NGUYỄN CƯƠNG-QUALỐINHÌNHIỆNTHỰC
TÂM TƯỞNG
ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980, một triển lãm gây xôn xao dư luận bởi
sự đánh giá nhiều chiều của giới học thuật, trước hàng loạt tác phẩm có xu hướng
thoát khỏi những ràng buộc có tính nguyên tắc, trong quá trình phản ánh hiệnthực
- họa sĩ Nguyễn Cương đã đoạt huy chương đồng từ tác phẩm sơn mài cỡ lớn
(1,5m x 3,8m) Những cô gái thông tin. Có thể coi đây là thành công khởi đầu (mặc
dù trước đó, năm 1974, tác phẩm sơn mài Xưởng đóng tàu Hải Phòng - bài thi tốt
nghiệp Đại học Mỹ thuật của ông được xếp loại xuất sắc và vinh dự lọt ngay vào
sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia). Sự thành công khởi đầu ấy đã quyết định một
hướng tìm tòi riêng từ lốinhìn sự vật thiên về suy cảm. Hiệnthực đời sống quatâm
tưởng ông mà vào tranh để rồi ám vào tâmtưởng người xem bao điều vừa quen
vừa lạ. Trước hội họa Nguyễn Cương, dường như ai cũng có thể cảm nhận một
điều gì đó lớn nhỏ, khúc chiết và chân thành, không phải từ những khúc xạ hay
biến tấu, mà từ trong thăm thẳm cái hồn cốt ruột gan của hiện thực.
Nói Những cô gái thông tin là tác phẩm thành công khởi đầu cho một hướng tìm
tòi thể nghiệm là hoàn toàn đúng, bởi hơn hai chục năm sau, ông vẫn thủy chung
với phương pháp sáng tác từ hiệnthựctâmtưởng ấy (hiện thựctâmtưởng - chữ
dùng của nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân). Với tác phẩm này, Nguyễn
Cương đã bắt đầu những manh nha của lối tư duy hình tượng mới, khi cho nhân vật
của mình xuất hiện như những tượng gỗ Tây Nguyên. Không ai tỉ mẩn đếm đo
những bàn tay đôi chân kia mọc ra từ đâu hay tại sao nhiều vậy. Những uốn lượn
như dòng suối của dây rợ máy móc, những tay chân kia cho ta ấn tượng mạnh mẽ
về nhịp điệu. Có thể là sự vô lý nào đó trong quan niệm miêu tả hiện thực, nhưng
lại tuyệt vời thuyết phục nếu tâmtưởng ta chìm vào không gian khẩn trương của
nhiệm vụ thông tin. Trong tiết tấu rộn ràng gấp gáp của hiện thực, những bàn chân,
đôi tay tíu tít kia hiển nhiên đã thuộc về tâm tưởng.
