Nhận thức về yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH...33 CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
Khoa Trung Quốc Học
3 Huỳnh Thị Thúy Ngân – 1911863165
Giáo viên hướng dẫn: ThS ĐÀO THỊ HIỀN
TP Hồ Chí Minh, 2022
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Mục tiêu chung 5
2.2 Mục tiêu cụ thể 6
3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
7 BỐ CỤC 7
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Cơ sở lý luận 9
1.1.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ 9
1.1.2 Khái niệm về việc làm và vị trí việc làm 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam 15
1.2.2 Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 17
1.2.3 Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên học ngành ngôn ngữ Trung Quốc nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20
2.1 Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH .20
2.2 Nhận thức về các yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH 26
2.2.1 Các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc 26
2.2.2 Yêu cầu về các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc 29
2.2.3 Nhận thức về yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH 33
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36
Trang 43.1 Yếu tố gia đình 36
3.2 Yếu tố bạn bè 37
3.3 Yếu tố trường học 37
3.4 Yếu tố cá nhân 37
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38
4.1 Đối với sinh viên 38
4.2 Đối với nhà trường 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
1.1 Kết luận 39
1.2 Kiến nghị 40
1.2.1 Đối với nhà trường 40
1.2.2 Đối với sinh viên 40
DANH SÁCH THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 44
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Đối tượng sinh viên được khảo sát theo các năm 17
Bảng 2: Lý do sinh viên chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc 18
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Tình hình trước khi chọn ngành học đã tìm hiểu vị trí việc làm của ngành học 18
Biểu đồ 2: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng để tìm hiểu về việc làm sau khi tốt nghiệp 18
Biểu đồ 3: Sinh viên đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm tiếng Trung 19
Biểu đồ 4: Dự định sau khi tốt nghiệp Đại học 19
Biểu đồ 5: Mức độ đánh giá việc tìm kiếm việc làm đối với bản thân 20
Biểu đồ 6: Tình hình làm thêm của sinh viên 20
Biểu đồ 7: Suy nghĩ về các công việc liên quan đến ngành học 21
Biểu đồ 8: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên 21
Biểu đồ 9: Tiêu chí chọn việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học 22
Biểu đồ 10: Xu hướng lựa chọn nhóm chuyên ngành của sinh viên 23
Biểu đồ 11: Lựa chọn các vị trí làm việc trong chuyên ngành sư phạm tiếng Trung 24
Biểu đồ 12: Lựa chọn các vị trí làm việc trong chuyên ngành biên phiên dịch 24
Biểu đồ 13: Lựa chọn các vị trí làm việc trong chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch 25
Biểu đồ 14: Những yêu cầu thiết đối với người giáo viên 26
Biểu đồ 15: Những yêu cần thiết đối với người biên phiên dịch 27
Biểu đồ 16: Những yêu cầu đối với việc làm trong lĩnh vực du 28
Biểu đồ 17: Những thái độ cần thiết của người giáo viên 29
Biểu đồ 18: Những vấn đề cần chuẩn bị để làm việc trong chuyên ngành giáo viên 30
Biểu đồ 19: Những vấn đề cần chuẩn bị để làm việc trong chuyên ngành biên phiên dịch 31
Biểu đồ 20: Những vấn đề cần chuẩn bị để làm việc trong chuyên ngành du lịch 31
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập, cùng nhau hợp tác phát triển về kinh tế - chính trị, kéotheo đó là các nền văn hóa tiên tiến được du nhập ở nước ta nên việc tiếp thu ngôn ngữmới là một điều cần thiết Trước đây, chúng ta sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữthứ hai bởi vì sự thông dụng của nó Nhưng từ nhiều năm gần đây, chính sự phát triểnlớn mạnh của Trung Quốc đã khiến nước này trở thành một trong những cường quốctrên thế giới Các tập đoàn của Trung Quốc lan rộng trên nhiều quốc gia và mộ trong
số đó có cả nước Việt Nam, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao độngViệt Nam Và cũng từ đây Ngôn ngữ Trung cũng đã được áp dụng thành ngành đàotạo chính quy ở các trường đại học nước ta
Theo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, nhiều sinh viên chọn trường đại học CôngNghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) là bến đậu tiếp theo của mình với mongmuốn được giảng dạy tận tình và chuyên sâu Song song đó cũng có rất nhiều bất cập
và các vấn đề cần lý giải như việc, học thêm ngôn ngữ Trung có cần thiết hay ratrường có nhiều cơ hội việc làm hay không? Nắm được tâm lý chung của nhiều sinhviên, nhiều giáo sư, tiến sĩ đã tiến hành thực hiện nhiều bài nghiên cứu những điểmchung là chưa thể đưa ra nhiều biện pháp cũng như một phần vì thời thế thay đổi nên
có phần không còn chính xác nữa
Chính vì thế bài nghiên cứu “Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành
ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)” sẽ cung cấp nhiều kiến thức tổng quan cũng như với mong muốn định
