Tài liệu Nghiên cứu địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu là kết tinh trí tuệ, kinh nghiệm, nhiệt tình của nhiều người, thuộc nhiều đối tượng xã hội khác nhau ở trong và ngoài tỉnh. Phần 1 của tài liệu gồm các nội dung chính sau: Tự nhiên và dân cư; Khởi nguyên đất Bà Rịa - Vũng Tàu; Buổi đầu khai phá và xây dựng (Từ giữa thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX); Cuộc khàng chiến chống Pháp xâm lược đầu tiên (1859-1867); Kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 1DIA CHI
Trang 3DIA CHI
Trang 4Uy BAN NHAN DAN TINH BA RIA - VUNG TAU SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THẠCH PHƯƠNG - NGUYEN TRONG MINH Chủ biên ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VỮNG TÀU
Ban biên soạn:
BÙI CHÍ HỒNG - ĐINH VĂN HẠNH
ĐOÀN THIÊN TÍCH - NGUYÊN LIỆU - HUYNH LUA
Trang 5CAC CONG TAC VIEN
œa*›
CAO XUÂN TIỂU NGUYÊN VĂN HOÀNG
ĐOÀN CẢNH NGUYEN VAN si
HOAI VIET PHAM CHÍ THÂN
HỒ SONG QUYNH PHAM MINH
LE HUY MAU PHAN AN
LÊ HUY LUYỆN PHAN NGỌC BẠCH
LÊ KHẮC THANH TRẤN CÔNG ĐỊNH LB TRUNG HOA
MAI ĐỐC
MAI PHƯỚC NGỌC
NGÔ QUANG HIẾN NGUYEN CAM THUY NGUYEN DINH THONG NGUYEN ĐỨC LỢI NGUYỄN HẠNH NGUYEN HOU DAI NGUYEN LINH NGUYEN MAN NGUYEN NGHỊ
NGUYEN PHUGC TƯƠNG NGUYEN THI MAI HUONG
NGUYEN VAN HANH
Trang 7HOI DONG BIEN TAP
{Theo Quyét dinh $6 7895/QD.UB, ngày 19-10-2004 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tau) Chủ tịch Hội đồng PHAM QUANG KHAI Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TRƯƠNG THÀNH CÔNG Uy vién
VÕ NGỌC MINH, PHAM QUỐC TOAN, HOÀNG VẤN ĐỊNH, PHAM VAN HY, DO QUOC HUNG, TRAN DUY LICH,
PHUNG DUC VINH, LUU TRONG PHU, NGUYEN THU
ty vién thu ky
Trang 8BCHTUĐCS CHXHCNVN CMLTCHMNVN CMT8-1945 BCS KCCM KCCP LLVTND LMCLLDTDCVHBVN MTDTGPMNVN QSQTN QVKĐTVH TƯC UBKC UBKCHC VNCH VNDCCH VNTNCMĐCH XUNK XUNB
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Cách mạng tháng Tám - 1945 Đảng Cộng sản Khang chiến chống Mỹ Kháng chiến chống Pháp
Tuực lượng vũ trang nhân dân
Liên mình các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa
bình Việt Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam
Quốc sử quán triều Nguyễn Quốc vụ khanh Đặc trách văn hóa
Trung ương Cục
Ủy ban Kháng chiến
Ủy ban Kháng chiến Hành chính
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội
Xứ ủy Nam Kỳ
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
LOI NỒI ĐẦU
Bạn đọc kính mến,
Quyển sách ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VŨNG TÀU đã đến tay các
bạn Đây là kết quả hơn õ năm phấn đấu, lao động cật lực,
khắc phục không ít khó khăn cả khách quan và chủ quan, từ việc sưu tập, nghiên cứu, phân tích đối chiếu các nguồn tài liệu trong
thư tịch cổ, các tài liệu lưu trữ ở các ngành, đến việc điều tra khảo
gát điên dã trên thực địa của những người tham gia biên soạn công
trình, tổ chức hội thảo khoa học, cùng với sự nhiệt thành của
những người làm công tác nghiên cứu, giảng đạy ở các viện, các trường đại học và cao đẳng, các cán bộ lãnh đạo ở các ngành ở địa
phương, các vị lão thành cách mạng đã từng hoạt động, gắn bó sống chết với địa bàn này gần trọn cuộc đời
Nói một cách khác, quyển ĐỊA cui BA RIA - VUNG TAU là
kết tỉnh trí tuệ, kinh nghiệm, nhiệt tình của nhiều người, thuộc
nhiêu đối tượng xã hội khác nhau ở trong và ngồi tỉnh
Cơng bình mà nói, ban biên soạn đã thừa hưởng một phân
không nhỏ những kết quả, những công trình nghiên cứu của những người trước, từ những trước tác của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Nguyễn Siêu; những công trình biên soạn của Quốc sử quán triéu Nguyễn, của các tác giả như Cao Xuân Dục, Phan Khoang, Dao Duy Anh, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu đến những sách lịch sử, sách “chuyên khảo” của các học giả Pháp trước đây
Trang 10DIA CHÍ BÀ RỊA - VUNG TAU
tranh chống Pháp, chống Mỹ, hồi ký, ghi chép của các tướng lĩnh về chiến trường miễn Nam, của các chiến sĩ từng bị giam giữ ở nhà
tù Côn Đảo, cùng những công trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu về tự nhiên, về văn hóa, xã hội là nguôn tài liệu tham khảo rất
cần thiết và bổ ích đối với những người biên soạn
Một điều mà hầu như những nhà nghiên cứu, khi đi sâu vào
từng vùng đất cụ thể ở phía Nam, thường vấp phải, đó là sự nghèo nàn về tư liệu gốc, dù rằng công cuộc định cư và khai phá của người
Việt điễn ra khá muộn màng, chỉ khoảng trên đưới 300 năm Có
thể đơn cử một ví dụ: Bộ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn, khởi đầu từ chúa Nguyễn Hoàng (1558) và kết thúc ở đời Đẳng Khánh (1877), dài 319 năm Theo bản dịch của Nhà xuất bản Khoa học xã hội gồm 38 tập, với 14.437 trang Thế nhưng, thời gian 9 chúa trị vì xứ Đàng Trong từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần, khi bị Tây Sơn đánh bại, gồm 219 năm (1558- 1777) chỉ gói gọn trong tập I (của 38 tập) với 461 trang, thường được gọi là Đại Nam thực lục tiền biên Đây là giai đoạn có nhiều biến cố xảy ra ở Đàng Trong, nhưng tài liệu lịch sử ghi chép quá ít
i Di nhiên, hiện tượng này dẫn đến sự nghèo nàn về sử liệu của thời gian hơn 2 thế kỷ này
Cơng trình ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VỮNG TÀU - theo quan niệm của Ban biên soạn đã được trình bày trước hội đồng xét duyệt để tài của tỉnh - là một công trình khoa học viết về một địa phương, một đơn vị hành chính cấp tỉnh ở dạng Địa chí tổng hợp, từ địa lý tự nhiên đến lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội; vừa là sách cung cấp
kiến thức về nhiều mặt của địa phương cho người đọc, vừa là sách công cụ để tra cứu khi cần
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU
Từ “Địa chữ thường dùng ở ta tương ứng với thuật ngữ quốc tế
là Chorography, nghĩa là “sách ghi chép về một vùng đất (hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp), thiên về phương pháp “khảo tả”, những
sự kiện, những vấn đề đã diễn ra trong đời sống, giới bạn ở quá khứ và hiện tại, không để cập đến những sự việc, những vấn để sẽ
diễn ra trong tương lai, những phương án, kế hoạch mang tính chất
dự kiến
Công trình ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VŨNG TÀU nhằm mấy mục đích chính sau đây:
1 Cung cấp cho người đọc, mà trước hết là nhân dân trong tính,
những hiểu biết về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế, văn hóa để từ đó hiểu rõ hơn công lao, trí tuệ, thái độ sống, cung cách ứng xử của cha ông trong quan hệ với thiên nhiên, với con người, từ đó thêm yêu quý và tự hào về mảnh đất quê hương
9 Đối với cán bộ các ngành trong tỉnh, quyển sách với những
nguồn tư liệu đã kiểm chứng, được trình bày có hệ thống, mạch lạc, sẽ là một loại sách công cụ dùng để tra cứu, tham khảo về các vấn
đề thuộc về nbiều lĩnh vực khác nhau: tự nhiên, lịch sử, văn hóa, con người, sinh vật, niên biểu, địa danh, các tư liệu và số liệu về kinh tế - xã hội v.v
3 Đối với nhà trường phổ thông, tập sách cung cấp cho thầy cô và các học sinh những kiến thức tổng quát về địa phương, những
