1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx

156 7,8K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 7,7 MB

Nội dung

Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á

Chủ tịch Hội đồng Ban Chủ nhiệm Khoa Chủ nhiệm đề tài

Võ Văn Thắng Trần Thể Lê Thị Liên

Chủ nhiệm đề tài: Ths LÊ THỊ LIÊN

Long Xuyên, tháng 6 năm 2010

Trang 2

I Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

III Phương pháp nghiên cứu 3

IV Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

Chương I

Chương II TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”

VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á

21

I Thức ăn 21

II Trang phục 24 III Nhà ở 28

IV Kiến trúc và điêu khắc 31

Trang 3

Chương III TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”

VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á

40

I Chữ viết 40

KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 74

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

" "

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:

Viện nghiên cứu Đông Nam Á

đồng Khoa học Trường Đại học An Giang

Xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô, quý đồng nghiệp trường Đại học

An Giang, đặc biệt xin chân thành cám ơn PGS.TS Ngô Văn Doanh - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, đã động viên và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này trong thời gian vừa qua

Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, cho nên, đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp, để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Chủ nhiệm đề tài

Lê Thị Liên

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kì đối đầu để bước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác Khi

mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai cũng dễ dàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á khác thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người bạn láng giềng của mình

Nam Á, có chung một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử, ngày nay đang cùng nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa Tất cả mọi hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay đều nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, giới thiệu về nền văn hóa của nhau không chỉ ở khu vực mà ra cả thế giới bên ngoài, để thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn hóa của nước bạn

Đông Nam Á xưa kia được biết đến như “là một khu vực thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác” (Donald G Mc Cloud, 1986) và cho đến tận cuối thế kỷ XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt Cách nhận thức mới về tính khu vực của Đông Nam Á thực sự xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi thực dân Anh lập ra Bộ chỉ huy quân sự Đông Nam Á, để phân biệt với Đông Á và Nam Á Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải chỉ là một khu vực chính trị thuần túy mà từ xa xưa, Đông Nam Á đã là một khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả,

kể cả các học giả Âu, Mĩ, khẳng định Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡ nhất là chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ở các nước Đông Nam

Á Như vậy, có thể nói, Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hóa trước khi trở thành khu vực địa lý - chính trị

Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống, vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây Trong kho tàng văn hóa đồ sộ Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc Hay nói cách khác, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói của người Inđônêxia Cụm từ này bắt nguồn từ câu nói của nhà thơ Mpu Tantular ở Inđônêxia “Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay, câu nói này đã trở thành thuật ngữ phổ biến khi nói về văn hóa Đông Nam Á

mang tính thống nhất như ở khu vực Đông Nam Á Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từ cơ sở nền tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cư dân Đông Nam Á

Ở đây, đề tài không trình bày theo hệ thống tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Đông Nam Á từ cổ chí kim, mà đề cập đến những thành tố cấu thành nên nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á đó Trong đề tài này, được chia thành ba chương:

Chương I: Những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng”

Trang 6

Chương II: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á

Chương III: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á

nội dung đã được trình bày Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn “tổng thể về văn hóa Đông Nam Á”, một thực tế của nền văn hóa tương đồng và đa sắc thái,

mà chúng tôi dùng ý tưởng “thống nhất trong đa dạng” để đề cập đến Bên cạnh đó, chúng ta sẽ hiểu biết thêm về những người bạn láng giềng của mình, đã kết “thành hội thành thuyền” trong quá trình phát triển, vươn lên theo xu thế khu vực và hội nhập thế giới

viết lại có hạn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những sai sót Kính mong quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp lượng thứ cho những sai sót và rất mong đón nhận được nhiều ý kiến chỉ dẫn thêm

Trang 7

PHẦN TÓM TẮT

đến nét chung và riêng của văn hóa Đông Nam Á, và cũng là một nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho khu vực, đó là tương đồng và đa sắc thái, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Nam Á trở thành cửa ngõ giao lưu qua lại giữa những nền văn minh lớn, nơi giao thương giữa các quốc gia, châu lục, là điều kiện thuận lợi để cho các nước trong khu vực tiếp cận với thế giới bên ngoài Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới châu Á gió mùa, Đông Nam Á sớm có điều kiện phát triển nghề nông trồng lúa và đã trở thành một nền kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á vốn có chung cội nguồn về tộc người - từ một loại chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á), sau quá trình tiếp cận và giao lưu đã tạo cho Đông Nam Á một khu vực

đa sắc tộc, đa ngôn ngữ Các nhà nước, quốc gia Đông Nam Á từ khi ra đời cho đến nay, có sự thay đổi lớn về ranh giới, địa phận ở mỗi quốc gia, tuy ở những phương diện khác nhau nhưng tất cả các nước đều có chung hoàn cảnh lịch sử nên dễ dàng thông cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập

Với nền tảng như thế, cho nên đã hình thành trong nếp sống của cư dân Đông Nam Á những phương thức sinh hoạt từ thức ăn, trang phục, nhà ở đến các công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, đều có những nét chung với nhau, dựa trên nền tảng của cơ tầng văn hóa bản địa, của cư dân nông nghiệp lúa nước, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa lớn của hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Hoa Từ xa xưa, đời sống tâm linh của cư dân Đông Nam Á, đã được quan tâm đến bằng những tín ngưỡng bản địa đặc sắc, bên cạnh đó, với sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào,

đã được người dân ở đây tiếp nhận và hòa trộn với nền văn hóa bản địa, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của họ Là cư dân nông nghiệp lúa nước, cho nên, các dân tộc Đông Nam Á có các lễ hội và phong tục tập quán vừa mang bản sắc riêng đa sắc màu, vừa mang dáng dấp chung của nền nông nghiệp trồng lúa nước Các hoạt động này vừa giúp cho cư dân thoả mãn những nhu cầu về đời sống tâm linh, vừa kèm theo các hình thức vui chơi, giải trí, nhằm tạo một không khí đoàn kết và thân thiện lẫn nhau giữa các con người trong một cộng đồng chung, làng xóm nói riêng, cả khu vực nói chung Một hình thức giải trí khác cũng không kém phần hấp dẫn đối với cư dân Đông Nam Á, đó

là nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống, và do các nước có sự tiếp cận, giao lưu

và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cho nên nền nghệ thuật truyền thống của mỗi nước vừa có nét tương đồng về nội dung lẫn phương pháp vừa có sự đa dạng về hình thức biểu diễn

Nhìn chung, văn hóa truyền thống Đông Nam Á, dựa trên nền tảng của nên nông nghiệp lúa nước, đã tạo ra cho cư dân ở đây một đời sống sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh thần đều vô cùng độc đáo, vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng, một sắc thái rất riêng Đông Nam Á

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA

Danh sách biểu bảng:

Biểu bảng 1: Tộc người chủ thể và tỷ lệ đạt được so với tổng dân số trong nước

ở các nước Đông Nam Á

Biểu bảng 2: Tình hình tôn giáo ở các nước trong khu vực Đông Nam Á

Danh sách hình ảnh minh họa:

Hình 1: Bản đồ các quốc gia Đông Nam Á

Hình 2: Bản đồ vương quốc Hồi giáo Brunây

Hình 3: Bản đồ vương quốc Cămpuchia

Hình 4: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Đông Timo

Hình 5: Bản đồ Cộng hòa Inđônêxia

Hình 6: Bản đồ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Hình 7: Bản đồ Liên bang Malaixia

Hình 8: Bản đồ Liên bang Mianma

Hình 9: Bản đồ Cộng hòa Philippin

Hình 10: Bản đồ Cộng hòa Xingapo

Hình 11: Bản đồ vương quốc Thái Lan

Hình 12: Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Hình 13: Núi lửa ở Philippin

Hình 14: Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam

Hình 16: Cánh đồng lúa chín ở Việt Nam

Hình 17: Bờ biển của đất nước Đông Timo

Hình 18: Bữa cơm truyền thống của gia đình người Việt (cơm - rau - cá)

Hình 19: Cơm lam của người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam

Hình 20: Nasi goreng (cơm rang) của tộc người Melayu

Hình 21: Nasi ulam (cơm rau sống) của tộc người Melayu

Hình 22: Mắm bò hóc của người Campuchia

Hình 23: Solok Cili (ớt xanh nhồi cá băm nhuyễn hấp) của người Mã Lai

Hình 24: Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai

Hình 25: Bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết của dân tộc Việt và một số dân tộc Đông Nam Á khác

Hình 26: Nam cởi trần đóng khố

Hình 27: Trang phục ngày Tết của phụ nữ H’mông

Hình 28: Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á

Hình 29: Trang phục truyền thống của người Mianma

Hình 30: Trang phục truyền thống của người Việt Nam

Hình 36: Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam

Hình 37: Ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia

Hình 40: Chùa tháp ở Pagan - Mianma

Hình 41: Cung điện Hoàng gia ở Băng Cốc - Thái Lan

Trang 9

Hình 42: Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào

Hình 43: Pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam - Việt Nam) Hình 44: Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia

Hình 45: Nụ cười đền Bayon ở Ăngco Thom - Cămpuchia

Hình 46: Vũ nữ Apsara ở đền Ăngco Vát

Hình 47: Bức phù điêu ở đền Sukhôthay - cố đô Thái

Hình 48: Những chạm khắc hình lá bao quanh Thạt Luổng ở Lào

Hình 49: Tượng phật bằng vàng tại chùa Mahamuni

Hình 50: Một trong 18 vị La Hán chùa Tây Phương - Hà Nội

Hình 51: Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa) xác định chữ Sanskrit và Pali vào Chăm Pa sớm nhất

Hình 52: Chữ Khơ Me (Sanskrit) được ghi ở đền Ăngco Vát của Cămpuchia Hình 53: Bộ sách chữ Thái cổ

Hình 54: Di sản chữ Nôm (tiếp thu từ chữ Hán) của người Việt

Hình 55: Tục thờ sinh thực khí “nõ - nường” ở Phú Thọ - Việt Nam

Hình 56: Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên những bức tượng điêu khắc Hình 57: Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ở Nhà mồ Tây Nguyên

Hình 58: Tượng thờ Linga và Yoni ở Mỹ Sơn - Việt Nam

Hình 59: Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Việt

Hình 61: Tượng của Đức Phật được rắn thần Naga bảo vệ

Hình 62: Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cũng tham gia những đường cày đầu tiên trong Lễ hội xuống đồng ở Lào Cai - Việt Nam

Hình 63: Lễ hội Té nước ở Thái Lan, Cămpuchia

Hình 64: Lễ hội Loi Krathồng (thả đèn trong một cái chén lá) ở Thái Lan

Hình 65: Hội đền Hai bà Trưng

Hình 66: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của người Khơ Me

Hình 67: Tết cổ truyền người Lào

Hình 68: Hát quan họ trên thuyền quanh giếng Ngọc - Cổ Loa

Hình 69: Chơi đu - trò chơi dân gian không thể thiếu được trong ngày hội

Hình 70: Cô gái duyên dáng trong thi thổi cơm

Hình 71: Tục cướp dâu của dân tộc H’mông ở Việt Nam

Hình 73: Lễ cưới truyền thống ở Việt Nam

Hình 74: Trầu để nhai

Hình 75: Trầu cau trong ngày cưới

Hình 77: Chọi gà ở một làng quê Việt Nam

Hình 78: Thi thả diều quốc tế ở Việt Nam

Hình 84: Wayang Topeng (múa mặt nạ) ở Giava - Inđônêxia

Hình 85: Wayang Wong (múa mặt nạ) ở Bali - Inđônêxia

Hình 86: Múa Lakhon của người Thái

Hình 87: Sân khấu Mayong ở Malaixia

Trang 10

Hình 88: Lakhon Basac của người Cămpuchia

Hình 89: Hát Dù kê của người Khơ Me Nam Bộ Việt Nam

Hình 90: Cờ ASEAN

Hình 91: Ban lãnh đạo các nước ASEAN

Hình 92: Cờ biểu trưng ASEAN 2010

Hình 93: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay thân mật với Quốc vương Brunây Haji Hassanal Bolkiah

Hình 94: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cămpuchia Hun Sen duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hình 95: Tổng thống Inđônêxia Susilo Bambang Yudhoyono tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hình 96: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayason

Hình 97: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaixia Abdul Razak Hình 98: Chủ tịch hội đồng quốc gia Mianma Than Shwe tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hình 99: Tổng thống Philippines Gloria Arroyo tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hình 100: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva

Hình 101: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Hình 102: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Bộ trưởng Công thương và Du

lịch Đông Ti-mo Gil da Costa AN Alves

Hình 103: Đông Nam Á không còn là một vùng bị chia rẽ mà sẽ gắn kết trong tổ

chức ASEAN hội nhập vào quốc tế

Hình 104: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006

Hình 105: Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nâng cốc chúc mừng vị thế thành viên thứ 150 của Việt Nam

Trang 11

VIẾT TẮT

Viết tắt theo tiếng Anh:

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

Tổ chức Thương mại Thế giới

Viết tắt theo tiếng Việt:

Trang 12

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc Qua đó, đề tài đi đến khẳng định: đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á rất đa dạng, tuy nhiên trong nền văn hóa đó đều thể hiện những nét tương đồng, thống nhất trong chiều sâu cuộc sống của họ

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán và nghệ thuật biểu diễn sân khấu Từ

đó, đề tài sẽ rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về đời sống văn hóa tinh thần - nét đặc trưng nổi bật trong đời sống văn hóa truyền thống ở các quốc gia Đông Nam Á

2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm ba phần:

Phần 1: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu khai thác những khía cạnh để tạo nên tính

“thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á

Trước tiên, đề tài sẽ đi vào xem xét về điều kiện tự nhiên, như các mặt: vị trí địa

lý, địa hình, khí hậu và động, thực vật ở Đông Nam Á Bên cạnh đó, yếu tố dân tộc và ngôn ngữ cũng là những điều kiện cần thiết tạo nên tính đặc trưng của nền văn hóa này Xuất phát từ một nguồn nhân chủng Môngôlôit phương Nam, qua quá trình giao lưu và lan tỏa, đã hình thành nên những tộc người khác nhau ở Đông Nam Á Đồng thời, có chung một nguồn gốc ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử, dần dần cũng hình thành nên những ngữ hệ khác nhau trong khu vực Nền kinh tế truyền thống cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên đặc trưng văn hóa khu vực, đặc biệt là nghề nông trồng lúa Sau cùng, sự tương đồng trong tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên tính tương đồng trong văn hóa truyền thống Đông Nam Á

Phần 2: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á: thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc

hay thịt Từ gạo, cư dân Đông Nam Á đã chế biến ra nhiều loại thức ăn khác hay các loại bánh để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và lễ hội Còn về trang phục truyền thống của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy, cởi trần, dần về sau y phục có sự thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng: yếm, áo chui, quần, váy… Tùy mỗi quốc gia, dân tộc mà trang phục truyền thống của họ hoặc thêm vào hay bớt đi, tạo nên bức tranh muôn màu trong trang phục cư dân Đông Nam Á Về nhà ở, kiểu nhà sàn là kiểu nhà truyền thống, đồng thời, nhà hình thuyền, nhà đất, nhà

Trang 13

Phần 3: đề tài tập trung khai thác những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á: chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán, nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống

Về chữ viết Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của chữ Ấn Độ (chữ Sanskrit

và Pali), Trung Quốc (chữ Hán), dần dần họ tạo ra nhiều kiểu chữ viết riêng cho dân tộc mình, và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, các loại chữ Latinh đã ra đời ở các quốc gia Đông Nam Á Về hệ thống tín ngưỡng, xuất phát từ một nền nông nghiệp lúa nước, cư dân các nước Đông Nam Á có những tín ngưỡng tương tự nhau: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên Bên cạnh đó, các tôn giáo từ bên ngoài: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Đông Nam Á, và được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận và biến tấu cho phù hợp với tín ngưỡng bản địa Với các lễ hội: nông nghiệp, tôn giáo, lễ Tết là những lễ hội truyền thống gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của các quốc gia Đông Nam Á Còn về phong tục tập quán: cưới xin, tang ma, nhai trầu, hay các trò chơi dân gian: thả diều, bơi thuyền, chọi gà… cũng được cư dân Đông Nam Á bảo lưu và phát huy các giá trị vốn có của nó Loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống: rối bóng, rối nước, kịch múa, kịch hát… cũng được giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng Đông Nam Á

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tính “thống nhất trong đa dạng” về các mặt trong đời sống vật chất như ăn, mặc, ở, kiến trúc và điêu khắc, đồng thời về các mặt trong đời sống tinh thần như chữ viết, tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội - phong tục tập quán, nghệ thuật sân khấu biểu diễn của các quốc gia Đông Nam Á Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu các tiền đề quan trọng tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á: điều kiện tự nhiên, dân tộc và ngôn ngữ, nền kinh tế truyền thống và tiến trình phát triển lịch sử của mỗi nước trong khu vực

đề tài, thường thấy vắng bóng các quốc gia trên là lẽ tất nhiên

Trang 14

III Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào phương pháp luận sử học theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc

bảo tàng Dân tộc học, cùng với việc tiếp cận và theo dõi những thông tin, tư liệu trên internet, truyền hình…

Sử dụng những phương pháp chuyên ngành Lịch sử: thu thập, xử lí tư liệu, tổng hợp, thống kê, chọn lọc, phân tích, so sánh, đối chiếu… để làm thỏa đáng vấn đề đã đặt

ra trong đề tài

IV Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình nghiên cứu trong nước

tâm nghiên cứu, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á Hiện nay, vấn đề về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á được một số tác giả đề cập trên một số công trình cụ thể:

Đông Nam Á”, năm 1992, với phần đầu của tác phẩm có đề cập đến, Đông Nam Á: thống nhất trong đa dạng, sau đó, giới thiệu chi tiết những lễ hội truyền thống của các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Philippin, Inđônêxia

Quyển “Phong tục các dân tộc Đông Nam Á” do Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện (chủ biên), năm 1997, giới thiệu các phong tục như ăn, ở, mặc, hôn nhân, tín ngưỡng ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

Phan Ngọc trong quyển “Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ Lịch sử và văn hóa”, của Viện Đông Nam Á, năm 1998, tác giả có đề cập một cách khái quát về tính thống nhất của một số thành tố văn hóa của cư dân Đông Nam Á

Quyển “Văn hóa Đông Nam Á” của Mai Ngọc Chừ, năm 1999, đã trình bày một cách hệ thống một số thành tố của văn hóa Đông Nam Á như: ăn uống, các trò giải trí, nghệ thuật tạo hình, hơn nữa, tác phẩm còn đề cập đến các giai đoạn phát triển và những thành tựu lớn của văn hóa truyền thống Đông Nam Á

Quyển: “Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á” của Nguyễn Phan Thọ, năm

1999, đây là một tài liệu chuyên khảo về nghệ thuật truyền thống của các nước trong khu vực Đông Nam Á Trong quyển sách này, tác giả trình bày đến quá trình hình thành

và phát triển của các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như những nền tảng tạo nên

sự đồng nhất trong đa dạng của nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á

Quyển “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á” của Trần Bình Minh, năm 2000, đã đề cập đến những lễ hội lớn trong khu vực Đông Nam Á Trong quyển sách này, tác giả đã tập trung so sánh những nét tương đồng trong lễ hội cổ truyền của người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc bộ (Việt Nam) với một số quốc gia trong khu vực

Trang 15

Hai tác giả Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, với quyển “Văn hóa Đông Nam Á”, năm 2001, khái quát về tình hình nghiên cứu Đông Nam Á, nền văn hóa bản địa của cư dân nông nghiệp; sự hình thành các nền văn hóa quốc gia dân tộc trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và văn hóa phương Tây; cùng với văn hóa Đông Nam Á trong thời kỳ lịch sử hiện đại

giới cổ trung đại” do Lương Ninh chủ biên, năm 2003, bài viết khái quát lịch sử cổ - trung đại Đông Nam Á, đồng thời, nêu lên một số đặc điểm về văn hóa Đông Nam Á như tôn giáo, lễ hội, chữ viết, văn học, kiến trúc và điêu khắc

Quyển “Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông Nam Á” của tác giả Ngô Văn Lệ, năm 2003, trong tác phẩm giới thiệu sơ nét về tính “thống nhất trong

đa dạng” của Đông Nam Á nhìn từ khía cạnh trang phục, tổ chức gia đình, công xã Quyển “Văn hóa Đông Nam Á” của Nguyễn Tấn Đắc, năm 2003, giới thiệu về khu vực văn hóa Đông Nam Á, các nhóm chủng tộc và ngôn ngữ, tiếp đến là những nền tảng cơ bản của văn hóa khu vực là nông nghiệp và thương nghiệp Ngoài ra, tác giả còn

đề cập đến văn hóa hiện nay ở một số nước thông qua hệ ý thức và bảng giá trị của các nước Đông Nam Á, cuối cùng, tác giả tổng hợp Đông Nam Á và văn hóa Đông Nam Á, quá trình nhận thức khu vực Đông Nam Á

Đề tài cấp Bộ: “Cộng đồng Melayu một số vấn đề văn hóa” do Mai Ngọc Chừ chủ nhiệm, năm 2004, giới thiệu về văn hóa phục vụ đời sống như ăn, ở, mặc; tôn giáo - tín ngưỡng; một số phong tục tập quán và ngôn ngữ; nghệ thuật của cộng đồng Melayu

Đinh Trung Kiên với quyển “Tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á”, năm 2007, tác giả giới thiệu về sự ra đời, phát triển và những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Đông Nam Á, tiêu biểu là tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, kiến trúc, hội họa, điêu khắc

Quyển “Tri thức Đông Nam Á” của hai tác giả Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (chủ biên), năm 2008, giới thiệu về Đông Nam Á đại cương: địa lý, lịch sử, văn hóa và các nước Đông Nam Á cụ thể, trong đó quyển sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về các quốc gia Đông Nam Á từ cổ đại cho đến đương đại

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Unity in Diversity Regional Identity Building in Southeast Asia (Thống nhất trong đa dạng: xây dựng bản sắc khu vực Đông Nam Á) do Kristina Jonsson là một viên nghiên cứu của Trung tâm Đông và Đông Nam châu Á học, năm 2008, tại Đại học Lund, Thụy Điển Nội dung của bài viết là vấn đề khu vực và xây dựng bản sắc văn hóa Đông Nam Á, khu vực Đông Nam Á trong sự thống nhất

Diversity and Unity in Southeast Asia (Sự đa dạng và thống nhất ở Đông Nam Á), do Jan o M Broekp, Đại học California, Berkeley Nội dung chứng minh được thời

kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Đông Nam châu Á vào nửa đầu của năm 1940 Vào đầu thập kỷ này, vùng đất giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Úc, với ngoại lệ của nhà nước Thái Lan đệm, đều dưới sự kiểm soát trực tiếp của các nước phương Tây

Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu đi vào một cách có hệ thống về tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam Á Dựa trên thành quả nghiên cứu của người đi trước, tác giả sẽ hệ thống một cách khái quát về các thành tố cấu thành nên nền văn hóa trên

Trang 16

NỘI DUNG Chương I NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”

I Điều kiện tự nhiên Đông Nam Á

con người luôn luôn gắn bó với tự nhiên Chính vì thế, “mối quan hệ giữa con người và

tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của đời sống văn hóa” (Trần Quốc Vượng, 1997: 17)

Có thể nói, theo cách nói của Mai Ngọc Chừ: “điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của con người trong khu vực đó” (Mai Ngọc Chừ, 1999: 15) Chính vì vậy, trước khi đi vào các mặt của đời sống văn hóa, chúng ta lại bắt đầu từ điều kiện tự nhiên của khu vực

1 Vị trí địa lý

nam lục địa Á - Âu

trên một không gian khá rộng (bao gồm cả biển và đất liền), nằm trong cùng một phạm

vi khoảng từ 920 đến 1400 kinh Đông, và khoảng từ 280 vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến

phận: bán đảo Trung - Ấn và quần đảo Mã Lai, là một quần thể gồm: các đảo, bán đảo, quần đảo và các vịnh trong vùng biển xen kẻ với nhau rất phức tạp chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, với sự phân tán của những quần đảo uốn cong có số lượng đảo nhiều và lớn nhất thế giới (chủ yếu ở hai quốc gia Inđônêxia, Philippin) Chính vì thế, đã tạo cho Đông Nam Á có một vị trí chiến lược quan trọng, vừa nằm giữa

và gần hai quốc gia rộng lớn, với hai nền văn minh lâu đời, rực rỡ vào bậc nhất châu Á

và thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, vừa gần với cường quốc kinh tế Nhật Bản, nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, giữa châu Úc với các quốc gia nằm ở phía bắc là Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Butan, Bănglađét, Nêpan

Về mặt địa lý hành chính hiện đại, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: các quốc gia nằm ở hải đảo gồm Inđônêxia, Xingapo, Philippin, Brunây, Đông Timo; các quốc gia nằm ở lục địa gồm Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Mianma; và quốc gia Malaixia là vừa hải đảo vừa lục địa

Với vị trí đó, Đông Nam Á sớm trở thành khu vực có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trên nhiều bình diện, đồng thời là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực tiếp cận, trao đổi với các nền văn hóa bên ngoài từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập đến châu Âu,

để sáng tạo cho mình một nền văn hóa rộng lớn, đặc sắc và thấm đậm tinh thần khu vực

2 Địa hình

Đông Nam Á là khu vực có địa hình phong phú, với núi rừng, đồng bằng và biển

cả, được nối với nhau bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt đầy nước, cho nên văn hóa Đông Nam Á là một chỉnh thể thống nhất của ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng

và văn hóa biển Ở mỗi yếu tố văn hóa tự mang trong mình những đặc trưng riêng của chủ nhân nó Những yếu tố: núi, biển và đồng bằng được tạo nên và chi phối chặt chẽ bởi những đặc điểm địa hình vô cùng độc đáo nơi đây, bởi, Đông Nam Á hải đảo hay lục địa đều có sự đan xen mang tính hệ thống giữa đồi núi, đồng bằng và sông biển, mà

Trang 17

Ở khu vực thuộc bán đảo Trung - Ấn, có các cao nguyên rộng lớn, từ cao nguyên Shan (Mianma), Khorat (Thái Lan), Bôlôven, Khăm Muộn (Lào) đến Tây Nguyên (Việt Nam), rồi vươn ra biển làm cho các dòng sông lớn cũng bắt nguồn từ các núi rừng rộng lớn Với hệ thống sông ngòi dày đặc, cũng bắt nguồn từ bán đảo Trung - Ấn: sông Mê Kông dài 4.500km (đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2.600km), sông Xaluen dài 3.200km, Iraoađi dài 2.150km, sông Mê Nam dài 1.200km, sông Hồng dài 1.126km Còn ngược lại, các con sông trên quần đảo Mã Lai như ở Inđônêxia, Philippin, thậm chí cả Malaixia đều ngắn và dốc, có giá trị khai thác thủy điện cao Sông ngòi ở Đông Nam Á không chỉ có giá trị về mặt giao thông mà chủ yếu là tạo nên các vùng châu thổ màu mỡ phù sa Thông thường, tương ứng với các con sông lớn là các vùng châu thổ rộng lớn, như vùng Hạ Mianma; châu thổ Mê Nam (Thái Lan); châu thổ Mê Kông (Cămpuchia, Việt Nam…); châu thổ sông Hồng (Việt Nam) Từ bán đảo Đông Dương qua Thái Lan đến Mianma, cảnh quan tự nhiên của vùng là những châu thổ xen kẽ với đồi núi, rừng rậm kéo dài từ phía bắc xuống phía nam ra biển, núi rừng

và bình nguyên ở Đông Nam Á bao phủ các đảo, quần đảo ở phía đông, đông nam với trữ lượng lớn về tài nguyên

nếp xen các núi lửa với cao nguyên núi lửa, còn các đồng bằng thường phân bố dọc theo các miền duyên hải hoặc trong các thung lũng giữa núi Đồng bằng ở hải đảo thường nhỏ hẹp hơn so với khu vực lục địa, tuy nhiên, so với khu vực Đông Nam Á lục địa, địa hình đồi núi ở các nước hải đảo lại có phần quy mô hơn, trong đó địa hình núi lửa trở thành một yếu tố nổi bật trong cảnh quang thiên nhiên của khu vực này Hầu hết các đỉnh núi cao nhất ở Inđônêxia và Philippin đều là những núi lửa đang hoạt động hoặc đã tắt, như núi Kerinsi ở Xumatơra, Semera ở Giava, Rantemario ở Xulavêxi, Anpô trên đảo Minđanao (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Đông Nam Á là khu vực có nhiều quần đảo vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở hai quốc gia: Inđônêxia (17.508 hòn đảo) và Philippin (7.107 hòn đảo) Biển và vịnh ở Đông Nam Á kéo dài từ vùng biển Đông, bán đảo Đông Dương hướng ra Thái Bình Dương đến vịnh Inđônêxia của Ấn Độ Dương Đảo và quần đảo với những vịnh lớn, nhỏ, cùng với những eo biển nổi tiếng lâu đời đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đa sắc và hùng vĩ của Đông Nam Á

Đó chính là những nét chung, thống nhất về mặt địa hình các quốc gia Đông Nam Á Bên cạnh những nét chung đó, ở mỗi quốc gia lại chứa đựng những nét riêng, khác biệt tạo nên cảnh sắc đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong toàn khu vực

3 Khí hậu

Đông Nam Á có vị trí địa lý khá quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có đường xích đạo chạy qua, cho nên cùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết đặc trưng của khu vực châu Á

Đặc điểm chung của vùng này là tính chất bán đảo và điều kiện hoàn lưu gió mùa, tạo cho Đông Nam Á, một khu vực “châu Á gió mùa” bởi đặc trưng nổi bật của khí hậu nóng và ẩm, với hai mùa được hình thành khá rõ là mùa khô và mùa mưa trong năm Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì Đông Nam Á có độ ẩm cao nhất thế giới (trên 80% - 90%), vì có đường xích đạo chạy qua Do có đường bờ biển dài bao quanh khiến lượng nước bốc hơi trên đất liền luôn dư thừa (Sakurai Yumlo, 1996), tạo nên khí hậu nóng ẩm (nhiệt độ trung bình từ 20 - 270C) và mưa nhiều (lượng mưa từ 1.500 đến 3.000mm/năm) (Phan Ngọc Liên, 2002) Mặc dù, khu vực Đông Nam Á cùng