hướng vị trí việc làm với sinh viên sau này, đưa ra nhiều biện pháp giải quyết tốt nhấtvới các tình huống khác nhau
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ TrungQuốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7để ra đời nhiều bài nghiên cứu nhằm mang đến cho sinh viên cái nhìn bao quát và mở
ra nhiều cơ hội việc làm
Lưu Hớn Vũ (2019): Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Trung Quốc Tại Việt Nam – GiaiĐoạn Từ Đầu Thế Kỉ Xxi Đến Năm 2019 Dựa trên 144 bài nghiên cứu so sánh, đốichiếu, bản thể… của ngôn ngữ Trung Quốc
Hoàng Nghệ Minh (2015): Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo Sát Luật NgônNgữ Và Văn Tự Thông Dụng Quốc Gia Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Dựatrên luật và văn thông, có tính chất so sánh với Việt Nam Đại học Quốc gia Hà Nội –Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Lưu Hớn Vũ (2019): Lo Lắng Trong Học Tập Tiếng Trung Quốc Của Sinh ViênNgành Ngôn Ngữ Trung Quốc Khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởngđến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ TrungQuốc
Trang 8Ngày nay nhiều bài nghiên cứu thường không chú trọng đến lịch sử nghiên cứunhưng tìm hiểu đến lịch sử cũng là cách chúng ta thu thập thêm kiến thức cũng như rútkinh nghiệm từ các sai lầm của các bài nghiên cứu trước đây.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vị trí việc làm ở ngành ngôn ngữ TrungQuốc của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên học ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh (HUTECH)
5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vị trí việc làm của mình ở ngành ngônngữ Trung Quốc, qua đó, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn hơn về việc họcngôn ngữ, cũng như sử dụng ngôn ngữ trong công việc tương lai của mình
Giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng vàngoại ngữ nói chung trong tìm kiếm việc làm của bản thân
Giúp sinh viên nhận thức tốt hơn cả về việc học ngôn ngữ và việc trau dồi cáckiến thức chuyên môn cho bản thân
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp lý thuyết
Phương pháp điều tra
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và liệt kê
7 BỐ CỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là chương đưa ra những cơ sở lý luận, những cơ sở thực tiễn của đề tài, cáckhái niệm, lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ cũng như là nhận thức về vị trí việc làm
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương 2, chúng tôi sẽ nêu rõ những hiện trạng nhận thức về vị trí việc làm vàmột số yêu cầu về vị trí việc làm của sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ TrungQuốc
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương này, bản thân sinh viên sẽ nhận thức được một trong số những yếu tốsâu xa ảnh hưởng đến vị trí việc làm của ngành này
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đây là chương sẽ giúp sinh viên trang bị thêm cho mình kiến thức, trau dồi kỹnăng còn thiếu và có một số biện pháp giải quyết, giúp sinh viên nâng cao nhận thức
về vị trí việc làm Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Trang 10PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ
1.1.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Ngôn ngữ là một dạng hệ thống giao tiếp có cấutrúc được sử dụng bởi con người.” Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cánhân cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình,làm cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững được bản chất của tựnhiên, xã hội và bản thân…chính là nhờ ngôn ngữ.[2]
Theo tâm lý học: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội- lịch sử do sống và làmviệc cùng nhau nên co người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức hiện thực Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao tiếp và nhận thức đó khôngtách rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vật, hiệntượng nào đó, nhưng để thông báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng đểthông báo lại phải khái quát sự vật, hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sựvật, hiện tượng nhất định, cùng loại Ngôn ngữ đã ra đời và thỏa mãn được nhu cầuthống nhất các hoạt động đó.”[4]
Theo trang web wattpad.com: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ chứcnăng là một phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy Ngôn ngữ được hìnhthành trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xãhội Ngôn ngữ mang bản chất xã hội, lịch sử và tính giai cấp.”[1]
Theo giáo trình tâm lý học đại cương cho rằng: “Ngôn ngữ là quá trình mỗi cánhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp Nói cách khác, ngôn ngữ là
sự giao tiếp bằng tiếng nói.”[3]
Từ những định nghĩa trên thì có thể hiểu: “Ngôn ngữ là một hiện tượng lịch sử xãhội được sinh ra trong hoạt động thực tiễn của con người, là một phương tiện để giaotiếp và là một công cụ để tư duy Trong quá trình làm việc, giao tiếp, cần trao đổi ý
Trang 11kiến, nguyện vọng, tình cảm,… Từ đó, ngôn ngữ được ra đời để đáp ứng những nhucầu cần thiết của xã hội.”
