1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bản sao của TTS NGƯỜI đàn bà HÀNG CHÀI

10 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 4,83 MB

Nội dung

Trang 1

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ TTS - PHÂN TÍCH NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI Vẻ đẹp khuất lấp và tấm lòng yêu thương con vô hạn Chỉ In) A( rõ {rang tà một cái nợ mà để trả hết cái nợ này

một cuộc đời là chưa đủ

A/ TTS - PHÂN TÍCH THEO TỪNG LUẬN ĐIỂM QUAN TRỌNG

Nguyễn Minh Châu đã từng quan niệm: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bê sâu tâm hồn con người” Vì thế, với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã đi tìm và khám phá vẻ đẹp đời thường của

những con người lao động lam lũ, nhọc nhằn, bị đói nghèo va ting quan vay

quanh nhưng vẫn ngời sáng lên những đức tính tốt đẹp và cao quý Nổi bật trong

thiên truyện ngắn này là hình tượng người đàn bà hàng chài - một người vợ bao

dung, một người mẹ yêu thương con vô bờ bến Dẫu chị không xinh đẹp như

Trang 2

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si [Khóa hoc Van Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ

thị trong “Vợ nhặt”, nhưng toát lên từ chị là một ánh sáng rực rõ của người phụ nữ Việt Nam với bao cốt cách tuyệt vời

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ "Dấu chân người lính" (tiểu thuyết), “Những vùng trời khác nhau" (tập truyện ngắn)

được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng

mạn

Sau năm 1975, các tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” “Cỏ lau” là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của

Nguyễn Minh Châu Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc

sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đen, v.v được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân văn, đầy tình người Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị

triết lí và đa nghĩa cũng bởi vì như thế Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa

được sáng tác vào năm 1983, in trong tập truyện cùng tên năm 1987 và là tác

phẩm xuất sắc nhất của nhà văn giai đoạn sau năm 1975 Dưới góc nhìn của

Phùng - một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến một vùng ven biển miền Trung để

chụp ảnh cho cuốn lịch năm mới Sau một thời gian “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa

đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ

mẹ đã đánh trả lại cha mình Khi được mời đến tòa án huyện, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của chánh án Dau va anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và từ đó, cả Phùng và Đẩu đã võ lẽ ra được nhiều điều Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy Tuy nhiên,

mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà

nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh

Người dan ba hàng chài là một người đàn ba vô danh Xuyên suốt toàn bộ thiên

truyện, chị không hề có một tên gọi cụ thể nào Nhà văn chỉ gọi chị là mụ, là

người đàn bà, là chị ta Hình tượng người đàn bà hàng chài là hiện thân của

những nỗi khốn khổ bủa vây, từ nỗi khổ của ngoại hình xấu xí, thống khổ vì

nghèo đói, vì đông con, đến cái khổ khi phải trở thành nạn nhân của nạn bạo

hành đáng sợ Nhưng sau tất cả những khổ đau ấy là một vẻ đẹp như một hạt

Trang 3

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ

thấu hiểu về cuộc đời Và hơn tất thảy, tình yêu thương con vô hạn của bà đã làm cảm động biết bao trái tìm con người

1 GIỚI THIỆU VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI:

Người đàn bà có ngoại hình xấu xí, thô kệch, thể hiện sự lam lũ, nhọc nhằn của

đàn bà vùng biển:

-_ Về tuổi tác, thân hình: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà uừng biển, cao lớn tới những đường nét thô kệch"

-_ Về gương mặt với những đường nét xấu xí và lam lũ: “Mụ rỗ mặt Khuôn mặt mệt mỗi sau một đêm thúc trắng kéo lưới, tái ngắt oà dường như đang

buôn ngủ”

-_ Về hoàn cảnh nghèo khó, có phần nhếch nhác: “Tấm lưng áo bạc phếch, rach rudi, nia than dưới uót sững”

