Đểtrởthành1nhânviêntốt
Những sinh viên khi bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu tìm cho
mình những con đường lập nghiệp đều cảm thấy bỡ ngỡ và băn khoăn trước những
cuộc phỏng vấn, trước những khó khăn không phải một sớm một chiều mà có thể
khắc phục được. Nhưng rồi, khi trải qua được thời kỳ khó khăn của buổi ban đầu
đó, nhiều người lại mỉm cười và nói rằng: Hóa ra mọi việc đều rất đơn giản. Hãy
xem kinh nghiệm của những người đi trước là như thế nào nhé.
1. Gây ấn tượng từ buổi phóng vấn đầu tiên
Gây được một ấn tượng tốt với nhà phỏng vấn trong lần đầu tiên sẽ giúp bạn có cơ
hội lớn cho những lần phỏng vấn tiếp theo hoặc cho cả công việc sau này của bạn
nữa. Đa số những sinh viên vừa tốt nghiệp đều không gây được ấn tượng tốt với
nhà phỏng vấn bởi tính nhút nhát hoặc sợ bản thân sẽ không hoàn thànhtốt công
việc được giao.
Việc gây ấn tượng ban đầu cho nhà phỏng vấn không phải từ hình thức quá diêm
dúa, cách trang điểm quá ấn tượng của bạn mà từ cách bạn thể hiện tri thức của
mình trong buổi phóng vấn đó. Có thể đó là những câu trả lời thể hiện được sự
thông minh của bạn, không có sẵn trong đáp án hoặc những câu hỏi ngược với
những người đang phỏng vấn mình. Việc làm này sẽ chứng minh bạn là một người
am học hỏi, không làm việc theo lối mòn mà có sự sáng tạo và quan tâm đến công
việc.
Và cũng thật dễ dàng khi bạn ghi điểm và gây ấn tượng với các nhà phỏng vấn bởi
những hành động và những câu trả lời thú vị này. Nhớ rằng, việc ăn mặc và trang
điểm chỉ có thế gây ấn tượng ở vẻ bề ngoài. Không công ty nào muốn tuyển những
nhân viên chỉ có hình thức bề ngoài mà không làm được việc cả.
2. Ấn tượng từ cách ăn nói, hành động, cử chỉ
Một nhânviên lúc nào cũng khoa chân múa tay, trình bày dài dòng hay những
người luôn thích khoe những thành tích của mình sẽ là những ứng viên sớm bị loại
đầu tiên. Mặc dù bạn có giọng nói không hay, nhưng cách trả lời lưu loát và thông
minh của bạn cũng sẽ ăn điểm đối với nhà phỏng vấn.
Những hành động lịch sự, những cử chỉ nhẹ nhàng, tôn trọng người đối diện cũng
là một trong những việc mà bạn cần chú ý khi tham gia phỏng vấn. Khi ngồi trước
mặt nhà phỏng vấn bạn không thể ngồi một cách siêu vẹo, chân dạng hai phía, hai
tay dang ra một cách thoải mái và thiếu tính lịch sự. Phải nhớ rằng nhà tuyển dụng
cũng đánh giá rất cao về thái độ cũng như những cử chỉ hành động của bạn trong
buổi phỏng vấn.
3. Tạo các mối quan hệ tốt khi bước chân vào công ty.
Rất nhiều ứng viên khi đã thành công trong các cuộc phỏng vấn và được nhận vào
làm việc tại công ty thì coi như đã không còn gì phải bận tâm và lo lắng nữa. Đây
là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trong môi trường phức tạp và nhiều mối quan hệ
như trong công ty, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người cũng không phải là
một việc làm đơn giản.
Là một người mới, một nhânviên mới, điều quan trọng là bạn phải biết khiêm tốn
và chịu khó học hỏi kinh nghiệm người đi trước với thái độ tích cực. Có nhiều ứng
viên cho rằng mình đã giỏi chuyên môn thì không cần phải học hỏi ai, cũng không
cần phải khiêm tốn với ai, như vậy vô hình trung họ đã tạo ra khoảng cách với
những nhânviên khác.
Một nhânviên lễ phép với những đồng nghiệp và cấp trên, luôn hòa đồng vui vẻ
với mọi người sẽ là hình ảnh đẹp để bạn có thể học hỏi. Cũng không phải vì muốn
taọ mối quan hệ tốt với mọi người mà bạn lại dùng những lời nói xu nịnh, biếu quà
cáp để tạo thiện cảm. Có thể hành động này sẽ được lòng một số người nhưng có
thể sẽ làm mất lòng một số người khác. Chỉ cần bạn làm việc một cách chan hòa,
thực sự cầu thị là chắc chắn sẽ được đồng nghiệp và cấp trên yêu quý và tin dùng.
4. Chủ động giao lưu với mọi người.
Muốn hòa đồng và vui vẻ với những đồng nghiệp trong công ty thì bạn phải chủ
động giao lưu với mọi người. Nhiều ứng viên cho rằng vì mình là nhânviên mới,
mọi vịệc không nên chủ động làm mà đợi phân công thì họ đã tự đánh mất đi cơ
hội thể hiện mình. Tất cả mọi việc, kể cả việc giao lưu với đồng nghiệp cũng phải
nên chủ động, không nên chỉ làm việc của mình và nghĩ: “Ai muốn giao lưu thì
mình mới giao lưu”, như vậy vô hình trung bạn đã tự tách mình ra khỏi những
họat động của tập thể .
Chủ động giao lưu với mọi người không những sẽ làm cho không khí và môi
trường làm việc của bạn nhẹ nhàng và dễ chịu hơn mà còn làm cho công việc của
bạn tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể học hỏi những việ chưa biết từ đồng nghiệp của
mình, học hỏi những kinh nghiệm, thái độ của mọi người trong công việc cũng
như trong các mối quan hệ hàng ngày.
5. Luôn thể hiện mình là một nhânviêntốt
Việc thể hiện này không có gì khó. Giống như những ý kiến ở phía trên, một nhân
viên tốt là một người luôn biết khiêm tốn học hỏi, có chứng kiến và có tinh thần
làm việc thực sự cầu thị. Hơn nữa, họ còn biết giao lưu, hòa đồng với mọi người,
biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Có thể một sinh viên mới ra trường không thể thực hiện được một lúc những yêu
cầu trên. Nhưng đưa ra trước những yêu cầu, nhiệm vụ khi bắt đầu một công việc
mới cũng là một việc nên làm. Có thể những yêu cầu này bạn chưa thể làm được
ngay nhưng sẽ thực hiện từng bước, dần dần bạn sẽ hoàn thànhtốt mọi nhiệm vụ
đã được đưa ra.
. Để trở thành 1 nhân viên tốt
Những sinh viên khi bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu. Luôn thể hiện mình là một nhân viên tốt
Việc thể hiện này không có gì khó. Giống như những ý kiến ở phía trên, một nhân
viên tốt là một người luôn biết