1
Luyện đềđạihọc - Sinhhọc - Đề2
Bài1 Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Biết một gen một tính trạng, trội không hoàn toàn. Số tổ hợp
giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình xuất hiện ở F1 lần lượt là:
A 64, 27, 8. B 32, 18, 18. C 64, 18, 8. D 32, 18, 8.
Bài2 Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
C Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
D Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng.
Bài3 Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen tần số hoán vị gen được tính dựa vào:
A Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị.
B Tổng tần số giữa một kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị và một kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị.
C Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị.
D Tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn
Bài4 Hai hay nhiều gen không cùng lôcut cùng tác động làm xuất hiện một tính trạng mới được gọi là:
A Tác động bổ trợ. B Tác động át chế trội. C Tác động át chế lặn. D Tác động tích luỹ.
Bài5 Tương tác gen là:
A Trường hợp hai hay nhiều gen cùng lôcut chi phối sự phát triển của một tính trạng.
B Trường hợp hai hay nhiều gen khác lôcut cùng quy định một số tính trạng tương ứng.
C Trường hợp hai hay nhiều gen khác lôcut cùng quy định một tính trạng nào đó.
D Trường hợp một gen quy định nhiều tính trạng.
Bài6 Trong chọn giống, sự tương tác gen sẽ giúp con người mở ra khả năng
A Có nhiều biến dị tổ hợp để tạo gen mới.
B Tìm được nhiều tính trạng quý thường đi kèm với nhau.
C Tìm được tính trạng mới có thể có lợi.
D Hạn chế biến dị ở đời sau, làm giống ổn định.
Bài7 Xét alen A, a. Mỗi gen quy định một tính trạng. Sự tổ hợp 2 alen đó đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau
trong quần thể: Cặp alen trên nằm trên NST :
A Thường. B X không có alen trên NST giới tính Y.
C Y không có alen trên NST giới tính X. D X có alen trên NST Y.
Bài8 Nội dung nào sau đây sai ?
I. Đảo đoạn xảy ra khi đoạn bên trong NST bị đứt, đoạn này quay ngược 1800 rồi được nối lại.
II. Đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống sinh vật do không làm mất vật chất di truyền.
III. Đảo đoạn làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST tuy nhiên không thay đổi nhóm liên kết gen .
IV. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu hay giữa cánh của NST và không mang tâm động.
V. trong các dạng đột biến cấu trúc NST, đảo đoạn là dạng được gặp phổ biến hơn cả.
A II. B II và IV. C III và V. D IV.
Bài9 Đột biến số lượng NST là :
A Biến đổi của NST về cấu tạo gây ra mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST.
B Biến đổi số NST về cấu trúc hay về số lượng.
C Biến đổi số NST ở một vài cặp hay toàn bộ các cặp NST trong tế bào.
2
D Biến đổi NST về số lượng ở toàn bộ cơ thể gây ra thể dị bội hay đa bội.
Bài10 Hội chứng Đao có những đặc điểm:
I. Đầu nhỏ, cổ ngắn, mắt xếch.
II. Trán cao, tay chân dài.
III. Mắc bệnh thiếu máu, huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm.
IV .Cơ quan sinh dục không phát triển. V. Chậm phát triển trí tuệ. VI. Chết sớm.
A I, II, V. B I, V, VI. C I, III, IV, V, VI. D I, IV, V, VI.
Bài11 Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng do:
A Hạt phấn của loài này có thể nảy mầm trên vòi nhuỵ của loài kia.
B Có thể khắc phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
C Không cần giải quyết khó khăn do hiện tượng bất thụ gây ra.
D Cơ thể thực hiện được việc lai tế bào.
Bài12 Gen A dài 306 nm, có 20% nucleotit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị
đột biến thành alen a-1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp
nucleotit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen
a1 là 2 và nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a2 là 1. Tính tổng số nucleeootit của cơ thể mang kiểu
gen Aaa1a2 ?
A A = T = 1439; G = X = 2160. B A = T = 1438; G = X = 2160.
C A = T = 1436; G = X = 2162. D A = T = 1441; G = X = 2159.
Bài13 Xét các hậu quả sau:
I. Làm cho các gen trên NST xa nhau hơn. II. Làm cho các gen trên NST gần nhau hơn.
III. Làm thay đổi hình dạng, kích thước NST. IV. Làm thay đổi nhóm liên kết gen của NST.
Hậu quả đột biến mất đoạn NST là :
A I và IV. B II và III C II, III và IV. D I,II, III và IV.
Bài14 Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng nhằm mục đích nghiên cứu tác động của cùng
một môi trường.