Với tác phẩm Vật kỷ niệm của đồng đội, Nguyễn Cương đưa ta về với quá khứ bắt
đầu từ sự đặc tả chiếc áo trấn thủ và cuốn sổ tay người lính. Thời gian và kỷ niệm
nhấp nhô, huyền ảo như núi non, mây gió, bóng đồng đội hiện lên từ phía sau, chỉ
với tấm lưng choán giữa mặt tranh cùng không gian đỏ bầm hừng hực. Tác phẩm
là lờithức tỉnh quyết liệt trong giấc ngủ vô tâm của mỗi một con người. Những tọa
độ biển có bố cục nghiêng về trang trí gồm những mảng vuông ghép lại. Mỗi mảng
vuông ấy là một thực trạng môi trường do con người can thiệp bởi một quá trình
tàn nhẫn và vô lối. Toàn bộ nền tranh đen kịt, mặt trời chỉ còn là một mảnh liềm
yếu ớt cùng những đám mây rực cháy. Trong một ô vuông đen chìm ở nền tranh,
có con mắt trừng trừng mở vào hiện thực. Con mắt thiên nhiên hay con mắt tâm
tưởng của những người đồng cảm? Một loạt tác phẩm khác được vẽ ra từ mạch
cảm xúc này khi những hình tượng giản đơn mà khái quát được trở đi trở lại trong
vũ điệu của thiên nhiên, lấy sự giao hòa âm dương làm cốt lõi. Chiếc lá vu vơ bay
giữa trời, mấy con chim ngơ ngác tìm nơi trú ngụ trên mặt đất hoang vu (Chim di
trú); Thân hình cô gái với bao nhiêu chắp vá, nỗi niềm lớn lao và vụn vặt, trong
nền tranh màu cỏ úa, mặt trời hay mặt trăng hiện ra như những lỗ thủng công
nghiệp, sản phẩm của một nền văn minh máy tính (Chân dung thiếu nữ). Nguyễn
Cương xếp tác phẩm Chân dung chiến tranh vào loạt những sáng tác theo hướng
trừu tượng biểu hiện, riêng tôi lại thấy ở đó quá nhiều tố chất của một tác phẩm
hiện thựctâm tưởng. Từ gam màu nâu đen tạo cảm giác chán chường, người ta
nhận ra, thoắt ẩn, thoắt hiện là súng ống công cụ, là xương cốt, là máu me. Chiến
tranh cụ thể làm nên bao nghĩa địa nhưng không ghê rợn bằng nỗi ám ảnh mà nó
đã và đang tiếp tục hằn in trong tâmtưởng con người.
Có hai tác phẩm mà tôi cho đây là “cái tạng” của chính tác giả, nhẹ nhàng, trầm
tĩnh trong lối tư duy đầy biểu cảm. ấy là Mẹ và con và Cửa sổ mở. Cái ngọn đèn
dầu đặt bên cửa sổ, và ngoài kia giữa màu xanh mướt mát những tàu lá chuối,
buồng quả bất ngờ ló ra như thể nụ cười, như giấc mơ đẹp hiện về trong giấc ngủ
(Cửa sổ mở). Hình tượng mẹ con chú nai thảng thốt, mơ màng trong không gian
lung linh tựa hồ bầu sữa (Mẹ và con) Hiệnthực nhân lên đẹp đẽ quatâmtưởng
thấm đậm nhân văn là thế, khiến ta ngẫm ngợi hơn, mềm hơn trước bao nhọc nhằn
thời cuộc.
Còn một loạt tác phẩm tìm tòi theo hướng không gian mở, như Mặt đất hân hoan,
Sự kết tinh hay Khúc nhạc chiều cùng những tác phẩm vẽ theo lối trừu tượng biểu
hiện như Tưởng nhớ mùa thu, ánh linh quang cho ta nhận biết thêm một Nguyễn
Cương luôn trăn trở tìm tòi cho phương pháp sáng tác hiệu quả.
Điềm tĩnh trong sắc màu hình mảng, với kết cấu bố cục khi lỏng, khi chặt, đầy ẩn
dụ tạo nên những rung cảm bất ngờ, hội họa Nguyễn Cương đưa người xem đắm
mình vào không gian phương Đông, kiệm lời và Thiền định. Cái thực và ảo, cái
duy lý và trữ tình hòa trộn trong tâm tưởng, phả vào tác phẩm thận trọng mà
khoáng hoạt biết bao. Đóng góp của ông cho nghệ thuật chính là việc tìm được
cách nói đầy trách nhiệm trước cuộc sống, khi nhìnhiệnthựcquatâmtưởng riêng
mình.
.
NGUYỄN CƯƠNG- QUA LỐI NHÌN HIỆN THỰC
TÂM TƯỞNG
ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980, một.
hướng tìm tòi riêng từ lối nhìn sự vật thiên về suy cảm. Hiện thực đời sống qua tâm
tưởng ông mà vào tranh để rồi ám vào tâm tưởng người xem bao điều