nguồn tư liệu quý báu, có độ tin cậy nhất định để làm cơ sở cho việc dạy và học chương trình “phản mềm” về địa lý, lịch sử, văn
hóa, về truyền thống yêu nước bất khuất của đồng bào quê hương qua nhiều thế hệ
4 Đối với bạn đọc ngoài tỉnh (nhà nghiên cứu, khách du lịch,
nhà doanh nghiệp, kể cả Việt kiểu từng sống xa quê) cẩn tìm hiểu về tỉnh nhà, tập sách có thể đáp ứng được những nét cơ bản về
Trang 12ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VỮNG TAU
Xuất phát từ các yêu câu trên, tập ĐỊA CHÍ của tỉnh được cấu trúc thành ð phần chính:
Phần thứ nhất: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Ở đầu phân này só chương Khởi nguyên đất Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương này trình bày những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ra đời vùng đất mang tên Việt là Bà Rịa, Mô Xoài, và ngày nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Sẽ có một chương với nhan để Bè Ria - Vũng Tàu trong bối cảnh tiền sử Đông Nam Bộ đặt ở phần PHỤ LỤC của tập sách, như một “tài liệu tham khảo” về phần tiền sử và sơ sử của đất
phương Nam, mà không đặt nó ở phần chính văn
Chương II: Địa iý £ nhiên gồm các phần: Sông, Núi, Khí hậu,
Thủy văn, Đất đai, Địa chất - Khoáng sản, Biển và tài nguyên sinh
vật biển, Thực vật, Động vật
Chương II: Địa jý hành chính, trình bày những thay đổi về địa danh và địa giới của tỉnh qua các thời kỳ Mỗi huyện, thị, thành phố trong tỉnh có đành một số trang nhất định để nói về những
đặc điểm chính của đơn vị đó
Chương IV: Dân cư gồm lịch sử dân cư, sự phân bố dan cu va đân số qua các thời kỳ
Phần thứ hai: LICH SU
Phần này được coi như là một trong những phần trọng tâm của
quyển sách Lịch sử được trình bày ở đây chỉ giới hạn từ khi những tập đoàn người Việt đến định cư khai phá đất đai, xây dựng làng mạc và cuộc sống, công cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương cùng những thành quả lao động, xây dựng trong vòng trên dưới ba thế kỷ qua
Do những đặc điểm riêng về lịch sử, Côn Đảo được trình bày
thành một chương nhan đề Côn Đảo, đất trung dũng biên cường
Trang 13LỜI NÓI ĐẦU
bất khuất, đặt ở cuối phần LỊCH SỬ
Giai đoạn từ sau ngày giải phóng (30-4-1975) đến nay không trình bày thành một chương riêng, mà kết hợp trong từng chương
mục thuộc các phan KINH TE, VAN HÓA - XÃ HỘI
Phần thứ ba: KINH TẾ
Trong phần này, chỉ trình bày các đặc điểm cùng những hoạt
động của các ngành kinh tế chủ yếu: Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Công nghiệp và Thủ công nghiệp, Công nghiệp dầu khí (một chương riêng), Du lịch, Thương mại, Giao thông vận tải - Bưu điện
Cách thể hiện các chương mục ở phần này không quá đi sâu, hay viện dẫn nhiều số liệu thống kê, thành tích hằng năm, mà
thiên về miêu tả lịch sử hình thành và phát triển, cách thức tiến hành, quy trình tổ chức , để từ đó làm bật lên khả năng sáng tạo, tính năng động của con người nơi đây trong quá trình thích nghỉ với hồn cảnh và mơi trường tự nhiên và xã hội
Phần thứ tư: VĂN HÓA - XÃ HỘI
Đây cũng là phần được coi là một trong những phan trong tam của quyển sách, gồm các chương: Văn học, Báo chí, Giáo dục và Đào tạo, Ăn - Mặc - Ở, Phong tục tập quán - Lễ hội, Tín ngưỡng - Tôn giáo, Khoa học công nghệ, Y tế,
Phần thứ năm: PHỤ LỰC
Gọi là Phụ lục, nhưng phần này có một vị trí khá đặc biệt, góp
phần thuyết minh, bổ túc bằng những tài liệu, cứ liệu cụ thể, nhằm
làm sáng tổ thêm nội dung các chương mục thuộc các phần nói
trên Có những vấn đề, sự kiện cụ thể, nếu xét thấy để ở phần chính văn có thể gây cảm giác nặng nể, dài dòng đối với người đọc, hoặc làm loãng trọng tâm của để tài nói trên, thì sẽ được chuyển xuống phan PHU LUC Do đó, “Phụ lục” của từng vấn để sẽ được
Trang 14ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VỮNG TÀU
Những tài liệu có tính chất tham khảo, hoặc tổn nghi, đang còn
có nhiều ý kiến khác nhau, những tài liệu có tính chất “phản diện”
cũng được xếp ở phần này, coi như là tài liệu tham khảo
Các mục Wiên biểu (Hên quan trực tiếp đến lịch sử hình thành
và phát triển của địa phương), Địa danh, Nhân uật chí, Những sự hiện đáng nhớ, Thành tích khen thưởng, Di tích lịch sử - uăn hóa
được xếp ở phần PHỤ LỤC
Phân tranh ảnh, bản đô, biểu đỏ gồm các chủ để về tự nhiên,
lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, phong cảnh, đặc sản, con người mang tính minh họa được xếp thành một phần, coi như là một bộ
phận cấu thành của nội dung cuốn sách
Trước khi cuốn Dia chi Ba Ria - Ving Tau được ấn hành, ngày
19-10-2004, Uy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 7895/QĐ-
UB, thanh lap Hội đồng biên tập: có trách nhiệm hiệu đính và
chỉnh lý lại tất cả các sự kiện, niên đại, địa danh, tên người, bổ
sung tranh ảnh, bản đổ và những số liệu có liên quan nhằm cập
nhật và hạn chế những sai sót có thế có trong quá trình biên soạn Các số liệu trong Dia chi này được lấy mốc chủ yếu đến năm 2000,
nhưng trong quá trình hiệu đính, bổ sung, có những phần sự kiện
được cập nhật đến năm 2004 Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong
quá trình biên sọan và biên tập, nhưng cuốn sách chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý xây dựng Nhân đây chúng tôi
- Xin chân thành tỏ lòng biết ơn Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân
tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Ria - Ving Tau da tao
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình tổ chức biên soạn tập Địa chí của tỉnh
- Äin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các ngành, các cơ
quan, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh đã hết lòng giúp đỡ
Trang 15LỜI NÓI ĐẦU
chúng tôi trong việc tiếp xúc với các nguồn tư liệu, các nhân chứng
cần thiết
- Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp có hiệu quả của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng dạy ở các trường, các viện, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chỉ huy quân sự, Ban nghiên cứu lịch sii Dang của tỉnh cùng tất cả những cộng tác viên gần xa
- Xin tỏ lòng biết ơn và mãi mãi ghỉ nhớ những ấn tượng đẹp về
tỉnh cảm thắm thiết, nhiệt tình của các cụ, các má, các anh chị đã giúp đỡ chúng tôi trong những chuyến đi tìm hiểu, khảo sát thực tế,
Nếu không có sự ủng hộ và viện trợ to lớn về vật chất và tỉnh thần ấy, chúng tơi khó mà hồn thành nhiệm vụ được giao phá
Xin một lần nữa mong các đồng chí, đồng bào, đồng nghiệp ghi nhận tấm lòng chân thành của chúng tôi
Thay mặt Ban biên soạn
Trang 16PHAN THU NHAT
TU NHIEN
Trang 17Phần thứ nhất
TỰ NHIÊN VÀ DẪN CƯ
Chương I: KHỞI NGUYÊN ĐẤT BÀ RỊA - VỮNG TÀU
Chương II: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1 Sông ngòi Il Núi IH Khí hậu IV Thủy văn Vv Dat dai
VI Dia chat, khodng sản
VII Biển và tài nguyên sinh vật biển
VII Thue vat
™ Động vật
Chương IH: ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH
