CON CHUỘTTRÊNBIAĐÁĐỀN
VUA ĐINHTRONGMỸTHUẬT
Bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tằng tu điện miếu bia ký là chiếc bia
đá có kích thước lớn nhất đềnvua Đinh. Trong nhà biađềnvuaĐinh hiện còn ba
chiếc bia khắc vào ba thời điểm Hoằng Định thứ 9 (năm 1608), Chính Hòa thứ 17
(1696) và cuối cùng là bia Thiệu Trị thứ 3 (1843). Bia không có rùa đội bia như
chiếc bia khắc năm Hoằng Định thứ 9, và cũng không có hình lưỡng long chầu
nhật trên trán bia. Trên đế chiếc bia hình hai conchuột khắc nổi đang quay đầu vào
con cua nằm chính giữa. Không phải là lưỡng chuột chầu cua mà lộ rõ dáng vẻ rình
rập của hai conchuột đồng béo núc đang chuẩn bị lao vào xơi tái chú cua. Phía
khuất sau mặt trái của tấm bia, cũng dưới phần chân đế có hình một con rồng đang
nằm dài thượt, ẩn mình trong bóng tối buồn bã (minh họa). Những conchuộtcon
cua đáđen bóng, két bùn đất thực đến nỗi có thể lầm tưởng như mới vừa lội từ bùn
lên. Cũng tưởng như tấm biavừa khắc chữ xong đem đặt ngoài ruộng, thoắt một
cái đám cua, chuột, tôm cá đã chui vào hóa đá để sống một kiếp sống thường hằng
của nghệ thuật. Nhìn cao hơn một chút, ở hai bên diềm bia phía dưới là gia đình
nhà khỉ đang âu yếm nhau. Tôi dám chắc đó là hình ảnh về một gia đình nhà khỉ
thuộc loại đẹp nhất trong nghệ thuật chạm khắc của người Việt. Trán bia là đôi
phượng đục thô tới mức nếu không nhìn kỹ vào phần đuôi ta lầm tưởng là một con
ngỗng! Đúng là rồng chẳng đáng mặt rồng, phượng không ra dáng phượng. Nhưng
đó là sự cố ý, vì tới cuối thế kỷ 17, những đồ án rồng phượng đã chín nẫu rồi, và
hơn nữa, ở quần thể khu di tích đềnvuaĐinhvua Lê có 3 tấm biađá làm thời
Hoằng Định có những hình rồng khá uy phong và được khắc chạm rất chuẩn mực.
Rồi đến những cặp rồng đá chầu hai bên sập đá cũng rất uy nghi. Vậy đồ án cua
chuột ở đây có ẩn ý gì? Những bối cảnh lịch sử nào đã thôi thúc người xưa tạc lên
đây những câu chuyện hóm hỉnh đến vậy ?
Chiếc bia khắc năm Chính Hòa thứ 17 (1696) là do một tiến sỹ họ Nguyễn, từng
giữ chức Hàn lâm đã về hưu soạn. Người viết chữ Hán là Truy lưu Trần Đạo, Từ tế
chân nhân trụ trì chùa Kim Cương (Kim Cuơng là ngôi chùa cổ đá mất chỉ còn dấu
tích trên núi Thiên Long, Hoa Lư, Ninh Bình). Một ông quan đã về hưu, một vị
nhân sĩ đã xuất gia soạn và viết ra cho phỏng đoán việc trùng tu thời Chính Hòa
này là tâm nguyện của dân xã Trường Yên hơn là do sự thôi thúc của vương triều.
Mặt sau của tấm bia Chính Hòa cũng ghi danh tính của người thợ đátài hoa, tên là
Lê Nhân Phú quê ở xã An Hoạch, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Đúng là tam
tuyệt chi tài. Lời văn hay có người viết chữ đẹp lại được bàn tay người thợ khắc tài
hoa. Trong quần thể di tích đềnvuaĐinhvua Lê thì đây là chiếc bia đầu tiên ghi
đầy đủ danh tính cả người soạn bia, viết chữ và khắc bia. Chiếc bia Trùng tu tạo
tác thánh tượng Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh có ghi tượng làm tại Thạch
Thành, Thanh Hóa nhưng không ghi rõ tên tuổi người làm. Thời thế đã có những
đổi thay. Chính giữa diềm bia phía dưới có khắc hình cá hóa rồng. Đồ án cá hóa
rồng dù ở Trung Quốc hay Việt Nam cũng mang âm hưởng dân gian. Một ước mơ
ngày kia được thành thiên tử của những người dân quê đã âm thầm len lỏi vào rất
nhiều các đồ án chạm khắc từ đình làng cho đếnđền miếu. Ước mơ này có gì là
quá xa vời, khi mà dòng dõi chúa Trịnh cũng chỉ là anh trai cày thủa hàn vi còn
phải đi ăn trộm gà hàng xóm. Conchuột dẫu tả rất hiện thực nhưng trong ngữ cảnh
của tổng thể đồ án đã dẫn dắt chúng ta tới những liên tưởng về cuộc tranh chấp
quyền lực khốc liệt suốt thế kỷ 17 của hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dẫn đến 7 cuộc
nội chiến. Tuy mang danh một lòng thờ phụng vua Lê, nhưng các ông vua bị vô
hiệu hóa trở thành một thứ bù nhìn. Bia được khắc vào thời Chính Hòa (1681-
1705) mà theo sử viết là thời đại yên bình thịnh trị nhất của thời đại Lê Trung.
Hưng chính vì hai thế lực Trịnh Nguyễn sau bẩy lần chinh chiến bất phân thắng bại
(từ sau năm 1672) đã tạm hòa hoãn lấy sông Gianh làm giới tuyến. Còn dư đảng
cuối cùng của nhà Mạc tới năm 1688 cũng đã bị dẹp bỏ.
Sự hiện diện của conchuộttrênbiađá ở đềnvuaĐinh là chuyện hi hữu trong lịch
sử nghệ thuật tạc bia người Việt. Nhưng đặt trong dòng chảy của nghệ thuật, giai
đoạn thời Chính Hòa, chúng ta thấy nó giống như những dòng nước khi chạm vào
những mạch đá ngầm bất chợt tung bọt lên trắng xóa. Một cảnh tượng phá bỏ sự
âm thầm tẻ nhạt của dòng chảy lịch sử nghệ thuật. Cách đềnvuaĐinh không xa,
trên lối vào khu di tích ở ngã ba Thiên Tôn, tôi và họa sỹ Đức Hòa đã phát hiện ra
một chiếc biađá vào niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700) có khắc hình một cô gái
khỏa thân đứng dưới cành hoa. Lịch sử nghệ thuật Việt Nam có những ví dụ mẫu
mực về sức sống của những cảm hứng dân gian, được ươm trồng từ mảnh đất văn
hóa làng xã. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung từng đánh giá cao sự bừng tỉnh của
nghệ thuật dân gian thời chúa Trịnh Căn (cũng là thời vua Lê Hy Tông) như là sự
tiếp nối cuối cùng của nghệ thuật nhà Mạc.
.
CON CHUỘT TRÊN BIA ĐÁ ĐỀN
VUA ĐINH TRONG MỸ THUẬT
Bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tằng tu điện miếu bia ký là chiếc bia
đá có. diện của con chuột trên bia đá ở đền vua Đinh là chuyện hi hữu trong lịch
sử nghệ thuật tạc bia người Việt. Nhưng đặt trong dòng chảy của nghệ thuật, giai