Một ngôn ngữ thì bao gồm các yếu tố như:
Ngữ âm
Ngữ âm là toàn bộ âm thanh ngôn ngữ theo các quy luật kết hợp âm thanh, giọngđiệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ Nó xuất hiện và tồn tại sinh động trong việcgiao tiếp hằng ngày của con người
Cơ cấu ngữ âm:
Cơ sở tự nhiên Cơ sở xã hội
Cơ sở vật lí (âm học) Cơ sở sinh lí (cấu âm)
Ngữ âm trong tiếng Trung bao gồm 3 phần chính:
Thanh mẫu (phụ âm)
Vận mẫu (nguyên âm)
Ngữ pháp là tập hợp các quy tắc sử dụng từ ngữ cũng như chữ viết, cách sử dụng
từ ngữ trước sau cho hợp lý, sắp xếp các cụm từ hoặc câu nhằm mang đến ý nghĩa cho
từ hoặc câu đó
Chữ viết
Chữ viết nói dễ hiểu là sử dụng những sáng tạo, chất xám của các bậc cha ông tavới mong muốn lưu truyền đến đời sau Chữ viết được dựa trên các hình tượng, âm
Trang 12thanh Sau đó, qua nhiều đời chữ viết cũng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộngrãi.
1.1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp củacon người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm vànguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm vànguyện vọng đó Ngôn ngữ còn là một loại công cụ của hoạt động, công cụ để tư duy,
để giao tiếp của con người
Chức năng chính của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp, chức năng này liên quanđến thực tế ngôn ngữ là một phương tiện truyền thông giữa các cá nhân, cho phép mộtngười thể hiện suy nghĩ của họ và truyền cho người này, người kia, để hiểu họ và phảnứng lại thông tin truyền đạt
Trong cuộc sống, con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tìnhcảm, thông tin với nhau Trong các phương tiện để thực hiện giao tiếp, ngôn ngữ làphương tiện được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên nhất Hoạt động giao tiếp bằngngôn ngữ diễn ra giữa hai người trở lên và có vai trò quan trọng trong sự tổ chức vàphát triển xã hội Vì vậy có thể nói, để có thể kiếm được việc làm thì bản thân chúng tacũng phải có một trình độ giao tiếp tốt, mới có cho mình được một công việc
1.1.1.3 Khái niệm về ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng tiếng Trungtrên nhiều lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa,văn học, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử Ngành học này được biết đến là mộttrong những ngành học đầy tiềm năng, thu hút nhiều bạn có đam mê với tiếng TrungQuốc
Đối với tiếng Trung Quốc thì:
Về chữ viết:
Trung Quốc là quốc gia có nền lịch sử lâu đời và dân số rải rác trên nhiều lãnhthổ khác nhau, chính vì thế có thể chia thành nhiều bản thể khác nhau nhưng chúng tachỉ học bản được dùng trong giáo dục Chữ viết Trung Quốc không dựa trên bản chữ
Trang 13cái alphabet mà dựa trên các hình tượng, có hơn 80.000 ký tự và một từ sẽ có rất nhiềunét Hiện nay có khoảng 214 bộ thủ thường dùng và phải áp dụng quy tắc từ trái quaphải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài được áp dụng cho cả giản thể và phồn thể.Tiếp theo đó là quy tắc ghép nét, quy tắc thuận bút…Việc sử dụng tiếng Trung cũng
có phần thú vị của riêng nó bởi khi nhìn vào các ký tự ta có thể hình dung ra ý nghĩa
ẩn dụ của chúng Mặc dù ngôn ngữ Trung phức tạp là thế nhưng lại dễ sử dụng, vì tùyngữ cảnh ta có thể sử dụng một cách hợp lý, phù hợp nhất Chính vì điểm nổi bật nàycũng khiến chúng ta rất khó để tra cứu bởi tính đặc thù của chúng
Về phát âm:
Để bắt đầu học ngôn ngữ Trung Quốc ngoài chữ viết thì việc phát âm cũng rấtquan trọng, tiếng Trung không có quy tắc phát âm nào mà thay vào đó là phiên âmPinyin, bằng cách sử dụng chữ La-tin nhằm giúp ta có thể phát âm và sử dụng đánhchữ trên máy tính Việc phát âm chuẩn giúp chúng ta có thể phát âm đúng từng câuchữ và truyền đạt đúng ý, ngoài ra tiếng Trung rất nhiều từ phát âm gần giống nhaunên chỉ cần sai thì sẽ chuyển thành câu chuyện, ý nghĩa khác Ngôn ngữ Trung Quốccũng có phụ âm đầu và vần, giống như Việt Nam, tiếng Trung cũng có thanh điệu.Chính vì vậy điều cơ bản của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung là phải phát âm đúng vàchuẩn, bởi đó là cơ sở và tiền đề trong quá trình học tập ngôn ngữ
1.1.2 Khái niệm về việc làm và vị trí việc làm
1.1.2.1 Khái niệm về việc làm
Hiện tại, từ nhiều góc độ nghiên cứu, mà nhiều cộng đồng, tác giả đã đưa ranhững định nghĩa về việc làm khác nhau
Theo Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012),chương II, điều 9 ghi rằng: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không
bị pháp luật ngăn cấm.”[5]
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Việc làm hay công việc là một hoạt động đượcthường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghềnghiệp của một người.”[6]
Trang 14Hay như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì cho rẳng: “Việc làm là những hoạtđộng được trả tiền công bằng tiền và hiện vật.” Khi đó, việc làm được phân thành hailoại: Có trả công (những người làm thuê, học việc…) và không được trả công nhưngvẫn có thu nhập (giới chủ làm kinh tế gia đình…) Vì vậy, việc làm được coi là hoạtđộng có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiệnvật) Những người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả công,lợi nhuận, được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt độngmang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình, không đượcnhận tiền công (hiện vật).
