “đạm khí . Dưỡng khí là khí nuôi dưỡng sự cháy, còn “đạm khílà khí không nuôi dưỡng. KHÔNG KHÍ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT Vào năm l771, tại một phòng bào chế thuốc ở Thuỵ Điển, dược

Ngày đăng: 06/03/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w