1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

118 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 26,8 MB

Nội dung

Đề tài Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên của phòng công tác sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà nẵng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên tại trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng.

Trang 1

CAO XUÂN TỊNH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN SY THU

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn “Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu và làm luận

văn tốt nghiệp của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN MUC LUC DANH MỤC CAC CHU VIET TAT MO DAU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2+222t+222ttrzttrrerrrrerrrreevŸ)

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.2.1 Quản lý - HH7

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

1.2.1.2 Phương pháp quản lý % Ô 1.2.2 Quản lý giáo dục, Quán lý nhà trường -.12 1.2.2.1 Quản lý giáo dục 2-2222222222222-722 1 1 12 1.2.2.2 Quản lý nhà trường wld 1.2.3 Biện pháp quản lý -222221.2t2trrrrrreeeeeeee Tổ 1.3 Sinh viên, đơn vị phụ trách công tác sinh viên Jm.h 5

1.3.2 Sinh viên có nhiệm vụ:

1.3.3 Đơn vị phụ trách sinh viên 22-22.22.2tt.rztrrrreerrecee TỔ

1.3.3.1 Chức năng 17

1.3.3.2 Nhiệm vụ 222222 re T7

1.3.3.3 Quản lý và chỉ đạo thực hiện 17

1.3.3.4 Giảng viên chủ nhiệm -.222 22tr TR

1.3.3.5 Lớp sinh viên 19

Trang 4

chống tội phạm và các tệ nạn xã hội "_—-'` : -23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý SV - 2s ss-ceecee.2

1.5.1 Điều kiện kinh tế xã hội - : " _ -25 1.5.3 Môi trường văn hóa học đường — — _ 26 -27 1.5.2 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

n hệ giữa quản lý công tác sinh viên với chất lượng đảo tạo

KET LUAN CHUONG 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC DA NANG

2.1 Khái quát về trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 2.1.2 Sứ mệnh và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 32 2.1.2.1 Sứ mệnh 32

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 3

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 34 2.2.1 Thực hiện chỉ tiêu về số lượng đào tạo chính quy 34 2.2.2 Thực hiện chỉ tiêu về chất lượng 36

2.3 Thực trạng sinh viên ngoại trú tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 40

2.3.1 Về thành phần xuất thân

2.3.2 Về địa điểm cư trú 2222222222222E2zzzzEErrrrrrsrrrrrrrrrrrrrrrer.đT

2.3.3 Về dân tộc, tôn giáo t 001.2 eerrrre

Trang 5

` — Ô - e 50 2.4.4 Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội - - keeeeseeeeeoo.S8

2.4.5 Thực trạng nhận thức tim quan trọng trong quản công tác sinh viên 57 2.4.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý công tác SV tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 2.4.6.1 Những ưu điểm: Trrerrrrreerrerrreeeeer.BT 2.4.6.2 Những hạn ch 2.4.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2+-2+ 22.22 co để KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC DA NANG

3.1 Các nguyên tắc xác định biện pháp 2.2.2 .eerere.ØB

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tinh Kha thi escent 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực

3.2 Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà

Ning

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý

sinh viên cho toàn thể cán bộ, giảng viên 222tr 7

3.2.1.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp -s-sse 1

3.2.1.2 Nội dung và tổ chức thực hiện cauetoduersensrsoseanescmsseumnse PD

Trang 6

3.2.2.2 Nội dung và tổ chức thực hiện -.74

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện các biên pháp -5scceee-7 3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho

sinh viên _-

3.2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 78

3.2.3.2 Nội dung và tô chức thực hiện .76

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp: -79 3.2.4 Biện pháp 4: Hoàn thiện tổ chức nhân sự QLSV và các văn bản pháp quy quản lý công tác sinh viên ngoại trú 2+2+ z errreeee.BŨ

3.2.4.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: 80 3.2.4.2 Nội dung và tổ chức thực BiG: cesses „81 3.2.4.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp 8

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm

bảo quyền lợi, chính sách cho sinh viên 83

3.2.5.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp -++ e. .83

3.2.5.2 Nội dung và tổ chức thực hiện 84

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp -22e.88 3.2.6 Biện pháp Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường và các cơ quan, tổ chức khác : Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng, ban,

trong quan ly SV ngoai tri

3.2.6.1 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp -sssesee-BỔI

3.2.6.2 Nội dung và tổ chức thực hiện 86

3.2.6.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp 5s-scccse-Ñ7T 3.2.7 Biện pháp 7: Xây dựng môi trường văn hóa trường học