Theo tác giả Mai Thị Bích Phương cho rằng: “Khái niệm việc làm có thể hiểu làhoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập và hoạt động nàykhông bị pháp luật ngăn cấm.”[7]
Từ những khái niệm về việc làm có thể hiểu: “Việc làm là các hoạt động sử dụngsức lực hoặc tri thức nhằm kiếm ra thu nhập về vật chất lẫn tinh thần dưới sự côngnhận cả pháp luật và mang đến giá trị lao động cho bản thân Việc làm không bao gồmcác hoạt động phạm pháp, tùy theo tập quán, văn hóa xã hội, đạo đức khác nhau thì cóđịnh nghĩa về việc làm khác nhau.”
1.1.2.2 Khái niệm về vị trí việc làm
Theo Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã ban hành Luật viên chức tại khoản 1 điều 7ghi rõ “Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệphoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấuviên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sựnghiệp công lập.”[8]
Hay tại khoản 3, điều 7 của Luận cán bộ, công chức ban hàng số 22/2008/QH12nêu rõ: “Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch côngchức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Như vậy có thể hiểu “Vị trí việc làm là các việc làm có chức vụ, địa vị nhất địnhtrong bộ máy hoặc tổ chức nào đó, thông qua đó có thể xác định được chính xác công
Trang 15việc và nhiệm vụ của từng người Như nhân viên kinh doanh, trưởng phòng, giámđốc… cũng được gọi là vị trí việc làm.”[9].
Vị trí việc làm được cấu tạo bởi 4 bộ phận bao gồm :
- Tên gọi vị trí việc làm (chức vị)
- Nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm cần phải thực hiện(chức trách)
- Yêu cầu về trình độ và kỹ năng về chuyên môn mà người đảm nhiệm vị trí việclàm phải đáp ứng (tiêu chuẩn)
- Tiền lương: tiền lương được trả tương ứng với chức vị, chức trách và chiêuchuẩn của người đảm nhiệm công việc
Bên cạnh những bộ phận của vị trí việc làm thì còn có cách bộ phận khác hợpthành như là các chế độ áp dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt như yêu cầuchức trách, tiêu chuẩn và phụ cấp được hưởng, hoặc là các điều kiện để có thể đảm bảoviệc thực hiện các nhiệm vụ (các trang thiết bị tại nơi làm việc, quá trình phối hợp thựchiện)
1.1.2.3 Cơ hội việc làm khi học được một loại ngôn ngữ mới
Từ trước đến nay việc có thể tăng giá trị cho bản thân chính là tăng khả năng hiểubiết, vậy nên việc biết thêm ngôn ngữ mới đều mang lại nhiều cơ hội và giá trị mớicho bản thân người học Sau đây là một trong những lợi ích khi chúng ta học thêmđược một loại ngôn ngữ mới:
Có nhiều cơ hội việc làm
Trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế, các công việc liên quan không chỉ đến
kỹ năng nghề nghiệp mà còn đòi hỏi về khả năng ngôn ngữ Biết thêm một ngoại ngữ
là tự tạo cho mình cơ hội tuyệt vời để có được công việc tốt với chế độ đãi ngộ và cơhội thăng tiến cao trong tương lai
Kích thích bộ não tăng khả năng tiếp thu
Trang 16Ngoài học thêm một ngôn ngữ mới ra cũng giúp chúng ta tăng khả năng ghi nhớcủa bộ não, giúp nó hoạt động một cách nhạy bén và có kỹ năng xử lý tình huống tốthơn, từ đó tập trung giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Tự tin du lịch tới các nước
Việc du lịch ở nước ngoài mà không thể sử dụng ngoại ngữ sẽ khiến chúng ta xảy
ra nhiều vấn đề bất cập như không hiểu ý người địa phương muốn nói gì, không truyềnđạt được ý muốn nói, dễ bị lừa gạt… Vì vậy việc học tập và biết thêm ngôn ngữ mớigiúp ta có thể tự tin đến các nước khác mà không cần người thông dịch viên, điều này
sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và thú vị hơn
Mở mang tri thức
Ước mơ được học hỏi nhiều điều mới mẻ sẽ không xa nếu chúng ta có khả nănghọc hỏi ngôn ngữ mới Có thể nói rằng việc không thể dịch sát nghĩa đối với các thư từsách báo nước ngoài thì chúng ta sẽ có thể đọc hiểu một ngôn ngữ nào đó, việc nàycũng giúp ta học hỏi thêm được những tri thức, kiến thức mới trên thế giới
Thúc đẩy khả năng tìm kiếm, học hỏi và sáng tạo
Học thêm ngôn ngữ mới sẽ giúp ta chủ động tìm kiếm các từ thay thế hoặc tìm ranhững cụm từ mới và hiểu cụm từ một đó cách chính xác nhất Không những thế họcngôn ngữ mới sẽ giúp ta có thể học thêm một ngôn ngữ tiếp theo nữa, tăng khả nănghọc hỏi, tích lũy kinh nghiệm của bản thân