I Những thay đổi về địa danh, địa giới tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu qua các thời kỳ
II Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
Chương IV: DÂN CƯ
Trang 18CHƯƠNG I
KHOI NGUYEN DAT BA RIA - VUNG TAU
Những phát hiện khảo cổ học cho biết trên vùng đất Đông Nam Bộ ngày nay, trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có mặt con người
thuộc nên văn hóa Đá mới cách nay khoảng 5.000 năm; văn hóa
Đá Đồng cách nay trên dưới 4.000 năm; văn hóa Đồng thau cách
nay trên dưới 3.000 năm
Đến đâu Công nguyên, một nên văn hóa rực rỡ - văn hóa Oc Eo
ya dai tie thế kỹ thứ II đến thế kỷ thứ VIII Thai do, chế độ phong
kiến châu Á đã hình thành; Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia
cường thịnh Một nước có tên gọi Phù Nam nằm trên đường nối Ấn Độ với Trung Quốc, mà di chỉ Oc Eo thuộc nước này được nói tới
trong sử sách Trung Quốc khá sớm Nước Phù Nam tồn tại từ thế
kỹ II đến khoảng đầu thế kỷ thứ VII (thời kỳ phổn thịnh nhất từ
thế kỷ II đến thế kỷ V), đã chiếm cả một vùng rộng lớn bao gồm
cả vùng đồng bằng sông Cửu Long đến Nam Trung Bộ, sang vùng
trung lưu sông 'Mêkông, qua thung lũng Mênam, xuống tận bán đảo Malaysia
Năm 627, nước Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính, văn héa Oc Eo bắt đầu tàn lyi Khi Chan Lap thay thế vị trí của Phù Nam, thì
vùng hạ lưu sông Cửu Long, trong đó có đất Bà Rịa - Ving Tau, trở thành đất Thủy Chân Lạp Trải qua nhiều thế ky, đất này về cơ
bản là đất hoang hóa, rừng rậm và sình lây, đân cư thưa thớt, đã
trở thành vùng tranh chấp giữa hai vương quốc Chân Lạp và
Chămpa, nhưng cả hai đều không đủ sức để quản lý, kiếm soát
Một số bộ tộc ít người như Mạ, Stiêng, Châu Ro sống trong các đải rừng già bằng kinh tế nương rẫy và hái lượm Một số người Khmer
Trang 19KHGI NGUYEN BAT BA RIA - VUNG TAU
tập hợp thành những phum, sóc nhỏ sống trên những giéng dat cao bên những sông, suối”,
Từ đầu thế kỹ XVII, một lớp dân cư mới từ phía bắc đến khai phá và định cư ở vùng đồng bằng ven biển, ven sông và trở thành chủ nhân của khu vực này Đó là những thế hệ người Việt từ vùng
Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên),
Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Bình Định lần lượt đến đây chủ yếu pang thuyén di doc theo ven biển
Vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay thuở ấy ở vị trí địa đầu,
giáp miền Trung, nằm bên cửa sông lớn, cận biển nên trở thành
nơi đừng chân của những lưu dân Việt sớm nhất, nếu không nói là đầu tiên so với các nơi khác ở phía Nam Ngoài những đoàn lưu dân đến định cư và khai phá, lập thành làng xã, còn có những đơn vị quân đội của chúa Nguyễn, sau những cuộc hành quân thường rút
về trú đóng ở đây để luyện tập, sản xuất thêm lương thực, vừa làm
nhiệm vụ bảo vệ những lưu dân Việt, như đội quân của Phó tướng Nguyễn Phước Yến đóng ở thành Hương Phước (1658), đội quân của Cai cơ Nguyễn Dương Lâm đóng ở lũy Phước Tứ (1674), tức vùng
thị trấn Long Điền ngày nay”
Lần đầu tiên sử nhà Nguyễn nói đến địa danh Bà Rịa trong
sách Đại Nam thực lục tiền biên Sách này viết: “Năm Nhâm Ngọ (1690), Cai cơ Nguyễn Hữu Hào đem quân đi đánh Nặc Thu, vua Chân Lạp, rồi rút quân từ Bích Đôi về đóng tại Bà Rịa”?”, Sự kiện
này xảy ra sau gần một thế kỷ người Việt đến khai phá và định cư ở đây Tất nhiên, địa danh Bà Rịa ở đây chỉ một xứ đất chứ không
Trang 20ĐỊA CHÍ BÀ RIA - VUNG TAU
hoặc Mô Xoài thêm hai chữ (Bà Rịa) đặt trong ngoặc đơn, theo cách hiểu ngâm là Bà Rịa cũng là Mô Xoài hoặc ngược lại, với ý nghĩa là
một xứ đất, một vùng đất Mà khái niệm “xứ” hay “vùng” vừa mang ý nghĩa rộng hay hẹp và rất eo giãn về mặt ranh giới cụ thể
Đến cuối thế kỷ XVIH, sau một thế kỷ người Việt đến định cư và khai phá, khu vực Giản Phố (ngày nay là miễn Đông Nam Bộ)
“đất đai đã rộng được nghìn đặm, dân hơn 4 vạn hộ” (tương đương
với 200.000 người) Đó là điều kiện chín muổi để năm 1698, chúa
Nguyễn Phúc Chu quyết định “cử Thống suất Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược, chia đất Giản Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước
Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình,
dựng dinh Phiên Trấn thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm số đỉnh điển”,
Bước sang thế kỷ XVIH, làn sóng di dân phát triển nhanh hơn,
mạnh hơn do mấy yếu tố:
- Nhà nước phong kiến chính thức khuyến khích và có chính
sách hỗ trợ việc đi dân, kêu gọi “những người có vật lực”, tức là
tầng lớp giàu có, tham gia vào công cuộc khai mở đất đai
- Nếu ở thế kỷ trước, lưu đân chỉ biết trông cậy vào sự chở che,
giúp đỡ của quân chúa Nguyễn đồn trú tại chỗ, thì giờ đây họ được
bảo vệ bằng một chính quyền hợp pháp từ cơ sở đến cấp đinh, trấn
- Sau một trăm năm xuất hiện, những lớp lưu dân Việt không
những đã làm thay đổi bộ mặt hoang vu, bí hiểm của một vùng đất, mà còn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đổi dào từ đồng
ruộng, sông, biển, rừng núi, tạo tiên đề cho kinh tế hàng hóa xuất
hiện
Lê Quý Đôn dẫn lại câu ngạn ngữ “Gia Định nhất thóc, nhì cau” để ca ngợi hai đặc sản ở nơi đất mới (Ở thế kỷ XVII - XUX, cau
không chỉ dùng để ăn trâu, mà là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
QSQTN, Đại Nam thực lục tiên biên, Sảd, tr 153
Trang 21KHOI NGUYEN DAT BA RIA - VUNG TAU
trong công nghệ nhuộm và thuộc da) Ông viết: “giá thóc rẻ không
nơi nào bằng Một quan tiền đong được 300 bát quan đồng Gạo nếp, gạo tẻ đều trắng dẻo, tôm cá rất to, béo ăn không hết Dân
địa phương thường nấu qua, rồi phơi khô đem bán”,
Cùng với những đoàn di đân người Việt, vào cuối thế kỷ XVIH còn có đông đảo người Hoa từ phía Hoa Nam chạy sang Việt Nam xin cu tra Lan đầu tiên sử nhà Nguyễn nói về tập đoàn đi đân người Hoa đến Đàng Trong có quy mô lớn nhất trong lịch sử đi dân của Trung Hoa: Năm Kỷ Mùi (1679), tướng cũ của nhà Minh là
Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đem hơn 3.000 quân đi trên 50 chiến thuyền đến đậu dọc từ cửa biển Tư Dung đến cửa biến Đà Nẵng, tự trân là bể tôi nhà Minh, không chịu thuần phục
nhà Thanh, đến xin tị nạn Họ bảo vì “thế cùng lực kiệt, nên chạy sang Việt Nam xin làm tôi tớ”, Chúa Hiển và triểu thần, sau khi bàn bạc và cân nhắc, đã chấp nhận lời thỉnh cầu, đưa họ vào cư trú
ở đất Giản Phố (lúc bấy giờ còn nằm dưới quyền của Chân Lạp) Giải pháp tình thế này dién ra tương đối thuận lợi, sn sẻ Đồn
qn của Dương Ngạn Địch được đưa đến khai phá đất đai vùng Mỹ Tho Đoàn quân của Trần Thượng Xuyên được đưa đến định cư ở vùng Bàn Lăng (Biên Hòa) Xin lưu ý một điều, 3.000 nhân lực đến định cư cùng một lúc vào nửa cuối thế kỷ XVII trên vùng đất mới
có một giá trị và ý nghĩa rất quan trọng, nhất là họ không phải
đến với hai bàn tay trắng, mà còn mang theo vàng bạc, châu báu,
nhiều người trong số này là nhà buôn, quan lại, tướng lĩnh, trí
thức, thợ thủ công, nhà doanh nghiệp Chính bằng thực lực này, và bằng tư duy kinh tế hàng hóa, nhóm di thần Trần Thượng Xuyên