=> Người đàn bà toát lên một dáng vẻ của sự cam chịu cùng cực Đó là sự cam

chịu của một người phụ nữ bị số phận tước đoạt đi ngoại hình, sự cam chịu cảnh nhọc nhằn giữa nghèo đói vây quanh, khiến dung mạo của chị ngày một tàn tạ Đối với một người phụ nữ, ngoại hình rất quan trọng, nhưng nếu không may có một ngoại hình xấu xí thì vô cùng bất hạnh Trước kia, người đàn bà hàng chài được sinh ra trong một gia đình khá giả ở đất liền, nhưng vì khuôn mặt rỗ chằng

chịt sau một trận bệnh đậu mùa, con trai trong phố không ai lấy chị Rồi chị có

mang với anh con trai một nhà hàng chào giữa phá hay đến mua bả về đan lưới và

theo chồng làm nghề hàng chài lênh đênh trên biển Từ xuất thân cho thấy chị

không phải là một người phải chịu cảnh lam lũ nghèo khó từ nhỏ, mà chỉ khi lấy

chồng, chị mới phải chịu hoàn cảnh đắng cay ấy Những khắc nghiệt của cuộc sống làm trĩu nặng đôi vai, điển hình là sự nghèo đói cứ luôn bám riết lấy tổ ấm

của chị

Il NHUNG NỖI THỐNG KHỔ CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI

1 Người đàn bà hàng chài là nạn nhân của nghèo đói và đông con

Nghèo đói - đó chính là nỗi khổ trực tiếp đã giáng xuống gia đình người đàn bà

hàng chài những bi kịch, xung đột và đau đớn vẻ thể xác lẫn tỉnh thần Thuở

trước khi còn chiến tranh xâm lăng, cái nghèo đói đã bám riết lấy con người, và cứ tưởng như khi đất nước đã yên bóng giặc, đói nghèo sẽ buông tha cho dân ta

một con đường mới Thế nhưng không, cái nghèo đói đã quấn lấy gia đình của

Trang 4

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ

mấy người phải ăn xương rồng luộc chấm muối suốt cả tháng trời - một thứ thức

ăn khó ăn như vị cháo cám đắng ngắt trong “Vợ nhặt” Chính tác giả Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ, rằng đây là thứ thức ăn mà ông từng ăn thử nhưng

không thể nuốt, cứ vậy mà nôn ra Đói no tùy bữa, nhọc nhằn không kể xiết, nhưng hơn hết, chính nghèo đói là nguyên nhân tiên quyết dẫn đến sự thô lõ,

hung hãn của người đàn ông hàng chài

Nhưng còn một lý do nữa đã khiến cho cuộc sống của gia đình người đàn bà hàng chài tàn tệ hơn, chính là đông con Trên chiếc thuyền “nhà nào cũng trên dưới chục đứa” ấy, người ta chen chúc nhau mà sống trong không gian chật hẹp, tù túng, thiếu thốn Cái khoảng không gian vốn đã nhỏ của một chiếc thuyền lưới vo, nay càng ngột ngạt bởi tiếng í ới, la khóc của trẻ con, những đứa những đói, những đứa trẻ bệnh, những đứa trẻ không thấy tương lai phía trước Rõ ràng, những gia đình thuyền chai ở đây đều sinh nhiều con, họ vượt qua ngưỡng kế hoạch hóa, những người vợ, người mẹ càng thêm gánh nặng chất chồng hiểm nguy Bởi như ông bà ta ngày xưa thường nói: “Ngừa chửa là cửa mả”, một lần mang thai và sinh con là một lần người phụ nữ phải gánh chịu bao nguy cơ về sức khỏe Bên cạnh đó, thêm một miệng ăn trong gia đình giữa hoàn cảnh túng thiếu chính là thêm một gánh nặng Dẫu biết “con cái là lộc trời cho”, nhưng nếu quá đông con, mỗi gia đình sẽ không thể chăm sóc tốt cho con và không thể phát

