Những embébụngphệ
Đó đôi khi không phải là tình trạng ăn nhiều, thừa chất, mà vòng bụng
quá lớn so với cân nặng còn là hệ lụy của việc ít vận động ở bé.
Nên cho bé sinh hoạt câu lạc bộ bơi để giữ một thân hình gọn gàng, khỏe
mạnh
Bụng bự vì ù lì
Không gian chật hẹp của nhà phố và cuộc sống khép mình nơi đô thị đang
khiến cho những đứa trẻ thành phố thiếu vận động trầm trọng. Phần nhiều,
các mẹ thường sợ con bẩn, nhiễm bệnh khi bé lê la dưới sàn nhà, nên hủ yếu
cho con sinh hoạt trên mặt đệm của giường. Sự dập dờn, mềm lún của đệm
khiến bé sợ, ngại vận động.
Khi đến tuổi biết đi, rồi mẫu giáo, tình trạng cũng không khá hơn. Trẻ chỉ
quanh quẩn với mấy thứ đồ chơi, tivi. Việc không vận động nhiều lâu dần
khiến trẻ trở nên lười và ù lì nhanh chóng.
Thiếu vận động, ngồi nhiều cộng với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đã đẩy
nhiều bé rơi vào tình trạng bụng béo phệ. Nhiều bé, đặc biệt là bé gái, bụng
luôn to phình dù chân, tay, mông, má đều bình thường hoặc teo tóp.
Vận động là giải pháp vàng
Sự thiếu hụt vận động không chỉ gây rối loạn trao đổi chất và dư thừa mỡ
trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan như hệ xương,
cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt
Việc trẻ tĩnh tại lâu (ngồi xem vô tuyến, chơi điện tử hay học bài ) sẽ gây
căng thẳng cho một nhóm cơ bắp nào đó, dẫn đến mệt mỏi quá mức, ảnh
hưởng xấu đến hệ thần kinh. Nếu tình trạng ù lì kéo dài, trẻ dễ sút giảm khả
năng miễn dịch. Trẻ dễ nhiễm bệnh hơn khi giao mùa, khó chống đỡ với vi
khuẩn, virus trong không khí. Trẻ thiếu hụt vận động hay mắc bệnh truyền
nhiễm gấp 3-5 lần trẻ khác.
Phát triển về thể chất cũng quan trọng như phát triển khả năng học tập của
trẻ
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới, mỗi ngày trẻ trong độ tuổi phát
triển nên có ít nhất 60 phút vận động thể chất như đi bộ, tập thể dục nhịp
điệu, đá bóng, bóng chuyền, múa bale, chạy, bơi. Nếu trẻ vận động được
nhiều hơn số thời gian này, thì sức khỏe sẽ được tốt hơn. Còn nếu trẻ không
thể vận động đủ 60 phút, thì vận động vẫn tốt hơn là không.
Hoạt động cường độ mạnh chỉ nên có 3 lần mỗi tuần và nên là các vận động
giúp khỏe cơ, chắc xương. Bắt đầu với cường độ nhẹ, thời gian ngắn, sau đó
tăng dần thời gian, cường độ và tần suất.
Mục tiêu 60 phút vận động mỗi ngày không có nghĩa là dành cho một lần.
Trẻ có thể chia tổng thời gian này thành 2,3 lần trong ngày.
Vận động tại chỗ nếu không có thời gian
Nếu không có đủ không gian cho trẻ luyện tập thì hãy khuyến khích trẻ tập
những động tác thể dục tay không tại chỗ hay các vận động trong nhà như
leo cầu thang, nhảy dây, bật bụng…. Khi lớn hơn, cho bé sinh hoạt các câu
lạc bộ bơi lội, tập võ, múa, … để giữ một thân hình gọn gàng, khỏe mạnh.
Hãy coi việc phát triển về thể chất cũng quan trọng như việc phát triển khả
năng học tập và tư duy của trẻ.
. với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đã đẩy
nhiều bé rơi vào tình trạng bụng béo phệ. Nhiều bé, đặc biệt là bé gái, bụng
luôn to phình dù chân, tay, mông, má.
Những em bé bụng phệ
Đó đôi khi không phải là tình trạng ăn nhiều, thừa chất, mà vòng bụng
quá lớn so với cân nặng còn