đã biến Cù lao Phố thành một thương cảng, một trung tâm kinh tế lớn nhất ở phía Nam vào đầu thế kỷ XVII, thu hút thuyền buôn
Trung Hoa, Nhật Bản và các nước phương Tây đến buôn bán nhộn
nhịp Nhiều ngành nghề thủ công mới do người Hoa mang sang
—————————
Trang 22ĐỊA CHÍ BÀ RIA - VUNG TAU
cũng được du nhập vào đây Một hệ thống chân rết cơ sở kinh doanh của người Hoa lan tỏa về phía Mơ Xồi, Bà Rịa, đã tạo nên
những trung tâm mua bán, chế biến hải sản, muối góp phần kích thích kinh tế ở nơi đây phát triển mạnh như Phước Lé, Long Dién,
Chợ Bến, Phước Hải, Vũng Tàu Không chỉ về mặt kinh tế, văn hóa Hoa cũng đã có những ảnh hưởng đáng kể đến phong tục, tín ngưỡng của cư đân trong vùng
Là một địa bàn xung yếu án ngữ nơi cửa ngõ đi vào Sài Gòn, Bà
Rịa, Vũng Tàu ngay từ thời chiến tranh giữa họ Nguyễn và Tay Son
(1776 - 1801) đã trổ thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa hai bên Nhiều trận thủy chiến lớn đã xảy ra ở cửa Cân Giờ, cửa Lấp
Nguyễn Ánh cũng đã cho thiết lập một hệ thống phong hỏa đài
(nơi đốt lửa để báo tín nguy cấp) dọc theo ven biển: Vũng Tàu, Tác hái (cửa Lấp), Thùy Vân, Xích Ram, Ma Lí” Ngày nay, vẫn còn
1ưu lại trên đất Bà Rịa - Vũng Tàu những địa danh mang vết tích
của một giai đoạn nội chiến như “Giếng Ngự”, “Xóm Lay”, “Ruéng
Đền”, “Núi Kho” v.v
Năm 1779, sau khi chiếm lại được Bài Gòn từ tay quân Tây Sơn,
Nguyễn Ánh vạch lại địa giới, “khiến cho ba định Trấn Biên, Phiên
Trấn, Long Hỗ liên lạc nhau” Dinh Trấn Biên lãnh một huyện
Phước Long gôm 4 tổng: Tân Chính, Bình An, Long Thành, Phước An” Tổng Phước An chính là tiên thân của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu ngày nay Mặt khác, Nguyễn Ánh thực hiện chính sách “ngụ
binh ư nông”, kết hợp quân sự với với sản xuất lương thực, cử nhiều quan chức tài giỏi, kể cả những người được bổ chức Hàn lâm Chế
cáo như Trịnh Hồi Đức, Ngơ Nhân Tịnh, Ngơ Tùng Châu, Hồng
Minh Khánh cũng được điều sang làm quan điển tuấn, đi vận động, kiểm tra sản xuất nông nghiệp ở các dinh Nhiều đôn điền trông lúa được mở ra ở nhiều nơi Ở dinh Trấn Biên có đồn điển
_————————
Trang 23KHO! NGUYEN DAT BA RIA - VUNG TAU
Đồng Môn, Bà Rịa”'
Năm Gia Long thứ bảy (1808), Gia Định trấn đổi làm Gia Định
thành, các đinh cũng đổi thành trấn
Huyện Phước Long thuộc trấn Biên Hòa, nay nâng lên làm phủ;
bốn tổng Tân Chính, Bình An, Long Thành, Phước An nâng lên làm huyện Huyện Phước An lãnh 2 tổng là Phước Hưng và An Phú, có 43 xã thôn, phường ấp
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhằm xóa bỏ cơ chế cai trị cũ Bắc thành (ở phía bắc), Gia Định thành (ở phía nam) do Tổng trấn
và Phó tổng trấn phụ trách, thay thế bằng chế độ triều đình trực tiếp nắm quyển điều hành từng tỉnh, 11 trấn ở phía bắc (tính từ Quảng Trị trở ra) được chia thành 18 tỉnh”),
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), từ Quảng Nam đến Hà Tiên
chia đặt thành 12 tỉnh”, Nam Kỳ gôêm 6 tỉnh: Phiên An (Gia
Định), Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
Năm 1832, Biên Hòa từ trấn đổi thành tỉnh, nhưng đơn vị hành chính bên đưới vẫn giữ nguyên cho đến năm 1836, là năm có tổng điểu tra về diện tích ruộng đất ở Nam Kỳ, do đại thần Trương Đăng Quế được cử vào chỉ đạo việc thực hiện
Địa bạ triều Nguyễn, tính Biên Hòa (1886) ghỉ rõ huyện Phước
An từ 2 tổng cuối đời Gia Long, nay chia thành 4 tổng: An Phú
Thượng, An Phú Hạ, Phước Hưng Thượng và Phước Hưng Hạ,
nhưng số làng, thôn không tăng, vẫn giữ nguyên con số 42 Điều này cho thấy việc chia tổng vì lý đo dân số tăng, chứ không phải vì
°' Viện Sử học, Việt Nam, những sự hiện lịch sử (từ khởi thúy đến 1958), Nxb Giáo đục, H., 2001, tr 373
18 tỉnh phía Bắc: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh
Bình, Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn
Trang 24ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VŨNG TAU
số làng, thôn phát triển thêm Danh sách 42 thôn, làng được ghi trong Gia Dinh thành thông chí (1820), hay trong Địa bạ triểu Nguyễn (1836) hầu hết là những làng của người Kinh Như vậy là
từ đời Gia Long cho đến Minh Mạng thứ 17, chính quyển nhà Nguyễn vẫn chưa kiếm soát được các bộ tộc thiểu số ở Biên Hòa sống trên khu vực đất đỏ
Năm 1837, Minh Mạng cho thành lập thêm ở tỉnh Biên Hòa
một huyện mới trên cơ sở phần đất ở phía bắc của hai huyện Long
Thành và Phước An, chủ yếu là rừng núi chưa khai phá, lấy tên là
huyện Long Khánh, trực thuộc phủ Phước Tuy Đây là địa bàn cư
trú của các bộ tộc thiểu số Mạ, Stiêng, Châu Ro Huyện Long
Khánh gồm có 6 tổng: Long Xương, Long Cơ, An Trạch (nay là địa
bàn huyện Châu Đức), An Viễn, Tập Phước, Khánh Nhân Theo Đợi Nưm nhất thống chí, cùng với việc thành lập hai huyện này, Minh
Mạng ban cho thổ dân ở đây 6 chữ để đặt ở đầu tên làm họ là
“Tong”, “Lam”, “Dao”, “Ly”, “Duong”, “Mai”2', nhưng dường như các
tộc người thiểu số không tuân thủ Cho đến năm Thiệu Trị thứ 6
(1846), chính quyển nhà Nguyễn mới thành lập được địa bạ các
thôn, làng này, nghĩa là chậm hơn địa bạ thời Minh Mạng 10
năm”, Nơi đây chủ yếu là địa phận các man, sách thuộc các tộc người thiểu số, dân cư thưa thớt, đất trồng trọt là rẫy (sơn điển);
diện tích thực canh rất thấp Ví dụ: làng Bằng La, ruộng đất thực
canh được kê khai chỉ có 14 mẫu; làng Câu Bị có 10 mẫu; làng Hắt Dịch có 9 mẫu; làng Bình Giã có 12 mẫu v.v Nói một cách khác, đây là vùng đất bazan được che phủ bởi rừng già, phần lớn vẫn còn
hoang vu, chưa khai phá
Miêu tả quang cảnh Bà Rịa dau thé ky XIX, Trịnh Hoài Đức viết: “Bà Rịa ấy là địa đầu giới trấn Biên Hòa là đất danh tiếng,
'!' QSQTN, Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Sảd, tr, 29
'#' Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triểu Nguyễn - tỉnh Biên Hòa, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1994, tr 151
Trang 25KHỞI NGUYEN ĐẤT BA RIA - VUNG TAU
cho nên các phủ miền Bắc (ý chỉ các tỉnh Nam Trung Bộ thuộc đất
Dang Trong lúc bấy giờ) có ngạn ngữ rằng: “Cơm Nai Rịa, cá Ri
Rang”, là vì lấy Đông Nai, Bà Rịa làm đâu, bao gồm cả Bến Nghé,
Sài Gòn, Mỹ Tho ở cả trong đó Đất ấy lưng đựa vào núi, mặt nhìn ra biển, rừng rậm tre đài, ở trên có trường tuần để vời gọi những người Man, Mạch (dân tộc ít người) đến đổi chác, ở đưới có cửa bến,
để xét hỏi ghe thuyển, trạm thủy, trạm bộ giao tiếp nhau Việc
cung nạp lâm sản chống trị người Đê, người Mọi, bắt bớ giặc cướp thì có huyện nha, đạo, thủ chia nhau làm việc, vốn là nơi bận rộn,
khó nhọc bực nhất Có nhiều cửa quan hiểm yếu, có thành trì xưa
di chỉ hãy còn, như là quốc đô của vua nào vậy”, 6 quyén IV,
Thành trì chí, tác giả lại một lần nữa nhấn mạnh về vị trí của
huyện Phước An (tức Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay) “là huyện xung yếu và bận rộn vất vá nhất, ly sở đặt ở thôn Long Điền”, trong khi
ba huyện khác của trấn Biên Hòa là Phúc Chính, Bình Yên, Long
Thành “đều là huyện nhàn tản”?'