triển kinh tế gia đình, lâm vào nghèo khổ chật vật triển miên

Chính sự nghèo đói, đông con đã khiến người chồng sinh bực dọc, tức giận tích tụ ngày này qua tháng nọ, dần dà bộc phát và trút hết lên người vợ đáng thương hơn đáng trách Người phụ nữ không thể tự mình sinh con nếu không có người đàn ông, cũng như người đàn ông hàng chài kia không thể đổ hết mọi trách nhiệm và tội lỗi lên vợ mình Thế nhưng trong những lúc quẫn bách và chẳng biết trút vào đâu, lão chồng của người đàn bà hàng chài đã tàn nhẫn đánh đập chị,

xem chị là nguồn cơn của mọi bi ai mà gia đình đang đánh chịu

2 Nguoi dan ba hang chai la nan nhân của nạn bạo hành - bạo lực gia đình Nỗi thiếu thốn về vật chất, về miếng ăn không thể sánh được nỗi đau của tỉnh

thần, khi người đàn bà hàng chài lúc bấy giờ lại trở thành công cụ trút giận của người chồng “hùng hổ, mặt đỏ gay”, gã liên tục đánh đập, quật vào lưng vợ mình

bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy thời xưa, “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa chát”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đón: “Mày chết

đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ ! Trước hoàn cảnh đắng

Trang 5

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn” Chị trở thành nạn nhân của

bạo lực gia đình suốt một thời gian dài Những trận đòn roi làm đau thể xác vốn đã rất cực nhọc và tàn tạ, những trận đòn roi làm trái tìm người phụ nữ như vỡ

nát theo từng nhịp quật của chiếc thắt lưng, những trận đòn roi càng làm tăng thêm nguy cơ lung lay cuộc hôn nhân này Và sau tất cả, những trận đòn roi ấy đã gieo vào đầu những đứa con một vết nứt trong tuổi thơ của chúng, trong tâm hồn non nớt vì thương mẹ mà xông ra đánh cha mình, muốn giết cha mình để bảo vệ mẹ mãi mãi Rồi đây, khi chúng lớn lên, liệu chúng sẽ tha thứ cho cha mình? Liệu chúng có trở thành những người đàn ông giống cha mình hay không? Đó là những câu hỏi bỏ ngỏ mà nạn bạo hành gia đình mang đến, hệ lụy của nó không hề nhỏ, và đó không phải là câu chuyện của riêng người đàn bà hàng chải,

mà là của rất nhiều gia đình ngoài kia đang phải hứng chịu

Như vậy, nỗi khổ của người đàn bà hàng chải trong thiên truyện chính là những khổ đau về ngoại hình xấu xí, nghèo đói, đông con và chị phải gánh chịu bạo

hành gia đình không có điểm dừng Nhưng ở chị không chỉ có những nỗi thống khổ triển miên, mà thông qua những điều đó, chị đã bộc lộ những thiên tính đẹp

của người phụ nữ, những vẻ đẹp như hạt ngọc ẩn giấu mà chỉ khi ta nghiêm túc nhìn nhận, ta mới đủ tinh tế để nhận ra thật rõ ràng

III NHUNG VE DEP CAO QUY CUA NGUOI DAN BA HANG CHAI

1 Vé đẹp của lòng thương yêu con cái - đức hi sinh của một người mẹ

Khi được hỏi về lý do chị không chịu ly hôn, chị đã mạnh mẽ tuyên bố rằng: "Đàn

bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở

trên đất được!" Chính lời khẳng định ấy đã minh chứng cho tấm lòng yêu thương

con vô hạn của một người mẹ Dù chị xấu xí, dù chị nghèo khổ, nhưng chị luôn là

một người mẹ tuyệt vời Chị nguyện chịu mọi cơ cực, tủi khổ, đắng cay để lo cho con cuộc sống tốt hơn Chị hiểu rằng mình không thể vì những đau đón của bản

thân mà bỏ con bơ vơ không có tương lai, người mẹ ấy quả thật đã yêu thương

con cái hơn chính bản thân mình

Khi chị bị chồng đánh, chị đã xin chồng đưa bên bờ đánh để các con mình không phải nhìn thấy cảnh tượng đau lòng ấy Rồi chị chọn cách cam chịu và tuyệt

nhiên không rơi một giọt nước mắt nào trong lúc hứng chịu những đòn roi quật tới tấp vào mình Nhưng người đàn bà ấy đã cảm thấy đau đớn tột độ khi thằng

bé Phác con mình chứng kiến tất cả cảnh cha nó đánh mẹ nó Chị gọi tên con, “ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chẩm lấy nó rồi lại buông ra, chấp tay