Trang 18

Tuy nhiên, người ta phân chia khí hậu Đông Nam Á thành hai đới khác nhau (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008), vừa tạo nên tính đa dạng vừa tạo nên tính thống nhất về khí hậu nơi đây:

Đới khí hậu xích đạo: tạo thành một dải dọc theo đường xích đạo, bao gồm các đảo Xumatơra, Calimantan, Xulavêxi, phần tây các đảo Giava, Irian, phần nam bán đảo Malacca và đảo Minđanao Đới khí hậu cận xích đạo (đới gió mùa xích đạo): gồm hai đới nằm ở phía bắc và phía nam đới khí hậu xích đạo Trong đó, đới nằm ở phía bắc bao gồm: phần lớn bán đảo Trung - Ấn và gần như toàn bộ quần đảo Philippin; còn đới ở phía nam gồm toàn bộ quần đảo nằm ở phía đông của đảo Giava Ở các đới khí hậu này, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa hạ (1) và mùa đông (2)

con người, nhất là ngay trong buổi đầu bình minh lịch sử, chính vì vậy, Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh (2002) đã khẳng định:

Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về cả nhiệt độ

và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa dạng kết hợp rừng - suối, đồi ruộng, có biển, có đồng bằng, đã tạo nên những không gian lí tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ, điều đó giải thích vì sao,

từ rất cổ xưa, con người đã đến đây sinh sống

văn hóa Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á - một nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng” của khu vực” (Mai Ngọc Chừ, 1999: 17)

4 Động và thực vật

Với điều kiện khí hậu như đã nói trên sẽ gắn chặt với sự sinh tồn và phát triển của giới động, thực vật ở khu vực Đông Nam Á Thật vậy, với rừng tự nhiên đa dạng, mang nhiều màu sắc, cho nên thành phần trong giới động vật ở khu vực Đông Nam Á cũng rất phong phú và đa dạng về chủng loài Trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh (2)

có khỉ, đười ươi, vượn, heo vòi, nhiều loài chim và bò sát… Trong rừng gió mùa, rừng thưa và xavan cây bụi (3) tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn lá cây và động vật ăn thịt Đáng chú ý là có trâu rừng, linh dương, nai, bò tót, bò xám, tê giác một sừng, voi, hổ, báo… Tất cả các loài này phân bố rộng, có ở cả bán đảo Trung - Ấn và vùng đảo Mã Lai Ngày nay, nhiều loài động vật quý như hổ, báo, bò rừng, tê giác… bị suy giảm nhanh và có nguy cơ bị tuyệt chủng vì con người săn bắn bừa bãi và diện tích rừng bị thu hẹp (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Ngoài ra, Đông Nam Á còn được coi

là một “viện bảo tàng chim thú” - thiên đường của các nhà động vật học, với những loài chim ở đây có giá trị lớn về nhiều mặt như kinh tế, khoa học, sản xuất, văn hóa - xã hội (Phan Ngọc Liên, 2002)

phát sinh trồng trọt sớm vì đó là một vùng nhiệt đới với tính đa dạng cao về thực vật cũng như cảnh quan địa mạo, sinh thái mà không một nơi nào sánh kịp, đó là vùng thung lũng chân núi hoặc ven biển (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001) Chính đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam Á cùng với biển và gió mùa đã biến khu vực này thành thiên đường của thế giới thực vật, làm cho hệ thực vật ở đây vô cùng

đa dạng và phong phú, đó là màu xanh cây lá, hoa trái bạt ngàn quanh năm bao phủ

Trang 19

Nhờ có khí hậu thuận lợi, không quá gay gắt về cả nhiệt độ lẫn lượng mưa nên tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp - nền kinh tế chính của khu vực mà cây lúa đóng vai trò chủ đạo Do vậy, Đông Nam Á được mệnh danh là quê hương của cây lúa nước, cây lương thực số một của nhân loại Những cánh đồng lúa được phân bố chủ yếu trên các đồng bằng châu thổ, dọc theo thung lũng các con sông ở Đông Nam Á vì đây là những vùng đất phù sa màu mỡ do các con sông bồi đắp và được con người ở đây tận dụng trong quá trình sản xuất

Các nhà Sử học Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh (2002) nhận xét rất xác đáng về khu vực này:

Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, đàn hương, trầm hương… Do có những điều kiện thiên nhiên tương đồng với các loài động, thực vật rất khác biệt với các vùng khác, nhưng lại giống nhau trong vùng, nên Đông Nam Á còn được coi là khu vực thực vật - dân tộc học và động vật - dân tộc học

vực Đông Nam Á và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các nước nơi đây (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

Đông Nam Á là một miền địa lý đa dạng mà thống nhất (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001: 81, sđd), dù xét dưới góc độ nào - vị trí (đảo, bán đảo, quần đảo), địa hình (núi, đồng bằng, sông biển), khí hậu (nhiệt đới gió mùa) hay hệ động thực vật Sự “thống nhất trong đa dạng” đó của điều kiện tự nhiên là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông Nam

Hiện nay, các nước Đông Nam Á đều là những quốc gia đa thành phần dân tộc, trong đó ở mỗi nước thường có một thành phần dân tộc chiếm chủ thể về số lượng cư dân (5) và trình độ phát triển xã hội Ngoài ra, còn có nhiều thành phần tộc người khác vốn bản địa của khu vực có từ lâu đời với số lượng thay đổi từng nơi

Trang 20

Từ nhóm nhân chủng Môngôlôit phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á) có thể chia ra 4 nhóm nhỏ như sau (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Nguyễn Tấn Đắc, 2003; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008):

Bắt đầu là có một dòng người thuộc chủng Môngôlôit từ vùng lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng đông nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảo Trung - Ấn Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Mêlanêdiên bản địa

(thuộc đại chủng Ôxtralôit), tạo chủng Anhđônêdiên (còn gọi là Mã Lai cổ) (6) Từ đây lan tỏa ra, người Anhđônêdiên cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại

Người Anhđônêdiên là cư dân cổ có mặt ở hầu khắp các nơi trong khu vực Đông Nam Á, gồm những tộc ít người sinh sống chủ yếu là sâu trong các hải đảo như như người Batắc ở Xumatơra; người Đaiắc, Kênya, Kayan, Punan ở Calimantan; Alphuru ở Xulavêxi thuộc Inđônêxia; nhóm Bontok, Nabaloi, Iphugao, Kankanai, Pagobo, Ghianga thuộc Philippin Còn ở các miền rừng núi, người Anhđônêdiên có mặt khắp trên bán đảo Đông Dương: các tộc người ở Tây Nguyên, ở dãy Trường Sơn (Việt Nam): Bru - Vân Kiều, Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, M’nông, Khơ Mú; tập trung chủ yếu ở Lào: Thượng Lào (Khơ Mú), Hạ Lào (Hin, Bôlôven) và miền Trung Lào ít hơn; ngoài ra còn

ở Cămpuchia và Thái Lan

1.2 Nhóm Nam Á

chủng Môngôlôit, với các nét đặc trưng Môngôlôit lại càng nổi trội, vì vậy, nó được coi

là tiểu chủng Môngôlôit phương Nam, và về sau, Bách Việt đã được sinh ra từ chủng này (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

Nhóm Nam Á gồm đại bộ phận người Đông Nam Á, với các nhóm đại diện chủ yếu là Tày, Thái, Việt (Kinh), Lào, Mianma, Mã Lai, Khơ Me… ở bán đảo Trung - Ấn; Visaya, Tagan, Giava, Sunđa, Mađura… ở quần đảo Mã Lai (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

1.3 Nhóm Vêđôit

nhất định đến loại hình nhân chủng khác ở Đông Nam Á là Vêđôit, phần lớn là Anhđônêdiên Trong một giai đoạn lịch sử khá dài, nhóm loại hình nhân chủng Vêđôit

và Anhđônêdiên đã là thành phần chủ thể của cả khu vực Đông Nam Á với tỷ trọng có thể khác nhau giữa phần lục địa (chủ yếu Anhđônêdiên) và phần hải đảo (ở thời kỳ đầu chủ yếu Vêđôit) Tiếp đến, đó là sự tác động mạnh mẽ của dòng người Nam Á, điều này, càng làm cho bức tranh nhân gian các nhóm nhân chủng Đông Nam Á đang biến đổi lại càng thêm thấm đượm sắc thái mới

ít hơn ở phía nam bán đảo Trung - Ấn với độ biến dị khá rộng rãi trên đặc điểm hình thái, như người Tokea, Toala, Loinanga ở Xulavêxi; người Manga, Kayan ở Calimantan; Orang Batin ở Xumatơra; người Xênôi ở Malacca (Nguyễn Đình Khoa, 1983; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

1.4 Nhóm Nêgritô

Mêlanêdiên (thuộc đại chủng Ôxtralôit), và phát sinh không sớm hơn loại hình nhân

Trang 21

Nhóm Nêgritô phân bổ nhiều nơi ở Đông Nam Á, điển hình như người Tapiro ở sườn nam các dãy núi ở trung tâm Tân Ghinê, hoặc ở Philippin, Malaixia, đảo Irian của Inđônêxia và cực nam bán đảo Trung - Ấn, ở các cụm đảo Anđaman, Nicobar

Như vậy, qua một quá trình lịch sử lâu dài, từ tiểu chủng Đông Nam Á đã tiếp tục phân hóa thành những tộc người khác nhau Vì vậy, khi xem xét về Đông Nam Á ở góc độ dân tộc học, ta dễ dàng nhận thấy tính đa dạng và phong phú trong các thành phần tộc người và sự phân bố dân cư nơi đây, thể hiện ở mỗi quốc gia có thể có hàng chục, hàng trăm dân tộc khác nhau (10)

có nguồn gốc chung xuất phát từ chủng người Môngôlôit phương Nam, do đó, đã tạo nên điểm tương đồng trong khu vực - một sự “thống nhất trong đa dạng” về con người

và văn hóa Đông Nam Á (Mai Ngọc Chừ, 1999)

2 Ngôn ngữ

Mặc dù, ngày nay, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á rất đa dạng nhưng theo các nhà ngôn ngữ học, trước đây chúng đều có một gốc chung, tạm thời gọi là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử (Phạm Đức Dương, 1983) Từ ngôn ngữ gốc chung này, trong quá trình phát triển lịch sử, nó được phân thành các ngữ hệ khác nhau và phát triển theo hướng khác nhau, có thể chia ngôn ngữ Đông Nam Á thành 4 ngữ hệ chính (Mai Ngọc Chừ, 1999; Nguyễn Tấn Đắc, 2003; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

2.1 Ngữ hệ Nam Đảo

Ngữ hệ Nam Đảo (Mã Lai - Đa Đảo), được phân bố khá rộng, chủ yếu là các đảo, trải từ Đông Nam Á đến tận châu Úc và các đảo nam Thái Bình Dương về phía đông và hòn đảo ở đông nam châu Phi về phía tây Thuộc ngữ hệ này gồm khoảng 200 tiếng nói cụ thể, bao gồm phần lớn cư dân Inđônêxia, Philippin và Malaixia, trong đó có ngôn ngữ Melayu (các quốc gia Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo), ngôn ngữ Tagalog (ở Philippin), các ngôn ngữ Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Ra Glai, Chu Ru (ở vùng biên giới Việt Nam), một số tộc người ở phía nam Thái Lan, Cămpuchia

Những quốc gia sử dụng ngữ hệ Nam Đảo làm tiếng nói chính thức: Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Xingapo

2.2 Ngữ hệ Nam Á

Ngữ hệ Nam Á được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa, có thể chia thành 4 nhóm sau:

2.2.1 Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me

Ngữ hệ Môn - Khơ Me có hơn 100 ngôn ngữ, chia thành hai nhóm: Môn - Khơ

Me Bắc và Môn - Khơ Me Đông

Môn - Khơ Me Bắc gồm có các tiếng nói chủ yếu: Bắc Thái Lan, Bắc Lào, Đông Mianma

Môn - Khơ Me Đông gồm các ngôn ngữ tập trung: Cămpuchia, miền Trung Việt Nam, Trung Lào, Bắc Thái

Trang 22

Các ngôn ngữ của những tộc người Môn - Khơ Me ở Việt Nam sống rải rác ở vùng Tây Nguyên, Trường Sơn và Tây Bắc, gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, H’rê, M’nông, Stiêng, Bru - Vân Kiều, Ka Tu, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Gié Triêng, Chơ Ro, Mảng, Kháng, Rơ Năm, Ơ Đu và Brâu

2.2.2 Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao

Thái Lan, còn Mianma thì ở gần biên giới Trung Quốc Nhóm ngôn ngữ H’mông - Dao, bao gồm các ngôn ngữ: H’mông (Mèo, Miao, Mông), Dao (Man, Yao), Pàthẻn, Sơ, Klao

2.2.3 Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường gồm bốn ngôn ngữ: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt Nhóm ngôn ngữ này chỉ có ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á có người Việt sinh sống

2.2.4 Nhóm ngôn ngữ Nam Á khác

Thái cổ và Mã Lai - Đa Đảo, theo Paul K Benedict), đó là các ngôn ngữ La Chí, La Ha, Klao, Pupéo ở Việt Nam

2.3 Ngữ hệ Thái

Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái được phân bố ở Thái Lan, Lào, miền núi phía bắc Việt Nam và đông bắc Mianma Thuộc họ này có các ngôn ngữ: Thái, Lào, Tày Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố y, Lự, La Ha

một vài ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác theo dòng người nước ngoài đến Đông Nam Á như tiếng Tamin (thuộc Đraviđa) của người Ấn Độ ở Malaixia, Inđônêxia; tiếng Aryen (thuộc Ấn - Âu) của một số người Ấn Độ và Pakixtan ở Mianma

Những đặc điểm về hệ ngôn ngữ cũng như sự phân bố tộc người trên lãnh thổ Đông Nam Á cho thấy một sự thật là: không phải giữa các quốc gia Đông Nam Á từ trước đến nay không tồn tại một mối quan hệ nào, và nếu chúng ta biết khai thác những mối quan hệ, liên hệ ẩn náu trong quá khứ ấy thì sự hợp tác khu vực không thể không

Trang 23

Xin mượn lời của Mai Ngọc Chừ để kết lại: “Sự đa dạng không hề thủ tiêu tính thống nhất của chúng Nếu như nói rằng văn hóa Đông Nam Á là sự thống nhất trong đa dạng thì nhận định đó cũng hoàn toàn chính xác đối với ngôn ngữ - một nhân tố quan trọng của văn hóa và các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng” (Mai Ngọc Chừ, 1999: 112)

III Nền kinh tế truyền thống Đông Nam Á

“Xét về mặt lịch sử, những quốc gia lục địa chủ yếu sống bằng nông nghiệp trồng lúa và những quốc gia hải đảo được lợi từ việc buôn bán đường biển” (Mary Somers Heidhues, 2007: 6), đó chính là những nền kinh tế cơ bản, đem lại nhiều hiệu quả và mang tính truyền thống của khu vực Đông Nam Á