Đoạn văn ngắn của Trịnh Hoài Đức dẫn lại trên đây chứa nhiều thông tin có ý nghĩa, giúp chúng ta ngày nay hiểu rõ, sâu hơn về
một vùng đất có vị trí quan yếu cách đây 200 năm nằm ở nơi “đầu
địa giới trấn Biên Hòa” và cũng là của cả vùng rộng lớn bao gồm
“Đồng Nai, Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho ở cả trong đó” Từ Bà Rịa là từ Việt, hoặc đã được Việt hóa, là địa danh chỉ một vùng lãnh thổ, một khu vực, không phải là địa danh chỉ đơn vị hành chính (địa danh hành chính lúc đó là tổng Phước An, rôi huyện Phước An, trực thuộc định Trấn Biên, sau đó là trấn Biên Hòa) Địa đanh Bà Rịa xuất hiện cùng thời với công cuộc định cư của lưu đân Việt trên vùng đất mới Bối cảnh và vị thế ra đời của nó có đây đủ yếu tố để
bác bô “luận điểm” muốn đem gán ghép với truyền thuyết về một người phụ nữ tên là Rịa sống ở cuối thế ký XVIH, chết vào năm
Trang 26
DIA CHÍ BÀ RỊA - VUNG TAU
1803, như các tác giả người Pháp đã đùng để mở đầu cho tập
Chuyén khdo tinh Ba Ria va thanh pho Cap Saint Jacques, rỗi sau
đó được một số người khác bổ sung, thêm thắt nhiều tình tiết theo
kiểu vẽ rắn thêm chân ”'
Đây là khu vực “có nhiêu cửa quan hiểm yếu”, về phía núi có
trường tuần (vừa là trạm kiểm soát, vừa là nơi trao đổi hàng hóa
với các dân tộc thiếu số), về phía biển có cửa bến để xét hỏi ghe
thuyền ra vào Đầu đời Gia Long, con đường thiên lý Bắc - Nam từ
Gia Định đến Phú Xuân chạy ngang qua huyện Phước An đã thông
suốt, tạo nên một sự giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi giữa miễn
ngoài với miễn trong “Chợ Bến, cũng gọi là chợ Long Thạnh, nhà
phố nối liên, thủy lục giao hội” được Trịnh Hoài Đức đánh giá là “chợ to nhất ở nơi biến chằm” thời ấy; chợ nằm bên cạnh đường
thiên lý và ở nơi đâu con rạch thông ra cửa sông Lap, noi tu hop
thuyén buôn tứ xứ, kể cả Trung Hoa, Chân Lạp
Dưới thời Tự Đức, phủ Phước Tuy gồm 3 huyện: Phước An, Long Thanh va Long Khanh Sach Dai Nam nhất thống chí (bản thời Tự Đức) miêu tả huyện Phước Án (tương ứng với diện tích của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu ngày nay, không kể phần Côn Đảo) như sau:
“Huyện Phước An, đông tây cách nhau 89 dim, nam bắc cách nhau
61 dặm, phía đông giáp biển đến địa giới huyện Tuy Định (tỉnh Bình Thuận) 24 đặm; phía tây đến địa giới huyện Long Thành 64 đặm; phía nam đến biển giáp địa giới huyện Phước Lộc (tỉnh Gia Định) 37 đặm; phía bắc giáp địa giới huyện Long Khánh 24 dặm
Nguyên là tổng Phước An, năm Gia Long thứ 7 đặt thành huyện,
trước lệ vào phủ Phước Long, năm Minh Mạng thứ 18, đổi lệ vào
phủ Phước Tuy, nay lãnh 4 tổng, 42 xã thôn, phường ấp”,
Những phát súng đại bác xâm lược Nam Kỳ đầu tiên của quân Pháp bắn vào pháo đài phòng thủ Phước Thắng trên triển núi Lớn
————————
1 Xem thêm Nguồn gốc địa danh Ba Ria & phan PHY LUC của sách này
‘® QSQTN, Dai Nam nhdt thong chi, tap 5, Sdd, tr 39-
Trang 27KHOI NGUYEN DAT BA RIA - VUNG TAU
vào rạng ngày 10-2-1859 Do quá chênh lệch về binh khí kỹ thuật,
nên chỉ trong một ngày, toàn bộ tuyến phòng thủ bị phá nát
Thống chế Trần Đồng hy sinh tại trận Một tuần lễ sau, thành Gia
Định rơi vào tay quân giặc (17-2-1859)
Ngày 18-12-1861, quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Biên Hòa
Ngày 7-1-1862, chúng đánh chiếm thành Bà Rịa (ở làng Phước Lễ,
thuộc thị xã Bà Rịa ngày nay) Ngày 5-6-1862, triểu đình Huế buộc phải ký hiệp ước nhường 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp Hiệp ước này thường gọi là Hiệp ước Nhâm
Tuất
Sau Hiệp ước này, ngày 14-12-1863 thực dân Pháp chia 3 tỉnh
miễn Đông thành 7 khu vực chỉ huy (Cercle de commandement): Bà
Rịa, Biên Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn - Chợ Lớn, Tân An -
Gò Công và Tây Ninh”
Sau khi thành lập Nha Nội chính (Direetion de PIntérieur), đầu năm 1865, Pháp chia đặt bộ máy cai trị ở miền Đông thành 13 hạt tham biện (inspection), đứng đầu là một viên quan tham biện Pháp (inspecteur), trong đó có hạt tham biện Bà Rịa” Có thể coi Bà Rịa trở thành địa danh hành chính bắt đầu từ đây (1865)
Ngày 25-6-1867, sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miễn Tây Nam Kỳ
(Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), Tổng chỉ huy quân viễn chỉnh
Pháp tuyên bố: “Toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp Kể
từ nay, triểu đình Huế không còn quyển lực gì đối với Nam Kỳ Lục
tỉnh nữa” Sau đó, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt tham biện
Huyện Phước An đổi thành hạt tham biện Bà Rịa, một trong số 5
hạt tham biện của tỉnh Biên Hòa cũ (Phước Chánh, Bà Rịa, Bình An, Long Thanh, Ngãi An)
Ngày 5-1-1876, Đô đốc Duperré ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính (cireonscription
‘Y Đào Văn Hội, Tịch trình hành chính Nam phân, S., 1961, tr 33
Trang 28ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VONG TAU
administrative) là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac Mỗi khu
vực hành chính quản lãnh một số tiểu khu (arrondissement) Các
tiểu khu Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bà Rịa, Gia Định
thuộc khu vực hành chính Sài Gòn
Ngày 1-5-1895, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách Cap Saint
Jacques (Ving Tàu) ra khỏi tiểu khu hành chính Bà Rịa, lập thành
phd tu tri (commune autonome) Ngày 20-1-1898, lại có một nghị
định khác sáp nhập thành phố tự trị Cap Saint Jacques vào tiểu khu Bà Rịa Ngày 14-1-1899, tổng Vũng Tàu được thành lập gồm 7
xã (3 xã trên bán đảo Vũng Tàu và 4 xã thuộc Rừng Sác, Cần Giờ) Ngày 11-11-1898, Tồn quyền Đơng Dương lại ra nghị định tách Bà
Rịa và Cap Saint Jacques thành hai đơn vị hành chính độc lập
Ngày 20-12-1899, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định đổi tiểu
khu (arrondissement) 6 Nam Ky thanh tinh (province) va phan thành 3 miền, gồm 20 tỉnh Nghị định này bắt đầu thi hành từ
ngày 1-1-1900
Như vậy tên gọi tỉnh Bà Rịa xuất hiện từ ngày đầu, tháng đầu năm 1900 Đứng đầu tỉnh là một viên quan cai trị người Pháp gọi là Chủ tinh (Chef de la province) Tinh Ba Ria, vé dia gidi va dién
tích vẫn la huyén Phuée An cii (khéng ké 3 lang Thang Nhit, Thắng Nhì và Thắng Tam) gồm 4 tổng người Kinh (An Phú
Thượng, An Phú Hạ, Phước Hưng Thượng và Phước Hưng Hạ) và 3
tổng người Thượng (Pháp gọi là tổng Mọi, gồm Long Xương, An
Trạch và Long Cơ), với 62 làng, dân số 49.212 người”'.,
