Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
137,52 KB
Nội dung
Cây nho-câylàmđẹpvàchữabệnh
Nho là cây ăn quả có giá trị nhất trong các cây ăn quả, sản lượng Nho hàng năm
trên toàn thế giới đạt trên 65 triệu tấn (nhiều hơn cả Cam, Quýt và Chuối) trong đó
hơn một nửa dùng chế biến rượu vang (rượu Nho).
Nho được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới. Nho trồng ở các nước nhiệt đới chỉ
chiếm một phần rất nhỏ, sản lượng hàng năm chưa bằng 1% sản lượng Nho trên
toàn thế giới. ở vùng nhiệt đới Châu á Nho phát triển mạnh ở ấn Độ, Thái Lan,
Philippin. Thái Lan phát triển trồng Nho nhanh và rất có hiệu quả, họ tự hào rằng
hiện nay giá 1kg Nho ở Băng Cốc từ 5 Đô la Mỹ đã sụt xuống chỉ còn 0,5 Đô la, rẻ
gấp 10 lần và bất cứ mùa nào cũng có.
Ở nước ta, từ Nam chí Bắc đâu cũng trồng được NhovàNho đều ra hoa kết quả
bình thường. ở Hà Nội người ta trồng Nho trước hết để làmcây cảnh, cây bóng mát
nhưng chất lượng quả rất kém. Khi chín, quả ăn được nhưng quả nhỏ, vỏ dầy,
chua, chát. ở miền Nam, vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, khô ráo quanh năm, Nho
phát triển rất tốt, chất lượng cao. Các nhà vườn đã nhập nhiều giống Nho tốt chất
lượng cao và cải tiến kỹ thuật trồng Nho nên hiện nay nghề trồng Nho phát triển
mạnh, có đủ Nho cung cấp cho thị trường trong nước.
Quả Nhochứa nhiều đường, Nho ngọt bằng các loại quả nhiệt đới như Vải, Nhãn,
Chuối, Hồng, ngọt hơn các thứ quả ôn đới khác, đường lại ở dạng dễ tiêu, nhiều
muối khoáng nhất là Kali, P, Mg, Ca, S. Về mặt Vitamin, giá trị Calo, hương vị thì
Nho lại kém các loại hoa quả nhiệt đới. Nho có nhiều dinh dưỡng nên dùng ăn
tươi, sấy làmNho khô, làm nước Nho nhất là dùng Nho chế rượu vang. Do hàm
lượng đường trong Nho cao nên những người bị táo bón, tiểu đường không nên ăn
nhiều Nho. Ngoài tác dụng thực phẩm, Nho còn có nhiều tác dụng khác.
Chất làmđẹp tuyệt vời
Các nhà Mỹ phẩm Âu Mỹ dùng Nho tươi làm ẩm da mặt vàchữa các vết nhăn. Cắt
đôi quả Nho vắt nước lên da má, trán, môi, miệng, dùng ngón tay xoa độ 30 phút,
rồi rửa sạch, hoặc cắt Nho đắp lên vùng da cần làm ẩm khoảng 30 phút, sau đó
dùng vỏ Nho cọ xát lên da mặt khoảng 30 phút nữa, rồi rửa sạch. Các vết nhăn trên
da sẽ biến mất.