1 Kinh tế lúa nước

Nhiều bộ môn khoa học, trước hết là khảo cổ học, sinh thái học, dân tộc học…

đã chứng minh: Đông Nam Á là một trong những cái nôi trồng trọt cổ của loài người Nền văn hóa Hòa Bình đã minh chứng (11), cư dân nơi đây thuần hóa nhiều giống lúa khác nhau… Những di chỉ khảo cổ tại lục địa, đặc biệt là trên cao nguyên Khorat của Thái Lan, nơi xã hội nông nghiệp đã xuất hiện khoảng năm 3.000 T.CN Mặt khác, các công trình nghiên cứu về địa lý cây trồng cũng công nhận rằng: Đông Nam Á là một trong mười trung tâm chính phát sinh cây lúa nước Con người ở đây đã thuần hóa được nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trị, đặc biệt là cây lúa nước Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, Giáo sư Lương Ninh và Vũ Dương Ninh đi đến kết luận: đây là trung tâm chính phát sinh cây lúa nước, và nghề trồng lúa nước đã xuất hiện cách đây khoảng 4.000 - 5.000 năm T.CN

Bước sang thời đại đồ đồng, trong điều kiện khí hậu của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang thời kỳ kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ Cùng với quá trình di chuyển cây lúa, con người dần với tay đến các vùng đồng bằng lớn ngập lụt và những vùng đất cao khô hạn Ở vùng đồng bằng ngập nước, với phương thức “gieo mạ” rồi kỹ thuật cấy lúa ra đời, đánh dấu bước phát triển của nông nghiệp trồng lúa của cư dân Đông Nam Á Còn việc đưa cây lúa lên cạn lại là sự can thiệp lớn hơn nữa của con người và đời sống tự nhiên của nó: vùng đồng bằng ngập nước cây lúa với phương thức “gieo mạ” rồi “cấy”, lên vùng khô cây lúa cạn với phương thức “gieo thẳng” (Ngô Thế Phong, 1990; Nguyễn Phan Thọ, 1999, Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001) Chính nền nông nghiệp trồng lúa với

sự di chuyển này đã hình thành nên các thành tố văn hóa Đông Nam Á thống nhất mà

đa dạng, trong đó yếu tố trồng lúa đã trở thành “cội nguồn”, “mẫu số chung” của nền văn hóa đó

Đông Nam Á lục địa là nơi hội tụ những con sông lớn của khu vực: Mê Kông, Xaluen, Iraoađi, Mê Nam, sông Hồng và tương ứng với mỗi con sông là những đồng bằng châu thổ, thích hợp cho việc phát triển lúa nước Thật vậy, dấu vết nông nghiệp trồng lúa xuất hiện sớm ở châu thổ sông Hồng; đồng bằng sông Iraoađi và châu thổ sông Xittang (Mianma); đồng bằng châu thổ sông Mê Nam và sông Tachin (Thái Lan)

và vùng đông - bắc Tông Lê Xáp (Cămpuchia), muộn hơn nữa, đến đồng bằng sông Mê Kông (Lào, Cămpuchia, Việt Nam)… Ngoài lưu vực các con sông, cư dân Đông Nam Á còn phát triển nông nghiệp trồng lúa lên cả vùng cao nguyên Khorat (Thái Lan), Shan (Mianma) vùng núi Tây Nguyên (Việt Nam)… để phục vụ nhu cầu cuộc sống

Trang 24

Đến quốc gia hải đảo Inđônêxia, có đồng bằng ven biển bắc Giava, nhưng vì đất châu thổ không nhiều nên những núi đá lửa được san thành những ruộng bậc thang trên các sườn núi; còn ở Malaixia đồng bằng bang Kê Đắc là vựa lúa lớn của cả nước

Nói tóm lại, ở Đông Nam Á, cây lúa được trồng khắp nơi từ đồng bằng, thung lũng (cây lúa nước) cho đến cao nguyên, miền núi (cây lúa cạn) và người trồng lúa đóng vai trò chủ thể tạo sức sản xuất trong xã hội Từ sự phân chia này đã hình thành nên các phương thức canh tác khác nhau, mang nhiều điểm khác biệt giữa trồng lúa ở ruộng nước và trồng lúa trên nương, khi lúa trở thành một cây trồng chính trong nền kinh tế trồng trọt ở Đông Nam Á, tính đa dạng được thể hiện một cách rõ rệt hơn Đó là việc hình thành ở khắp nơi một phức thể canh tác đa dạng: ruộng - rẫy; ruộng - nương; ruộng

- vườn… trong nghề trồng lúa, và gắn với mỗi phức thể canh tác đó là sự ra đời của những yếu tố văn hóa phù hợp Nghề trồng lúa nước đã trở thành nền kinh tế chính và chủ đạo của Đông Nam Á từ xa xưa cho đến bây giờ

Ngày nay, các quốc gia Đông Nam Á lấy sản xuất nông nghiệp làm nền kinh tế chủ yếu của mình (trừ Xingapo phát triển theo hướng công nghiệp), trong đó Thái Lan

và Việt Nam là hai quốc gia đi tiên phong trong việc xuất khẩu lúa, gạo trên thế giới Vì vậy, nghề trồng lúa của cư dân Đông Nam Á ngày càng được cư dân nơi đây phát huy tác dụng và có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi đây

Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, ngoài ngành trồng trọt, cư dân Đông Nam Á còn có cả một hệ thống nghề phụ, trong đó nổi bật nhất là nghề sông biển (ngư nghiệp và ngoại thương) Trong các quốc gia Đông Nam Á, duy chỉ có Lào là không giáp biển, tuy nhiên, Lào vẫn có thể tiếp xúc được với biển thông qua các quốc gia láng giềng anh em Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cư dân Đông Nam Á đã biết đóng mảng và đi thuyền biển từ rất sớm (12) tạo thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp Theo Mary Somers Heidhues đã nhận định: “…dân hải đảo là những thủy thủ tài giỏi đến độ biển không ngăn cản được việc đi lại của họ, và trong những thời kỳ có

sử việc đánh cá, buôn bán và đi biển là hoạt động chính của cư dân Đông Nam Á hải đảo, và cũng là một hoạt động quan trọng đối với cư dân lục địa ” (Mary Somers Heidhues, 2007: 14) Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn nhịp từ thế kỷ II, đến thế kỷ VII thì thuyền buôn Ả Rập đã thường xuyên đến vùng này

để mua hương liệu, gia vị Đối với các lái buôn thời bấy giờ “Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người đi biển thành thạo và can đảm” (Phan Ngọc Liên, 2002, sđd)

nơi trong khu vực với các quốc gia khác trên thế giới, điều này làm cho bức tranh văn hóa vốn đã phong phú, lại thêm hết sức đa dạng, đầy màu sắc Ở ngoài hải đảo, những mối liên hệ kinh tế, văn hóa giữa các đảo được xác lập và phát triển một phần nhờ biển

cả, và mối liên hệ ấy mở rộng dần theo năm tháng để hình thành nên thế giới hải đảo Còn ở trong đất liền các mối liên hệ kinh tế - văn hóa được xác lập một phần nhờ các dòng sông, mỗi con sông ấy lại mang trong mình một đời sống văn hóa rất riêng của nó Trong đó, thuyền đi sông, đi biển là một phương tiện chủ yếu để truyền tải và thực hiện giao lưu văn hóa trong khu vực với các quốc gia bên ngoài Hơn nữa, đây cũng là một phương tiện quan trọng để tiếp thu những yếu tố văn hóa từ các trung tâm văn minh lớn

ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc Chính vì vậy, có người nhận xét về Đông

Trang 25

Từ rất sớm, Đông Nam Á đã là một khu vực gắn kết với hệ thống buôn bán thế giới, suốt trong nhiều thế kỷ, Đông Nam Á đóng vai trò làm trạm trung chuyển: nơi để hàng tạm thời, sửa chữa thuyền, thay cột buồm, nơi mua hàng, và là nơi gửi hàng dự trữ

và để thương nhân trở lại năm sau, như cảng thị Óc Eo - vương quốc Phù Nam là một thí dụ điển hình Về sau, cư dân Đông Nam Á chủ động tham gia vào đường buôn quốc

tế trên biển, như vậy, Đông Nam Á không còn chỉ là một trạm trung chuyển như trước,

mà đã có những sản phẩm bản địa tham gia vào đường buôn Đó là hương liệu, gia vị, sản xuất chủ yếu của các đảo Malacca và phía đông Đông Nam Á Thêm nữa, kỹ thuật đóng thuyền cũng khá hơn, cho phép đi vòng xa hơn, vì vậy, thuyền buôn bấy giờ đã đi

về phía đảo Xumatơra, Giava, Malacca hết sức giàu sản phẩm hương liệu này

Nếu như biển vừa nối liền, vừa chia cắt những hòn đảo của Đông Nam Á hải đảo thì sông là nguồn giao thông chính của vùng lục địa Các quốc gia Đông Nam Á ngoài

có vị trí thuận lợi là giáp biển (trừ Lào) thì hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lục địa đều có sông suối, vì thế mà cư dân Đông Nam Á có thể nuôi mình qua hàng thế kỷ nhờ

hệ thống sông, biển này Bởi vì, ngoài việc thuận lợi về mặt giao thương thì cư dân Đông Nam Á còn có thể đánh bắt tôm, cá, nuôi trồng các loài thủy, hải sản thông qua sông, biển Từ xa xưa, cư dân Đông Nam Á đã sống rất quen thuộc với nghề đánh bắt cá trên sông biển này Đây là nguồn thực phẩm nuôi sống và làm kế sinh nhai của họ từ bao đời nay Ngày nay, nghề này vẫn còn phát huy tác dụng và đem lại giá trị kinh tế cao cho cư dân Đông Nam Á, đặc biết là đối với các cư dân ven biển

Thật vậy, Nguyễn Quốc Lộc (2007) đã thấy được tầm quan trọng của biển đối với Đông Nam Á:

Biển vốn giàu có và nuôi sống con người từ bao đời nay Nhưng với tri thức mới và năng lực hiện tại của con người, tài nguyên thiên nhiên của biển, bao gồm cả đáy biển và dưới lòng đất của biển, đang và sẽ được khai thác,

sử dụng, làm giàu cho những quốc gia có biển Một “thế kỷ đại dương” được nói đến ngày càng nhiều, và khi nêu ra một dự báo “thế kỷ XXI là thế kỷ của Đông Nam Á” ngoài những cơ sở về sự năng động và khả năng phát triển nhanh của nó, có tầm nhìn mới của con người về biển của khu vực này Nhìn chung, nghề nông trồng lúa với nghề trên sông biển là nền kinh tế truyền thống của cư dân Đông Nam Á được duy trì thường xuyên và liên tục từ xưa cho đến nay Nền kinh tế cơ bản này đã quy định đời sống văn hóa xã hội và tác động đến các thành tố văn hóa “thống nhất trong đa dạng” ở Đông Nam Á Tuy nhiên, còn có rất nhiều nền kinh tế quan trọng của cư dân Đông Nam Á mà vẫn chưa được đề cập đến: dệt vải, chế tạo kim loại, đồ gốm… để tạo nên một nền văn hóa đậm đà mang tính

“thống nhất trong đa dạng”

IV Tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á

Nếu coi Đông Nam Á là một khu vực địa lý - lịch sử với những nét tương đồng

đã từng tồn tại qua nhiều thế kỷ, thì quá trình phát triển lịch sử của khu vực này từ thời nguyên thủy cho đến nay, có thể chia thành 4 giai đoạn nhỏ, mà trong mỗi giai đoạn đó, yếu tố thống nhất và đa dạng đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong tiến trình lịch

sử Đông Nam Á, được lưu giữ và phát huy giá trị cho đến ngày nay

1 Giai đoạn hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á (Từ nguyên thủy đến thế kỷ X)

Trang 26

Từ nguyên thủy cho đến thế kỷ X là thời gian các vương quốc cổ được hình thành, đây là giai đoạn có ý nghĩa lớn cả về lịch sử và văn hóa của toàn khu vực Đông Nam Á Ở thời kỳ này trên cơ sở phát triển của kỹ nghệ luyện kim, các dân tộc Đông Nam Á bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước, song các quốc gia lại có sự khác nhau đáng kể về điều kiện và thời gian thành lập

Từ khoảng đầu thiên niên kỷ II T.CN, cư dân Đông Nam Á, mà trước hết là cư dân ở vùng đồng bằng sông Hồng (Việt Nam) và Thái Lan đã biết đến những công cụ bằng đồng thau Trên cơ sở của nền văn hóa Đồng thau, các tộc người ở Đông Nam Á lục địa đang đứng trước thềm của thời đại mới, đó là thời đại văn minh có giai cấp và nhà nước Thật vậy, quốc gia hình thành sớm nhất ở Đông Nam Á được xác định là nhà nước Văn Lang, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trên lưu vực sông Hồng (Việt Nam) Từ các điều kiện lịch sử đã chín muồi, nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở của nhu cầu sản xuất, tự vệ, chống ngoại xâm trong điều kiện phân hóa giai cấp chưa thật sâu sắc (Nguyễn Quang Ngọc, 2002)

Một điểm khác biệt của quá trình hình thành các nhà nước ở Đông Nam Á là do ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực Thông qua việc trao đổi sản phẩm cùng với quá trình tiếp thu văn hóa từ hai quốc gia này, trên cơ sở bảo tồn nền văn hóa bản địa của mỗi tộc người, đã góp phần không nhỏ đến việc hình thành các nhà nước đầu tiên ở khu vực (Phan Ngọc Liên, 2002) Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên cùng với ảnh hưởng của Trung Quốc,

Ấn Độ chẳng những không làm lu mờ sự phát triển tự thân của các bộ tộc trong xã hội nguyên thủy, mà còn làm cho các nhà nước, quốc gia ở Đông Nam Á ra đời trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa từ hai nhà nước này

Từ khoảng thiên niên kỷ đầu CN cho đến thế kỷ VII, ở Đông Nam Á, đã có nhiều quốc gia sơ kỳ hình thành, tuy nhiên, thường là những tiểu quốc với thiết chế đơn giản, quy mô chưa rộng và được biết đến tên gọi của vương quốc này thông qua tên gọi của kinh đô hay vùng trung tâm của khu vực Theo các tài liệu có được, có khoảng 30 tiểu quốc được hình thành rãi rác ở Đông Nam Á, trước tiên là Phù Nam trên đồng bằng sông Cửu Long (Mê Kông), chủ yếu ở khu vực miền Tây sông Hậu, từ thế kỷ I Tiếp theo là nước Lâm Ấp, từ thế kỷ II, sau là Chăm Pa từ sông Gianh đến sông Dinh ở cực nam miền Trung Việt Nam ngày nay, tiếp giáp nước Phù Nam, Bơhavapura ở Nam Khorat (Thái Lan)… (Phan Ngọc Liên và Nguyễn Quang Ngọc, 2002; Đinh Trung Kiên, 2007; Nghiêm Đình Vỳ, 2004; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Vào thời

kỳ này, các quốc gia sơ kỳ ở khu vực Đông Nam Á được hình thành và phát triển, trong

đó, vai trò nổi bật nhất là Phù Nam và ít nhiều là nước Lâm Ấp, chủ yếu với các hoạt động giao lưu, thương mại Đông - Tây, giữa Ấn Độ và Trung Quốc Chính vì vậy, có học giả cho rằng: Phù Nam là “trung tâm liên thế giới” thời cổ đại của khu vực Đông Nam Á (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Đây là một vương quốc tồn tại hơn 5 thế kỷ (I - VII), có lúc chinh phục được hầu hết các tiểu quốc ở phía nam bán đảo Trung