Thành phố Cap Saint Jacques khi đó gồm có làng Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Cần Thạnh, Đồng Hòa, Thạnh An, Tân
Thạnh với số dân 5.690 người”, Nghị định ngày 1-4-1905 cải đổi
* Monographie de la prooince de Bà Rịa et de la oille dụ Cap Saint Jacques, Sảd,
tr 13
2! Monographie de la province de Ba Ria et de ia ville du Cap Saint Jacques, Sdd,
tr 28
Trang 29KHOI NGUYEN BAT BA RIA - VUNG TAU
thanh phé Cap Saint Jacques thành Đại lý hành chính, thuộc tỉnh
Bà Rịa
Thực dân Pháp lấy cớ để bảo vệ an ninh, đã ban hành nghị
định ngày 7-11-1919, cắt phần đất Khánh Sơn và 3 xã Hưng Nhơn,
Nhu Lam và Thừa Tích của tỉnh Bình Thuận nhập vào tỉnh Bà Rịa
Từ sau CMT8-1945, chính quyền cách mạng được thành lập trên tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu Tháng 12-1945, Xứ ủy Nam Bộ ra quyết định sáp nhập Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa trực thuộc Khu 7 (tức miễn Đông Nam Bộ) Tỉnh Bà Rịa lúc đó gồm 4 quận: Long Điển,
Đất Đỏ, Cơ Trạch, Vũng Tàu (Theo Sắc lệnh số 148/SL, ngày 25-3-
1948, quy định bãi bỏ các danh từ như phủ, châu, quận, cấp trên xã và cấp dưới tỉnh thống nhất gọi là huyện, các quận của tỉnh Bà Rịa đổi thành huyện)
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) do yêu cầu của việc
chỉ đạo chiến tranh, tỉnh Bà Rịa sáp nhập với tỉnh Chợ Lớn (gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Nhà Bè) và huyện Long Thành (Biên Hòa) thành tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn, gọi tắt là tỉnh Ba-Chg
Từ tháng 7-1954 đến ngày cuộc KCCM thắng lợi (30-4-1975), Bà
Rịa, Vũng Tàu đã nhiều lần nhập và tách cùng với tỉnh Biên Hòa và Long Khánh với nhiều tên gọi khác nhau Tháng 10 năm 1954: tỉnh Bà Rịa Tháng 3-1963: tỉnh Bà Biên Cuối năm 1963: tỉnh Bà Rịa Từ 1966-1967: tỉnh Long-Bà-Biên Từ 10-1967 đến 4-1971: tỉnh Bà Rịa Long Khánh Từ 5-1971 đến 7-1972: Phân khu Bà Rịa Từ 8-1972 đến 7-4-1975: tỉnh Bà Rịa Long Khánh"”
Về phía chính quyển Việt Nam Cộng hòa, ngày 22-4-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh
Trang 30
DIA CHÍ BÀ RỊA - VONG TAU
Phước Tuy - một trong 22 tỉnh mới ở miền Nam - gồm Ba Ria, Vũng Tàu và quần đảo Trường Sa (Spratley), tinh ly dat tai Phuée
Lé Theo Nghi dinh sé 6/BNV/HC/ND cia Bé truéng Noi vu Việt
Nam Cộng hòa, tỉnh Phước Tuy gồm có 6 quận: Châu Thành, Long
Điện, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Vũng Tàu, Cần Giờ, với 8 tổng, 41 xa”
Cũng theo Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa, quân đảo Côn Lôn trở thành tỉnh Côn Sơn, tỉnh ly đặt tại đảo
lớn nhất Côn Sơn
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện Nghị
quyết số 245-NQ/TW ngày 20-9-1975 về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh
và Nghị quyết số 19-NQ/TW về việc điều chỉnh và hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam của Bộ Chính trị, tháng 2-1976, Chính phủ CMLTCHMNVN ra nghị định hợp nhất các tỉnh thành miền Nam từ 44 đơn vị còn lại 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương Các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh, thành phố Vũng Tàu hợp
thành tỉnh Đồng Nai
Ngày 30-5-1979, kỳ họp thứ 5, khóa VI của Quốc hội nước
CHXHCNVN thông qua nghị quyết thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, gồm thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn nguyên thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo nguyên thuộc tỉnh
Hậu Giang Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương,
tương đương với các đơn vị cấp tỉnh, thành phố
Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9, khóa VIII của Quốc hội nước
CHXHCNVN thông qua nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu gồm đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện Long Đất, Châu
Thành, Xuyên Mộc tách ra từ tỉnh Đồng Nai
Diện tích tự nhiên của tỉnh: 9.047,45 kmẺ Dân số: 587.498 người
Năm đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh:
*Ð Nguyễn Quang Ân, Những thay đổi vé dia danh va dia gidi cdc don vi hank chính ở Việt Nam 1945 — 1997, Nxb, Van héa - Théng tin, 1997, tr 77
Trang 31KHỞI NGUYÊN ĐẤT BÀ RỊA - VUNG TAU
1- Thành phố Vũng Tàu (tỉnh ly) 2- Huyện Long Đất
3- Huyện Châu Thành 4- Huyện Xuyên Mộc
5- Huyện Côn Đảo”
Nghị định số 45/GP ngày 2-6-1994 của Thủ tướng Chính phủ
chia huyện Châu Thành thành ba đơn vị hành chính: thị xã Bà Rịa, huyện Châu Đức và huyện Tân Thành
Trang 32ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VUNG TAU
CHƯƠNG II
ĐỊA LÝ TỰ NHIỄN
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở phía Đông khu vực Đông Nam
Bộ, có cấu tạo địa hình nhìn chung thoải dân từ Bắc xuống Nam, với đây đủ các yếu tố sông, suối, biển, rừng, núi Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.975,14km’, vi tri địa lý của tỉnh
được chia làm hai phần đất liên và hải đảo
Phan đất liên: bắc giáp Đông Nai, đông giáp Bình Thuận, tây nam giáp huyện Cần Giờ (thành phố Hê Chí Minh), phía nam và đông nam giáp biển Phần hải đảo có huyện Côn Đảo cách TP Vũng Tàu 200km về phía tây nam và cách mũi Cà Mau 200km Bà
Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cận xích đạo, lãnh thổ được giới hạn trong tọa độ địa lý điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 10°05’ Bae, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10°48" Bae; điểm cực Đông có kinh độ 1079 Đông, điểm cực Tây có kinh độ 1079035' Đông
Mạng lưới sông ngồi ở Bà Rịa - Vũng Tàu không dày đặc như ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Sông ngòi ở đây có đặc điểm
ngắn, bề mặt không rộng, gồm hai nhóm sông chính:
1 Nhóm đổ ra vịnh Gành Rái: gêm những con sông lớn, ít phù
sa bởi lắng, có độ sâu, kín gió, gần bờ biển quốc tế, thuận lợi cho việc xây dựng cảng và giao thông đường thủy
2 Nhóm sông nước ngọt gồm 2 con sông: sông Dinh và sông
Ray, cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nơng nghiệp cho
tồn địa bàn dân cư của tỉnh Đặc điểm của sông ngòi ở Bà Rịa -
Vũng Tàu là có cửa sông rộng và độ sâu hơn 10m, triều cường
mạnh nên đã tạo lợi thế cho Bà Rịa -Vũng Tàu xây dựng cảng nước
Trang 33ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Tuy Bà Rịa - Vũng Tàu không có nhiều sông rạch, nhưng bù lại
tỉnh có hệ thống suối rất đa dạng, toàn tỉnh có đến 200 con suối Các con suối này phối hợp với các con sông tạo nên một nguồn cung cấp nước ngọt lớn cho tỉnh Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có rất nhiễu hồ chứa nước lớn như Kim Long, Đá Đen, Châu Pha, Đá Bàn, Sơng Xồi, Lơ Ơ, cùng với hàng loạt