3.2.7.1 Mục đích, ý nghĩa của biện phap

3.2.7.2 Nội dung và tổ chức thực hiện

3.2.7.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp . s -se- 0

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 22eerrerrrrrerrerr.ÐT

Trang 7

3.4.1 Mục đích, đối tượng khảo nghiệm 92

KET LUAN VA KHUYEN NG 7

1 Kết luận 100

2 Một số khuyến nghị + + 101

TAI LIEU THAM KHAO

QUYET DINH GIAO DE TAL LUAN VAN THAC SI (BAN SAO) PHY LUC

Trang 8

“mm 8 mm 6N 11 12 13 14 15 16 17, 18 19 20 21 22 23 24 25 26 ATGT CBCNV CBGV CN CNH, HDH CNTT CNV CNXH CSKV CSVC CTSV CTXH ĐBCL DD&CN ĐHSP ĐVTN GD GD&ĐT GDDH Gs HĐQT HSSV KS KTX KT-XH

An toàn giao thông Cán bộ công nhân viên Cán bộ Giảng viên Cử nhân

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghệ thông tin

Trang 10

Bảng 2.1 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu 'Bảng 2.2 Sơ đồ cơ cấu tô chức đơn vị của trưởng Bảng 2.3: Số lượng SV hệ chính quy Bang 2.4: Kết quả về chất lượng đảo tạo và rèn luyện hệ chính quy

Bảng 2.5: Kỷ luật sinh viên

Trang 11

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GD&ĐT của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập

trung vào việc đôi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để

đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta sớm thay được vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển KT — XH và việc phát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT; Do đó đã có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn phát triển GD&ĐT đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời Đảng ta coi GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH Cương lĩnh chính trị xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ

trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội 2011 - 2020 cua dat nước, định hướng GD&ĐT có sứ mệnh nâng

cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan

Trang 12

lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, Giáo dục Đại học không chỉ nghiêng về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức,

lý tưởng làm người Muốn vậy nhà trường Đại học phải coi trọng quản lý công tác sinh viên, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nẻ có tác

dụng mạnh mẽ đối với chất lượng đảo tạo của các trường đại học

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là một trường Đại học được thành

lập theo quyết định số 270/QĐÐ — TTg, ngày 27/1 1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, là một trường tư thục, tọa lạc tại Thành phố Đà Nẵng, một thành phố đang ra sức hội nhập, phát triển, một thành phố năng động nhưng cũng bị tác động thường xuyên của mặt trái cơ chế thị trường Trong những năm qua quản lý công tác sinh viên của nhà trường đã có những tiến triển nhất định,

tuy nhiên, với quy mô đào tạo ngày một tăng, việc giáo dục SV trong học tập,

tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức, nắm vững kiến thức chuyên môn đòi hỏi hệ thống tổ chức, đội ngũ, biện pháp quản lý, sự phối hợp của các

phòng ban chức năng trong việc quản lý SV là những vấn đề mà nhà trường

đang quan tâm, bên cạnh đó nhà trường chưa có khu KTX để sinh viên nội

trú, vấn đề quản lý sinh viên, quản lý SV ngoại trú của nhà trường là mối quan tâm lớn của lãnh đạo nhà trường nhằm tìm những biện pháp để giải quyết

Là một người làm công tác quản lý sinh viên, với mong muốn ứng dụng những kiến thức quản lý đã học cũng như với kinh nghiệm của bản thân,

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý của nhà trường, vì

“Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu

Trang 13

phòng công tác sinh viên trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc

Đà Nẵng

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

3.2 Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý công tác sinh viên tại

trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

3.3 Đề xuất các biện pháp Quản lý: Công tác sinh viên tại trường Dai học Kiến trúc Đà Nẵng

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý sinh viên tại trường Đại

học Kiến trúc Đà Nẵng

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại

trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 5 Giả thiết khoa học

Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý SV tại trường Đại học Kiến

trúc Đà Nẵng khả thi và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý của

nhà trường thì công tác quản lý SV của trường sẽ có hiệu quả hơn, góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý công tác sinh viên của phòng công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các nhóm

Trang 14

liệu nghiên cứu lý luận, các văn bản Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các

quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:

Phương pháp điều tra qua các phiếu khảo sát; phương pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp đàm thoại; phương pháp tổng kết kinh nghiệm

nhằm khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên tại trường Đại

học Kiến trúc Đà Nẵng va g6p pha biện pháp cho vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu những báo cáo tổng kết về công tác quản lý

sinh viên để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý

sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng nhằm đạt hiệu quả cao nhất

8 Đóng góp của luận văn

~ Về lý luận: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận quản lý công tác sinh viên của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

- Về thực tiễn:

ất các biện quản lý công tác sinh viên tại trường

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho SV

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng Quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học