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam
Ngôn ngữ Trung ngày càng có giá trị cao trong công việc tại Việt Nam, bởi cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc ở nước ta ngày càng nhiều Trung Quốc cũng
là một nước đang có nền kinh tế phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trườngquốc tế, đứng top các quốc gia có số lượng doanh nghiệp đang đầu tư vốn vào ViệtNam và đi cùng đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực
Trang 17Với Việt Nam, Trung Quốc hiện vẫn đang là nước láng giềng có những mối quan
hệ hợp tác trên nhiều các lĩnh vực khác nhau Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư hơn 1,78 tỷ USD vốn vào Việt Nam trong 7tháng đầu năm 2019 Hiện số lượng công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là cựclớn nên nhu cầu nhân lực có hiểu biết về Tiếng Trung cũng cần rất nhiều Trung bìnhmỗi năm, các doanh nghiệp cần tuyển dụng hơn 3.000 người và nhu cầu nhân lựctrong ngành này được dự báo sẽ tiếp tục tăng vọt trong nhiều năm tới Và khi biếtTiếng Trung thì đó cũng sẽ là lợi thế cạnh tranh của bạn khi đi xin việc tại các công ty
có vốn đầu tư Trung Quốc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn
Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tổng lượng khách Trung Quốcđến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 là 3.372.261 lượt, chiếm 29,82%, cao nhấtthị trường du lịch Việt Nam Điều này, cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu về nguồnnhân lực thành thạo tiếng Trung sẽ còn tăng cao theo cấp số nhân trong rất nhiều lĩnhvực
Trên thực tế tại Việt Nam, hiện có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyênngành Ngôn ngữ Trung Quốc, có 27 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáodục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép Cùng với đó là
sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật của các học giả – những ngườiquan tâm vun đắp cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá TrungQuốc - góp phần tích cực cho việc tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổikinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa giữa cácnước trong khu vực trong thời kỳ hội nhập
Đến năm 2021, có thể kể đến việc số lượng sinh viên tuyển sinh vào ngành ngônngữ Trung Quốc tăng mạnh, trở thành ngành hot thứ hai chỉ sau ngành Y Dược Đơngiản là vì Việt Nam là một nước láng giềng với Trung Quốc, do đó cơ hội giao lưu tiếpxúc với tiếng Trung của người Việt Nam rất nhiều, đặc biệt nhất là thông qua phimảnh Ngoài ra còn có thêm một số yếu tố văn hóa giữa hai nước có nhiều nét tươngđồng Cách phát âm của tiếng Trung có đôi nét khá giống tiếng Việt, đều là nhữngngôn ngữ có thanh điệu và trong tiếng Việt cũng có một lượng lớn các âm Hán Việt(chiếm gần 80%) Cho nên đây cũng là một trong nhiều thuận lợi lớn cho chúng ta khichọn học tiếng Trung
Trang 181.2.2 Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, xu hướng hội nhập toàn cầu đang được chú trọng, nhiều công ty,doanh nghiệp nước ngoài cũng như các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào nước ta vớimong muốn kinh doanh giáo dục hoặc tìm kiếm nhân tài Nắm bắt tình hình như thếnước ta cũng áp dụng đưa ngoại ngữ Trung Quốc vào ngành học đào tạo chính, trong
đó trường đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) cũng không ngoại lệ
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, giúp định hướng thế hệ sinh viên đạtđược thành công nhất định, trường đại học Công nghệ TP HCM đã có được sự tintưởng và trở thành nơi quy tụ nhiều sinh viên, bởi sự đa dạng ngành học cũng như chấtlượng giảng dạy Cũng như bao các trường đại học khác, HUTECH cũng đặc biệt chútrọng đến các ngành ngoại ngữ và ngôn ngữ Trung là không ngoại lệ