Rượu Nholàm giảm bệnh nhồi máu cơ tim
Rất nhiều dẫn chứng cho thấy uống rượu vang vừa phải sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh
nhồi máu cơ tim và giảm được huyết áp ở người bệnh cao huyết áp. Trung tâm y tế
Oakland, California Mỹ đã theo dõi 200.000 người bệnh, thấy rằng những người
uống rượu vang vừa phải (60ml/ ngày) mắc bệnh tim ít hơn 30% so với người
không uống. Uống rượu vang vừa phải làm tăng Cholesterol tốt (HDL), giảm
Cholesterol xấu (LDL), ít bị xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu cho thấy trong
rượu vang đỏ có chất Resveratrol là chất có nhiều trong vỏ quả Nho. Resveratrol
có tác dụng chống Oxy hóa, ngăn ngừa khối u, chống xơ vữa động mạch, chống dị
ứng
Chè Nho tăng cường miễn dịch
Các nhà vi sinh học Canada cho biết chè Nho, rượu vang, nước Nho đều có tác
dụng chống vi rút như vi rút bại liệt, Herpes các loại. Cách làm chè Nho rất đơn
giản.Lấy một cốc quả Nho đập dập ra, đổ vào 3 cốc nước sôi, cho thêm một ít mật,
trộn đều, ngâm trong một giờ rồi lọc và cho vào tủ lạnh. Uống mỗi ngày một cốc.
Dầu hạt Nho
Chữa bệnh tim, bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tăng huyết áp, nam giới bất lực
sinh dục: các nhà khoa học Mỹ cho biết dầu hạt Nholàm tăng Cholesterol tốt, giảm
Cholesterol xấu. Dùng dầu hạt Nho hàng ngày nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39-
56%. Trong dầu hạt Nho có nhiều chất axit linoleic (nhiều hơn tất cả các loại dầu
hiện có ) là loại dầu duy nhất có tác dụng làm tăng HDL, giảm LDL. Các nhà khoa
học Mỹ cũng cho biết nam giới có HDL thấp hay bị bất lực sinh dục, sau một thời
gian dùng dầu hạt Nho HDL tăng lên, bất lực giảm rõ rệt. Dầu hạt Nho còn giảm
kết bón tiểu cầu (phòng tắc mạch), giúp đề phòng tăng huyết áp do ăn nhiều muối,
giúp hàn gắn các vết thương do béo phì và tiểu đường gây ra
Dầu hạt Nho rất có ích, các nhà chế biến Nho nên lấy hạt, ép thành dầu. Nên dùng
dầu này để ăn xalat, nộm vì dầu rất thơm, không béo ngậy, dầu cũng được dùng
trong nấu nướng các món ăn nhưng không nên nấu quá 900C.
Đông y đánh giá cao về Nho
Các sách y học cổ xưa nhất của Trung Quốc đã viết về Nho như sau: “ích khí, tăng
lưc, cường trí, làm cho người béo khoẻ, chịu được đói khát, phong hàn. Ăn lâu
ngày, người thấy nhẹ nhàng thoải mái, trẻ mãi không già”.
Theo Đông y, quả Nho vị ngọt, chát, tính bình không độc, vào các kinh phế, tì và
thận, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, tăng lực, cường trí, lợi tiểu, dùng để
chữa các chứng khí huyết liên nhược, gân cốt tê đau, phế hư và các bệnh về tiết
niệu. Nước Nho ép, rượu Nho đều có tác dụng diệt vi rút, chữa thấp khớp, đái buốt.
Ăn Nho khô có tác dụng kiện tỳ ích khí, Nho khô là thuốc bổ, người bị suy nhược
ăn thường xuyên rất tốt. Uống vừa phải rượu Nho đỏ (khoảng 100ml/ngày) có tác
dụng điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính. Ngoài quả Nho ra, các bộ phận khác của
cây Nho đều dùng làm thuốc. Lá Nho có tác dụng hạ lipit máu, cành Nho có tác
dụng tiêu viêm, mát máu, rễ Nho có tác dụng chống nôn mửa ở phụ nữ có thai, tác
dụng an thai, tiêu thũng, cầm máu, lợi tiểu, hỗ trợ cho điều trị ung thư.
Một số bài thuốc chữabệnh bằng Nho
Chữa động thai hay nôn nghén: quả Nho 40g ăn hoặc uống sống (Chữa bệnh bằng
cây lá quanh nhà).
Chữa đau lưng, mỏi gối, đái buốt, buồn nôn, nôn oẹ hay động thai trồi lên: lá, dây,
rễ Nho 20-40g sắc uống (như trên).