Kiến trúc Đà Nẵng

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học

Trang 15

1.1 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Giáo dục được hiểu là một hiện tượng xã hội mà bản chất là sự tiếp nối kinh nghiệm xã hội- lịch sử qua các thế hệ Giáo dục có mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tô chức xác định Mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện người được giáo dục Sự phát triển toàn diện nhân cách đó bao hàm sự phát triển về thể chất, tâm lý và các năng lực thực tiễn

Như vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực làm sao đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới hiện nay, đồng thời phù hợp với xu thế toàn cầu hóa lực lượng sản xuắt, với yêu

cầu người lao động phải được đào tạo trình độ đạt chuẩn Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ trang bị những kiến thức cơ bản, các nhà trường phải có

những hoạt động giáo dục toàn diện cho sinh viên

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đảo tạo

nhằm đào tạo những con người có học vấn cao đề hội nhập với thể giới đòi

hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đào tạo

được nguồn nhân lực có chất lượng cả về trì thức khoa học và khả năng vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sáng tạo, tự

chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 16

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục trong

, dic biệt khi Việt Nam đã

bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc

trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới, các cơ sở

giáo dục trong nước nói chung, các trường đại học nói riêng một mặt phải

phát huy những thành tựu đã đạt được, mặt khác phải kiên quyết và nhanh

chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo góp phần tích cực vào công cuộc đôi mới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách

mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn

cầu hóa, vai trò của giáo dục lại ngày càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh đất nước

Song song với sự phát triển của các mặt kinh tế, xã hội, số lượng sinh viên, chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục cũng được nâng lên, dần hoà nhập với xu thế hội nhập quốc tế Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế và sự giao lưu về văn hoá cũng làm nây sinh những tác động tiêu cực, gây ra nhiều tệ nạn

xã hội, tác động không nhỏ đến đời sống của giới trẻ Nhiệm vụ quản lý, giáo dục sinh viên lại được đặt ra cho các trường Đại học, cao đẳng nói riêng và cho xã hội nói chung Công tác học sinh, sinh viên, đặc biệt là quản lý công

tác sinh viên trở thành vấn đề được dư luận xã hội, đông đảo phụ huynh và

lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đặc biệt quan tâm

Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số

42/2007/BGD&DT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và

Trang 17

cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đề các trường đại học, cao đẳng có cơ sở thực

hiện trong công tác quản lý sinh viên

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cũng gặp không ít khó khăn trong

công tác quản lý sinh viên như các trường đại học, cao đẳng khác trên địa bàn

nói chung và các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập nói riêng trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng Với một trường Đại học ngoài công lập, chưa có

kinh nghiệm trong quản lý công tác sinh viên, nhà trường chưa có khu nội trú, 100% sinh viên của trường đều ở ngoại trú, đội ngũ cán bộ làm công tác sinh viên còn thiếu, chưa có kinh nghiệm trong quản lý sinh viên Đây là vấn đề

đặc Do vậy tôi chọn dé tai

“Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Đà

Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quân lý 1.2.1.1 Khái niệm quản lý lệt quan tâm trong công tác quản lý sinh viên

Lịch sử đã chứng minh rằng, để tồn tại và phát triển, ngay từ khi loài

người xuất hiện trên trái đất, con người đã liên kết với nhau thành nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, nhằm chống lại sự tiêu diệt của thú dữ và thiên nhiên, đồng thời

cũng xuất hiện một loạt các mối quan hệ: Quan hệ con người với con người,

giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả con người với

chính bản thân con người Trong quá trình đó đã xuất hiện một số người có

năng lực chỉ phối được người khác, cũng như điều khiển mọi hoạt động của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu chung Những người đó đóng vai trò thủ

Trang 18

triển cho đến ngày nay

Nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của Các Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa sự hoạt động của cá nhân và thực hiện những chức năng chung

phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc

tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có

nhạc trưởng ” [11,tr.480]

Còn theo H.Koontz “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức

Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con

người có thê đạt được mục đích của tổ chức Mục đích của mọi nhà quản lý là

hình thành môi trường mà trong đó con người có thẻ đạt được các mục đích

của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”

[21ư 33]

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ các góc độ khác nhau

cũng đã đưa ra những khái niệm quản lý:

Xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc

Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu

của tô chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [10,tr 1]

Một xu hướng nghiên cứu phương pháp luận quản lý ở Việt Nam trong cuốn “Khoa học quản lý” của nhiều tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn

