Suy giápởphụnữcó
thai - Hậuquảkhólường
Suy giápởphụnữcóthai thường đưa đến nhiều hậuquả xấu cho thai nhi,
nguy hiểm nhất là đứa trẻ sinh ra bị đần độn và kém phát triển về thể chất, vì
thế đòi hỏi phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cả trước và trong
thời gian mang thai. Tuy nhiên do bệnh thường tiến triển âm thầm, khó nhận
biết hoặc do nhiều cơ sở y tế không có khả năng làm các xét nghiệm tầm
soát nên bệnh hay bị bỏ sót.
Nguyên nhân phổ biến gây suygiáp trong thời kỳ mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây suygiáp và tất cả đều có thể xảy ra ở các phụ
nữ mang thai. Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm tuyến giáp mạn tính có
tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto (mang tên của vị bác sĩ
người Nhật Bản đã phát hiện ra căn bệnh này). Bệnh Hashimoto có thể có từ
trước khi mang thai (nhưng do là bệnh mạn tính, diễn biến từ từ nên có thể
nhiều người không biết) hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên khi có thai.
- Các nguyên nhân gây suygiáp khác có thể là do đã bị cắt tuyến giáp hoặc
do điều trị iode phóng xạ (I131) hoặc do đang điều trị basedow bằng thuốc
kháng giáp trạng tổng hợp liềuquá cao.
- Những phụnữcó nguy cơ cao bị suygiáp trong thời gian mang thai gồm
đã hoặc đang điều trị cường giáp (bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp,
phẫu thuật, iode phóng xạ), có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến
giáp, người có bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suygiáp trong
lần cóthai trước Lưu ý là ở những vùng bị thiếu iốt, thai nghén có thể làm
bướu cổ to lên.
Người mẹ bị suygiápcó những nguy cơ gì ?
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì người mẹ có thể bị
tất cả các biến chứng cổ điển của suygiáp như thiếu máu, đau yếu cơ, suy
tim sung huyết, chậm chạp, táo bón Ngoài ra họ còn có nguy cơ bị các
biến chứng liên quan đến sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh
nhau, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau đẻ. Những biến chứng này có
xu hướng phổ biến ở các phụnữ bị suygiáp nặng, còn đa số các trường hợp
suy giáp nhẹ có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc rất nhẹ và khó
phát hiện được.
Thai nhi của các bà mẹ bị suygiápcó những nguy cơ gì?
- Tuyến giáp của thai nhi chỉ được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần
thứ 10 - 12 của thai kỳ, điều này có nghĩa là trong 12 tuần đầu (3 tháng đầu),
thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormon tuyến giáp từ người mẹ. Do
đó nếu mẹ bị suygiáp thì con cũng sẽ bị suy giáp. Ngoài ra, thai nhi còn phụ
thuộc vào lượng iode (cần cho tổng hợp hormon tuyến giáp) do người mẹ
cung cấp.
- Hormon tuyến giápcó vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, hình
thành các cơ quan cũng như sự phát triển bộ não của trẻ. Những đứa trẻ bị
suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển
trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay ở
một số bệnh viện lớn đã có chương trình sàng lọc bệnh tuyến giápở trẻ sơ
sinh, kết quả cho thấy phần lớn những bất thường này là có thể phòng ngừa
được nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng bổ sung hormon tuyến giáp
ngay sau khi sinh.
- Cũng chính vì các nguy cơ trầm trọng trên mà hiện nay nhiều thầy thuốc
khuyến cáo các phụnữcóthai nên kiểm tra TSH khi có kế hoạch cóthai và
trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà tốt nhất là ngay khi phát hiện có thai. Với
những người đã cósuygiáp và đang điều trị bằng hormon tuyến giáp
(levothyroxin) thì cần làm xét nghiệm FT4 và TSH ngay khi biết cóthai và
hàng tháng trong suốt thời gian mang thai vì nhu cầu hormon tuyến giáp
tăng lên trong thời kỳ mang thai, đòi hỏi phải tăng liều thuốc điều trị. Nếu
những người chưa mắc bệnh tuyến giáp và xét nghiệm TSH lần đầu sau khi
có thai là bình thường thì hầu như không cần kiểm tra lại nữa. Tuy nhiên, họ
nên thảo luận kỹ với thầy thuốc để được đánh giá một cách tổng thể, tránh
bỏ sót các nguy cơ.
Những người bị suygiáp nên được điều trị như thế nào trong khi mang
thai?
Cách thức điều trị suygiápở những phụnữ mang thai cũng giống như
những người không mang thai, bằng cách bổ sung dạng hormon tuyến giáp
tổng hợp. Tốt nhất và an toàn nhất là các phụnữcóthai được điều chỉnh liều
tối ưu, đạt bình giáp từ trước khi có thai. Họ cần được xét nghiệm chức năng
tuyến giáp (FT4 và TSH) mỗi 6-8 tuần (mỗi lần khi đi khám thai), nhưng
nếu phải thay đổi liều levothyroxin thì nên kiểm tra lại sau 4 tuần. Mục tiêu
là đảm bảo nồng độ FT4 và TSH phải trong giới hạn bình thường. Ngay sau
khi đẻ, người bệnh nên quay trở lại liều như trước khi có thai. Cần biết rằng
các vitamin có chứa sắt dùng trước khi sinh có thể làm giảm sự hấp thu
hormon tuyến giápở đường tiêu hóa. Vì thế 2 thuốc này nên được dùng cách
nhau ít nhất 2-3 giờ.
Theo: Sức khỏe
.
Suy giáp ở phụ nữ có
thai - Hậu quả khó lường
Suy giáp ở phụ nữ có thai thường đưa đến nhiều hậu quả xấu cho thai nhi,
nguy hiểm. nhân phổ biến gây suy giáp trong thời kỳ mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giáp và tất cả đều có thể xảy ra ở các phụ
nữ mang thai. Nguyên nhân