Trang 6

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ

con Chị đau lòng hơn khi nhìn thấy con mình căm giận cha nó, rồi chị “rỏ xuống

những dòng nước mat” Nỗi đau lòng của một người mẹ bất lực, không thể làm gì

để cứu lấy tuổi thơ của con khỏi những cảnh tượng trớ trêu ấy Trong đám con của chị, chị thương thằng bé Phác nhất vì nó giống ba nó nhiều hơn cả, chị đã cố gắng bảo vệ tuổi thơ của con mình nhưng không thể Điều đó càng khẳng định

rằng chị yêu thương và bảo vệ con mình không chỉ xuất phát từ xúc cảm, tình thương, mà còn bằng cả lý trí và trách nhiệm của một người mẹ Bởi người mẹ lúc nào cũng sẽ là người dang đôi vai chở che cho đàn con, đó còn là một người mẹ

vĩ đại trong cuộc sống thường nhật như mẹ Lê trong “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam hay bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tôi còn nhớ rất rõ một câu nói của người đàn bà hàng chài, câu nói ấy khiến tôi

ám ảnh và không ngừng trăn trở về đức hi sinh và tấm lòng của những người mẹ

dành cho con cái của họ Ö tòa án huyện, khi Phùng hỏi chị: “Cả đời chị có một

lúc nào thật vui không?”, chị đã trả lời không cần do dự: “Có chứ, chú! Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no ” Đối với người đàn bà thô kệch lam

lũ ấy, chị có bị đánh như thế nào chị cũng chịu được, duy chỉ việc nhìn thấy đàn con nheo nhóc đói khát là không thể, chị đau tận tâm can Thế nên hạnh phúc nhất trên đời của chị chính là nhìn đàn con mình được ăn no, không phải chịu

ảnh đói khát triển miên như những ngày biển động phải ăn xương rồng luộc chấm muối Đàn con của chị đã trở thành điểm tựa, là nguồn động lực tinh thần quý giá để chị tin tưởng, hy vọng mà sống tiếp Khi nhắc đến các con của mình,

trong ánh mắt chị bao giờ cũng sáng lên niềm hạnh phúc lấp lánh, có thể nói,

người đàn bà ấy đã xem con như sinh mạng của mình Con no, con vui vẻ lớn lên, con hạnh phúc là bản thân người mẹ này cũng sẽ hạnh phúc

Và cuối cùng, người đàn bà hàng chài để dùng hết tâm sức để bảo vệ gia đình nhỏ của mình để nó được đủ đây các thành viên Rằng đàn con ấy sẽ luôn có cha chở che, có mẹ yêu thương bảo bọc, chúng sẽ không phải chịu cảnh đói khát bơ vơ trong một gia đình mà cha mẹ tan vỡ Là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ, chị vô cùng sâu sắc trong ý thức giữ gìn sự vẹn nguyên của gia đình mình Đó cũng là giá trị gia đình thiêng liêng mà người phụ nữ Việt Nam bao đời

vẫn luôn trân trọng, gìn giữ

2 Lòng bao dung, vị tha dành cho người chồng vũ phu, sẵn sàng nhận tất cả lỗi lầm, thua thiệt về mình

Trong lòng người đàn ba hang chài, lão chồng vũ phu không phải là một người đàn ông xấu tính, mà chị đã mang ơn anh vì ngày đó, chính anh đã dang cánh tay