Chữa bệnh tiểu tiện đau rít, nước tiểu ngắn, đỏ: quả Nho tươi 250g rửa sạch ép lấy
nước, pha với một cốc nước sôi để ấm uống (Sức khoẻ và đời sống 17/6/2001).
Chữa tiểu tiện ra sỏi, đau buốt đường niệu, vùng bụng dưới và eo lưng nặng, đau
tức, tiểu tiện đau, nước tiểu có máu: Nước quả Nho 50ml, nước ngó Sen 50ml, hoà
uống lẫn, ngày 2 lần (như trên).
Chữa bệnh phù do viêm thận mạn, động thai không yên: Quả Nho khô 30g, táo tàu
15g, gạo tẻ 60g, nấu thành cháo, ngày ăn 2 lần (như trên).
Chữa tì vị hư nhược, ăn uống sút kém, thắt lưng và chân mỏi nhừ: Quả Nho khô
30g ăn ngày 2 lần, ăn liền trong mấy tuần (như trên).
Chữa cơ thể hư nhược, mất ngủ sau khi mới ốm dậy: Rượu Nho 10ml uống trước
khi đi ngủ (như trên).
Chữa bệnh vàng da do viêm gan, đau khớp do phong thấp: Thân câyNho tươi
150g,nấu lấy nước uống 3 lần trong ngày, ngày một thang (như trên)
Đái ra máu: Rễ Nho, đường trắng, mỗi loại 15g, sắc uống (Kinh nghiệm Trung
Quốc, Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).
Viêm dạ dày mạn tính: Rượu Nho, mỗi lần uống 15g, sắc uống 15ml, ngày uống 2-
3 lần (như trên).
Chán ăn: Nho khô, mỗi lần ăn 9g trước bữa ăn, ngày 3 lần (như trên).
Chữa nôn: Nước Nho một chén nhỏ, thêm một ít gừng, khuấy đều uống (như trên).
Chữa trừ phiền giảm khát: Nước Nho, nước ngó Sen, số lượng bằng nhau, hoà đều
uống (như trên).
Cao huyết áp: Nước Nho nước rau Cần, mỗi thứ một chén nhỏ, hoà nước sôi uống,
mỗi ngày 2 lần (như trên).
Phù thũng khi có thai: Rễ Nho 30g, sắc uống (như trên).
Mỡ máu cao: Lá Nho, Sơn tra, Hà thủ ô, mỗi loại 10g, sắc uống (như trên).
Khản tiếng: Nho 100g, mía 2 đốt. ép riêng lấy nước Nho, nước mía, hoà nước Nho,
nước mía với nước sôi,uống mỗi ngày 3 lần (như trên).
Phình tĩnh mạch, rối loạn tuần hoàn (do mãn kinh), trĩ, mặt sùi đỏ: Lá câyNho đỏ,
sấy khô, nghiền lạnh ở nhiệt độ -1960C, đóng thành viên nhộng mỗi viên có
180mg bột nghiền lạnh toàn phần lá Nho trong đó có 1,5% Polyphenol. Uống mỗi
ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên vào các bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối, sau 1 tháng nhắc
lại. (L ABC desplantes).
Nho là cây thực phẩm quý, cây thuốc tốt, các nhà vườn nên trồng nhiều Nhovà chế
biến thành nhiều sản phẩm như rượu Nho, Nho khô, nước Nho, mứt Nho
[...]...Trong mỗi vườn gia đình, mỗi vườn thuốc nên có câyNholàmcây thuốc, cây cảnh, cây quả .
Cây nho - cây làm đẹp và chữa bệnh
Nho là cây ăn quả có giá trị nhất trong các cây ăn quả, sản lượng Nho hàng năm
trên toàn. nhiều Nho và chế
biến thành nhiều sản phẩm như rượu Nho, Nho khô, nước Nho, mứt Nho
Trong mỗi vườn gia đình, mỗi vườn thuốc nên có cây Nho làm cây thuốc,