Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
557,21 KB
Nội dung
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HẢI HÀ TRƯỜNG TH THỊ TRẤN QUẢNG HÀ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020- 2021 Thông tin cá nhân Họ và tên: Mạc Thị Hợp Đơn vị công tác: Trường Tiểu học TT Quảng Hà Huyện: Hải Hà BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2A6 Cấu trúc bản báo cáo I Mục đích của biện pháp II Nội dung của biện pháp III Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp IV Kiến nghi, đề xuất Mục đích của biện pháp - Việc hình thành về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng.Chính vì thế GVTH chúng ta không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức, giỏi về chuyên môn mà vừa là nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, giáo dục, rèn cho các em từng hành vi đơn giản nhất để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp - Xuất phát từ thực trạng những tồn tại của lớp mình chủ nhiệm -Nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng: “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp” để giáo dục học sinh, đưa các em vào nề nếp, giúp các em tham gia tích cực các hoạt động trong và ngoài lớp học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện THỰC TRẠNG Thuận lợi Lớp 2A6 có 31 em học sinh, trong đó có 18 học sinh nam và 13 học sinh nữ + Một số em có lực học tốt + Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của các em + Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy đủ + Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của các cấp, lãnh đạo nhà trường, cùng các đồng nghiệp + Thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng THỰC TRẠNG Khó khăn + Phụ huynh học sinh đa số làm nghề tự do, thường đi làm ăn xa nên không có thời gian dành cho sự dạy dỗ, chỉ bảo con cái + Nhiều em chưa chăm học, ham chơi game, nghịch ngợm ảnh hưởng đến kết quả học tập Một số học sinh có tâm lí chán học, uể oải, ít khi tập trung nghe giảng, lơ là trong học tập nên thường xuyên quên sách vở, đồ dùng, không hoàn thành bài tập; chưa có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện + Nhiều em còn nhút nhát, vốn giao tiếp của các em rất hạn chế Và có một đặc điểm chung là các em chưa tích cực khi hoạt động nhóm, rụt rè khi bộc lộ ý kiến của bản thân, ngại suy nghĩ để giải quyết các tình huống mới Khảo sát Ngay sau khi nhận lớp, tôi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình cụ thể lớp 2A6 - lớp do tôi làm chủ nhiệm từ tháng 9 năm 2020: L ớp 2A6 TS HS 31 Số em chưa chăm học Số em chơi game Số em thường xuyên mất đoàn kết SL % SL % SL % 13 49,1 8 25,8 6 19,7 Số em tích cực học tập, tham gia các hoạt động SL % 3 9,7 Biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp BP1: Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm BP2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm BP 3: Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh lớp chủ nhiệm PB4: Ổn định nề nếp lớp BP5: Xây dựng phong trào học tập lành mạnh BP 6: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” BP 7: Dạy học sinh sử dụng Internet đúng cách • BP 8: Phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh Biện pháp 1: Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp Phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Vì mỗi cử chỉ, mỗi việc làm hay lời nói của giáo viên đều là mẫu để học sinh học theo Tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp Biện pháp 2: Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh lớp chủ nhiệm * Cách thức tìm hiểu: +Tìm hiểu tình hình chung:trao đổi với GVCN dạy năm lớp 1 + Nắm thông cụ thể từng HS qua phiếu Sơ yếu lí lịch: biết hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, sở thích của HS + Thường xuyên nói chuyện với HS nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích thái độ trong quan hệ tập thể lớp. + Trao đổi với với cha mẹ học sinh, các giáo viên khác, hay đoàn thể như: Tổng phụ trách Đội, Ban đại diện cha mẹ học sinh về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh + Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung của những cá nhân học sinh mà tôi có ý định từ trước + Sau khi nghiên cứu và qua 2 tuần thực dạy nắm được tình hình của lớp Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng theo từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục Đầu tiên là kế hoạch năm Từ kế hoạch năm tôi cụ thể ra từng tháng, từng giai đoạn: nửa đầu học kỳ 1, nửa cuối học kỳ 1, nửa đầu học kỳ 2, nửa cuối học kỳ 2 Trong kế hoạch từng tháng, từng giai đoạn tôi luôn đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu, và những biện pháp thực hiện cụ thể Cuối mỗi giai đoạn có đánh giá chi tiết cái gì đã đạt được để phát huy, những gì còn tồn tại để khắc phục - Các nội dung trong kế hoạch chủ nhiệm tôi đều đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của lớp về từng mặt hoạt động như: Thực hiện các nề nếp học tập, rèn luyện, các phong trào thi đua, các cuộc