Ở HUTECH, các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tiếp cận vàhọc tập dựa trên các giáo án mới nhất và chuẩn sát nhất, sinh viên còn được tự do thảoluận và tự tin trong quá trình giao tiếp trao đổi với giảng viên Bên cạnh đó sinh viêncòn được rèn luyện tất cả kỹ năng liên quan đến môn học như nghe, đọc, viết, phátâm… Trong cả quá trình học tập đều có nhiều bài khảo sát trình độ sinh viên nhằmnắm bắt rõ hơn về quá trình giảng dạy để đưa ra nhiều biện pháp tốt nhất cho sinhviên Sau khi hoàn thành các nhiệm kỳ học, trường còn giới thiệu cho sinh viên nhiều
cơ hội việc làm đảm bảo sinh viên có vị trí nhất định
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đào tạo trong vòng 4 năm theo hệ đào tạochính quy Trong quá trình học tập, sinh viên được trực tiếp giảng dạy từ các giảngviên nước ngoài cũng như được cung cấp các trang thiết bị tiên tiến tạo điều kiện thuậnlợi cho sự học tập của sinh viên Ngoài rèn luyện các kỹ năng đã nói ở trên, các bạnsinh viên còn được tiếp cận đến nền văn minh, văn hóa của nước Trung Quốc nhằm hỗtrợ một phần công việc sau này Công việc mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung khi ratrường sẽ có thể làm như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên dạy tiếngTrung hoặc sang nước ngoài làm việc…
Ngoài ra với kinh nghiệm giảng dạy và tầm nhìn xa từ phía Nhà trường, sinh viênkhông những được học các kiến thức chuyên môn mà còn được giảng dạy về các kỹ
Trang 19năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụngcác phần mềm học tập, các kỹ năng xử lý tình huống, quản lý… thông qua các hoạtđộng ngoại khóa, nghệ thuật, các hội thao thường xuyên được tổ chức
Ngôn ngữ Trung được thống kê là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất vì vậyhàng năm trường đại học Công nghệ TP HCM đều tiếp nhận lượng sinh viên đăng kýtăng theo mỗi năm Theo thống kê, năm học 2019 – 2020, sinh viên học ngành này ởHUTECH vào khoảng hơn 200 sinh viên Đến năm ngoái, số lượng sinh viên tăng lênvới hơn 300 sinh viên theo học
1.2.3 Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên học ngành ngôn ngữ Trung Quốc nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Tiếng Trung là ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới với khoảng1.393.000.000 người nói tiếng Trung Quốc, trong đó 873.000 triệu người nói tiếng phổthông (theo infoplease.com) do đó 14% dân số toàn cầu nói tiếng Trung Quốc Do đóviệc sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc đang là lợi thế trong giao dịch, làm ăn vớikhách hàng, nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đại lục Vì vậy, tiếngTrung Quốc đang được giới trẻ ở các nước quan tâm theo học, trở thành xu hướngchung
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự sinh viên tốt nghiệp ngànhNgôn ngữ Trung Quốc và ngày càng nhiều những công việc dành cho người biết tiếngTrung với vị trí việc làm phù hợp và có mức thu nhập cao Chính vì vậy, có thể nói,sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi tốt nghiệp có nhiều sự lựa chọn chonghề nghiệp để phát triển bản thân trong tương lai Bởi theo số liệu thống kê mỗi năm,
có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong và nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân sựngành học này trung bình hơn 3000 chỉ tiêu Và trên thực tế, mặc dù có khá nhiều nhàđầu tư và sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tuy nhiên nhu cầu nhân sựvới Ngôn ngữ Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hộiviệc làm và là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp đứng top trong tương lai
Trang 20Sau khi ra trường, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có cơ hội thử sức vớicác vị trí việc làm như:
- Phiên dịch, biên dịch, biên tập về dịch và soạn thảo văn bản tiếng Trung, hayphiên dịch trong các hội nghị, đàm phán, ký kết hợp đồng cho các công ty truyềnthông, báo chí hoặc các doanh nghiệp lớn
- Phóng viên, biên tập viên tại cơ sở, địa phương, lưu trú nước ngoài
- Biên soạn thủ tục hành chính, quản lý nhân sự hay hợp đồng cho các công ty,doanh nghiệp nước ngoài
- Trợ lý, thư ký cho các lãnh đạo người nước ngoài, công ty liên doanh, chuyênphụ trách về mảng đối ngoại, hợp tác, kinh doanh
- Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng nước ngoài cónhiều khách du lịch Trung Quốc