hổ chứa nước nhỏ khác hằng năm cung cấp một khối lượng nước tương đối lớn cho toàn tỉnh 140 triệu m’
Tài nguyên biển là một trong những mặt có tiềm năng lớn ở Bà
Rịa - Vũng Tàu, nó cung cấp cho tỉnh một nguồn khoáng sản rất
quý giá, đó là các mỏ đâu, có trữ lượng từ 1,5 - 3 tỷ tấn đầu và
3000 tỷ mỶ khí Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng hải sản lớn
nhất nước, góp phần đem đến cho Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển Bờ biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài 156 km, trong đó có 70 km” bãi cát thoại thoải Nước biển Bà Rịa - Vũng Tàu trong xanh rất thích hợp cho các bãi tắm, một tiền để quan trọng để phát triển du lịch
Cấu tạo địa hình tinh Ba Ria - Vũng Tàu tương đối đặc biệt, xen lẫn với đồng bằng là những dải đổi núi, những ngọn núi như Minh
Đạm, Kỳ Vân, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa Toàn tỉnh có trên 50 ngọn núi cao trên 100m, nhô ra biển tạo thành các vũng, vịnh, bán
đảo và đảo tạo ra cảnh quan xinh đẹp Có những ngọn núi đá hoa
cương cao sừng sửng như núi Mây Tàu cao hơn 700m, núi Dinh cao
491m, núi Thị Vãi cao gần 470m, ở Côn Đảo có núi An Hải cao
577m
Tinh cé nguén tai nguyén ring chiém 13% dién tich toan tinh
Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 67.547ha, trong đó có rừng 32.361ha (rừng tự nhiên 91.989ha) Đặc biệt là khu rừng
nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu (7.720ha) và Vườn quốc gia
Côn Đảo (6.043ha) Thảm thực vật ở Bà Rịa - Vũng Tàu tương đối
phong phú, có khoảng 700 loài thực vật và nhiều loại gỗ quý hiếm
Trang 34ĐỊA CHÍ BÀ RỊA - VUNG TAU
cơ tuyệt chủng
Tài nguyên đất Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng và phong phú, có tất cả các nhóm đất ở miền Đông Nam Bộ, có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, với 24 loại đất Các nhóm đất chính: đất cát (21.658ha); đất mặp (536ha); đất phèn (19.463ha); đất phù sa
(8.198ha); đất xám (31.539ha); đất đen (11.133ha), đất đó vàng
(82.233ha); đất dốc tụ (8.897ha); phần còn lại là đất xói mòn trơ sỏi
đá có diện tích 7.095ha
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ trung bình 27°C Có
hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 Lượng mưa trung
bình khoảng 1.550mm hằng năm, độ ẩm trung bình năm là 79%,
nên khí hậu vùng này tương đối mát mẻ, khô ráo Điều kiện khí
hậu mát mẻ và địa hình tương đối đa dạng, phong phú đã tạo cho
Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh quan đẹp, và là một nơi khá lý tưởng để
hấp dẫn du khách đến nghỉ mát Đây chính là một trong những
nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi so với các tỉnh khác ở miễn
Đơng Nam Bộ
I SƠNG NGỊI
Do cau tạo địa hình, Bà Rịa không có sông lớn và đài chảy qua,
nhưng nhờ hệ thống sông nhỏ và suối tương đối dày tạo nên nguồn nước ngọt dỗi đào cung cấp cho nhu cầu đời sống của người dan va cho sản xuất
Mạng lưới sông ngòi ở đây chia ra làm 3 hệ thống chính sông
Trang 35DIA LY TU NHIÊN
SONG RAY
Séng Ray (sách Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất
thống chí gọi là sông Xích Ram) là sông lớn nhất của tỉnh, bắt
nguồn từ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có tổng chiều dài 70km,
đoạn chảy trên đất Bà Rịa - Vũng Tàu dài 4ãkm, qua các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc Tại đây, sông được bổ sung thêm
nguồn nước từ nhiều con suối như suối Đá, suối Dinh, suối Gia Hòa,
suối Tâm Bó, suối Lơ Ơ, suối Cat Sông có lưu vực 770km? Về phía
hạ lưu, sông có hai chỉ lưu Chỉ lưu thứ nhất là sông Bù Đáp, bắt
nguễn từ suối Đá Bàn (thuộc xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức) chảy
qua xã Láng Dài (thuộc huyện Long Đất) đổ ra cửa Lộc An Chỉ lưu thứ hai là sông Hỏa, có diện tích lưu vực khoảng 70km” (chiếm
toàn bộ điện tích phía bắc, đông bắc và đông nam huyện Xuyên
Mộc) Sông Hỏa đổ nước vào sông Ray ở địa phận thị trấn Phước Bửu, cách cửa Lộc An 10km
ở đoạn trung lưu, sông Ray có chiều rộng từ 30 - 50m, sâu từ 3 -
5m; dén đoạn hạ lưu chiều rộng mở ra từ ð0 - 80m, sâu từ 4 - 7m
Riêng sông Rạch Cái có chiều dài 7 - 8km, rộng 100 - 200m, nơi
gần cửa biển rộng từ 250 - 400m
Nơi sông Ray đổ nước ra biển là sông Rạch Cái nối liền với cửa
Lộc Án Vùng cửa sông có đải rừng ngập mặn ven biển khoảng 1,5 -
2km” Dòng sông cạn, có nhiều thác ghềnh và đá ngầm, nên thuyển
bè chỉ đi lại được ở đoạn cuối Đặc sản của sông Ray là hai loại cá lăng và cá chình
SÔNG DINH
Con sơng Xồi bắt nguồn từ vùng đổi núi đất bazan phía bắc tỉnh, gầm nhiều con suối như suối Gia Hốp, suối Chà Răng, suối Châu Pha, suối Đen, suối San, suối Chu Kèo, suối Đồng Nghệ, suối
Trang 36DIA CHI BA RIA - VUNG TAU
Cầu chảy ngang qua thị xã Bà Rịa, đổ ra biển gọi là sông Dinh'”
Thượng lưu sông Dinh là nguồn nước ngọt quan trọng cho nhà máy
nước Sông Dinh để cung cấp nước sinh hoạt cho thị xã, một phần
cho thành phố Vũng Tàu và một phần nước tưới cây cà phê cùng
các loại cây trồng khác đọc theo hai bên sông
Sông Dinh đài khoảng 35km, lưu vực rộng 300km, chảy qua
vùng đất đỏ bazan nên độ đục cao và có nhiều chất bữu cơ Đoạn
chảy trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu 11km Ở vùng hạ lưu, dòng chảy bị chỉ phối bởi chế độ bán nhật triểu, nước bị nhiễm mặn Đến đây, sông chia thành bai chỉ lưu:
- Một chỉ lưu là sông Cỏ May chảy ra biển Đông qua rạch Của Lấp
~- Một chỉ lưu khác là sông Bà Cội, đổ nước vào vịnh Gành Rái
Hiện nay, đọc theo hạ lưu sông Dinh đã và đang hình thành một hệ thống cảng dịch vụ dầu khí, cảng thương mại, cảng cá, cảng
vận chuyển hành khách đi đường thủy Tàu trọng tải hàng ngàn tấn có thể ra vào dễ dàng
SÔNG THỊ VÃI
Song Thi Vai la một con sông cụt, dài khoảng 60km, tính từ phao số 0 tới suối Cả, rộng từ 400 - 600m, có nơi đến 800m Độ sâu
trung bình từ 12 - lãm, chỗ sâu nhất đến 60m Đoạn chảy trên địa
bàn Bà Rịa - Vũng Tàu dài 90km Nguồn nước ngọt chảy vào đây
rất ít, sông chịu sự khống chế mạnh của biển Độ mặn đo đó rất
—————————
51 Dink: Trại quân thời phong kién (Camp, poste militaire) J.F.M Génibrel, Tz
điển Việt - Pháp, 8 1998, tr 167; Huỳnh Tỉnh Của, Đại Nam quấc âm tự 0Ì, Tome I, Tmp Ray, Curiol et Cie, 1895, tr 286 Dink bắt nguôn từ tổ chức quân đội nhà Nguyễn: Thuyên, Đội, Cơ, Dinh, Dinh là tổ chúc quân đội cao nhất do một Chưởng dinh đứng đầu Núi cạnh nơi trại quân nhà Nguyễn đóng gọi là Núi Dinh Con sông chảy ngang qua đó gọi là sông Đính Chợ ở cạnh đó gọi là chợ Dinh Đỉnh: Đơn vị hành chính thời nhà Nguyễn, như dinh Trấn Biên, định Long Hồ
Trang 37ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
cao, mùa khô từ 30 - 33%, ít biến đổi theo chu kỳ triều Mùa mưa, độ mặn giảm xuống còn 13 - 24%o Khi triểu lớn cực đại và ròng sát, độ mặn chênh nhau từ 3 - 4% Đó là một biểu hiện cho thấy nguồn nước ngọt của sông rất nhỏ Khi triểu cường, sông trở thành một khu chứa nước mặn rộng lớn Vì thế sông Thị Vãi mang tính chất của một vụng biển, hay một phần của vịnh Gành Rái ăn sâu
vào nội địa
Là đòng sông mang đậm nét tính chất của biển, nên nước có độ
trong lớn, màu nước từ trong xanh chuyển sang trong vàng do số
lượng tảo silic tăng
Từ sau thời kỳ Đổi mới (1990), một chùm cảng lớn, nước sâu đã và sẽ được xây dựng bên phía tả ngạn như cảng Phú Mỹ, liên
doanh với Pháp (Baria Sérèce), cảng Vedan, cảng Gái Mép, cảng Gò Dầu, cảng Bến Đình - Sao Mai
Ngồi 3 hệ thống sơng chính nói trên, còn phải kể đến sông
Băng Chua (còn gọi là sông Du Đủ, nằm ở phía cực đông của tỉnh Phần lớn dòng chảy của sông này nằm trên đất huyện Hàm Tân
(Bình Thuận), nhưng lại đổ nước ra biển Đông qua cảng Bình Châu
thuộc huyện Xuyên Mộc Sông nhỏ, lưu lượng nước thấp
Il NUL
Nằm trên dải đất chuyển tiếp từ cao nguyên Di Linh và đồng bằng cực Nam Trung Bộ với châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu không cao lắm, có xu hướng thấp dần ở
đạng bậc thêm về phía biển Đông
Miễn đổi núi thấp của Bà Rịa - Vũng Tàu có độ cao từ 100 -
300m so với mực nước biển, phân bế ở hai huyện Châu Đức và Xuyên Mộc Xen lẫn giữa các đổi núi thấp ấy là những núi đá hoa
cương vươn cao, như núi Mây Tàu cao 704m, núi Dinh đỉnh cao
nhất 491m, núi Thị Vãi 470m, núi Bao Quan 529m, núi Lớn ở ngay
Trang 38DIA CHI BA RIA - VŨNG TAU
Ở Côn Đảo, một huyện xa đất liên gần 200km, rừng núi chiếm hơn 80% điện tích Ngọn núi cao nhất ở đây là An Hải, cũng gọi là
núi Thánh Giá (577m)
Núi rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc hệ núi già, khí hậu tốt, các loại động vật và thực vật sinh sôi và phát triển Căn cứ vào hệ sinh thái rừng, một khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy hoạch Đó là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu rộng 7.253ha
nằm ở ven biển huyện Xuyên Mộc Khu vườn quốc gia Côn Đảo
rộng 5.841ha
Đây là hai khu rừng thuộc hệ sinh thái ven biển và hải đảo, vốn rất hiếm ở Việt Nam
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rừng núi
của Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm tựa, là hành lang vận tải, nơi đứng
chân, là căn cứ địa của lực lượng cách mạng, “Rừng che bội đội,
rừng vây quân thù”, và hơn thế nữa rừng núi đã góp phần nuôi bộ
đội, cán bộ, thương bệnh binh trong những thời kỳ gian khổ nhất
của cách mạng, là nơi xuất kích của những trận đánh lớn
Trong thời bình, rừng núi mang lại cho con người những lợi ích toàn điện hơn, từ việc điều hòa khí bậu, cân bằng sinh thái, giữ lạt pước mưa, cung cấp nguyên liệu, sản vật phục vụ cho đời sống nhân đân, che chắn gió bão, làm tôn thêm vẻ đẹp đa dạng của cảnh quan thiên nhiên v.v
Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận là một trung tâm du lịch biển nổi tiếng của đất nước Có một điều đáng cảnh báo là con người đang khai thác và tàn phá môi trường thiên nhiên, trong đó
có núi rừng, một cách thô bạo và vô ý thức Nếu tình trạng này cứ
tiếp điễn, thì đến lúc nào đó con người sẽ phải nhận lấy sự “trả thù
của thiên nhiên” một cách đích đáng, theo quy luật “gieo gì thì
gặt nấy”
Trang 39BIA LY TỰ NHIÊN NUL VA DOI G BA RIA - VONG TAU (*) [St | ` Tônnúi | Dd cao Địa Bàn (mét)
1 An Hai 577 H Côn Đảo
2 Bao Quan 529 Xã Châu Pha, Tóc Tiên, h Tân Thành 3 Bà Rịa 108 Xã Phước Tân, h Xuyên Mộc
4 Châu Viên 334 Phước Hải, Long Mỹ, h Long Đất
5 Chia 515 H Con Dao
6 Con Ngựa 100 H Cén Dao
7 Dinh 491 Xã Hội Bài, h Tân Thành 8 Đá Dựng 232 Xã Tam Phước, h Long Đất
9 Đất 126 Xã Long Tân, h Long Đất L10 | Dat Da 173 Xã Quảng Thành, h Châu Đức
11 | Đường Chơi 147 H Côn Đảo
12 _| Giao Ninh 123 Xã Bình Giã, h Châu Đức 18 | Hòn Bà 321 H Cén Dao
14_| Hon Dung 118 xã Bình Châu, h Xuyên Mộc
1ã | Hon Thong 214 xã Phước Hải, h Long Đất 16_ | Hồ Linh 162 xã Bưng Riêng, h, Xuyên Mộc
17 Í Hồng Nhung 118 | xã Bình Chậu, h Xuyên Mộc 18 | Le 267 xã Quảng Thành, h Chau Đức 19] Lò Vôi 320 H Cén Dao 20 _| Lớn 24ã TP Vũng Tàu 21 | May Tàu 704 _ | Xã Bàu Lâm, h Xuyên Mộc 22 | Nghệ 200 Xã Suối Nghệ, h Xuyên Mộc 23_ | Nhan 180 Xã Ngãi Giao, h, Châu Đức 24_ | Nha Ban 356 H Cén Đảo
25_ | Nhỏ 170 TP Vũng Tàu
26_| Nứa 183 Xã Long Sơn, TP, Vũng Tàu
L27_ | Nứa 151 Xã Xuân Son, h Chau Đức 28 | Nước Nhi 133 Xã Suối Rao, h, châu Đức
29_ | Ông Cường 166_ | H Con Đảo
Trang 40
DIA CHi BA RIA - VUNG TAU
30 | Ông Trịnh 174 | Xã Phước Hòa,h Tân Thành | 31 | Sao 234 | Xã Quảng Thành, h Châu Đức
32 | Sơn Khê 478 | H Con Dao
33 | Sương Mù 511 | Xã Châu Pha, h Tân Thành 34 | Tàu Bể 259 | H, Con Đảo
85 | Tâm Bó 100 | Xã Bình Chậu, h, Xuyên Mộc
36_ | Thánh Giá 577 |H Còn Đáo |
37 | Thị Vãi 470 | Xã Tóc Tiên, h, Tân Thành
38 | Tóc Tiên 432 | Xã Tóc Tiên, h Tân Thành 71 () Theo Tap ban dé Dia danh - Địa giới các tỉnh Đông Nam Bộ của Tổng cục Địa chính, Nxb Bản đơ, 1999 II KHÍ HẬU 1 Bức xạ
Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng quan trọng không thể thay
thế được đối với các hoạt động sống của thực vật Nó là yếu tố quyết định sản phẩm quang hợp Cho nên bức xạ mặt trời được xem là yếu tố hàng đầu, khi đánh giá điều kiện khí hậu ớ từng nơi
Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận một lượng bức xạ mat trai déi dao
Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt tới 130 - 135 keal/em? va cán cân bức xạ khoảng 7ðkcal/cm.năm
2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình bằng năm đạt ở mức 27°C, đao động nhiệt giữa các tháng thấp với dao động nhiệt độ giữa 2 tháng kế tiếp
nhau từ 0,1 (tháng 8, 9, 10) đến 0,4 (tháng 3 và 4) và giữa mùa mưa
và mùa khô chỉ khoảng 1,3 Điều này cho thấy tính én định tương
đối cao Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (25,6°C) và tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 (28,8°C) Gió mùa đông bắc mang