Điêu khắctrênthanđá
Nghệ thuật điêukhắctrênthanđá được đánh giá là một nghề
truyền thống gắn liền với lịch sử hình thành vùng mỏ Quảng
Ninh, gắn liền với công nhân ngành than từ thời Pháp thuộc.
Nhà điêukhắc Nguyễn Tâm Nhâm được biết đến như người
đi đầu trong nghệ thuật điêukhắcthanđá ở Việt Nam. Ông
được giới phê bình đánh giá là một hiện tượng đặc biệt. Và
chính bản thân ông cũng đã được Trung tâm Sách kỉ lục Việt
Nam xác lập kỉ lục “Người tạc chân dung Picasso bằng than
đá nhiều nhất Việt Nam".
Năm 2004, triển lãm của Nguyễn Tâm Nhâm được tổ chức
vào tại Trung tâm Triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội. Đây là
cuộc triển lãm bằng chất liệuthanđá kiple (altraxit) đầu tiên
ở Việt Nam. Vì vậy, nó đã thu hút được đông đảo sự chú ý
của cả những người trong và ngoài ngành điêu khắc. Tại triển
lãm này, ông đã trình làng 36 tác phẩm điêukhắc bằng than
đá, trong đó có 20 chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng ở trong
nước và nước ngoài như danh họa Picasso, nhà văn Nguyễn
Tuân, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Sau khi xem xong cuộc triển lãm của Tâm Nhâm, GS.TS
Nguyễn Ngọc Dũng, một trong những nhà phê bình mĩ thuật
hàng đầu Việt Nam, đã nhận xét như sau: “Nguyễn Tâm
Nhâm là hiện tượng của điêukhắc hiện đại Việt Nam”. Còn
nhà điêukhắctài danh Tạ Quang Bảo thì đã không tiếc lời
khi bình luận: "Tâm Nhâm là người có công khai phá cho
nền mĩ thuật Việt Nam một chất liệu mới, đó là than đá".
Tính cho đến nay, Nguyễn Tâm Nhâm đã tạc được 56 bức
tượng bằng than kiple về danh họa thiên tài thế giới Picasso.
Đó là thành quả trong vòng 15 năm kể từ khi ông có “cơ
duyên” thay đổi cuộc đời từ một công nhân làm đồ mĩ nghệ
bằng than bậc 3/7 của mỏ than Cọc Sáu ở Quảng Ninh, sang
làm một nhà điêukhắc chuyên về chất liệuthan đá.
Không những lập kỉ lục về số lượng tượng Picasso bằng than
đá, Nguyễn Tâm Nhâm còn làm nên nhiều tác phẩm có nội
dung rất gần gũi với đời thường như: Tình yêu, Kéo lưới, Đại
ngàn, Bóng nguyệt, Tắm, Suy tư, Mẫu tử, Sóng, Khỏa thân
vuông… Đó chính là thành quả của một đời người luôn tìm
tòi, sáng tạo với bằng tất cả trái tim đam mê và tâm hồn giàu
tính triết lí nhân sinh sâu sắc.
Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tượng thiếu nữ bằng thanđá
Tượng khiêu vũ bằng thanđá
"Nhiều người nói rằng tôi là người có tài bẩm sinh nhưng tôi
lại thấy không hoàn toàn đúng như vậy. Tuy tôi được thừa
hưởng tài hoa từ người cha, nhưng nếu không được gắn bó
với vùng than, không có tình yêu với than, không sống với cả
những cái bụi bặm của than, với những người thợ mỏ và
không kiên trì học tập, nghiên cứu thì tôi khó có được những
thành quả như ngày hôm nay” - Nhà điêukhắc Tâm Nhâm
tâm sự.