thi, các yêu cầu về vệ sinh, giữ gìn môi trường trong tuần, tháng; yêu cầu các em tham gia thực hiện Thông qua KH này các em nắm được chỉ tiêu phấn đấu, từ đó phối hợp vớ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Căn cứ vào mục tiêu cấp học và lớp học Căn cứ vào nhiệm vụ năm học Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch giáo dục của nhà trường Đặc điểm của học sinh lớp chủ nhiệm Căn cứ vào khả năng, điều kiện tham gia của phụ huynh Mục tiêu kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể Đặc điểm tình hình của địa phương Biện pháp 4 : Ổn định nền nếp lớp -Với đối tượng là học sinh lớp 2 bước đầu xây dựng khả năng tự quản, tôi luôn tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tinh thần phê bình và tự phê bình Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ lớp năng động, trách nhiệm nhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em 2 tuần đầu giữ nguyên ban cán sự cũ điều hành T/C bầu cán sự: Trước tiên lấy tinh thần dân chủ, học sinh được giới thiệu và bình bầu các vị trí cán sự lớp Khi các em bầu bạn nào thì sẽ đưa ra lí do vì sao chọn bạn đó Tiêu chuẩn: Học tốt, gương mẫu, nhiệt tình, năng nổ và uy tín với các bạn trong lớp Sau khi HS giới thiệu và bình bầu tôi phân tích những điều mình quan sát được, từ đó định hướng cho các em lựa chọn được đội ngũ cán sự có khả năng quản lí lớp tốt nhất Hỏi ý kiến các em được bình bầu xem các em có thực sự thoải mái với vị trí đó không - Tôi xây dựng các ban theo sở thích: Ban học tâp, Ban thư viện, Ban Lao động vệ sinh, Ban Văn nghệ- TDTT Tổ chức cho các em lựa chọn ban mà mình thích nhưng gợi ý lựa chọn ban nào để phát huy được năng lực, sở trường của các em Biện pháp 4 : Ổn định nền nếp lớp -Sau khi bầu được ban cán sự lớp đúng với tiêu chí đề ra Tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, từng cán sự - Với tất cả các học sinh trong lớp, tôi luôn tạo điều kiện cho các em đều được tham gia làm cán bộ lớp: khi hoạt động nhóm các em lần lượt thay nhau làm nhóm trưởng Với cách làm này nhiều em đầu năm học còn nhút nhát, ngại tham gia hoạt động vì các em nghĩ mình “ chẳng biết làm gì” thì sau một thời gian các em đã mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động tập thể - Để lớp học có nề nếp tốt, việc sắp xếp chỗ ngồi cũng rất quan trọng Tôi dựa vào học lực, khả năng hỗ trợ kèm cặp lẫn nhau, hay các em có nhu cầu về tai, mắt, vóc dáng chiều cao… Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định cả năm mà sẽ được thay đổi mỗi tháng một lần Biện pháp 5 : Xây dựng phong trào học tập lành mạnh - Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng Mỗi tháng tổ chức một hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học sinh VD: Phong trào thi đua qua các sân chơi: Kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác - Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá và hướng dẫn phụ huynh cách quan sát hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; Giáo viên thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình học hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên Học sinh tham gia nhận xét, góp ý; thảo luận, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ - Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn trấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể Biện pháp 6 : Xây dựng ‘‘Lớp học thân thiện, học sinh tích cực’’ Xây dựng ‘‘lớp học thân thiện’’ là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy ‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui’’ a Xây dựng mối qua hệ thầy trò Mỗi học sinh lại có tính cách khác nhau, điều kiện môi trường sống khác nhau nên ngay từ những buổi học đầu tiên, tôi đã chú ý xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện Tạo cơ hội cho các em tâm sự về những khó khăn, vướng mắc mà các em đang gặp phải, thường xuyên lắng nghe ý kiến của học sinh.Cứ sau một tháng , tôi còn động viên các em tâm sự thật lòng thông qua hình thức phiếu kín: Hãy viết điều mà em thấy khó nói nhất vào giấy, không cần ghi tên Thông qua hình thức này tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, chưa dám nói với ai, mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh họ cũng rất bất ngờ Biện pháp 6 : Xây dựng ‘‘Lớp học thân thiện, học sinh tích cực’’ b Xây dựng mối quan hệ bạn bè Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập; tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác để các em tham gia: Thi theo tổ, theo nhóm, đôi bạn cùng tiến Tôi khuyến khích học sinh viết ra những điều mà em chưa đồng ý về cách làm của ban cán sự hay bạn nào đó trong lớp gửi cô, chứ tuyệt đối không nói xấu, không xa lánh bạn Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là điều tốt thì tôi đọc và tuyên dương trước lớp Còn những điều các em phê bình thì tôi trao đổi riêng với học sinh để các em sửa chữa hoàn thiện bản thân hơn Biện pháp 6 : Xây dựng ‘‘Lớp học thân thiện, học sinh tích cực’’ c Trang trí lớp học gần gũi với học trò Lớp học là ngôi