Bình, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ

Trang 19

xếp, đổi mới, tạo ra sự phát triển của hệ Hệ ổn định mà không phát triển tất yếu sẽ suy thoái Hệ phát triển mà không ồn định tất yếu sẽ dẫn đến rối ren Quản lý nhằm ngăn chặn mọi sự suy thoái và rối ren Nếu người đứng đầu tổ

chức chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn

tuy nhiên nếu chỉ quan tâm tới việc “lý” tức là chỉ lo việc sắp xép tô chức, mới mà không đạt nền tảng của sự ôn định, thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Trong “quản” phải có “lý” trong lý phải có “quản” để động

thái của hệ ở thế cân bằng động Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu

quả mong muốn tương tác giữa các yếu tố bên trong với các nhân tố bên

ngoài

Qua các cách giải thích về quản lý của các tác giả trong và ngoài nước,

tuy có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau, song có thê kết luận: Quản lý

là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp với quy luật khách quan của

chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thẻ quản lý để đạt đến

mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động

Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Là khoa học vì nó là những

tri thức được hệ thống hóa và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học nghiên cứu, lý giải các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa chủ và khách thể quản lý Là nghệ thuật bởi nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự khéo léo, tỉnh tế và linh hoạt trong việc sử dụng những kinh

nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết nhằm tác động một

cách có hiệu quả nhất tới khách thể quản lý

Trang 20

nên sản xuất xã hội, các nhà luật học thiên về quản lý nhà nước, các nhà điều khiển học thiên về quan điểm cho hệ thống Cho nên khi đưa các định nghĩa về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản lý cụ thẻ hoặc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu của mình Nhưng, bắt cứ

một tổ chức, một lĩnh vực nào, từ sự hoạt động của nên kinh tế quốc dân, của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp đến một tập thể nhỏ như tổ chuyên môn, tổ sản xuất, bao giờ cũng có hai phân hệ: người quản lý và đối tượng được quản lý Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm

đạt một mục tiêu chung Vì vậy, những nhà quản lý phải luôn luôn mềm dẻo,

linh hoạt để vận dụng những nguyên tắc quản lý khác nhau trong từng lĩnh vực và tình huống cụ thể cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất

* Các chức năng quản lý

+ Lập kế hoạch (thiết kế mục tiêu, chương trình hành động)

+ Tổ chức, chỉ đạo: Phân công công việc, sắp xếp con người, điều hành cá nhân và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

+ Kiểm tra (giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịp thời điều chỉnh

sai sót, đưa bộ máy đạt mục tiêu đã xác định)

+ Thông tin (là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý, cần

thiết cho tất cả các chức năng quản lý Đây là quá trình hai chiều, trong đó

mỗi người vừa là nguồn phát vừa là nguồn thu nhận) [26,t r.2]

Có bốn chức năng cơ bản của quản lý liên quan mật thiết với nhau, đó

là: lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện; kiểm tra đánh giá, trong đó thông

tin là trung tâm của quản lý

Trang 21

quản lý vận hành có hiệu quả, vấn đề thông tin đóng vai trò là trung tâm; tất

cả các chức năng của quản lý thực hiện được đều phải đảm bảo sự thu thập

thông tin; phân tích thông tin và ra quyết định quản lý cho đúng đắn Vì thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo

1.2.1.2 Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối

tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra Trong quản lý hiện đại,

phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học

:à khoa học hành vi Phương pháp quản lý rất phong phú, đa dạng và

tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau

~ Phương pháp thuyết phục là phương pháp dùng lý lẽ để tác động đến

nhận thức của con người

~ Phương pháp kinh tế: là sự tác động của chủ thẻ đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế

~ Phương pháp hành chính tổ chức: là cách thức tác động của chủ thể

tới đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính

Trang 22

1.2.2 Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 1.2.2.1 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền

đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bỗ sung và trên cơ sở đó mà xã hội lồi người khơng, lên [41; tr 9] Có thể khẳng định, giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song hành, ngừng tỉ

giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế di truyền kinh nghiệm lịch sử - xã

hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau và đề thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng Đề đạt được mục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêu trên [ 22, tr.35]

Đối với cắp vĩ mô đó là quản lý một nền/ hệ thống giáo dục:

Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có

kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tắt cả các mắt

xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường)

nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào

tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục [22, tr.36]

Đối với cấp vi mô đó là quản lý một nhà trường:

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục

đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thê quản lý đến tập thê

giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [22, tr.38]

Trang 23

tinh tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những trỉ thức đã có để đạt mục đích

đặt ra có kết quả là sự cải biến hiện thực Do đó chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý nhằm đảm bảo sự thống nhất và những,

mối quan hệ trong quá trình quản lý [23, tr 18]

Theo Phạm Khắc Chương: “QLGD theo nghĩa rộng nhất là quản lí quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị, xã hội khác nhau mà trách nhiệm là của nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ trung ương cho đến địa phương là Bộ Giáo dục, Sở giáo

dục, Phòng giáo dục, ở các quận, huyện và các đơn vị cơ sở là nhà trường” [9, tr 79]