- Ấn Một liên minh bộ lạc người Môn cổ ở Khorat đã phải lệ phụ Phù Nam, và qua tiếp thu văn hóa Phù Nam cùng với sự phát triển tự thân đã lập nước vào khoảng đầu thế kỷ

VI Cũng trong thời gian này, nhân lúc Phù Nam suy yếu thì Chân Lạp ở lưu vực Sê Mun mạnh lên, đem quân đánh bại Phù Nam và chinh phục vương quốc này

thành: vương quốc Kêđa (vùng Kê Đắc), nước Tambralinga (bắc Lankasuka) và Tumasic (Xingapo ngày nay) Còn vùng hải đảo, vào thế kỷ IV, trên đảo Giava rộng lớn xuất hiện vương quốc Taruma ở phía tây, đảo Xumatơra cũng xuất hiện vương quốc

Trang 27

Sau khi Phù Nam suy vong, những vùng lệ thuộc cũ giành lại quyền tự chủ, đã nổi lên: trước tiên là Bhavapura - Chân Lạp, từ lưu vực Sê Mun (hoàn tất cuộc xâm chiếm Phù Nam vào khoảng năm 650) Tuy nhiên, vào khoảng năm 713, do mâu thuẫn nội bộ, khiến Chân Lạp chia ra thành hai khu vực: Lục Chân Lạp (vùng đất Sê Mun) và Thủy Chân Lạp (trung và hạ lưu sông Mê Kông) Nhân cơ hội đó, người Giava tấn công

và đô hộ Lục Chân Lạp (787 - 802), bắt hoàng gia mang về Giava Mãi đến năm 802, người trong hoàng tộc Chân Lạp trốn thoát, quay về tập hợp lực lượng, đánh đuổi người Giava và khôi phục vương triều Chân Lạp (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Bên cạnh đó, nước Xích Thổ (nay là bán đảo Malaixia và ven bờ vịnh Thái Lan); nước Đốn Tốn (vùng cư trú của người Môn), cũng đã lập nên các quốc gia tự chủ Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, các quốc gia này tồn tại ở hạ và trung lưu sông Mê Nam, sau đó, nhập vào quốc gia của người Môn ở thượng lưu Mê Nam (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Trên lưu vực sông Iraoađi (Mianma), lần lượt hình thành các quốc gia Ramanadesa của người Môn ở hạ lưu (thế kỷ VI - VII) đến nước Ruộng Thiêng của người Pyu ở trung lưu (thế kỷ VII - IX) và rồi đến quốc gia Arimadanapura hay còn gọi

là Pagan của người Miến ở thượng lưu (từ năm 812) (Phan Ngọc Liên, 2002; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008)

Trên ven bờ biển Đông, vương quốc Chăm Pa đã trải qua 3 giai đoạn đóng đô: ở sông Thu Bồn, Quảng Nam (thế kỷ II - VIII); ở Phan Rang (thế kỷ VIII - IX), ở Đồng Dương, Quảng Nam (thế kỷ IX đến 982) (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Ở đảo Xumatơra, cuối thế kỷ VIII, dưới quyền lực của quốc vương Cantôli đã cho thành lập vương quốc Xri Vigiaya Sau đó, vương quốc này đã bành trướng hết phần phía tây của đảo, sang bắc Mã Lai, đánh chiếm cả vương quốc Taruma ở tây Giava (Phan Ngọc Liên, 2002) Đến thế kỷ VIII, trên đảo Giava, hình thành vương quốc Kalinga (Giôgiacacta ngày nay), sau đó vương quốc Kalinga chinh phục đảo Bali, Chăm Pa và

cả Thủy Chân Lạp (Phan Ngọc Liên, 2002; Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Đến thế kỷ X, vương quốc Kalinga suy yếu, nổi lên một quốc gia mới, có tên Mataram, hai đảo Xumatơra và Giava đã dần dần phát triển và đã có sự thống nhất trong từng đảo nhưng chưa thực sự chặt chẽ và cũng chưa từng có sự thống nhất giữa hai đảo với nhau Mặc dù các vương quốc này đã hình thành và phát triển trong điều kiện và thời gian khác nhau, nhưng nở rộ vào thế kỷ X trở đi và đã để lại những giá trị văn hóa có tầm vóc quốc tế cho đến ngày nay

Chúng ta cũng đã thừa nhận rằng, hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc

đã có ảnh hưởng nhất định đến sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á, nhưng các quốc gia này đã “lựa chọn những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải là tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ” (Đinh Ngọc Bảo, 1994: 60) Trong khi đó, bản thân các quốc gia, dân tộc ở Đông Nam

Á vẫn thường xuyên có mối quan hệ, trao đổi sản phẩm với Ấn Độ và Trung Quốc và đã tiếp thu những giá trị văn hóa, dựa trên cơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc người

không đồng nhất về thời gian, song, tất cả đều có những đặc điểm nổi bật về điều kiện hình thành, sự phát triển về văn hóa và kinh tế Đó chính là mẫu số chung cho sự ra đời

và phát triển nền văn hóa của khu vực này, tạo nên sức sống mãnh liệt và độc đáo, dù

Trang 28

2 Giai đoạn phát triển thịnh đạt các vương triều phong kiến Đông Nam Á (Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

Đến thế kỷ X được coi là thế kỷ bản lề trong quá trình phát triển lịch sử của các nước Đông Nam Á, mở đầu một kỷ nguyên mới: “kỷ nguyên độc lập dân tộc, mở đầu cho thời đại Phục Hưng trên toàn Đông Nam Á với đặc điểm nổi bật là trở lại chính mình, là sự khẳng định ý thức dân tộc, một nền văn hóa dân tộc đã định hình” (Phan Ngọc Liên, 2002: 31)

Ở nước ta, bước sang thế kỷ X, mở đầu nền độc lập tự chủ từ họ Khúc, được xác lập từ Ngô Quyền và phát triển mạnh mẽ dưới triều Đinh và Tiền Lê, đất nước ta đã kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời đại phát triển mới cho quốc gia Đại Cồ Việt, sau này

là Đại Việt Sau triều Đinh và Tiền Lê, đến các vương triều Lý - Trần - Hồ, sau đó bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược của nhà Minh, gắn liền với giai đoạn này là khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, và nhà Hậu Lê bước vào xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh Giai đoạn này đã minh chứng cho một thời kỳ oanh liệt của nước ta, không chỉ sánh ngang hàng với Tống, Nguyên, Minh ở Trung Quốc mà cả với những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ (Phan Ngọc Liên, 2002) Vương quốc Chăm Pa đã trải qua 8 thế kỷ đứng vững và phát triển, đạt nhiều những thành tựu rực rỡ, tuy không ít những biến động về chính trị - xã hội Nhưng càng về sau, Chăm Pa càng suy yếu, từ cuối thế kỷ XIII, vương quốc này sáp nhập phần lớn vào lãnh thổ Đại Việt cho đến khi

nó trở thành một phần của quốc gia Việt Nam ngày nay Vương quốc Cămpuchia, dưới thời kỳ Ăngco, đã phát triển lãnh thổ tới thượng Mê Nam và bắc Mã Lai, kéo dài trong

6 thế kỷ, và trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất ở Đông Nam Á Ở lưu vực sông Iraoađi, từ thế kỷ IX đã xuất hiện vương quốc Pagan của người Miến, vương quốc này tiếp tục được mở rộng và trở nên cường thịnh cả về kinh tế, văn hóa, xã hội lẫn bành trướng lãnh thổ Tuy nhiên, vào năm 1283, vương quốc này suy tàn khi bị quân Nguyên Mông xâm chiếm

Thế kỷ X, khu vực hải đảo, vương quốc Mataram bành trướng và thống nhất hai đảo Xumatơra và Giava, sau đó, bước vào giai đoạn phát triển cực thịnh Vào thế kỷ XIII, vương triều Môgiôpahit được thành lập ở Inđônêxia sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông, bao gồm đảo Giava, Xumatơra, phần lớn Calimantan, đảo Xulavêxi, bán đảo Mã Lai và quần đảo Molucu Bước sang thế kỷ XIII - XIV, Inđônêxia bước vào giai đoạn phát triển cực thịnh và hình thành nền văn hóa hải đảo Chính sự lớn mạnh của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này đã đứng vững trước những vó ngựa Nguyên Mông tràn xuống vào thế kỷ XIII Hầu hết các cuộc tiến công xâm lược của quân Nguyên Mông đều bị thất bại, duy nhất chỉ có vương quốc Pagan của người Miến bị xâm lược và đô hộ Tuy vậy, cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông đã tạo nên những

“xáo trộn” nhất định ở khu vực này Trước hết, do bị dồn đẩy, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã dần di chuyển xuống phía nam, hình thành các tiểu quốc ở lưu vực sông Mê Nam Đến năm 1292, vương quốc Lan Na của người Thái ra đời, định đô ở Chiềng Mai, một bộ phận khác lập nên vương quốc Sukhôthay Năm 1347, trên cơ sở một nhánh của bộ lạc người Thái, vương quốc Ayuthaya ra đời, sau đó, họ bành trướng và sáp nhập cả vương quốc Sukhôthay (1349) Vương quốc Ayutthaya thống nhất và phát triển rực rỡ, với những thành tựu văn hóa trong chế độ phong kiến Thái (Phan Ngọc Liên, 2002; Nghiêm Đình Vỳ, 2004) Vào năm 1353, một bộ phận người Thái lập nên vương quốc Lan Xang (nước Lào sau này)

Trang 29

Sang thế kỷ XV, sau khi đánh đuổi quân Minh, nhà Hậu Lê dựng lập và chấn hưng đất nước Không yên tâm trước cảnh bị xâm nhiễu kéo dài, vua Lê Thánh Tông cất quân đi đánh Chăm Pa, đại thắng, chiếm Phật Thành (tức kinh đô Phật Thệ) năm 1471 Ngoài hải đảo, vương quốc Môgiôpahit phát triển cực thịnh trong thế kỷ XIV - XV, căn bản thống nhất hai đảo lớn Giava và Xumatơra cùng với các đảo nhỏ xung quanh, thành lập bộ máy nhà nước phong kiến, phát triển văn hóa truyền thống với nhiều công trình kiến trúc có giá trị

Như vậy, đến thế kỷ XV, trong tiến trình phát triển lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á thì hầu như các quốc gia đã được hình thành và phát triển ổn định Song,

ở mỗi quốc gia đều có bước phát triển theo từng cấp bậc khác nhau với chế độ phong kiến kiểu phương Đông, nền kinh tế vững chắc và một nền văn hóa dân tộc được định hình Trong số các quốc gia đã lụi tàn, còn có các quốc gia đã được định đoạt số phận ngay trong giai đoạn này: như các quốc gia của người Môn, nước Ruộng Thiêng của người Pyu, Chăm Pa và cả thời vàng son của Cămpuchia… Riêng Lan Na, Pagan, Ayutthaya (năm 1767, vương quốc này đổi tên thành vương quốc Xiêm) còn có những bước thăng trầm sau đó

3 Giai đoạn các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào suy yếu và quá trình thực dân hóa (Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX)

Thế kỷ XVI đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của các nước Đông Nam Á

và cũng là của thế giới: thời kỳ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, sự tàn lụi của các vương quốc phong kiến, cuộc khủng hoảng về xã hội và văn hóa, sự du nhập những tôn giáo mới vào Đông Nam Á (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008) Thật vậy, sau thế

kỷ XV, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình suy tàn dần trên đại thể, quá trình này diễn ra không đồng đều ở mỗi quốc gia Có quốc gia thời kỳ suy tàn diễn ra từ thế kỷ XIII (Cămpuchia), hay thế kỷ XV (Chăm Pa)… nhưng cũng có quốc gia lại muộn hơn như Đại Việt, Mianma Riêng đối với Xiêm và vương quốc Lan Xang, chế độ phong kiến vẫn đang hưng thịnh

Ở Cămpuchia, đến thế kỷ XIV, sự suy thoái kinh tế - xã hội đã diễn ra khá mạnh, cùng với quá trình bành trướng của người Thái đã làm cho kinh đô Ăngco trở nên điêu tàn, và sau đó, dời đô về vùng Bốn mặt sông (tức Phnôm Pênh ngày nay) Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX (thời kỳ Hậu Ăngco), đất nước Cămpuchia rơi vào tình trạng suy yếu trầm trọng, họ bất lực trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây Chính vì thế đến năm 1863, vua Nôrôđôm chấp nhận sự bảo

hộ của người Pháp, vương quốc Cămpuchia mở sang trang mới (Phan Ngọc Liên, 2002) Ở Inđônêxia, từ cuối thế kỷ XV, vương quốc Môgiôpahit suy yếu cùng với quá trình lan tỏa của đạo Hồi ngày càng mạnh, đã phân liệt vương quốc này thành các tiểu quốc nhỏ theo đạo Hồi Trong cùng thời gian, Inđônêxia bị người Bồ Đào Nha và sau

đó là người Hà Lan xâm chiếm, đất nước Inđônêxia chuyển dần sang chế độ phong kiến nửa thuộc địa (Phan Ngọc Liên, 2002) Còn Miến Điện vẫn tiếp tục hưng thịnh, đây là giai đoạn không những quốc gia được thống nhất, kinh tế phát triển mạnh mẽ mà lãnh thổ còn được mở rộng hơn bao giờ hết Chỉ đến khi cuộc xung đột giữa người Miến và người Môn nổ ra, kéo dài 3 năm (1752 - 1755), người Miến giành thắng lợi và cũng từ

đó bắt đầu suy yếu Thêm vào đó, Miến Điện tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng như Trung Quốc, Xiêm, Ấn Độ, nên Miến Điện ngày càng bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng Sau đó thực dân Anh thôn tính, đất nước Miến Điện rơi vào

Trang 30

Các nước Đông Nam Á đã trải qua một thời gian khá dài, từ khi xuất hiện cho đến khi thành lập các quốc gia phong kiến độc lập, sau đó, bước vào giai đoạn suy yếu,

và bị thực dân phương Tây xâm lược, đô hộ Các nước đã bị rơi vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân ở các thời điểm khác nhau và chính sách cai trị của mỗi nước tư bản ở khu vực này cũng không giống nhau Do vậy, trong quá trình này, các nước trong khu vực cũng hình thành nên những nền văn hóa rực rỡ, mang tính đậm nhạt khác nhau trong khu vực Đông Nam Á, có vai trò đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa thế giới, đồng thời cũng là sức mạnh để các quốc gia này nổi dậy giành lại độc lập dân tộc

4 Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á giành độc lập, tự chủ và xây dựng đất nước (Từ giữa sau thế kỷ XIX đến nay)

Từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã vùng dậy đấu tranh chống thực dân mạnh mẽ để bảo vệ nền độc lập của đất nước Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á diễn ra bền bỉ, liên tục và kiên cường, lớp trước ngã xuống, lớp sau tiếp nối tiến lên, kiên quyết giành cho kỳ được độc lập

Đến năm 1940, được coi là mốc mở đầu cho một giai đoạn lịch sử đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á Việc Nhật tấn công Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng (9-1940)

đã mở đầu cho công cuộc chinh phục Đông Nam Á của Nhật Cũng từ ấy, cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã chĩa mũi nhọn vào quân phiệt Nhật Vào tháng 7-