Trang 7

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ

chức tuyệt vời nhất của một người phụ nữ Tình nghĩa vợ lòng và sự hàm ơn

khiến cho chị cam tâm tình nguyện trở thành một “bao cát” để chồng mình trút

hết mọi cay cực phẫn uất, và bởi thế nên chị đã khơng ốn than, không muốn từ bỏ chồng dù chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng có ý khuyên ngăn như thế nào

Khi được hỏi, chị đã kể với Phùng va Đẩu rằng: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh

con trai cục tính nhưng hiển lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” Chị nhớ lại quãng tuổi trẻ ấy như quay về những ngày chị được sống vui vẻ với người chồng hiền lành Nhưng tuyệt nhiên, chị chưa bao giờ oán trách lão chồng mình đã thay đổi tâm tính như thế nào Chị nhận tất cả những lâm lỗi về phía mình: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” Người vợ ấy khơng ốn trách chồng, dù chỉ một tiếng Suốt cuộc trò chuyện, chị luôn nhìn về

những mặt tốt của chồng, chị nhắc về lão của ngày xưa, chị nhắc về những ngày “vợ chồng con cái vui vẻ”, chị như người đi thu nhặt hạnh phúc, từng miếng vụn

võ rồi ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh để hy vọng mà bước tiếp

Không chỉ từng là một anh con trai hiền lành, người đàn ông còn là một người đã từ chối đi lính ngụy để không bao giờ phải phản bội đồng bào, không bao giờ cầm súng để chỉa vào dân tộc mình Một người đàn ông yêu nước, yêu dân tộc như thế không bao giờ là một người đàn ông xấu xa, mà ngược lại, ông đã rất chính trực và nghĩa khí Người đàn bà đã nhìn thấu hết, chị hiểu chồng và thương yêu lão bằng tất cả chân thành và vị tha, nhân ái Chị nhận về mình tất cả lỗi lâm, từ việc chị xấu xí không ai lấy, đến việc chị sinh nhiều con và nghèo đói gấp bội phần Chị khơng ốn giận, mà chị bao dung Bởi lẽ hơn hai lần chị đã khẩn thiết van xin: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt

con bỏ nó” Chị sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt trừng trị nghiêm khắc từ pháp

luật, thậm chí “bỏ tù”, chị mạnh mẽ đương đầu với mọi sóng gió để bảo vệ gia đình mình, nhất quyết không từ bỏ lão chồng vũ phu Liệu chị có đang yêu thương mù quáng? Liệu chị quá dại dột? Không! Chị không mù quáng, cũng

không dại dột, bởi chị hiểu việc có ân phải trả, có ân phải đáp dén Người chồng là người đã có ân nghĩa sâu nặng đối với chị, và chị sẵn sàng nhẫn nhục để bảo vệ chồng mình

Qua đây, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng gửi gắm một thông điệp rằng: Có những việc trong đời sống, đặc biệt là khía cạnh đánh giá, nhìn nhận một con

người, ta không nên quy chụp họ bằng một hành động bộc phát mà ta đã thấy, mà ta cần tìm hiểu kĩ càng, dùng nhiều góc nhìn để ngẫm nghĩ và thấu hiểu họ

Trong mỗi một con người đều tổn tại song song hai mặt trắng và đen, như hai

Trang 8

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu Kiến thức 2k3]

Tài liệu lưu hành nội bộ người đàn ông hàng chài cũng vậy, lão vốn không phải là một kẻ máu lạnh vô

tình, bởi lão đã dang tay đón lấy người đàn bà hàng chài mặc cho chị xấu xí đến

đâu Lão cũng không phải là một kẻ không biết yêu thương, bởi lẽ lão cũng đã cố gắng gồng gánh, nuôi nấng con cái cùng người đàn bà Trong hành trình nhìn

nhận con người ấy, ta không thể chỉ nhìn một cách phiến diện và hậm hực

w

3 Sự thấu hiểu lẽ đời của một người phụ nữ từng trải mọi hỉ - nộ - ái - ố

Người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời Điều đó được thể hiện qua tình huống truyện đặc sắc, khi chánh an Dau và Phùng ra sức khuyên