- Ban chất của quản lý giáo dục là vì lợi ích phát triển của giáo dục, nhằm mục tiêu tối ưu là hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục, đối tượng và chủ thê giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

- Đối tượng của quản lý giáo dục là: Hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống quản lý giáo dục, các quan hệ quản lý, các đối tượng của quản lý là cấp

dưới, tập thể va cá nhân giáo viên và học sinh [23, tr 49]

Quản lý giáo dục có những đặc trưng sau đây:

~ Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản

lý giáo dục không phải lập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm, cũng

như không được phép tạo ra phế

~ Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm so với lao động xã hội nói chung

- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính

Trang 24

~ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, quản lý giáo dục phải quán

triệt quan điểm vì quan ching [31, tr 7]

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức

năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản [8, tr.3]

Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển và thời đại Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tô

chức các hoạt động giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cách học sinh, sinh viên được hình thành, tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các cấp quản lý của hệ thống giáo dục nhằm làm cho

nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt được mục tiêu giáo dục

đặt ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước [31, tr 7]

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt,

liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường

Các lĩnh vực quản lý của nhà trường

~_ Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học (quản lý quá trình đảo tạo) - Quản lý giáo viên với hoạt động dạy và quản lý sinh viên với hoạt động học

Trang 25

1.2.3 Biện pháp quản lý

Biện pháp tiếng Anh gọi là “measure”: hành động để thực hiện một mục đích Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải

cụ thể [40, tr.64]

Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, có nghĩa là để sử dụng một

quyết một

phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau

Biện pháp quản lý (managerial measure) là cách quản lý, cách giải

quyết những vấn đề liên quan đến quản lý Vì đối tượng quản lý phức tạp nên

đòi hỏi các biện pháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với

đối tượng quản lý

Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt

các phương pháp quản lý của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu cho

bộ máy

1.3 Sinh viên, đơn vị phụ trách công tác sinh viên 1.3.1 Sinh viên

Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo (Ban hành

kèm theo Quyết định số 1584/GD- ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: “Người đang học trong hệ đại học và

cao đẳng gọi là sinh viên”

Ngày nay, "Học, học nữa, học mãi”(Lê Nin) là khẩu hiệu của toàn xã hội

và học tập là công việc suốt đời Các trường Cao đẳng và Đại học mở rộng

cửa cho tất cả những ai có nguyện vọng và điều kiện không phân biệt lứa tu:

giới tính, giàu nghèo đều có thể học bằng nhiều con đường, hình thức khác

Trang 26

Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên cứu với đối tượng là

sinh viên hệ chính quy thì có thể thu hẹp nội hàm của khái iệm này như sau:

~ Đó là những người đã tốt nghiệp trung học ph thông

~ Họ đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh và đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng ~ Họ thuộc nhóm thanh niên, nam nữ từ 18 đến 25 tuổi

~ Họ chưa có nghề nghiệp, việc làm xác định do đó còn lệ thuộc gia đình

về kinh tế

~ Họ là nhóm xã hội đặc biệt gồm những thanh niên xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn dé bước vào một nhóm xã hội mới là tầng lớp tri thức trẻ

1.3.2 Sinh viên có nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập theo mục tiêu, chương trình và kế hoạch

giáo dục của nhà trường

- Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên của nhà trường và

cơ sở giáo dục khác; tuân thủ pháp luật của nhà nước; thực hiện nội quy, điều

lệ nhà trường

~ Rèn luyện thân thé, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường - Giữ gìn và bảo vệ tài sản nhà trường

- Tham gia lao động công ích và hoạt động xã hội ở địa phương

- Góp phan xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường,

cơ sở giáo dục khác

1.3.3 Đơn vị phụ trách sinh viên

Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy

định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác SV, làm đầu mối

Trang 27

được thành lập theo quyết định số 157/QÐ - ĐHKTĐN ngày 31 tháng 08 năm 2010 phòng CTSV có chức năng, nhiệm vụ như sau:

1.3.3.1 Chức năng

iệu trưởng về:

~ Tham mưu với

+ Lập kế hoạch quản lý toàn diện đối với SV; + Lập công tác về chính trị tư tưởng cho SV;

+ Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến QLSV;

+ Quản lý SV về các mặt trong quá trình đào tạo, nhất là nền nếp học

tập, sinh hoạt theo đúng quy chế;

+ Quản lý, cấp phát hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sinh viên; + Thực hiện chế độ, chính sách đối với SV

1.3.3.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch

+ Về công tác thi đua khen thưởng đối với SV;

+ Giáo dục chính trị tư tưởng cho SV hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm;

+ Quỹ học bổng, thi đua đối với SV;

+ Công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong SV 1.3.3.3 Quản lý và chỉ đạo thực hiện