Nhà điêukhắc Tâm Nhâm đã nhìn ra những ý tưởng nghệ
thuật cao hơn và giá trị hơn có thể làm ra được từ những hòn
than tưởng chừng như thô ráp, xù xì và xấu xí này. Ông nhận
thấy than diễn tả được chiều sâu của con người bởi lợi thế
của những mảng sáng tối trong màu đen huyền ảo của nó.
Ông chia sẻ thêm, yêu than và hiểu than chưa đủ mà còn phải
có tay nghề vững vàng và tình yêu quê hương xứ sở thật
nồng thắm thì mới có thể toàn tâm toàn ý thổi hồn vào những
hòn than. Có lẽ do cảm được cái vẻ đẹp của than cũng như
tình yêu quê cháy bỏng đã đưa ông vượt ra khỏi giới hạn của
người thợ mĩ nghệ để trở thành một nghệ sĩ điêukhắc chân
chính.
Ấn tượng nhất là 56 bức tượng chân dung Picasso nhà danh
họa nổi tiếng này được tạc bằng than kiple với nhiều bút
pháp khác nhau. Có bức đánh bóng đen như sơn mài, có bức
đánh ráp để trắng ánh lên như thép, có bức để nguyên chất…
Tượng chân dung Picasso bằng thanđá
Khi được hỏi tại sao Nguyễn Tâm Nhâm lại chọn hình tượng
này cho những sáng tác nghệ thuật của mình. Ông nói: “Tôi
bị Picasso ám ảnh. Picasso là thiên tài. Lí tưởng của ông là
chiến đấu vì một thế gới hòa bình. Picasso từng là đảng viên
Đảng Cộng sản Pháp, từng từ chối Bắc đẩu Bội tinh. Picasso
là bạn của Bác Hồ. Có lần, Bác Hồ sang Pháp, Picasso từng
nói với Người rằng, Thưa ngài Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu
Ngài không làm lãnh tụ thì Ngài cũng sẽ trở thành một danh
họa."
Du khách nước ngoài đến Hạ Long, thăm vùng than Quảng
Ninh đều trầm trồ trước những tác phẩm nghệ thuật của
Nguyễn Tâm Nhâm, coi đó là “sự độc đáo, tinh hoa của than
đá Việt Nam!”. Nhiều người nước ngoài đã trả tới 5000 USD
để có được bức tượng danh nhân hay những sáng tác nghệ
thuật bằng thanđá để đem về nước.Ông Tạ Quang Bảo, chủ
tịch Hội đồng Nghệ thuật điêukhắc Việt Nam khi đến thăm
Nhâm đã ghi lưu bút: “Than đá là chất liệu của mỹ nghệ,
nhưng Tâm Nhâm đã có công đưa chất liệu từ mỹ nghệ thành
chất liệu tạo hình”.
Nguyễn Tâm Nhâm sống như một ẩn sĩ chính cống. Anh rất
ít khi “hạ sơn” xuống núi hay đi du lịch đây đó. Anh dành
phần lớn thời gian cho việc đọc sách và sáng tác. Gần đây,
Tâm Nhâm đang gấp rút hoàn thiện cho cuốn sách “Tượng
than Việt Nam” đầu tay của anh. Anh rất thích mình được coi
là điêukhắc gia của vùng than Quảng Ninh.
Nhưng người vùng mỏ nơi đây thường gọi anh với biệt danh
âu yếm: “Người thợ đặc biệt” của vùng than. Bởi lẽ, “ẩn sĩ”
này được ngành than Việt Nam trả lương mỗi tháng 3 triệu
đồng, lương chuyên viên bậc 4/6 của Tập đoàn than - khoáng
sản Việt Nam để anh tạo nên những nét đẹp của than.
.
Điêu khắc trên than đá
Nghệ thuật điêu khắc trên than đá được đánh giá là một nghề
truyền thống gắn liền. công nhân ngành than từ thời Pháp thuộc.
Nhà điêu khắc Nguyễn Tâm Nhâm được biết đến như người
đi đầu trong nghệ thuật điêu khắc than đá ở Việt Nam.