can chị, chị đã đột ngột thay đổi cách xưng hô từ "con" thành "chị" Lúc bấy giờ, Phùng và Dau đã rất ngạc nhiên trước sự thay đổi ngôi thứ này, họ không ngờ rằng mới vài phút trước thôi, trước mắt họ là một người phụ nữ bị chồng đánh,

cam chịu và sợ sệt, mà giờ đây lại là một người khác hoàn toàn

Người đàn bà hàng chài thay đổi ngôi xưng không phải để “thị oai” với ân nhân đã cứu mình, mà chị muốn sẻ chia nhiều hơn cho Đẩu và Phùng để hai anh thấu thị

những nghịch lí, vỡ lẽ trong đời Sau những câu nói cảm ơn, chị bắt đầu chia sẻ:

“Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải người làm ăn cho nên các chú

đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ” Lúc này đây, người đàn bà đã lên án sự thiếu khách quan, thiếu đồng cảm của Đẩu và Phùng

Bởi lẽ chị hiểu rất "nỗi vất vả cơ cực trên một chiếc thuyền không có đàn ông",

rồi chị tiếp tục giải thích: “ đám đàn bà hàng chải ở thuyền chúng tôi cần phải

có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng

một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa” Qua những lời giải thích ấy, một chân lý đã hiện ra, đó chính là: Nếu không có sự tồn tại của một người đàn ông thạo nghề, khỏe mạnh trên thuyền, một mình người vợ và những đứa con làm sao

có thể chèo chống thuyền khi bão tố phong ba ập đến? Chưa kể rằng khi đứng trước giông tố của cuộc đời, những đứa trẻ rất cần sự bảo vệ của cha mình Rõ ràng trong hoàn cảnh này, Phùng và Dau đã dùng sự hiểu biết non trẻ của mình để vội vàng đánh giá và nhìn nhận mọi thứ Dẫu cả hai đã từng là những người lính dũng cảm trên chiến trường hay những người học thức hiểu biết rộng, thì các anh cũng chưa đủ vốn sống để có thể hình dung được vì sao người đàn bà lại

cố gắng giữ lấy gia đình

Trong cuộc đời này, chuyện ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng với những gia đình đã có con cái Bởi lẽ nó đi kèm bao hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của những đứa trẻ vô tội ấy Người đàn bà hàng chài đã hình dung được

cảnh sống nếu không có chồng mình thì sẽ ra sao, chị hiểu rõ những điều chị

Trang 9

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36 [Khóa hoc Van Chuyên sâu Kiến thức 2k3] Tài liệu lưu hành nội bộ chúng không phải là những đứa trẻ bơ vơ, đói rách, lang thang vì quyết định vội vàng của mẹ chúng Tất cả là sự hy sinh, chấp nhận đánh đổi của người phụ nữ

giàu lòng vị tha, đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời này IV NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

e Về nội dung:

Tình huống nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã làm nổi bật

lên hình tượng người đàn bà hàng chải và bao thông điệp về nghệ thuật và cuộc

đời Như tiêu đề của truyện, chiếc thuyền ngoài xa chỉ có thể đẹp khi nhìn ngắm

nó từ xa Bức ảnh mà Phùng chụp được trong sương sớm từ “một cảnh đắt trời

cho” chỉ thực sự đẹp khi ta không nhìn kĩ nó Bởi lẽ, khi thấu thị vào sâu trong

cảnh tượng ấy, ta sẽ nghe thấy tiếng nói của những phận người nhọc nhẳằn, lam

lũ, bị đói nghèo cuốn đi vào vòng xoáy của khổ đau - điều mà trưởng phòng hay

các gia đình quyền quý sành tranh cũng không cảm nhận được Thế nên, từ tình huống truyện độc đáo này, nhà văn muốn nhắn nhủ về trách nhiệm của người nghệ sĩ rằng: Trong cuộc sống này, người nghệ sĩ cần phải là người biết rung cảm trước cái đẹp, nhưng là rung cảm và yêu thương, cảm thông và trân trọng trước mọi lẽ thường của cuộc đời Và hơn ai hết, người nghệ sĩ sẽ phải luôn là người

biết hành động để hướng về một cuộc sống tốt đẹp, nghệ thuật phải đi liền với

cuộc đời, nghệ thuật “vị nhân sinh” như nhà văn Nam Cao đã từng tuyên bố: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”