1941, quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Dương và các nước Đông Nam Á khác cũng lần lượt bị thôn tính Trong vòng nửa năm (từ tháng 12-1941 đến tháng 5-1942), Nhật Bản

đã nhanh chóng chiếm toàn bộ các nước trong khu vực này (trừ Thái Lan do chính phủ Thái đứng về phe phát xít) Như vậy, nhân dân Đông Nam Á vốn đã bị các nước thực dân phương Tây đè nén từ trước, nay lại bị Nhật trói buộc, chính điều này đã làm bùng cháy ngọn lửa câm hờn đối với các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á Thắng lợi của lực lượng Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tạo ra cơ hội “có một không hai” để các dân tộc Đông Nam Á có thể thay đổi số phận của mình Đây là khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân diễn ra những cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, đưa đến việc thành lập các quốc gia độc lập, điển hình là hai cuộc cách mạng diễn ra vào tháng 8-1945 ở Việt Nam và Inđônêxia Ở Lào, tháng 10-1945, chính phủ Lào đã ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới về nền độc lập của Lào Trong khi đó, thời cơ giành độc lập ở các nước Đông Nam Á khác đã bị bỏ lỡ Tuy nhiên, các nước thực dân đều quay trở lại

và áp đặt nền thống trị lần lượt lên các thuộc địa, kể cả các dân tộc đã tuyên bố độc lập:

Hà Lan tái chiếm Inđônêxia; Đông Dương bị Pháp xâm lược trở lại, sau Pháp là Mỹ; Anh đặt ách đô hộ trở lại Mã Lai, Mianma; Mỹ chiếm đóng Philippin Do bị tái chiếm nên nhân dân Đông Nam Á lại cầm súng chiến đấu chống thực dân Âu - Mỹ Hình thức

và phương pháp đấu tranh của mỗi nước khác nhau, thời gian giành được độc lập của

Trang 31

Mặc dù Cămpuchia được trao trả độc lập trong thập niên 50 nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, còn Thái Lan bằng chính sách ngoại giao khôn khéo đã thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và là một quốc gia độc lập Trong khi các nước chưa được trao trả độc lập như Mã Lai, Xingapo, Brunây, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh, kết hợp với thương thuyết hòa bình để giành độc lập dân tộc toàn vẹn cho Đông Nam Á

Ở Đông Dương, sau 9 năm lao vào cuộc chiến tranh đẫm máu, chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 5-1954, ở Việt Nam) kết thúc không chỉ là thất bại của những cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp mà còn là sự kiện mở đầu cho thông cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới Trong 20 năm tiếp theo (1954-1975), các nước Đông Nam Á (trừ Brunây và Đông Timo) đã hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Trên bán đảo Mã Lai, tháng 8-1957, Liên bang Malaixia tuyên bố độc lập với 11 bang thuộc bán đảo Malacca, đánh dấu sự kết thúc 200 năm thống trị của thực dân Anh Ở Xingapo, tháng 6-1959, chính phủ Anh tuyên bố trao trả quyền “quốc gia tự trị” cho quốc đảo này

và trở thành một quốc gia tự trị nằm trong khối Liên Hiệp Anh Còn ở Brunây, năm

1971, chính phủ Anh tuyên bố công nhận nền độc lập của Brunây nhưng trên thực tế vẫn giữ nguyên nền thống trị ở quốc gia này Cho đến tháng 1-1984, Brunây mới trở thành quốc gia độc lập Trong khi đó, Đông Timo là một hòn đảo ở phía đông nam Giava, từ sau cuộc cách mạng 1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha có chủ trương trao trả độc lập cho Đông Timo Tuy nhiên, đến tháng 12-1975, phản đối hoạt động sáp nhập bằng vũ lực của chính phủ Inđônêxia, người dân Đông Timo thành lập Hội đồng kháng chiến dân tộc Đông Timo do Xanama Guxmao làm chủ tịch Sau cuộc trưng cầu dân ý, đến tháng 5-2002, Tổng thống Guxmao chính thức tuyên bố Đông Timo trở thành quốc gia độc lập Như vậy, Đông Timo là quốc gia trẻ tuổi nhất ở Đông Nam Á vừa giành được độc lập Tình hình ở khu vực bán đảo Đông Dương lại diễn ra hoàn toàn khác, sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) về Đông Dương được ký kết, Mỹ trực tiếp can thiệp vào khu vực này thông qua Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á Sau hơn 20 năm chiến đấu, dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi cho cách mạng Lào và Cămpuchia Tháng 4-1975, Việt Nam thống nhất đất nước, Cămpuchia được giải phóng và đến tháng 12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời

Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á đã chọn lựa những con đường khác nhau để phát triển đất nước của mình, tuy nhiên, dù chọn những hướng đi khác nhau nhưng các nước lại rất đoàn kết, gắn bó nhau thông qua tổ chức ASEAN (trừ Đông Timo chưa gia nhập) Hiện nay, tất cả các nước đang cùng nhau hướng về xu thế hòa nhập vào cộng đồng thế giới bằng các tổ chức APEC, ASEM, WTO… Chính sự tương đồng về cội nguồn, về chung số phận lịch sử là cơ sở sâu xa để các nước trong vùng ra sức phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, đoàn kết và phát triển Trong suốt tiến trình ra đời, tồn tại và phát triển của mình, các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu vừa

tự nguyện, vừa cưỡng bức bởi các nền văn hóa ngoại lai mà dấu ấn sâu sắc, và quyết liệt nhất là hai quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc Trong đó, quá trình tiếp thu, biến đổi các giá trị văn hóa đó, đồng thời sáng tạo và lưu giữ các giá trị văn hóa bản địa là một thành tựu

vĩ đại của cư dân Đông Nam Á Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng:

cư dân Đông Nam Á là chủ nhân thật sự và lâu dài của những thành tựu văn hóa này, với những nét rất riêng vừa tương đồng vừa đa sắc thái

Trang 32

Chương II TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG”

VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á

I Thức ăn

Như đã nói ở phần trước, nền kinh tế chính của cư dân Đông Nam Á là việc trồng lúa, ngay từ buổi đầu sơ khai, cây lúa là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc sáng tạo nền văn hóa khu vực Cho đến nay, cây lúa vẫn là cây lương thực chính và đặc trưng nhất của khu vực Đông Nam Á Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà tổ chức ASEAN lại chọn bó mạ làm biểu trưng cho tổ chức khu vực mình, và cũng không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia trong khu vực lại xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới Như vậy, cư dân Đông Nam Á, chủ nhân của nền văn hóa lâu đời và rực rỡ này đều là cư dân nông nghiệp trồng lúa, chính vì vậy, nét đặc sắc nhất trong nền văn hóa ấy thể hiện rõ qua đời sống ẩm thực của cư dân nơi đây Nguồn thức ăn chính và chủ yếu của cả cộng đồng cư dân Đông Nam Á là cơm (cơm tẻ hay cơm nếp) Cơm là món ăn thông thường nhưng đôi khi, ở một số dân tộc, cũng có những món cơm riêng rất “nổi tiếng”, chẳng hạn, cơm lam (cơm nấu trong ống nứa, ống tre non) của người Lào và của một số dân tộc ở Việt Nam; cơm rang (nasi goreng), cơm rau sống (nasi ulam) của người Melayu ở Malaixia, Inđônêxia, Brunây… (Mai Ngọc Chừ, 1999 và 2004) Mặt khác, các món ăn, món bánh được chế biến từ gạo, nếp, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành món ăn truyền thống, được

ưa chuộng nhất ở Đông Nam Á Tùy vào các quốc gia khác nhau mà những loại thức ăn này được chế biến cho phù hợp với khẩu vị cũng như tính cách của từng khu vực, từng dân tộc mình Thông thường, các loại bánh đều được làm từ: gạo, nếp, giã thành bột cùng với nguyên liệu, sản vật nông nghiệp, sau đó, được gói bằng những loại lá có sẵn ở xung quanh nhà Hay những dịp Tết cổ truyền: bánh trưng, bánh giày, bánh tét, bánh ít được làm từ nếp, với thịt mỡ, dưa hành… là món ăn truyền thống của nhiều dân tộc Đông Nam Á Ngày nay, các món ăn như bún, cháo, phở, mỳ, miến… rất phổ biến, có thể tìm thấy dễ dàng ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á

Sống trong môi trường tự nhiên thuận lợi, người Đông Nam Á không đến nỗi phải vất vả lắm trong việc tìm kiếm thức ăn, vì thức ăn ở đây lúc nào cũng có: rau, hoa quả có sẵn ngoài ruộng, vườn; cá, tôm có sẵn dưới ao hồ, sông, suối; chim, thú có sẵn trong rừng… Đây là một điểm khác biệt trong văn hóa ẩm thực của khu vực Đông Nam

Á với nhiều vùng văn hóa khác trên thế giới, đó là vùng văn hóa thực vật (theo cách gọi của một số nhà khoa học khi nói đến Đông Nam Á) (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997; Mai Ngọc Chừ, 1999) Một tác giả khác gọi đây là “một vũ trụ thực vật” hay nói nôm na “một thế giới rau cỏ” (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008: 59) Như vậy, thức ăn chủ yếu của cư dân Đông Nam Á là thực vật mà cụ thể và trước hết là cây lúa rồi đến rau và hoa quả, “bữa ăn không thể thiếu rau, nhiều khi rau còn trở thành món chính” (Lương Ninh và Vũ Dương Ninh, 2008: 59) Các loại rau, củ, quả được trồng trọt hay hái lượm trong tự nhiên góp phần quan trọng nhất vào cơ cấu bữa ăn của cư dân Đông Nam Á Người ta có thể chế biến rau bằng nhiều cách khác nhau như ăn sống, luộc, nấu canh, xào, muối chua… Trong số các loài rau ở Đông Nam Á thì rau muống

“đứng đầu” trong danh sách rau cỏ ở Đông Nam Á (Mai Ngọc Chừ, 1992: 172-173)

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thực vật không thôi thì chưa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cho những người lao động nông nghiệp, vì vậy, cư dân Đông Nam Á rất coi trọng cá

và những sản phẩm động vật gắn liền với công việc đồng áng như tôm, cua, ốc cùng với

Trang 33

Như vậy, món ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á có thể khái quát bằng công thức theo thứ tự ưu tiên sau:

Cơ cấu bữa ăn = cơm + rau (củ, quả, cây…) + nước chấm + thủy, hải sản (cá, cua, tôm…) + thịt (gà, lợn, bò…)

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sự thống nhất của nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á được hình thành trên nền tảng vững chắc của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước và sự phong phú, đa dạng của nguồn lương thực, thực phẩm nơi đây Dù các nước

ở ngoài hải đảo hay trong lục địa, người ta đều có thể bắt gặp những phong cách ăn uống có nhiều điểm tương đồng Đó không còn đơn thuần là những yếu tố văn hóa vật chất mà còn được nâng lên thành những phong cách mang tính nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á

cũng có sự khác nhau, và tất nhiên ở mỗi dân tộc đều có những món ăn riêng biệt của mình tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Đông Nam Á

Người dân Cămpuchia, thức ăn chính của họ cũng giống như hầu hết các dân tộc khác ở Đông Nam Á là ăn cơm tẻ Ăn cùng với cơm, người dân Cămpuchia, ăn cá nhiều hơn ăn thịt, bao giờ cũng có ít cá khô, mắm cá bò hóc (1) và rau Người Cămpuchia thích

ăn cá nướng, nướng trực tiếp trên bếp than, hoặc cho cá vào bẹ chuối rồi mới nướng Vào các ngày lễ tết, ở nông thôn cũng như ở thành thị, người dân nơi đây thường làm các loại bánh: bánh tét hay bánh ít để cúng tổ tiên của họ, cũng giống như ở miền Nam Việt Nam (Nguyễn Bắc, 1984) Cũng giống như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, cư dân Cămpuchia cũng thích dùng các loại gia vị: ớt, tiêu, tỏi, hành, rau thơm… Trước khi ăn, mọi người tắm rửa hoặc rửa tay, rồi ngồi lên chiếu, quanh chiếc mâm bày liễn cơm to, mấy bát thức ăn và một bát nước để “tráng” các ngón tay mỗi khi bốc thức ăn đưa lên miệng

Lương thực chủ yếu của người Inđônêxia là gạo: gạo nếp và gạo tẻ, ngoài ra họ còn có các loại lương thực khác: ngô, khoai, sắn và các loại đậu, trong đó gạo là quan trọng nhất Gạo nấu thành cơm hoặc đồ xôi, có thể dùng cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối cùng với các loại cá, thịt, rau hoặc trứng Xôi nếp thường được ăn với nước dừa hoặc mật Nói chung, người Inđônêxia thích ăn cơm để nguội Cơm xới ra rổ hoặc đĩa để tiếp tục pha chế thành những món cơm ưa thích, phổ biến nhất là nasi goreng (cơm rang), nasi ulam (cơm rau sống), đặc biệt món được ưa chuộng là cơm nấu với nước dừa

Trang 34

Những món ăn cơ bản của người Mã Lai là cơm, cá và rau, trong đó cơm được nấu chứ không đồ Cá được ăn có nhiều dạng: cá tươi, cá muối, cá khô và cá mắm Từ

cá hay từ tôm, người Mã Lai làm ra các loại mắm ruốc khác nhau (Ngô Văn Doanh và

Vũ Quang Thiện, 1997) Món ăn ưa thích của người Mã Lai: nasi goreng (cơm rang), solok cili (ớt xanh nhồi cá băm nhuyễn hấp), hay cà ry cá chua cay với trám xanh, trong

đó món ăn nổi tiếng là nasi kerabu (cơm trộn rau thơm) Như vậy, công thức chung của một bữa ăn người Mã Lai không nằm ngoài cơm, rau, cá và sau này là thịt như các nước Đông Nam Á khác, tuy nhiên, cần nhấn mạnh là đối với một nước vừa hải đảo vừa lục địa như Malaixia thì cá chiếm phần chính trong bữa ăn Một đặc điểm đặc sắc của các món ăn của người Mã Lai là rất cay Dù là cá, thịt hay rau và kể cả các món cơm nữa, thì các gia vị chính yếu: ớt tươi, ớt khô, tiêu, gừng, chanh, hành, tỏi… và một số gia vị khác như hồi, quế đã khiến các món ăn của người Mã Lai cay nồng, có mùi vị thật đặc trưng Cũng giống nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Mã Lai bưng “đĩa” cơm bằng lá ở tay phải, bốc ăn bằng tay trái Vào những ngày lễ hội, một trong những loại bánh không thể thiếu đó là ketupat, được làm bằng gạo tẻ, gói bằng lá dừa đan kiểu nong mốt Ketupat luôn có mặt trong dịp lễ tết của người Mã Lai, cũng giống như bánh chưng, bánh tét trong dịp tết cổ truyền của người Việt vậy

Ở Philippin, thức ăn chính của họ là cơm và các sản phẩm nông nghiệp khác Người Philippin ít ăn thịt, món ăn chủ yếu là cá, rau và các loại hoa quả Món ăn mà họ