- Giảng viên/Nhà nghiên cứu tại các khoa tiếng Trung trường Cao Đẳng, Đạihọc, trường nghề đào tạo tiếng Trung, hay nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứungôn ngữ Trung Quốc
- Tự chủ việc kinh doanh, buôn bán, nhân viên mua hàng, chuyên viên phát triểnthị trường tại các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng Trung Quốc
Và cũng được biết hiện tại có khá nhiều trường đào tạo ngành ngôn ngữ TrungQuốc như Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM,Trường Đại học Sư phạm TP HCM và trong đó có Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) Chẳng hạn, khi học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở Đại học Côngnghệ TP HCM (HUTECH) bên cạnh các kiến thức chuyên ngành các bạn còn đượcchú trọng kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, Đâychính là những yếu tố cần thiết để các Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc của HUTECH
tự tin khẳng định mình và phục vụ cho cộng đồng
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi tiến hành khảo sát trên 55 bạn sinh viên của trường đại học HUTECH, đa
số là các bạn nữ (49 bạn) chiếm tỷ lệ 89,1% và các bạn nam (6 bạn) chiếm tỷ lệ thấp10,9% Trong đó có đầy đủ sinh viên của các năm từ năm 1 đến năm 4 được thể hiện
Bảng 1: Đối tượng sinh viên được khảo sát theo các năm
2.1 Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH
Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên có thể hiểu đơn giản rằng đó là sựhiểu biết của các bạn sinh viên về ngành học mà mình được đào tạo bao gồm nhữngkiến thức, kỹ năng chuyên môn của ngành học và hiểu biết về các vị trí việc làm saukhi tốt nghiệp khi học ngành đó Qua đó, có thể thấy rằng nhận thức vị trí việc làm củasinh viên là cơ sở, nền móng cho định hướng việc làm của sinh viên khi ra trường Đểsau khi tốt nghiệp ra trường có một công việc đúng với chuyên ngành, với đam mê củachính mình, thì trước hết các bạn sinh viên phải nhận thức được khi học ngành học đó,mình sẽ làm gì trong tương lai, để có cho mình động lực theo đuổi nó
Khi được hỏi lý do tại sao các bạn lại chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc được thểhiện bảng 2, đa số mọi người đều trả lời là do ý thích của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất81,5%, tiếp theo đó là theo nhu cầu thị trường việc làm chiếm tỷ lệ cao đáng kể54,5% Còn các lý do khác như được gia đình, người thân, bạn bè, nhà trường địnhhướng hay một số lý do khác chiếm tỷ lệ thấp Sinh viên từ những lý do này đã giúpbản thân có những định hướng rõ hơn khi chọn học ngành tiếng Trung Đa số các bạnsinh viên đều hài lòng với ngành học hiện tại
Trang 22theo số
ý ki n ến (%)
theo số
m u ẫu (%)
Bảng 2: Lý do sinh viên chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Tuy nhiên khi được hỏi “Trước khi chọn ngành học, đã tìm hiểu qua các vị tríviệc làm của ngành học chưa?” thì có hơn một nửa sinh viên trong số sinh viên đượckhảo sát trả lời là “Có” chiếm tỷ lệ 60% , bên cạnh đó cũng không ít sinh viên trả lời là
“Chưa” chiếm 29,1% hoặc “Không rõ” chiếm 10,9% (Biểu đồ 1), qua đó cũng chothấy, cũng có nhiều sinh viên chưa thật sự quan tâm đến nghề nghiệp trong tương laicủa mình, lúc vào đại học chỉ học đại mà không tìm hiểu kỹ ngành nghề mà mình chọnlựa
Biểu đồ 1: Tình hình trước khi chọn ngành học đã tìm hiểu vị trí việc làm của ngành học
Nhưng bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên đã nhận thức được những ngành nghềmình đã chọn, và hầu hết đều có cho mình dự định trong tương lai, đã bắt đầu tìm hiểu
về việc làm theo chuyên ngành của mình Đa số các bạn sinh viên tìm hiểu về vị tríviệc làm thông qua google chiếm 76,4%, tiếp đến là từ các trang mạng xã hội như
Trang 23người thân chiếm 30,9%, và từ báo chí, ngày hội báo chí đều chiếm 23,6% (Biểu đồ2) Qua tỷ lệ trên, đã cho thấy rằng thời đại công nghệ 4.0 đã có tác động tích cực đếncác bạn sinh viên, giúp các bạn có thể tiếp cận được nhiều thông tin, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc hình dung công việc trong tương lại một cách rõ ràng.
