7sailầm“chếtngười”nơicôngsở
1. Tự hào thái quá: Nhiều người do quá mải mê với "chiến thắng" nên
không để ý đến những đồng nghiệp xung quanh, không nhớ đến sự hỗ trợ
cũng như ủng hộ của mọi người trong quá trình làm việc. Điều này sẽ khiến
mọi người mất thiện cảm và bạn sẽ gặp khó khăn trong các công việc tiếp
theo.
2. Ghen tị với mọi người: Ganh ghét và đố kỵ sẽ khiến đồng nghiệp xa lánh
bạn. Ghen tị cũng sẽ khiến đầu óc bạn căng thẳng dẫn đến năng suất làm
việc của bạn cũng như của cả nhóm bị giảm sút.
3. Dễ tức giận: Tức giận do bất đồng quan điểm, do mâu thuẫn hay do căng
thẳng đều không mang lại ích lợi gì trong công việc. Nó sẽ làm giảm sự tự
chủ, tính khách quan trong công việc của bạn. Hãy học cách chuyển những
bực tức sang hành động, điều đó sẽ có lợi cho công việc hơn. Hơn nữa, dưới
con mắt của sếp, bạn sẽ được đánh giá là một nhân viên có phong cách làm
việc chuyên nghiệp và đức tính của người biết lãnh đạo.
4. Tính thiển cận: Tính ham muốn ích kỷ, lúc nào cũng muốn có được
nhiều hơn chính là động lực giúp nhiều người đạt được mục tiêu nghề
nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của nó sẽ khiến bạn mất cân bằng giữa công việc
và cuộc sống. Con đường dẫn đến thành công đòi hỏi một quá trình phấn đấu
lâu dài và bền bỉ, vì thế những mục tiêu nhất thời, chóng vánh có thể tốt với
hiện tại nhưng sẽ không đem lại kết quả cao trong thời gian dài.
5. Sự thỏa mãn: Trong môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh hiện nay
không có chỗ cho những người luôn tự bằng lòng với bản thân và lười biếng.
Nếu không muốn bị đào thải, bạn phải là người biết tự phát triển và có
những đóng góp mới mẻ có giá trị.
6. Mất cân bằng: Nhiều người tiến lên những nấc thang sự nghiệp mới rất
nhanh, kết quả là họ cũng "rơi" rất nhanh. Nhanh không có nghĩa là tốt, đặc
biệt với những người chưa sẵn sàng cho những thử thách khó khăn hơn. Để
đạt được thành công trong công việc, bạn cần duy trì tốt sự cân bằng, ổn
định giữa công việc và cuộc sống.
7. Quá cầu toàn: Bạn quá tải về thời gian và công việc vì áp lực muốn làm
thật tốt mọi thứ; suy nghĩ quá nhiều khiến bạn trở thành người đòi hỏi quá
mức, tiêu cực. Trường hợp này, điều bạn cần làm là lượng sức mình và có kế
hoạch lâu dài.
Tôn trọng một người tức là khâm phục những phẩm chất tốt đẹp hay những
thành công của người đó. Những nhân viên mới thường không thể hiện sự
tôn trọng một cách đầy đủ với người giám sát và các đồng nghiệp. Đó là do
họ chưa hiểu được một cách thấu đáo vai trò của nhau. Để trở nên tích cực
trong công việc, bạn hãy bắt đầu bằng việc tự tôn trọng mình. Nếu bạn muốn
người khác tôn trọng bạn, thì bạn hãy tôn trọng bản thân mình trước đã.
Hãy nắm rõ vai trò của bạn tại nơilàm việc. Vai trò của từng cá nhân sẽ góp
phần để đạt được mục tiêu lớn của công ty. Nếu bạn đánh giá thấp vai trò
của mình, bạn cũng sẽ đánh giá thấp những gì bạn đang làm. Khi bạn không
tôn trọng bản thân nữa thì bạn cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác
đối với bạn. Vậy, hãy học cách tôn trọng người khác. Tôn trọng tất cả mọi
người trong công ty từ người pha trà, nhân viên bảo vệ trở đi. Ai cũng có vai
trò của mình và vai trò nào cũng góp phần tạo nên thành công của công ty.
Và để tôn trọng người khác, bạn nên học cách nhìn ra điểm tốt ở mỗi người.
. 7 sai lầm “chết người” nơi công sở
1. Tự hào thái quá: Nhiều người do quá mải mê với "chiến. thành công trong công việc, bạn cần duy trì tốt sự cân bằng, ổn
định giữa công việc và cuộc sống.
7. Quá cầu toàn: Bạn quá tải về thời gian và công