A Đối với các kiểu gen giống nhau. B Đối với kiểu gen khác nhau.
C Đối với sự biểu hiện một tính trạng nào đó. D Đối với tính trạng số lượng.
Bài15 Hai trẻ sinh đôi cùng trứng là kết quả quá trình
A Thụ tinh giữa một tinh trùng và hai trứng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào phát triển
thành một cơ thể
B Thụ tinh giữa hai tinh trùng và một trứng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào phát triển thành
một cơ thể
C Thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng nhưng sau đó hợp tử tách thành hai và phát triển thành hai cơ
thể
D Thụ tinh giữa hai trứng với hai tinh trùng trong cùng một lần mang thai sau đó mỗi hợp tử phát triển
thành một cơ thể
Bài16 Để xác định tần số các kiểu hình từ đó suy ra tần số các gen trong quần thể liên quan đến các
bệnh di truyền người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
A phả hệ. B di truyền quần thể. C di truyền họcphân tử. D trẻ đồng sinh.
Bài17 Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do?
A. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo
giao tử XY.
3
B. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo
giao tử XX.
C. Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.
D. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX
và XY.
Bài18 Ở một cá thể có kiểu gen là AaBBCC, biết rằng mỗi cặp gen qui định một tính trạng, phân li độc
lập. Xác suất bắt gặp loại giao tử mang cả ba alen trội là?
A 25%. B 12,5%. C 50%. D 6,25%.
Bài19 Lai ruồi giấm cái thuần chủng cánh vênh, thân xám với ruồi đực thuần chủng cánh thẳng, thân
đen người ta thu được F1 tất cả đều có cánh thẳng, thân xám. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với
nhau người ta thu được đời F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 430 ruồi cánh thẳng, thân xám: 214 ruồi
cánh vênh, thân xám: 216 ruồi cánh thẳng, thân đen. Điều giải thích dưới đây về kết quả của phép lai trên
là đúng?
A Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết với nhau không thể tính được chính xác tần
số hoàn vị gen giữa hai gen này.
B Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau
C Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị
giữa hai gen là 10%.
D Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân nằm trên các NST khác nhau
Bài20 Cho F1 dị hợp hai cặp gen lai với nhau ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ: 9 cao : 7 thấp. Cho F1 lai vớ
cá thể thứ 1. Thế hệ lai thu được 3 cao : 1 thấp. Cho F1 lai vớ cá thể thứ 2. Thế hệ lai thu được 1 cao : 3
thấp. Kiểu gen của cây thứ 1 và cây thứ 2 lần lượt là:
A AABb và aabb. B AaBb và Aabb. C Aabb và aabb. D AaBb và aabb.
Bài21 Cho biết A: Cao là trội hoàn toàn so với a: thấp. BB: Tròn là trội không hoàn toàn so với bb: dài
nên xuất hiện tính trạng trung gian Bb: là bầu dục. D: Lá chẻ là trội hoàn toàn so với d: lá nguyên. (cho biết
các gen phân li độc lập). Cho F1 dị hợp tử ba cặp gen nói trên lai với kiểu gen chưa biết F2 thu tỉ lệ kiểu
hình: 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. Phép lai F1 nào sau đây xuất hiện tỉ lệ nói trên?
A AaBbDd x AaBbDd B AaBbDd x AaBbdd
C AaBbDd x AABbDd D AaBbDd x AabbDd
Bài22 Ở một loài thực vật :Gien A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gien a quy địnhthân thấp,
cho hai cây thân cao giao phấn thu được F1: 120 cây thân cao, 40 cây thân thấp, tính theo lý thuyết số cây
F1 tự thụ phấn cho F2 toàn những cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:
A 30 cây B 60 cây C 90 cây D 40 cây
Bài23 Ở một loài thực vật màu hoa được hình thành do sự tác động của 2 cặp gen( Aa và Bb) phân li độc
lập, sản phẩm của gen A và B tác động hình thành nên màu hoa đỏ, cặp gen bb ức chế sự hình thành màu
của gen A và cặp aa nên hoa có màu trắng; gen B tác động với cặp aa cho màu vàng. Cho cây hoa đỏ dị
hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là:
A 12 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng
B 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 4 cây hoa trắng
C 6 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng
D 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng
Bài24 Ở ngô màu hạt do hai gien không alen quy định, cho hai cây hạt trắng giao phấn thu được F1 có
1057 hạt hạt trắng: 264 hạt đỏ:88 hạt vàng tính theo lý thuyết số cây hạt vàng thuần chủng ở F1 là bao
nhiêu : A 264 B 66 C 176 D 88
4
Bài25 Ở một loài thực vật, mỗi tính trạng do một cặp gen qui định. Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm
giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. F1 thu được 100% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm. Cho
F1 tự thụ phấn F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 9 cây thân cao, hạt tròn, chín sớm : 3 cây thân cao, hạt
dài, chín muộn : 3 cây thân thấp, hạt tròn, chín sớm : 1 cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. (không có tác
động của đột biến và chọn lọc tự nhiên). Kiểu gen của cây F1 là:
Bài26 Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng?
A Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể.
B Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội.
C Do rối loạn trao đổi chéo và rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
D Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Bài27 Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân
thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ
: 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen
của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
A AaBb x aabb. B AB//ab x ab//ab. C AaBB x aabb D Ab//aB x ab//ab.
Bài28 Ở người gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IO, IB, trong đó IA và IB trội hoàn toàn so
với IO, còn IA và IB đồng trội. Qua nghiên cứu một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xác
định được tỉ lệ người có nhóm máu A chiếm 35%, nhóm máu B chiếm 24%, nhóm máu AB chiếm 40%,
còn lại là nhóm máu O. Một người có nhóm máu A kết hôn với một người có nhóm máu B. Xác suất sinh
con có nhóm máu O của cặp vợ chồng này là:
A 0,0238 B 0,285 C 0,333 D 0,949.
Bài29 Nhận định nào sau đây là sai ?
A Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục
tiêu sản xuất.
B Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
C Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
D Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
Bài30 Ở người có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra giữa NST số 13 và NST số 18, lặp đoạn trên một
NST của cặp NST số 8, đảo đoạn trên một NST của cặp số 15. Sự giảm phân ở cơ thể trên sinh giao tử, thì
tỉ lệ giao tử không mang đột biến về các cặp NST trên là
A 1/23. B 1/8. C 16/23. D 1/16.
Bài31 Một cơ thể có kiểu gen . Nếu có 200 tế bào sinh dục của cơ thể này giảm phân tạo tinh
trùng, trong đó có 100 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở cặp NST chứa cặp gen trên. Theo lí thuyết, tỉ
lệ giao tử mang gen A và B được tạo ra là
A 37.5%. B 12.5%. C 25%. D 43.75%.
5
Bài32 Nếu hoán vị xảy ra ở cả giảm phân của giống đực và cái cùng với tỉ lệ 20 % , mỗi gen quy định
một tính trạng, gen trội là hoàn toàn, thì phép lai AB/ab × AB/ab ở điều kiện lí tưởng sẽ sinh ra đời con có
tỉ lệ phân li kiểu hình là
A 4 : 4 : 1 : 1. B 66 : 16 : 9 : 9. C 6 : 2 : 1 : 1. D 415 : 415 : 85 : 85.
Bài33 Ở đậu Hà lan hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng . P thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng->F1 đồng
loạt hoa đỏ. Cách lai nào sau đây không xác định được KG của cây hoa đỏ ở F2?
A Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P. B Cho cây hoa đỏ tự thụ.
C Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2. D Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.
Bài34 Một hợp tử trải qua 10 lần nguyên phân liên tiếp. Sau 1 số lần phân bào có 1 tế bào bị đột biến tứ
bội, sau đó các tế bào nguyên phân bình thường đã tạo ra 1016 tế bào con. Xác định đột biến xảy ra ở lần
nguyên phân ( A ), số tế bào bình thường (B) và tế bào bị đột biến (C) tạo ra là
A A = 5, B = 984, C = 32 B A=6, B = 1000, C= 16
C A= 3, B = 888, C = 128 D A=7, B=1008, C = 8
Bài35 Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội có 2n = 22, trên cặp NST giới tính là XY (số 11) xét 1
cặp gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Cặp NST số 1 có một cặp gen dị hợp, các
cặp gen còn lại là đồng hợp, cặp NST số 2 đến cặp NST số 6 chứa các cặp gen dị hợp, các cặp NST còn lại
chứa các cặp gen đồng hợp. Khi thực hiện giảm phân, cặp NST số 1 và 3 trao đổi chéo tại 2 điểm không
đồng thời, cặp số 2 không trao đổi chéo, cặp NST số 4 trao đổi chéo kép, cặp NST số 5 và số 6 trao đổi
chéo tại một điểm. Xác định số loại giao tử tối đa được hình thành ở giới dị giao?
A 3072 B 6144 C 9216 D 18432
Bài36 Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :
A Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc
B Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
C Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động
D Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành
Bài37 Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được
phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất.
Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả
năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.
B Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy
bỏ nhụy của cây làm bố.
C Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt
phấn hữu thụ.
D Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống
cây trồng.
Bài38 Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST thường qua vùng
chín để thực hiện giảm phân. Trong số 1800 tinh trùng tạo ra có 256 tinh trùng được xác định là có gen bị
hoán vị. Cho rằng không có đột biến xảy ra, về mặt lý thuyết thì trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số
tế bào sinh tinh không xảy ra sự hoán vị gen là:
A 128 B 194 C 322 D 386
Bài39 Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen. Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu hình quả
vàng, bầu dục có kiểu gen . Kết quả nào sau đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A 7,29% B 12,25% C 5,25% D 16%
6
Bài40 Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây?
A Toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục.
B Một tế bào mang gen đột biến sẽ có hai loại lục lạp xanh và trắng.
C Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ
sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
D Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng.
Bài41 Phát biểu nào sau đây không chính xác về đột biến lặp đoạn?
A NST bị lặp đoạn có thêm các gen mới tạo sự đa dạng về vốn gen trong quần thể.
B Lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
C Lặp đoạn làm tăng một số gen trên NST gây mất cân bằng trong hệ gen, nên có thể gây hậu quả có hại
cho thể đột biến.
D Lặp đoạn làm tăng số lượng sản phẩm của gen nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế.
Bài42 Gen A có chiều dài 4080 Ao, số nucleotit loại A = 20% tổng số nucleotit của gen. gen A bị đột
biến điểm thành gen a, gen đột biến có chiều dài bằng gen A và tỉ lệ G/A =1,505. Số liên kết hidro của gen
a là
A 2131. B 3121. C 3119. D 3120.
Bài43 Một đột biến xảy ra làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư dẫn đến xuất hiện bệnh ung
thư, đột biến thuộc dạng
A đột biến đảo đoạn. B đột biến gen lặn. C đột biến gen trội. D đột biến chuyển đoạn.
Bài44 Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do 1 gen có hai alen A và a, trội lặn hoàn toàn nằm
trên X không có alen tương ứng trên Y. Tính trạng hình dạng lông do 1 gen có 3 alen B1, B2, B3 nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định có mối quan hệ trội lặn như sau: B1 = B2 > B3. Nếu xét cả vai trò của giới
tính, số kiểu giao phối và số kiểu hình nhiều nhất trong quần thể lần lượt là
A 216 và 8. B 126 và 16. C 216 và 16. D 126 và 8.
Bài45 Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung;
alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội
hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai thu được F1. Trong tổng số cá thể F1,
số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột
biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể cái lông xám dị
hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ
A 4,25%. B 2%. C 8%. D 1%.
Bài46 Quan hệ trội lặn của các alen ở mỗi gen như sau: Gen I có A1=A2>A3; gen II có B1>B2; gen III
có C1=C2=C3>C4. Gen 1 và 2 cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Gen 3 nằm trên NST X ở đoạn không
tương đồng với NST Y. Nếu xét cả vai trò của giới tính. Số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có về 3
locut trên lần lượt là
A 210 và 56. B 252 và 24. C 294 và 112. D 294 và 88.
Bài47 Ở đậu Hà Lan: tính trạng hạt trơn do 1 gen quy định và trội hoàn toàn so với gen quy định hạt
nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2 thu được đậu
hạt trơn và đậu hạt nhăn, cho đậu hạt trơn F2 tự thụ phấn thu được F3; Cho rằng mỗi quả đậu F3 có 4 hạt.
Xác suất để bắt gặp quả đậu F3 có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu?
A 10,55%. B 38,58%. C 42,2%. D 4,69%.
7
Bài48 Ở một loài động vật, xét ba lôcut gen trên nhiễm sắc thể giới tính, lôcut I có 2 alen nằm trên NST
X vùng không tương đồng với NST Y, lôcut II có 3 alen nằm trên NST Y vùng không tương đồng với NST
X. lôcut III có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong
quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
A 54. B 12. C 34. D 16.
Bài49 Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường
nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. Xác suất để họ sinh 3 người con tiếp theo có cả trai, gái
và ít nhất có một người không bệnh
A 126/256. B 141/256. C 165/256. D 189/256.
Bài50 Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y,
lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối
có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên ?
A 210. B 180. C 270. D 570.
. 1
Luyện đề đại học - Sinh học - Đề 2
Bài1 Xét phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Biết một gen một. hình nhiều nhất có thể có về 3
locut trên lần lượt là
A 21 0 và 56. B 25 2 và 24 . C 29 4 và 1 12. D 29 4 và 88.
Bài47 Ở đậu Hà Lan: tính trạng hạt trơn do