ĐỏmắttìmCEO
một nữ doanh nhân trong ngành đồ gỗ nội thất cho biết chị đã đỏmắt đi tìm
CEO gần một năm nay. Rất nhiều phương án đã được đưa ra, bao gồm cả
việc nhờ người quen giới thiệu lẫn sử dụng dịch vụ “săn đầu người”, nhưng
kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch. Chia sẻ về hành trình đi tìmCEO của mình,
chị bảo, nhiều khi tưởng đã được rồi thì lại bị ách tắc bởi vấn đề thù lao.
Không thể trả mức lương cao như các doanh nghiệp nước ngoài hay liên
doanh, chị chấp nhận chia cổ phần cho ứng viên, nhưng cuối cùng mọi
chuyện cũng chỉ dừng ở mức độ tham khảo. Việc tìm kiếm người điều hành
giỏi đã khó, nhưng việc tìm được người phù hợp còn khó hơn bội phần.
Cũng vì nôn nóng đi tìmCEO mà không ít doanh nghiệp đã dùng dao mổ
trâu để giết gà! Kết quả là lợi bất cập hại. Hết thời “trăng mật”, cả hai đều vỡ
mộng về nhau. Chủ doanh nghiệp thì than CEO giỏi nói hơn làm. Còn CEO
thì than chủ doanh nghiệp nóng vội, tiếng là giao quyền nhưng nhiều khi vẫn
can thiệp thô bạo vào công việc điều hành
Bình luận về thực trạng này, nhiều doanh nhân cho rằng cũng khó mà trách
cả hai. Đồng tiền đi liền khúc ruột, đa phần các doanh nhân Việt đều khởi
nghiệp từ hai bàn tay trắng nên đâu thể nói “buông” là “buông” được ngay.
Còn các CEO thì cũng rất cần có thời gian và nhiều sự hậu thuẫn khác. Mặt
khác, sự đồng hành nào muốn có kết quả tốt đẹp cũng cần sự “chịu đựng”
của cả hai trên tinh thần hỗ trợ và tin tưởng lẫn nhau.
Nói về tình trạng “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” giữa một số chủ doanh
nghiệp và CEO sau một thời gian cộng tác, một chuyên gia quản trị phân
tích: “Đa phần các CEO Việt hiện nay đều trưởng thành từ các công ty nước
ngoài hoặc liên doanh. Ở đó, họ được đào tạo một cách chuyên nghiệp và
mỗi người thường có thế mạnh nhất định. Nhiệm vụ chủ yếu của một CEO
đúng nghĩa là “đẩy” và “kéo”. Nhưng khi về điều hành một doanh nghiệp
trong nước, họ thường phải ôm đồm đủ thứ, trong đó có cả những việc mà
lúc trước họ chưa từng kinh doanh qua nên bị rối. Hơn nữa, mỗi vị trí công
việc đều đòi hỏi những kỹ năng và tố chất riêng. Một giám đốc marketing
giỏi chưa chắc đã là một CEO giỏi, và ngược lại”.
Cùng với dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là tình trạng nhảy
việc của một loạt nhân sự cấp cao trong nước, trong đó có CEO. Thậm chí
có những CEO đã thay đổi công việc tới ba lần trong khoảng một năm đổ
lại. Thông thường, sự thay đổi môi trường làm việc được xem là biểu hiện
của sự thăng tiến hoặc quyết tâm làm mới mình của mỗi người, nhưng hiện
tượng nhảy việc của các CEO hiện nay thì lại khác. Nói một cách dễ hiểu
hơn là họ buộc phải ra đi vì không thể ở lại. Thương hiệu cá nhân hay thành
công của một CEO luôn gắn liền với thành tựu của doanh nghiệp cụ thể.
Việc thay đổi môi trường cống hiến thường xuyên đồng nghĩa với việc uy tín
cá nhân của CEO bị giảm sút. Chưa hết, CEO ra đi cũng có nghĩa là doanh
nghiệp đã đầu tư lãng phí.
Sau một thời gian tìm kiếm CEO nhưng không có được kết quả như mong
đợi, không hiếm chủ doanh nghiệp lại ngậm ngùi quay về vị trí điều hành.
Một doanh nhân trong lĩnh vực hàng tiêu dùng than thở: “Sau bao vất vả tìm
kiếm rồi trải thảm đón CEO, những tưởng đã yên tâm ở vị trí chủ tịch
HĐQT, nào ngờ lại phải ôm đồm. Đã thế lại còn phải chịu tốn kém cả tiền
bạc lẫn thời gian để lập lại trật tự cũ”.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những chủ doanh nghiệp vẫn đỏmắt đi tìmCEO
là những ông bà chủ đang phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đã quá kỳ vọng
vào CEO. Hai thái cực này đã chứng tỏ rằng, cho đến nay “giấc mơ” CEO
vẫn chỉ là giấc mơ của hầu hết doanh nhân Việt khi muốn phát triển công
ty theo mô hình chuyên nghiệp và hiện đại
. Đỏ mắt tìm CEO
một nữ doanh nhân trong ngành đồ gỗ nội thất cho biết chị đã đỏ mắt đi tìm
CEO gần một năm nay. Rất nhiều. cạnh những chủ doanh nghiệp vẫn đỏ mắt đi tìm CEO
là những ông bà chủ đang phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đã quá kỳ vọng
vào CEO. Hai thái cực này đã chứng