ưa thích nhất là món thịt hoặc cá hầm với me chua, thêm vài loại gia vị và lá cây trồng được ở quanh nhà Đặc biệt là món tapa, thịt của trâu bò ướp muối, phơi khô rồi đem chế biến, ngoài ra thịt lợn sữa quay hoặc chả nướng là món ăn hấp dẫn trong các bữa tiệc lớn Tuy nhiên, hàng ngày người dân Philippin chỉ có thể ăn đạm bạc và có vị cay: cơm ăn với đường hoặc mật mía, thêm ớt đỏ hoặc hạt tiêu Dân Philippin có thói quen dùng tay để ăn cơm (Bùi Văn Vượng, 2005)

Người Mianma cũng như đa số các dân tộc ở Đông Nam Á, cơm là món chủ lực

có mặt trong hầu hết các bữa ăn, cơm có thể chế biến các món cơm trộn, cơm chiên, nấu với nước cốt dừa hay trộn với cá Bữa ăn truyền thống của người Mianma cũng giống như bữa ăn của các dân tộc ở Đông Nam Á chủ yếu là cơm, canh, món trộn, thịt hoặc cá nấu cà ry, rau (ăn sống hoặc luộc, xào), chấm với nước mắm (Trịnh Huy Hóa, 2004) Món ăn truyền thống và đặc trưng nhất của người Mianma là Ngapi (2) Họ cũng thích nhiều loại gia vị và rau thơm vào món ăn: nghệ, ớt, hành, tỏi và gừng… Trong những dịp đặc biệt, người Mianma ăn món briyani (cà ry gà) (Trịnh Huy Hóa, 2004)

Người Lào có câu nói vui để khái quát đặc trưng văn hóa Lào: “ăn xôi, thổi khèn, ở nhà sàn cao, ấy chính là người Lào” Người Lào ăn gạo nếp là chính, và họ giữ thói quen này lâu bền nhất Trong bữa ăn của người Lào, cơm nếp bao giờ cũng là món chính, thường ăn chung với cá, rau và đôi khi với thịt Cơm được đồ, nhưng ưa thích nhất là cơm lam Người Lào ăn thịt không nhiều, vào ngày lễ lớn, họ mới ăn thịt bò, lợn Người vùng núi còn ăn thịt các loại chim, thú Thức ăn phổ biến là cá nhưng món được

ưa thích và phổ biến nhất, là cá mắm, người Lào ăn rau khá nhiều (Ngô Văn Doanh và

Vũ Quang Thiện, 1997)

Cũng giống như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, thức ăn của người Thái là cơm (nấu hoặc đồ), rau, cá Cá được muối làm mắm, khô, nấu, rán Một trong những món ăn ưa thích của người Thái là nậm pia (kiểu như mắm ruốc cá), ngoài ra, người Thái còn dùng những loại: nước mắm, nước tương khác nhau Cũng giống như các dân

Trang 35

Còn người Việt Nam từ xưa tới nay lấy cơm làm món chính trong bữa ăn, bữa

ăn của người Việt, nói chung, không phải chỉ có món cơm, nhưng mời gọi ai dùng bữa vẫn thường nói “mời ăn cơm” Cơm ở đây là cơm tẻ, “cơm tẻ là mẹ ruột” có lẽ đã quá

rõ, cơm đóng vai trò chủ đạo trong bữa ăn, người ta có thể ăn “cơm” thay “thức ăn” nhưng không thể lấy “thức ăn” thay “cơm” (ngoại trừ trường hợp uống rượu, bia…) Trong đó, món ăn đầu tiên phải kể đến là rau, vì vậy, dân gian có câu “cơm không rau như đau không thuốc” Còn cá, lấy từ các nguồn thủy sản: đầm, hồ, sông, biển… đó là nguồn cung cấp đạm vô tận cho con người mà tạo hóa đã ban tặng cho con người Việt Nam Ngoài cá ra, còn có cua, ốc, tôm, tép… là nguồn thức ăn thật sự to lớn đối với người nông dân Vấn đề sử dụng thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt ngang, thịt ngỗng… trong bữa

ăn đối với nước ta ngày càng trở nên nhiều, và như thế không phải nó sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong bữa ăn mà rau, cá vẫn có xu hướng áp đảo, nổi trội hơn hẳn thịt Với những vật liệu như thế, tùy thuộc vào tầng lớp trong xã hội mà người ta sẽ có cách chế biến khác nhau, và có nhiều phương pháp: luộc, nấu canh, hầm, tần, kho, hấp, xào, rán, quay Trong tất cả các phương pháp nấu nướng trên thì luộc, nấu canh, kho, là cách chế biến mang tính thông dụng và được nhiều tầng lớp trong xã hội Việt Nam hay dùng nhất Các món ăn còn khác nhau ở cách dùng gia vị: nước mắm, mắm tôm, các loại rau: tía tô, mùi, ngò, hành, ớt, tiêu Đặc biệt, trong cách nấu nướng của người Việt Nam là cách pha chế nước chấm, và chế biến được các món ăn để lâu như dưa, cà, tương, mắm Vào dịp tết cổ truyền, bánh chưng, bánh tét,… là không thể thiếu đối với gia đình dân tộc Việt Nam

Ở một số nước Đông Nam Á như Đông Timo, Xingapo thì món ăn chính của họ cũng giống như các quốc gia Đông Nam Á khác là cơm, rau, cá hoặc thịt

Điều cần lưu ý là bữa ăn, đặc biệt là các bữa tiệc trong các dịp lễ hội, tết… với hầu hết cư dân Đông Nam Á, thì đây còn là điểm hội tụ, gặp gỡ các thành viên trong gia đình, gia tộc và đôi khi là cộng đồng Văn hóa ăn uống của cư dân Đông Nam Á sớm trở thành nghệ thuật vì nó chứa đựng các yếu tố vật chất lẫn nghệ thuật Cho đến nay,

dù có những thay đổi trong quá trình giao thoa văn hóa ẩm thực với các quốc gia bên ngoài, song bữa ăn có tính quy tụ các giá trị văn hóa của cư dân Đông Nam Á vẫn được

lưu giữ

II Trang phục

giai đoạn lịch sử của một dân tộc hay của một khu vực, mặt khác, trang phục cũng luôn luôn thay đổi theo thời gian và dễ dàng vay mượn hình thức trang phục của các dân tộc khác để tiếp cận

Nhiều tư liệu nói rằng, từ rất xưa, người Đông Nam Á có kiểu trang phục là nam đóng khố, nữ mặc váy, cởi trần, đi chân đất Bắt đầu từ chiếc khố và chiếc váy của cư dân Đông Nam Á, vì chúng là dạng y phục không chỉ cổ xưa nhất mà còn chung nhất của nhiều dân tộc và tộc người ở Đông Nam Á Do điều kiện khí hậu, thời tiết cho phép

cư dân ở đây (đặc biệt là các dân tộc ở miền núi) cả đàn ông lẫn đàn bà thường để mình trần Có thể nói, những người “mình trần, khố có một manh” là hình ảnh rất chung cho nhiều vùng ở Đông Nam Á Không chỉ đàn ông để trần, mà cả phụ nữ cũng để trần bộ ngực trong những lúc sinh hoạt bình thường, hay chỉ khi trời lạnh hoặc vào những dịp lễ hội đặc biệt, họ mới có trên người hoặc chiếc áo hoặc tấm choàng, và đồ trang sức Hiện nay, chúng ta có thể thấy cách ăn vận để ngực trần ở người Gia Rai, Ê Đê, Xtiêng, Ba

Trang 36

Theo đoán định của nhiều nhà nghiên cứu, có thể ban đầu, con người che thân bằng những chiếc lá to, rộng cài vào một thắt lưng bằng một loại dây rừng Sau, con người mới tìm được một loại vỏ cây, rồi được xử lý qua ngâm nước, đập, vò cho mềm như dùng làm khố Tiếp theo nhờ nghề dệt phát triển, tấm khố được làm bằng các loại sợi đay, gai, lanh, bông… nhẹ, thoáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của vùng Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trở thành những nghề quan trọng không kém gì nghề trồng lúa nước của họ Ở Philippin, người Tagan dệt vải bằng sợi chuối abaku rất nổi tiếng, lụa tơ tằm của người Việt Nam, vải Batik (3) của Inđônêxia và Malaixia là những mặt hàng nổi tiếng thế giới

Khố còn là y phục đôi khi duy nhất (đóng khố ở trần) của các cư dân thiểu số dọc Trường Sơn - Tây Nguyên, các cao nguyên Lào, Thái Lan… Đến nay, khi chiếc khố đối mặt với những y phục “Tây phương” đang tấn công vào giới thanh thiếu niên và các cư dân, thì các cụ già, giới trung niên vẫn ưa dùng khố Chiếc khố hình chữ T là y phục thường nhật của nam giới, nhưng ở một số nơi trong vùng Đông Nam Á, chiếc khố này vẫn được phụ nữ, sử dụng làm y phục thường nhật của mình Ở tại miền Trung Thái Lan, cả đàn ông và đàn bà đều mặc khố, nhưng ở tại miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan chỉ có nam giới sử dụng, còn nữ thì mặc váy Tuy ở Inđônêxia chiếc khố đã được thay bằng váy, nhưng phụ nữ người Papua bao giờ cũng mặc khố khi tham dự đám cưới hoặc tham gia hội lễ tế thần, thể hiện trang phục truyền thống của người dân nơi đây (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997) Ngày nay, ở Cămpuchia, phụ nữ dân tộc Samrê đều mặc váy, với kiểu cách và kích thước khác nhau, nhưng trước đây, phần lớn phụ nữ

ở đây cũng đóng khố như nam giới Đến tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở nhiều dân tộc dọc hai bên dãy Trường Sơn, phụ nữ đôi khi cũng đóng khố theo kiểu đàn ông (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997; Ngô Văn Lệ, 2003)

Đến tận ngày nay, váy vẫn còn phổ biến ở nhiều dân tộc và tộc người trong một khu vực rộng lớn, cả Đông Nam Á lục đia lẫn hải đảo như Philippin, Inđônêxia, Malaixia đến Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Mianma Ở hầu hết các dân tộc ở Đông Nam Á, váy là trang phục đặc trưng của phụ nữ và đều rất quen thuộc với mọi người Váy của phụ nữ Đông Nam Á được gọi bằng các tên khác nhau, tùy thuộc vào hình dáng, kiểu cách, màu sắc, hoa văn Váy có hai loại: người Malaixia, Inđônêxia, Brunây gọi là Kain (4) chỉ đơn giản là một tấm vải quấn quanh thân mình (từ rốn trở xuống) và loại được khâu tròn thành hình ống (xà rông) (5) Váy rất được cư dân Đông Nam Á ưa chuộng không phải chỉ nó thoáng, mát, gây cảm giác dễ chịu mà còn vì nó rất tiện lợi, phù hợp với công việc đồng áng Đi làm, gặp sông suối, trước khi lội xuống nước, người ta cởi váy ra, quấn lên đầu, sang bờ bên kia lại mặc vào, rất là tiện lợi (Mai Ngọc Chừ, 1999: 169) Cũng giống như khố, váy không phải là trang phục độc quyền của phụ nữ, mà ngay cả đàn ông, ở một số dân tộc ít người trong khu vực Đông Nam Á,

họ cũng mặc váy (thay cho chiếc khố, chiếc quần) trong sinh hoạt hàng ngày của mình,

đó cũng là một nét rất duyên trong cách mặc của cư dân trong vùng

Trang 37

Ở Việt Nam, phụ nữ cũng rất thích mặc váy, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số như nhóm Nùng, Dao, H’mông, tuy nhiên, họ mặc váy với các kiểu hoa văn, trang trí,

và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào từng nơi cư trú Do vậy, từ năm 1828, vua Minh Mạng ban hành lệnh bắt dân xứ Bắc đổi y phục theo dân Thuận - Quảng, phụ nữ mặc quần, đã vấp phải sự phản đối của dân chúng “Từ khi có chiếu vua ra, cấm quần không đáy người ta hãi hùng…” (Ngô Văn Lệ, 2003: 250) Phụ nữ Đông Nam Á ngày nay rất thích mặc váy thời trang nhưng do cuộc sống hiện đại người ta mặc quần cho thuận tiện công việc Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ, dù công việc bộn bề, nhưng người ta vẫn diện chiếc váy duyên dáng và xinh đẹp Thông thường, vào những dịp trang trọng như

lễ hội, lễ tết, lễ cưới… người ta có xu hướng mặc váy nhiều hơn

Trước đây, hình mẫu trang phục điển hình của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy và cả hai đều cởi trần, đi chân đất, tất nhiên, khố không chỉ “độc quyền” của nam giới và váy cũng không chỉ của nữ giới nhưng sự phân chia như trên là mang tính phổ biến Sau một thời gian cải tiến thì chiếc quần xuất hiện, ở khu vực Đông Nam Á, trước thời kỳ dùng quần, nhiều dân tộc ở bán đảo Trung - Ấn đã dùng xà cạp để quấn chân để làm trang phục cho mình (Mai Ngọc Chừ, 1999) Chiếc quần, từ khá lâu,

là yếu tố quan trọng trong trang phục của các dân tộc vùng Đông Nam Á, phổ biến ở người Việt, người Mường (Việt Nam) và người San, người Kachin và một số dân tộc khác ở Mianma (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997; Ngô Văn Lệ, 2003) Trước đây, chiếc quần là đặc trưng cho tầng lớp trên trong xã hội của người Việt và ở một số tộc người vùng Đông Nam Á Nay chiếc quần là trang phục thường nhật của đại bộ phận dân cư (cả nam lẫn nữ) ở Đông Nam Á

Và sau giai đoạn cởi trần, y phục bên trên người của cả đàn ông và đàn bà là chiếc áo ngắn được làm từ vải bông hay vải gai, thường không có ống tay Áo kiểu này, được cấu thành từ hai mảnh vải khâu lại với nhau ở phía lưng, phía trước thì để mở, và thông thường, có dây để thắt khi mặc, nhưng, kiểu áo đó cũng biến dạng ít nhiều ở các dân tộc và tộc người khác nhau ở khu vực Đông Nam Á Cách đây không lâu, tấm khoác còn là một bộ phận y phục của phụ nữ Thái, đặc biệt là ở miền Trung và miền Đông Bắc Thái Lan Hiện nay, khắp nơi trên đất Thái Lan, mọi người đều mặc áo cánh ngắn Trong khi đó, người Lào và nhóm người Thái ở Lào, cả đàn ông và đàn bà, vẫn còn dùng tấm khoác để khoác lên người, và cũng rất phổ biến ở các dân tộc miền núi Việt Nam và Cămpuchia Riêng phụ nữ ở Đông Nam Á lục địa còn sử dụng một loại y phục đặc biệt để che ngực, đó là yếm Tiếp đến, một kiểu trang phục khác, không kém phần đặc sắc, gần với cách ăn mặc ngày nay là áo chui, đây là một kiểu áo được nhiều dân tộc ở Đông Nam Á sử dụng nhưng phổ biến hơn cả là người Karen, Chin (Mianma, Thái Lan) Ở đông Đông Dương, áo chui phổ biến hơn cả là trong người Chăm Con gái

và phụ nữ trẻ người Chăm mặc áo chui Kiểu áo chui như vậy cũng có ở Cămpuchia, ở người Ê Đê, người Ki Li, phụ nữ thỉnh thoảng còn mặc áo chui ngắn và váy, còn người