nhà thứ hai của học sinh Nó là nơi các em tham gia nhiều hoạt động nhất trong ngày và cũng là nơi để các em thể hiện được tất cả tài năng, cảm xúc của mình Ngay từ đầu năm học cô trò chúng tôi cùng nhau trao đổi ý tưởng, lựa chọn không gian trang trí lớp để làm sao khuôn viên lớp học thật xanh - sạch - đẹp HS nêu ý tưởng, GV giới thiệu mô hình Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Phần trang trí lớp tôi giao cho từng tổ, mỗi tổ tự làm các sản phẩm: vẽ tranh, viết thơ, làm các sản phẩm thủ công phù hợp với từng chủ điểm của tháng Chính vì vậy các em luôn coi lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình: gần gũi, thân thương Biện pháp 6 : Xây dựng ‘‘Lớp học thân thiện, học sinh tích cực’’ d Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi lành mạnh Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, sở thích của hầu hết các học sinh Tiểu học Vì vậy khi tổ chức các hoạt động tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em ‘‘ Học mà chơi, chơi mà học’’ Thông qua các trò chơi; Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, đuổi hình bắt chữ Kiến thức và kỹ năng của các em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em Biện pháp 7 : Dạy học sinh sử dụng Internet đúng cách - Dạy các em sử dụng đúng mục tiêu: Giới thiệu và hướng cho học trò niềm say mê một môn học nào đó cần sử dụng máy tính, để các em sử dụng nó vào mục đích học tập của mình VD các sân chơi trí tuệ như: Violympic Toán, Tiếng Anh hoặc tìm hiểu những câu tục ngữ, tham khảo những bài văn hay GVCN phối hợp với phụ huynh quản lí chặt chẽ việc sử dụng internet, giúp các em tránh xa việc tiếp xúc với các trò chơi bạo lực hoặc gây kích thích thần kinh bằng cách yêu cầu các em nộp thời gian biểu sử dụng internet có chữ kí của phụ huynh - Song hành cùng học trò: Không cần tẩy chay internet Trò chơi “sạch”, kiến thức “sạch”, những trang web “sạch” là điều mà GVCN, các bậc phụ huynh nên cho con tiếp cận và ngược lại: những trò chơi bạo lực, những trang Web ‘‘đen’’ cần giúp trẻ tránh xa Biện pháp 8 : Phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh học sinh - Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để thông báo kế hoạch nhiệm vụ năm học - Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh học tốt để bàn bạc thống nhất kế hoạch bồi dưỡng - Đến thăm gia đình học sinh chậm tiến, HS có hoàn cảnh khó khăn, có biểu hiện tự kỷ - Tiết sinh hoạt tuần 4 hàng tháng hay kết thúc nửa kỳ học, mời Ban đại diện cha mẹ học sinh tham dự tiết sinh hoạt Kết quả của biện pháp Lớp 2A6 TS HS 31 Số em chưa chăm học Số em chơi game Số em thường xuyên mất đoàn kết Số em tích cực học tập, tham gia các hoạt động SL % SL % SL % SL % 1 6,4 0 0 0 0 16 51,6 - Số HS chưa chăm học giảm: 35,5%, số HS chơi game, thường gây mất đoàn kết không còn nữa, Số em tích cực hoạt động tăng: 41,8% - 38,7% học sinh hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ học tập, tăng 19,4% - Đạt lớp Tiên tiến xuất sắc - Giải thưởng hoạt động tập thể do Liên đội trường tổ chức: Biểu diễn văn nghệ: giải Nhất; Thi mâm cỗ trung thu: giải Nhất Kết quả của biện pháp: Qua quá trình thực hiện ‘‘Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp’’ nêu trên, đã giúp cho học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt Đến nay, tôi đã có niềm tin và khẳng định được việc nhận xét thường xuyên thay cho điểm số không hề ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh mà còn giúp học sinh bớt đi áp lực, tiến bộ hơn nếu giáo viên biết cách tổ chức hợp lí Đặc biệt với học sinh năng khiếu, luôn phát huy được thành tích học tập và năng lực, sở trường của các em IV Kiến nghị, đề xuất 1 Đối với tổ chuyên môn Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức các chuyên đề về công tác chủ nhiệm cho giáo viên chia sẻ những khó khăn hoặc những kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm của bản thân Từ đó đúc kết những biện pháp rèn tốt nhất, phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình 2 Đối với nhà trường - Tổ chức nhiều hoạt động có nội dung về công tác rèn nề nếp, ý thức tự quản cho học sinh và cho cả giáo viên để tạo phong trào thi đua, giúp học sinh có hứng thú hơn trong việc rèn nề nếp lớp học - Tổ chức các buổi chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp tạo điều kiện cho các giáo viên chủ nhiệm trao đổi, học hỏi lẫn nhâu về công tác chủ nhiệm ... vị công tác: Trường Tiểu học TT Quảng Hà Huyện: Hải Hà BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2A6 Cấu trúc báo cáo I Mục đích biện pháp II Nội dung biện pháp. .. chất tốt đẹp - Xuất phát từ thực trạng tồn lớp chủ nhiệm -Nghiên cứu, lựa chọn áp dụng: ? ?Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu cơng tác chủ nhiệm lớp? ?? để giáo dục học sinh, đưa em vào nề nếp,... 19,7 Số em tích cực học tập, tham gia hoạt động SL % 9,7 Biện pháp góp phần nâng cao hiệu cơng tác chủ nhiệm lớp BP1: Tự hồn thiện phẩm chất lực người giáo viên chủ nhiệm BP2: Xây dựng kế hoạch chủ