+ Chủ trì và chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón

tiếp SV; kết hợp với Trung tâm Y tế để khám sức khỏe ban đầu cho SV; tổ

chức cho SV học tập các nội quy, quy chế, các chế độ chính sách có liên quan dén SV trong quá trình học tập tại trường;

+ Phối hợp với các khoa, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tô chức các

hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV Nắm bắt diễn biến tư tưởng

của SV, kịp thời phát hiện những biểu hiện sai trái, lệch lạc đề xuất với Hiệu

Trang 28

+ Lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ SV, có kế hoạch thẩm tra, xác minh, kết luận kịp thời những trường hợp còn nghỉ vấn;

+ Tham mưu và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối

với SV;

+ Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong SV, phối hợp với các đơn vị liên quan như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng và các khó khăn, vướng mắc của SV Chủ động va cing với nhà trường giải quyết mọi đơn thư khiếu nại của nhân dân liên quan đến

những SV đang học tại trường;

+ Chủ trì phối hợp với các khoa và các đơn vị liên quan trong việc nhận

xét, đánh giá, xếp loại SV hàng năm và cả quá trình học tập;

+ Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để không ngừng cải tiến, nâng

cao hiệu quả trong công tác quản lý SV Hướng dẫn, chỉ đạo trợ lý các khoa

trong công tác quản lý SV;

+ Làm thống kê báo cáo thường kỳ và đột xuất về công tác SV theo yêu cầu của trường và cấp trên;

+ Quản lý và cấp phát hồ sơ, văn bằng và chứng chỉ cho SV tốt nghiệp ra trường, chuyên trường, thôi học;

+ Nắm vững số lượng SV ngoại trú và phối hợp với các chủ nhà trọ, tổ

dân phó, chính quyền địa phương có sinh viên thuê ở học tập

+ Ngoài những nhiệm vụ trên có thê thực hiện thêm một số nhiệm vụ do Hiệu trưởng giao theo quy định của pháp luật

1.3.3.4 Giảng viên chủ nhiệm

Căn cứ điều kiện cụ thê của trường, Hiệu trưởng hoặc trưởng khoa, đơn

vị phụ trách công tác SV theo sự phân cấp của Hiệu trưởng phân công giảng viên chủ nhiệm lớp SV hoặc trợ lý khoa, đơn vị phụ trách công tác SV để

Trang 29

1.3.3.5 Lớp sinh viên

- Lớp SV được tô chức bao gồm những SV cùng ngành, nghề, khoá học và được duy trì ôn định trong cả khoá học

- Ban cán sự lớp SV gồm: Lớp trưởng và các lớp phó do tập thẻ SV

trong lớp bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác SV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận Nhiệm kỳ ban cán sự lớp SV theo

năm học;

- Nhiệm vụ của ban cán sự lớp SV:

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa,

phòng, ban;

+ Đôn đốc SV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện Xây dựng nẻ nếp tự quản trong lớp;

+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những SV gặp khó khăn trong học tập,

rèn luyện Thay mặt cho SV của lớp liên hệ với giảng viên chủ nhiệm và các

giảng viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác SV và ban

giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và

nghĩa vụ của SV trong lớp;

+ Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh và Hội sinh viên trường trong hoạt động của lop;

+ Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác SV;

- Quyền của ban cán sự lớp SV: được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và

Trang 30

- Ban cán sự lớp học gồm lớp trưởng và các lớp phó do nhà trường chỉ định Ban cán sự lớp học có trách nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của SV trong lớp với đơn vị phụ trách công tác SV

1.4 Quản lý công tác sinh viên các trường Đại học, cao đẳng,

1.4.1 Vị trí, vai trò cña Quản lý công tác sinh viên trong trường Đại học

Trong số những người được giáo dục - đào tạo để có thể đủ sức làm

chủ nền khoa học, cộng nghệ hiện đại của nước nhà sau này thì SV là người

tiêu biểu, là những người đang được đầu tư, đang được đào tạo ở giai đoạn cuối cùng trong nhà trường một cách có hệ thống Đó là nguồn lực con người lao động có chất lượng và trình độ cao, có chuyên môn sâu, là lực lượng ưu tú về học vấn trong thanh niên, được Đảng, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, gia