Biểu đồ 2: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng để tìm hiểu về việc làm sau khi tốt nghiệp
Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tăngcường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt, nhất
là Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất nhất thế giới với nềnkinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng Do đó, tiếng Trung đang dầntrở thành ngôn ngữ được nhiều người sử dụng và càng thông dụng trên thế giới Vì thế,ngành ngôn ngữ Trung Quốc đang dần trở thành một ngành học đầy tiềm năng với cơhội phát triển nghề nghiệp cao trong tương lai Do đó khi được hỏi về ngành ngôn ngữTrung Quốc dễ kiếm việc không thì đa số các bạn sinh viên đều trả là có hoặc bìnhthường, rất ít bạn cho rằng khó tìm kiếm việc làm (Biểu đồ 3)
Trang 24Có Bình th ường ng Không bi t ết Không Khác 0
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Biểu đồ 3: Sinh viên đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm tiếng Trung
Khi được hỏi về những dự định kế hoạch trong tương lai, sau khi tốt nghiệp đạihọc bạn sẽ làm gì, một con số khả quan khi các bạn sinh viên xác định mục tiêu rõràng tốt nghiệp xong sẽ đi làm chiếm 63,6%, và sẽ tiếp tục học lên cao chiếm 20%,nhưng cũng có một phần các bạn sinh viên vẫn đang mơ hồ chưa xác định được hướng
đi cho mình chiếm 12,7% (Biểu đồ 4)
Tr c t
i p tìm
vic
ực tiếp tìm việc ết ệc
Biểu đồ 4: Dự định sau khi tốt nghiệp Đại học
Theo khảo sát, khi được hỏi “Việc tìm kiếm việc làm có quan trọng không?” thì
đa số các bạn cho rằng việc tìm kiếm việc làm là rất quan trọng đối với mỗi cá nhânthể hiện rõ ở biểu đồ 5 Qua đó, chúng ta thấy được nhận thức của các bạn tương đốicao đối với việc tìm kiếm việc làm cho bản thân mình
Trang 25Biểu đồ 5: Mức độ đánh giá việc tìm kiếm việc làm đối với bản thân
Từ việc nhận thức được tìm kiếm việc làm rất quan trọng đối với mỗi người, cácbạn sinh viên đã không ngừng cố gắng, tích lũy kiến thức trên giảng đường, ngoài ramột số bạn đã lựa chọn việc làm thêm để tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năngthực tế Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm khá cao chiếm 60% trong đó công việc có liênquan đến chuyên ngành học chiếm 23,6%, và không liên quan tới ngành học chiếm36,4% (Biểu đồ 6)
Biểu đồ 6: Tình hình làm thêm của sinh viên
Các bạn sinh viên đã dần ý thức được các công việc trong tương lai của mình,qua khảo sát khi hỏi “Bạn đã nghĩ đến công việc liên quan đến ngành học mình sẽ làmtrong tương lai chưa?” thì một con số rất tích cực, đa số các bạn sinh viên đã suy nghĩchiếm 41,8% hoặc đang suy nghĩ chiếm 49,1% về các công việc liên quan đến chuyênngành của mình (Biểu đồ 7)
Trang 26Biểu đồ 7: Suy nghĩ về các công việc liên quan đến ngành học
Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi ra trường, thì cácbạn sinh viên cho rằng yếu tố quan trọng nhất đó chính là theo ý thích của bản thânchiếm 85,5%, tiếp theo đó là xu hướng của xã hội chiếm 52,7%, tiếp đến là từ mongmuốn của gia đình chiếm 34,5%, còn các nhân tố khác có ảnh hưởng không cao (Biểu
đồ 8)
Biểu đồ 8: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Theo khảo sát, các bạn sinh viên đã định hướng những công việc tương lai theocác tiêu chí riêng của mình Qua biểu đồ 9, có thể thấy các tiêu chí đều đạt mức độcao, cụ thể như: có thu nhập cao, có môi trường làm việc tốt đạt mức cao nhất lần lượtchiếm 76,4%, tiếp theo đó có cơ hội học hỏi thêm chiếm 67,3%, đúng khả năngchuyên môn chiếm 61,8%, có triển vọng thăng tiến chiếm 58,2% Tiêu chí được xã hộitrọng vọng chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,4%