Mạ (Việt Nam) thường mặc áo chui không tay, cả đàn ông và đàn bà M’nông (Việt Nam) đều mặc áo chui (Ngô Văn Doanh và Vũ Quang Thiện, 1997)

cơ bản là ngắn tay và được thể hiện ở hai kiểu: áo xẻ ngực, mà dạng sơ khai của nó là áo chui đầu và áo xẻ nách được các nhà khoa học gọi chung là kiểu áo Mông Cổ, phổ biến

ở Đông Nam Á Các loại áo này có chung đặc trưng là không có cầu vai, tuy phân loại như vậy, nhưng thực ra áo của các cư dân Đông Nam Á trong vùng hết sức đa dạng Sự

đa dạng của chúng được thể hiện ở chủng loại, các hoa văn trang trí, màu sắc và ngay cả trong cách ăn mặc (Ngô Văn Lệ, 2003)

Trang 38

Khố, váy là y phục vừa cổ xưa nhất vừa chung nhất trong nhiều dân tộc và tộc người ở Đông Nam Á Nhưng theo thời gian, nhiều kiểu y phục được du nhập vào Đông Nam Á và được cư dân lựa chọn đã hình thành nên những kiểu dáng có cải tiến hơn, phù hợp với cuộc sống của cư dân từng vùng Tuy vậy, một số tộc người ở Đông Nam

Á vẫn sử dụng váy, khố làm trang phục riêng của mình, đây là nét truyền thống độc đáo của cư dân Đông Nam Á Càng về sau, trang phục Đông Nam Á cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới có sự biến đổi cho phù hợp với thời đại

cho nên đã sáng tạo ra cách trang phục cũng khác nhau cho phù hợp với điều kiện từng vùng Thông qua trang phục mà người ta có thể phân biệt tộc người một cách dễ dàng

Việt Nam, 1985) Người Mianma, cả đàn ông và phụ nữ Miến đều quấn một tấm xà rông - gọi là longyi Đàn ông mặc áo sơ mi cổ đứng nhỏ bỏ trong longyi, ngoài ra, vào những dịp long trọng, họ mặc thêm một chiếc áo khoác ra ngoài, phụ nữ mặc áo dài tới

eo có vạt áo phủ lên nhau phía trước ngực cũng bỏ trong longyi (Trịnh Huy Hoá, 2004) Còn trang phục của các dân tộc Philippin rất đa dạng và tùy thuộc vào điều kiện sống của họ Trang phục của người Tagalog, nam giới mặc quần dài ống hẹp gọi là jarcta, áo

sơ mi dài có cổ đứng may bằng thứ vải thô của địa phương, bỏ ngoài quần, còn quần áo của phụ nữ gồm có chiếc xà rông rộng, áo ngắn với hai ống tay rộng và một áo khoác ngoài, cùng với chiếc thắt lưng Phong tục của người Vizaya khác với người Tagalog: trang phục của họ gồm một chiếc áo lót không cổ, bên ngoài là áo khoác làm bằng sợi bong hoặc bằng lụa dài đến bắp chân, họ không mặc áo sơ mi và quần dài, để ngực trần (Đức Ninh, 1996) Đất nước Inđônêxia, nóng và ẩm nên mọi người thường dùng vải mỏng, nhẹ, làm từ sợi bông để may quần áo, đặc biệt là vải batik Ở nông thôn, người ta thường mặc áo ngắn có tay và gài nút, còn ở thành thị, ngoài kain, phụ nữ còn mặc kemben (một mảnh vải batik quấn quanh ngực) hoặc một cái áo ngắn không tay, không hành cúc ở giữa, bên ngoài mặc áo vét hoặc dài, hoặc ngắn, thường là ngắn dưới lườn một chút Nhìn chung, trang phục truyền thống của các dân tộc khác ở Inđônêxia cũng tương tự trang phục của người Giava, chỉ thay đổi ít nhiều theo kiểu dài, ngắn Ngày nay, ở Inđônêxia, nhất là các thành phố, mọi người thích ăn mặc theo mốt châu Âu, còn các kiểu quần áo truyền thống thường chỉ thấy ở nông thôn (Ngô Văn Doanh, Nguyễn Huy Hồng, Nguyễn Đức Ninh và Phạm Thị Vinh, 1987) Trang phục người Thái thì bình dân: đối với phụ nữ, bộ trang phục căn bản là một cái phasin (cái váy gồm hai hay

ba mảnh vải may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn) Đàn ông mặc quần là những dảy vải được buộc vào nhau ở giữa hai chân và vòng quanh hông Thời hiện đại, chính phủ Thái khuyến khích việc chuyển sang ăn mặc theo kiểu phương Tây Giờ đây phasin bị coi như trang phục của người nghèo và những người vùng quê Còn trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài, tuy nhiên ngày nay nam mặc theo Âu phục, còn áo dài chỉ còn thấy trong lễ cưới và lễ hội

Khăn đối với phụ nữ Đông Nam Á cũng khá phổ biến, vì ngoài tác dụng che mưa, che nắng vừa làm gọn tóc, nó giúp con người lao động dễ dàng Bên cạnh đó, phụ

nữ Đông Nam Á còn biết sử dụng các loại trang sức khác nhau để đeo, nhưng phổ biến hơn cả là vòng đeo, đặc biệt là hay xuất hiện nhiều ở dân tộc thiểu số, sống nơi xa xôi, hẻo lánh Những chiếc vòng này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là dịp lễ hội, lễ tết, không chỉ ở phụ nữ mà nam giới cũng dùng vòng như đồ trang sức, phổ biến là loại vòng đeo tai (hoa tai) và loại vòng đeo cổ Một trong những trang phục khá độc đáo, xuất hiện nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á là chiếc mũ lông chim, theo một số nhà nghiên cứu thì, chiếc mũ này xuất hiện vào thời đại đồ đồng cả lục địa lẫn hải đảo

Trang 39

Trên đây chỉ là những kiểu trang phục phổ biến và có tính chất truyền thống ở Đông Nam Á Trên thực tế ngày nay, trang phục của các dân tộc ở khu vực này ngày càng đa dạng và nhiều vẻ hơn nhiều so với thực tế nghiên cứu

III Nhà ở

độc đáo nhất vừa mang tính chất đặc trưng nổi bật của toàn khu vực, đó là nhà sàn Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, cảnh quan và nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á cổ xưa chủ yếu đã chọn mô típ nhà sàn làm nơi ở của mình Nhà sàn Đông Nam Á có những nét riêng về kỹ thuật và mỹ thuật, khác các kiểu nhà sàn tồn tại

ở một số khu vực khác có trên thế giới như một số vùng rừng Đông Âu, Đông Á, châu Phi, châu Mỹ Các nhà nghiên cứu cho rằng: nhà sàn hay nhà “cao chân”, được cư dân Đông Nam Á lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực

Với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, nhiều mưa, cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước, nhà sàn là một sáng tạo độc đáo, rất duyên và thích hợp cho cuộc sống của cư dân Đông Nam Á Người dân ở đây thường chọn địa bàn cư trú ở ven các con sông, hay đồng trũng để trồng lúa nước, các vùng cao thích hợp cho đồng ruộng bậc thang, vì vậy, nhà sàn ra đời là để giải quyết mặt bằng trên mọi địa hình khu vực Chính

vì những ưu điểm này, nhà sàn đã trở thành kiểu kiến trúc dân gian rất phổ biến trên toàn vùng Đông Nam Á

Tuy nhà sàn đã trở thành nét thống nhất, phổ biến chung trong kiến trúc nhà ở của cư dân Đông Nam Á, nhưng ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền khác nhau lại có những nét riêng biệt, độc đáo cả về hình thức, kích thước lẫn cách bày trí Đây không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về phong tục sống mà còn là những nghi thức gia đình truyền thống ở mỗi dân tộc của đất nước Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các dân tộc ở đây thích trang trí hoa văn hình học, thích dệt những vải hoa thổ cẩm, không

có thói quen dùng bích họa, quen dùng bếp với ba ông đầu rau chứ không dùng lò, quen ngồi xếp bằng, xoay tròn giữa nhà sàn hay ngồi xổm trên ghế; có lối sinh hoạt gia đình quay quần bên bếp lửa với câu chuyện cổ tích của ông bà già kể cho các con cháu, với tiếng khèn, tiếng đàn môi, tiếng hát giao duyên của những đôi trai gái ở tuổi dậy thì… Cách bố trí mặt bằng trên - dưới, trong - ngoài là tuân thủ theo thiết chế gia đình trong các mối quan hệ giữa người sống và người chết, giữa các thành viên trong gia đình, giữa nam và nữ… (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001) Cho đến ngày nay, nhà sàn được hầu hết các dân tộc ở Đông Nam Á sử dụng, theo Mai Ngọc Chừ (1999) thì ở Việt Nam các dân tộc ít người từ Tây Nguyên đến Việt Bắc, Tây Bắc (Gia Rai, Ê Đê, Stiêng, Mường, Thái…) đều làm nhà sàn Hay người Khơ Me (Cămpuchia), người Thái (Thái Lan), Người Lào, Khơ Mú (Lào), người Miến (Mianma), người Batắc, người Đaiắc, người Sunđa (Inđônêxia), người Melayu (Malaixia, Brunây), người Tagan, người Ilocano, các dân tộc miền núi Minđanao (Philippin)… đều ở nhà sàn Tuy nhiên, nhà sàn ở Đông Nam Á có nhiều loại to nhỏ, dài ngắn khác nhau, đủ màu sắc Ở các dân tộc như Gia Rai, Ê Đê (Việt Nam), các dân tộc ở bang Xaraoắc (Malaixia) có kiểu nhà sàn rất đặc biệt - đó là nhà dài, người Minangkabau (ở Inđônêxia) có kiểu nhà là rumác gađang, chứa 20 đến 30 hộ gia đình Các nhà dài này có thể chứa được nhiều hộ gia đình thuộc nhiều thế hệ khác nhau, và có lẽ, trên thế giới, không có loại nhà sàn nào mà dài và to như kiểu nhà dài ở khu vực Đông Nam Á này

Rõ ràng ta thấy, sự đa dạng của nhà sàn được thể hiện qua những nét khác nhau trong kiến trúc nhà ở các quốc gia thậm chí giữa các dân tộc ở trong cùng một quốc gia như người Mã Lai, người Mianma, người Inđônêxia… Nhà của người Mianma cũng

Trang 40

Từ xưa đến nay, nhà sàn, vẫn tồn tại những ưu điểm vốn có của nó và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: “Ngày nay khi đi vào kiến trúc hiện đại, người Đông Nam Á vẫn ưa thích nhà sàn và đã hiện đại hóa nó trở thành những biệt thự cực kỳ xinh đẹp” (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001: 116) Nhà sàn còn là biểu tượng của sự sum vầy gia đình, là chốn mà các thế hệ người gửi gắm niềm tin, lòng thương mến và khát vọng sống, khát vọng trở về nguồn cội (Đinh Trung Kiên, 2007)

thuyền Cư dân vùng Đông Nam Á vốn rất quen thuộc cuộc sống trên sông nước, vừa là thuyền vừa là nhà, mô hình này dần dần đã được đưa lên cạn, tạo thành loại nhà hình thuyền có mặt khắp nơi - đó là chiếc nhà sàn với mái cong hình thuyền là một kiểu rất phổ biến ở Đông Nam Á Ở Inđônêxia và Malaixia, phổ biến với kiểu nhà rumác gađang (nhà to) và rumác panjang (nhà dài) có mái cong hình thuyền Kiểu nhà hình thuyền này còn có ở một số vùng cao như Tây Nguyên, cao nguyên Trường Sơn (Việt Nam) nơi các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Đê sinh sống theo kiểu “thượng thách hạ thu” Các nhà hình thuyền phải đặt trong vùng cư trú không có bóng cây để con người có thể ngồi bên cửa

sổ hay trong nhà sàn ngắm trăng, ngắm các vì sao, ngắm khoảng trời xanh để thông qua với trời đất thần linh và thư giản giải trí sau cả ngày lao động cật lực trên vùng canh tác trong rừng rậm Điều này, hoàn toàn trái ngược với cư dân vùng ruộng nước khi vùng canh tác không có một bóng cây, do đó, họ cần cây trong vùng cư trú (Phạm Đức Dương và Trần Thị Thu Lương, 2001) Người Tôrátgia của Inđônêxia đã thể hiện chiếc nhà dài hình thuyền một cách độc đáo và gọi cộng đồng của mình là “những người từ một con thuyền” mặc dù họ sống cách xa biển Kiểu nhà mái cong hình thuyền còn để lại dấu ấn ở một số đình chùa ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu thường nhắc đến như đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Hà Tây), chùa Keo (Thái Bình)…

Theo nghiên cứu của Mai Ngọc Chừ (1999), sau nhà sàn và nhà hình thuyền, người ta còn bắt gặp một kiểu nhà nữa - đó là nhà đất, một kiểu nhà đặc trưng của người Việt ở Đông Nam Á Nhà đất có bộ khung được làm bằng gỗ hoặc tre nứa, nhưng có tường bằng đất bao bọc xung quanh, vách tường dày hoặc mỏng là tùy thuộc vào từng vùng Như vậy, từ đất, đá, cây cỏ - nguồn vật liệu khai thác tại chỗ, người xưa đã biết dựng nên những nếp nhà, đơn sơ mà ấm cúng và trở thành nơi cư trú lý tưởng Nhìn chung, đối với những nơi có ít bão to, gió lớn thì tường được làm rất đơn giản, có thể là vách đất hoặc bùn luyện với rơm rồi trát lên khung tre cho phẳng Còn đối với những khu vực hay bão gió thì tường thường được làm rất dày và vững chắc

Ngày đăng: 27/02/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 8: Lược đồ Liên bang Mianma - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 8 Lược đồ Liên bang Mianma (Trang 108)
Hình 12: Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 12 Bản đồ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Trang 110)
Hình 14: Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 14 Ruộng bậc thang ở Sapa - Việt Nam (Trang 111)
Hình 22:  Mắm bò hóc của người Campuchia - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 22 Mắm bò hóc của người Campuchia (Trang 115)
Hình 24: Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 24 Bánh Ketupat trong lễ hội - lễ tết của người Mã Lai (Trang 116)
Hình 26: Nam cởi trần đóng khố - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 26 Nam cởi trần đóng khố (Trang 117)
Hình 28: Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 28 Chiếc áo yếm của nhiều dân tộc Đông Nam Á (Trang 118)
Hình 30: Trang phục truyền thống của người Việt Nam - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 30 Trang phục truyền thống của người Việt Nam (Trang 119)
Hình 32: Nhà dài của người Ê Đê - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 32 Nhà dài của người Ê Đê (Trang 120)
Hình 34: Nhà đất - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 34 Nhà đất (Trang 121)
Hình 36: Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 36 Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam (Trang 122)
Hình 38: Đền Ăngco Vát ở Cămpuchia - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 38 Đền Ăngco Vát ở Cămpuchia (Trang 123)
Hình 40:  Chùa tháp ở Mianma - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 40 Chùa tháp ở Mianma (Trang 124)
Hình 42: Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 42 Thạt Luổng ở Viên Chăn - Lào (Trang 125)
Hình 44: Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia - Tài liệu TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á pptx
Hình 44 Bức phù điêu về Đức Phật của ngôi đền Bôrôbuđua ở Inđônêxia (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w