đình và toàn thể xã hội quan tâm chăm sóc và đặt nhi:

tin tưởng, hy vọng

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nói chung và trong các trường đại

học, cao đẳng nói riêng thì công tác quản lý SV góp phần hỗ trợ tích cực cho

giảng dạy (thầy) và học tập (trò), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý Quản lý SV từ các khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ

lên lớp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và tổ chức phong trào SV (kết hợp với Đoàn thanh niên, hội sinh viên ) sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chat va tinh than hoc tap dé SV rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất

lượng và trình độ cao Công tác quản lý SV có ý nghĩa quyết định trong việc

đổi mới và phát triển bền vững yếu tố con người về chất lượng nhận thức tri

Trang 31

Quản lý công tác SV được coi là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con

người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:

hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

1.4.2 Nội dung Quản lý công tác SV trong các trường Đại học, cao

đẳng

SV là nhân vật trung tâm trong nhà trường Vì vậy, cần phải quản lý được đối tượng này theo mục đích quản lý để hướng SV vào mục tiêu đào tạo

của nhà trường Chính vì vậy, bên cạnh công tác đào tạo thì công tác quản lý

SV là một hoạt động lớn của nhà trường theo, căn cứ vào Quyết định số

42/2007/QĐ - BGDĐT ngày 13/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo

Quản lý công tác SV trong các trường Đại học, cao đẳng tập trung vào

các nội dung cơ bản sau:

1.4.2.1 Công tác tổ chức hành chính

~ Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ

GD&DT và nhà trường;

- Sắp xếp bó trí SV vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp

trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học;

- Lam thẻ và cấp thẻ cho SV;

~ Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ SV;

~ Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho SV;

- Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho SV;

- Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động

Trang 32

Đối với nhà trường chưa có điều kiện cho sinh viên ở nội trú, nhà trường phải tổ chức thống kê nắm bắt tình hình của sinh viên ngoại trú ( địa chỉ, số nhà, tổ dân phó, Phường và các Quận trên địa nơi trường đóng)

“Trong những năm qua, một số trường Đại học ra đời, do điều kiện nhà

trường chưa có ký túc xá sinh viên nên ngay từ khi tiếp nhận sinh viên nhập học, phòng công tác sinh viên đã phối hợp với Đoàn thanh niên hướng dẫn, tư

vấn làm thủ tục đăng ký ngoại trú

1.4.2.2 Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SƯ

~ Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV

- Tổng hợp, phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa

học

~ Tổ chức thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV có thành tích

cao trong học tập và rèn luyện

~ Xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy ché, nội quy

~ Tổ chức “Tuần sinh hoạt chính trị công dân HSSV” vào đầu khóa học, đầu năm và cuối khóa học

- Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV

giỏi, Olympie các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập như văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên

lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với SV

- Theo dõi công tác phát triển đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi

cho SV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV môi

trường phần đấu rèn luyện

Trang 33

1.4.2.3 Công tác y tế, thể thao

~ Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học

- Tổ chức khám sức khoẻ SV khi vào nhập học

~ Chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho SV trong thời gian học tập theo quy định

~ Xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập ~ Phối hợp tổ chức hoạt động thẻ dục thể thao, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho SV luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động ngoại khóa

- Thực hiện các chế độ chính sách đối với SV

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến SV ~ Tạo điều kiện giúp đỡ SV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính sách, SV có hoàn cảnh khó khăn 1.4.2.4 Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

~ Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn

nơi trường đóng, khu vực có SV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an

ninh chính trị, trật tự và an toàn cho SV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên

quan đến SV ngoại trú

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông,

phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác

có liên quan đến SV; hướng dẫn SV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế

Trang 34

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản ly SV 1.5.1 Điều kiện kinh tế xã hội

Trai qua 37 năm đôi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi to lớn Chính trị ồn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất

và tỉnh thần của người dân được cải thiện Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi

này tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo Đầu tư cho giáo duc không ngừng tăng lên Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng

tình, ủng hộ của toàn xã hội Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước

và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của SV không ngừng được cải thiện Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục

và đào tạo

Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nảy sinh: nạn cờ bạc, đề đóm, rượu chè, ma túy, mại dâm trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mi quan hệ gắn bó giữa những người thân trong

gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình Điều

đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và SV nói riêng, là

những đối tượng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành

động lệch chuât

Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các

giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều

Trang 35

tinh hoa van hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập

Toàn bộ điều kiện kinh tế xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới SV Vì vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để sinh viên chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước

1.5.2 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đăng và Nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ Đảng và Nhà nước ta đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc

biệt

Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục -

Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất dé thúc đây sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bên vững” Nói cách khác HSSV là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước Mục tiêu phát triển đất nước (2011 — 2015) của Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra : “Núng cao

chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH - HĐH, hội

nhập kinh tế quốc tê của đắt nước” Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của

Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi

trường thuận lợi cho giáo dục phát triển Các chính sách này tập trung vào các

vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các

trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên

Trang 36

quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; lến cơ chế

phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính,

hợp tác quốc tế trong giáo dục Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tô chức đoàn thể, các doanh

nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục

Liên quan đến quản lý sinh viên, chính sách của nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ SV tạo việc làm, các chính sách khuyến khích SV

học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hị

là những

chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của SV Nhìn

chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho SV có điều kiện học tập và rèn luyện

