1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Nỗi niềm công sở pdf

5 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 148,54 KB

Nội dung

Nỗi niềm công sở Ngày nay, hầu hết chúng ta đều coi văn phòng công sở là ngôi nhà thứ hai của mình. Làm thế nào để những người đồng nghiệp là đồng chí thân thiện của nhau, để công sở trở thành môi trường tốt phát triển nhân cách con người? Văn hóa công sở đang là mối quan tâm chính của nhiều cán bộ, công chức hiện nay. Văn hóa công sở có thể được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các cán bộ, công chức với nhau và với các công dân tới cơ quan hành chính, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc tại công sở. Khi văn hóa công sở của cán bộ, công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ cao hơn. Từ nỗi buồn công sở… Cơ quan anh bạn tôi xảy ra hiện tượng bè phái, người nào người nấy đều phải giữ gìn đến cả từng lời xã giao, bất kỳ ai cũng bị nghi ngờ là "tai mắt” của người nào đó. Không khí luôn căng thẳng dù tâm huyết cống hiến đến đâu cũng khó xua đuổi được những lời đồn thổi vu vơ, thậm chí còn bị dựng chuyện nói xấu. Và, nếu bạn không theo bên này mà cũng chẳng theo bên kia thì cũng thành "cái gai" trong mắt mọi người. Còn, nếu theo một bên nào đó thì thật trái với lương tâm. Đi hay ở? Đó là câu hỏi luôn thường trực của người trong cuộc. Đôi khi vì miếng cơm manh áo người ta phải chấp nhận ở lại một nơi mà mình không thích tí nào. Với một môi trường văn hóa như vậy chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao. Đúng ra năng lực trí tuệ, học vấn công sức lao động phải sử dụng để phục vụ cho việc làm ra sản phẩm xã hội, thì người ta lại bỏ quá nhiều công sức để tranh giành, đấu đá, soi mói và kìm hãm lẫn nhau. Đó là một sự lãng phí về nguồn nhân lực. Nếu mỗi người đều biết mình là ai, cái tôi ở vị trí nào thì không đến nỗi dẫn đến những mâu thuẫn như vậy. Ở một cơ quan các cá nhân cùng là công bộc của dân, lại là đồng nghiệp, đồng chí của nhau, nhưng vì quyền lợi và vì cả cái danh, cái tôi của mỗi người mới xẩy ra chuyện "gà tức nhau tiếng gáy". Họ luôn thắc mắc, ghen tức sao nó lại có thể giỏi hơn mình được, nó phải thua kém mình chứ! Rồi, nếu mình không nhận được sự đánh giá cao hơn thì cũng không thể để đồng nghiệp làm lu mờ mình. Có những người vì lợi ích riêng mà dẫm đạp lên mọi thứ để tiến thân họ quên mất cả những bài giảng về đạo đức mà ngay từ ngày đầu đi học đã được thầy cô giáo dạy bảo. Ai cũng cho là mình là "cái rốn” của vũ trụ nên khi giao tiếp với nhau họ trở thành "đối thủ” của nhau. Chỉ tội những con người trung thực lao động sáng tạo hết mình vừa không được gì, vừa bị cướp công và bị cô lập Với tư duy đó, môi trường văn hóa ở dây đang thực sự bị ô nhiễm. Một hiện tượng nữa là, môi trường công sở ở nhiều cơ quan Nhà nước hiện nay đã tạo cho người ta nhiều khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng "buôn chuyện”, dòm ngó chức vụ tạo bè, kéo cánh để tranh ghế, tranh chức và cuốn hút người lao động vào vòng xoáy của quyền lực mà quên đi cả nhiệm vụ chuyên môn của mình. Văn hóa công sở tại các đơn vị này vẫn còn lối tư duy kiểu cũ: "Lương ta có vậy, ta chỉ làm vậy thôi” hay "Một người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài (radio) mua xe". Với tư tưởng làm việc như vậy sẽ thui chột đi sự sáng tạo trong công việc và chí tiến thủ của mọi người. …đến môi trường văn hóa chuẩn mực Anh bạn tôi một Việt kiều mới về nước thành lập Công ty và đã thành công ngoài mức mong đợi. Anh vui vẻ kể rằng, trong Công ty của anh văn hóa làm việc được đề cập một cách thường xuyên và rất được coi trọng, do đó mọi người đều coi hiệu quả công việc là thứ quan trọng nhất. Mặc dù gần 200 nhân viên của Công ty không ai có bằng Đại học, nhưng Công ty có hiệu quả lao động rất cao bởi họ không phải làm việc trong không khí u ám của những cuộc cãi vã, tranh giành chức quyển. Qua đó có thể thấy, đâu cứ phải có bằng nọ, cấp kia là công việc mới trôi chảy. Cái chính là cách đối xử giữa người với người, giữa người với công việc như thế nào và nếu không làm được việc ấy thì có giỏi đến mấy cũng uổng công. Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở. Chúng ta còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước thấp, cản trở quá trình hội nhập. Do đó, chúng ta cần một số giải pháp để nâng cao văn hóa công sở. Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức và nhân dân về văn hóa công sở là rất cần thiết. Cán bộ, công chức phải có tác phong tốt. Tác phong phải đúng mức là công bộc của dân nhưng không phải là nô bộc. Người công bộc thì không được hách dịch với dân nhưng phải có tác phong của người có chức, có quyền phục vụ nhân dân. Tác phong thái quá sang thân phận nô bộc thì bị đối tượng giao tiếp coi thường, lấn tới, không giữ được phận sự của mình. Tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, xa lạ với việc nhận của đút lót, hối lội… Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Bưng bít thông tin với quần chúng là tạo cơ sở cho nạn tham nhũng, hối lộ. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, văn hóa công sở còn thể hiện ở cách thức cung cấp thông tin. Cán bộ, công chức ở các cơ quan Nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin và thể hiện sự trân trọng đối với công chúng. thực hiện được yêu cầu nói trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần tới những quy tắc, quy chuẩn ứng xử theo các chế tài bắt buộc của văn hóa công sở do Nhà nước quy định và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên. Chính phủ và Bộ Tài chính dựa vào nhu cầu thực thi văn hóa công sở để cấp kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, hàng năm đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo lại cán bộ, công chức. Từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan dựa trên các quy định của Chính phủ cụ thể hóa thành các quy định của ngành, địa phương, cơ quan mình. Như vậy để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở, vấn đề quan trọng nhất là người "cầm cái" đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tết để các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính đoàn kết cao. Và. điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người. Theo Tạp chí Hà Nội ngàn năm . nhất trong công việc tại công sở. Khi văn hóa công sở của cán bộ, công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc. trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở. Chúng ta còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm,

Ngày đăng: 26/01/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w