Song song đó, nhà văn còn truyền tải một thông điệp quý giá đến người đọc giữa cuộc sống muôn màu: Khi nhìn nhận mọi sự vật, sự việc hay con người trong cuộc sống đều cần nhìn nhận bằng góc nhìn khách quan, đa chiều để thấu hiểu được mọi đa đoan của đời sống Con người luôn có hai mặt tốt và xấu, cũng như mọi sự việc đều có hai mặt đúng và sai mà đôi khi, ta không phải áp đặt theo quy chuẩn hay công thức máy móc nào Vì sự đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn nhận, đánh giá mà chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng đã một mực khuyên người đàn bà

hàng chài bỏ chồng Thế nhưng khi nghe chị kể về cuộc đời chị, nghe chị giải thích kĩ lưỡng, họ mới vỡ lẽ ra nhiều điều và nhận ra nghịch lý luôn tồn tại trong

muôn mặt của đời sống Nếu như ở đầu thiên truyện, nghệ sĩ Phùng cho rằng bản

thân cái đẹp chính là đạo đức, thì sau khi vỡ lẽ, anh đã nhận ra rằng nghệ thuật

phải luôn gắn liền với đạo đức, phải có chiều sâu nhân bản để tôn vinh và thấu hiểu con người

Trang 10

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36 [Khóa hoc Van Chuyên sâu Kiến thức 2k3] Tài liệu lưu hành nội bộ

Làm nên thành công của thiên truyện này không thể không kể đến nghệ thuật kết cấu độc đáo và cách triển khai cốt truyện, tình huống truyện sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dày công thể hiện Song song đó, diễn biến tâm lý các

nhân vật từ người đàn bà hàng chài, chánh án Đấu, nhiếp ảnh Phùng đều được khắc họa sâu sắc bằng ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục

của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa Qua đó, độc giả vừa

thương cảm nhưng cũng vừa bất ngờ, gợi nhiều suy ngẫm triết lí qua nhân vật

người đàn bà hàng chài - một nhân vật có tính điển hình nhưng cũng mang đến

nhiều vỡ lẽ trong lòng người đọc

=> Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chải trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là hiện thân của một người phụ nữ Việt

Nam truyền thống giàu lòng nhân ái, vị tha, có đức hi sinh cao cả cho chồng, cho con cái của mình Với tấm lòng nhân đạo và những trăn trở về con người trong thời kì đổi mới, nhà văn đã cảm thông cho những phận người lam lũ, nhọc nhằn trong vũng bùn của nghèo đói vây quanh khiến họ mất đi một phần cuộc sống

vui vẻ, hạnh phúc Đồng thời, ông cũng phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, dù trong hoàn cảnh nào vẫn hướng về tương lai Cuối

truyện, hiện lên sau bức ảnh mà Phùng chụp không phải là một người đàn bà, mà là rất nhiều người đàn bà trong xã hội cũng đang chịu cảnh sống khổ đau như thế Qua đó, tác giả muốn lên án về những cái xấu xa, tàn ác đang tồn tại trong từng ngóc ngách của đời sống, len lỏi vào từng gia đình, nhà văn lên tiếng đấu

tranh và cũng đồng thời muốn truyền tải một thông điệp đến tất cả những người

nghệ sĩ: Hãy luôn nhìn nhận cuộc đời bằng cái nhìn khách quan, đa diện nhiều

chiều, vì cuộc đời có lắm đa đoan, như chính nhà văn đã từng phát biểu trong “Trang giấy trước đèn”: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm

điểm là con người Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của

một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng đặc đi đến cõi hoàn thiện”

Ngày đăng: 07/08/2022, 22:40

w