Tuy nhiên, xét trên tổng thẻ, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực Xét trong phạm vi liên quan đến sinh viên, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay

1.5.3 Môi trường văn hóa học đường

Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường là nội dung quan trọng của

xây dựng công sở văn minh, là một bộ phận quan trọng của công tác sinh viên Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với xã hội nói chung và của các trường đại học nói riêng trong việc đào tạo, bồi dưỡng SV nên những con người có tài đức vẹn toàn

Ở các trường Đại học, Cao đẳng thì mọi sinh hoạt, học tập không còn

khép kín, vì ở môi trường Đại học, cao đẳng SV có tính chủ động cao, cùng

Trang 37

khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tỉnh thần (tình bạn, tình yêu ), nhu cầu được học tập, tự học, tự đảo tạo, rèn

luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hướng

cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời)

Điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường đại học, cao đăng, đội ngữ

cán bộ quản lý, cán bộ quản lý SV, đội ngũ giảng viên cũng là một trong

những yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của các nhà

trường

1.6 Mối liên hệ giữa quản lý công tác sinh viên với chất lượng đào

tao

Thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều biến đổi Khoa học và công nghệ với bước tiến nhảy vọt Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Khoa học - Công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc và năng lực các thế

hệ Chính vì vậy đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu Người

ta quan tâm hơn đến chat lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tô chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới để tiếp cận nền kinh tế tiên

tiến của thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam Các ngành

nghề cần sử dụng đội ngũ lao động là những công nhân, kỹ thuật viên có trình

độ bậc cao, những chuyên gia, trí thức trẻ đáp ứng yêu cầu của thời đại Đó

chính là thời cơ cho ngành giáo dục Việt Nam tham gia vào việc đào tạo

Trang 38

Quản lý công tác sinh viên là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho sinh viên trong toàn bộ quá trình tổ chức tào tạo ở các trường đại học |4, tr.3]

Làm tốt công tác quản lý sinh viên, đảm bảo cho sinh viên được hưởng

đầy đủ quyền lợi về chế độ chính sách của nhà nước, có đời sống vật chất tỉnh thần tốt hơn, phong phú và thâm mỹ hơn, nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Tạo nhiều sân chơi lành mạnh để sinh viên rèn luyện, trau dồi các kỹ

năng nghề nghiệp, chủ động tích cực học tập trau dồi kiến thức khoa học thu

hút sinh viên vào những hoạt động bổ ích góp phần phát triển toàn diện nhân

cách cho sinh viên, từ đó giúp cho sinh viên có động lực học tập và rèn luyện

góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường để sau khi tốt nghiệp trở thành người lao động có phẩm chất, có năng lực giúp ích

cho xã hội

Như vậy, mục tiêu của quản lý công tác sinh viên hướng vào mục tiêu

đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phâm chất và năng lực

công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng

nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời

đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Mặt khác, khi mục tiêu đào

tạo - chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng

nguồn nhân lực nó có tác dụng ngược lại giúp cho công tác quản lý sinh viên

Trang 39

KET LUAN CHUONG 1

Quản lý công tác sinh viên trong trường đại học là nhiệm vụ trọng yếu

trong công tác đào tạo của các trường đại học Nghiên cứu về van dé nay, tac giả đã tổng thuật một số khái niệm liên quan đến đề tài như: Quản lý, quản lý

nhà trường, quản lý giáo dục, đồng thời xác định những nội dung cơ bản của quản lý công tác sinh viên ở trường đại học, phân tích và làm rõ các yếu

tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên Những cơ sở lý luận làm nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các biện

Trang 40

CHƯƠNG 2

THUC TRANG QUẦN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC ĐÀ NANG 2.1 Khái quát về trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển trường Đại học

Kiến trúc Đà Nẵng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số

270/QĐ-TTg, ngày 27/11/2006 của Thủ tướng chính phủ Trường Đại học

Kiến trúc Đà Nẵng là một trường ngồi cơng lập hoạt động theo Điều lệ

trường Đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành Có nhiệm vụ đào

tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, khu vực Miễn trung tây nguyên và cả nước

nói chung Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp, có tư cách

pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ

sở đặt tại số 566, Đường Núi Thành, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải

Châu, Thành phố Đà Nẵng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đang đào tạo 16 mã ngành (trong

đó có 12 mã ngành đại học, 04 mã ngành cao đẳng) thuộc các nhóm ngành cơ

bản: khối năng khiếu: ngành Kiến trúc, ngành Quy hoạch vùng và Đô thị, ngành Thiết kế nội thất, ngành thiết kế Đồ họa; khối kỹ thuật: ngành Kỹ thuật

Ngày đăng: 10/08/2022, 12:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN