Phòng tránhthói
“nghiện” tiviởtrẻnhỏ
Trẻ nghỉ hè nhưng bố mẹ bận rộn, tivi sẽ trở thành “bạn
thân” của trẻ. Một khi thói quen xem truyền hình đã trở
nên “cố hữu”, càng khó kéo trẻ ra khỏi màn hình tivi. Vì
vậy, tuổi mẫu giáo là lứa tuổi thích hợp để bắt đầu hình
thành thói quen xem truyền hình lành mạnh ở trẻ.
Chúng ta đã từng nghe, việc hạn chế trẻ mẫu giáo ngồi trước
màn hình tivi rất quan trọng nhưng quan trọng như thế nào?
Một nghiên cứu năm 2010 trên 1.314 trẻ em Mỹ cho thấy, trẻ
trong độ tuổi từ 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi “nghiện”tivi thì
khi lên 10, độ tập trung và linh hoạt kém hơn so với các bạn
cùng tuổi. Hơn nữa, xem tivi nhiều cũng liên quan đến tình
trạng béo phì khi chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, kết quả
học tập kém hơn và trẻ có xu hướng thích nước ngọt và ăn
vặt hơn.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyên rằng, trẻ lớn hơn 2 tuổi
không nên xem tivi quá 1-2 tiếng mỗi ngày, còn trẻ dưới 2
tuổi tốt nhất là không xem tivi. Để tránh tình trạng trẻ
“nghiện” tivi, quan trọng nhất vẫn là hạn chế thời gian trẻ
ngồi trước màn hình, “ăn gian” thời gian trong ngày của con
bằng các hoạt động bổ ích khác. Cụ thể là:
Khi có thể, cho con tham gia vào việc vặt trong nhà. Với một
cây chổi nhỏ, trẻ có thể cùng quét dọn căn phòng mà người
lớn đang quét. Trẻ cũng giúp bạn phủi bụi đồ gỗ hay lau kệ
khi bố mẹ dọn dẹp. Nếu muốn xem mẹ nấu ăn, trẻ có thể tìm
hiểu tên món ăn cũng như màu sắc thực phẩm, khi đó, giao
cho con nhiệm vụ đơn giản để làm, chẳng hạn như đánh
trứng, thêm nguyên liệu vào…
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Lập riêng giỏ đồ chơi đặc biệt cho trẻ. Con trẻ có thể trở nên
bận rộn với những món mà chúng yêu thích như sách, câu đố,
đồ chơi. Tuy nhiên, bí quyết cha mẹ cần nhớ là cất kín chiếc
giỏ đó đi, chỉ đến khi thực sự cần mới mang ra. Điều này
khiến con bạn tò mò hơn, và sẽ cảm thấy thích thú để chơi
được lâu hơn.
Nếu tạm thời phải dùng tivi để “dỗ”, lưu ý thời gian con ngồi
trước màn hình. Có thể đó là băng đĩa dành cho thiếu nhi, đĩa
có hình ảnh trẻ ca hát nhảy múa hoặc là chương trình truyền
hình mang tính giáo dục.
Tránh “cái bẫy” quảng cáo. Trẻ em có thể xem được 40.000
đoạn quảng cáo mỗi năm trên truyền hình. Và theo Học viện
Nhi khoa Mỹ, trẻ dưới 6 tuổi không phân biệt được giữa
quảng cáo và thực tế. Một nghiên cứu cho thấy, trong số hơn
12.000 quảng cáo về thực phẩm, 67% số đó là thực phẩm
không lành mạnh và đa số được phát sóng trong chương trình
dành cho trẻ em. Vì thế, người lớn nên tránh cho trẻ tiếp xúc
với những quảng cáo thương mại này.
Xem tivi với trẻ. Đầu tiên, hãy chọn một chương trình phù
hợp với lứa tuổi sau đó ngồi lại với con để cùng thưởng thức.
Bằng cách đó, người lớn đã biến mỗi lần xem ti vi trở thành
một sự kiện với trẻ. Lưu ý là khi hết chương trình yêu thích,
đừng lướt sang các kênh khác mà tắt tivi, chuyển sang hoạt
động gì đó tích cực hơn.
Giải thích vì sao phải tắt tivi. Bố mẹ có thể nói thẳng: “Con
xem thế là đủ rồi, bố mẹ sẽ tắt tivi vì con xem nhiều quá”.
Tuy nhiên, trẻ sẽ không cảm thấy đột ngột nếu ngay từ đầu
bố mẹ cho phép con xem bao lâu, hết chương trình nào.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Người lớn nên làm gương. Nếu bạn không muốn con xem
tivi quá nhiều, chính phụ huynh phải là người làm gương. Lý
tưởng nhất là phòng ngủ không có tivi. Đừng tạo thành thói
quen cứ về nhà là bật tivi hay không có người xem cũng cứ
bật tivi trong nhà. Quan trọng vẫn là tắt tivi vào giờ ăn.
.
Phòng tránh thói
“nghiện” tivi ở trẻ nhỏ
Trẻ nghỉ hè nhưng bố mẹ bận rộn, tivi sẽ trở thành “bạn
thân” của trẻ. Một khi thói quen xem. rằng, trẻ lớn hơn 2 tuổi
không nên xem tivi quá 1-2 tiếng mỗi ngày, còn trẻ dưới 2
tuổi tốt nhất là không xem tivi. Để tránh tình trạng trẻ
“nghiện” tivi,