1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu DẤU ẤN MỸ THUẬT LÀNG TRONG DI TÍCH ĐỀN VUA ĐINH VUA LÊ pdf

9 585 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 139,92 KB

Nội dung

DẤU ẤN MỸ THUẬT LÀNG TRONG DI TÍCH ĐỀN VUA ĐINH VUA Điều thú vị và cũng hết sức phức tạp đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam là mối quan hệ giữa dân gian và bác học được dung hợp và nhuần nhuyễn trong văn hóa làng. Nhân kỷ niệm 1000 năm nhà Lý lên ngôi ở Hoa Lư, bài viết xin trở lại nơi chôn rau cắt rốn một trong những vương triều vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 1. Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền vua Đinh vua Lê là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử, văn hóa, xã hộ và tín ngưỡng được ghi lại trên 7 chiếc bia đá hiện tồn. Trong cuốn Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình ( Trương Đình Tưởng chủ biên) hay cuốn Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình (Lã Đăng Bật) có nêu lên một vài chiếc bia đá ở hai ngôi đền này. Tiếc là phần dịch và chú thích văn bia chỉ tập trung vào nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiên đế, những chi tiết về năm tháng dựng bia, người soạn bia, người viết chữ, người đục bia, người công đức đôi khi lại bị bỏ qua. Đền vua Đinhvua là thuộc về hai xã Trường Yên thượng và Trường Yên hạ. Đây là một trong vài ngôi đền to nhất Việt Nam còn sót lại tới hôm nay. Trên văn bia, người xưa chỉ gọi là miếu, như “ Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu bia ký công đức tịnh minh”. Quy mô kiến trúc mà ta thấy hiện nay to lớn hơn nhiều thời kỳ sơ khai ban đầu. Qua các các triều đại, hai ông vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Vốn ngôi đền có từ thời Lý, sau khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Dân chúng xưa sống bên ngoài thành Hoa Lư nhân cơ đó vào sinh sống trong thành. Rồi trên nền cung điện cũ xây cất lên ngôi đền thờ chung cho cả vua Đinhvua Lê. Tương truyền có thờ tượng Đinh Tiên Hoàng, Đại Hành và thái hậu Dương Văn Nga. Chiếc bia Trùng tu tạo tác thánh tượng Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh, làm cho ta lưu ý tới chữ “trùng tu”. Trong chiếc bia “Tiền triều Đại Hành hoàng đế miếu công đức bi ký tịnh minh” có ghi năm Bính Ngọ Hoằng Đinh năm thứ 7 (1606) giao cho bản huyện xã Trường Yên hạ chăm lo việc hương hỏa đền vua ( các vị vua giờ đây đã trở thành các vị thần phù hộ cho dân làng). Cũng tượng tự như vậy trong chiếc bia ở đền vua Đinh làm năm Chính Hòa thứ 17 nhắc đến việc thờ tự hương hỏa của xã Trường Yên thượng. Đền thờ một ông vua nhưng là sở hữu của một làng một xã cụ thể. Đúng như dân gian có câu: Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Nên khi nhìn vào danh sách công đức chúng ta hình dung được các vị chức sắc, các gia tộc trong làng xã thời đó. Chiếc bia cuối cùng khắc năm Thiệu trị thứ 3 ( 1843) cũng thấy rất nhiều tên tuổi các cựu lý trưởng, ông cai nọ, ông xã trưởng kia và các họ tộc trong làng. Trong danh sách công đức đắp tượng thần bắt đầu bằng đương lý trưởng Nguyễn Thời Lập, tiền xã trưởng Dương Trung Thỏa. Cho nên nhìn vào danh sách các tên tuổi công đức ta không thấy cá nhân hay gia tộc họ Đinh nào, trong khi đó lại thấy những họ Dương, họ Bùi, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Ngô Như thế miếu thờ vua Đinh, vua chưa bao giờ là của riêng một dòng họ Đinh, họ nào cả. Vua Đinh - vua giờ đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng một dòng họ nào. 1.2 Chiếu làng đủ mặt công hầu khanh tướng Ba chiếc bia thời Hoằng Định là ba chiếc bia đầu tiên ở di tích này đều do vị tiến sỹ đỗ khoa thi Tân Mùi (1571) Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, đương chức Hình bộ thượng thư kiêm Đông các Học sỹ Quốc tử giám Tế tử Nghĩa khê hầu trụ quốc Nguyễn Lễ soạn. Với vị thế của Thượng phụ Bình An vương Trịnh Tùng và Đô đốc Bùi Thời Trung thì việc có một ông tiến sỹ đức cao vọng trọng đứng ra lo việc soạn văn bia mới thật xứng tầm. Nhưng ngay ở trên những tấm bia này chúng ta vẫn thấy sự hiện diện của những tên đất tên người của hai làng Trường Yên thượng hạ và các làng xã ở miền quê khác sẽ thấy ở phần sau. Chiếc bia thứ tư là bia ở đền vua Đinh khắc năm Chính Hòa thứ 17 ( 1696) cũng là một tiến sỹ họ Nguyễn, từng giữ chức Hàn lâm đã về hưu. Người viết chữ Hán là Trần Đạo tự Truy Lưu hiệu Từ Tế Chân Nhân, trụ trì chùa Kim Cương ( Kim Cương là ngôi chùa cổ đã mất chỉ còn dấu tích trên núi Thiên Long). Một ông quan đã về hưu, một vị nhân sĩ đã xuất gia soạn và viết ra cho thấy việc trùng tu thời Chính Hòa này là tâm nguyện của dân xã Trường Yên hơn là do sự thôi thúc của vương triều. Chiếc bia cuối cùng thời Thiệu Trị thứ ba thì người soạn là một viên quan có tên Trần Chương soạn, được một ông đồ trong xã có tên là Nguyễn Thì Huệ viết. 1.3 Tên tuổi quê quán những người thợ qua bia ký Trên 82 chiếc bia ở Văn Miếu, chúng ta đã đôi lần nhìn thấy dòng chữ ghi tên họ những người thợ đá. Ví dụ trên tấm bia Đề danh tiến sỹ năm Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ năm (1724) có lưu hàng chữ “ thạch công Gia Lâm huyện Kiêu Kỵ xã Phạm Thụ ích”. Bia ở Văn Miếu là hạng bia đá cung đình nên sự xuất hiện hàng chữ này cũng là chuyện lạ. Còn bia đá ở đền hai vua Đinh ở đây, dẫu sao nó cũng là những chiếc bia đá đặt ở làng. Chúng ta sớm thấy sự xuất hiện tên tuổi, quê quán những người thợ. Bia Trùng tu tạo tác thánh tượng Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh có ghi tượng làm tại Thạch Thành, Thanh Hóa. Bia Tiền Đinh Tiên Hoàng đế tăng tu điện miếu công đức bi ký”đời Chính Hòa cho biết người thợ đá tài hoa tên là Nhân Phú quê ở xã An Hoạch, huyện Đông Sơn Thanh Hóa. Bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi ký có ghi lưu lại tên người thợ đá Nguyễn Như Lâm, một người thợ mộc họ Hoàng ( chữ mờ không rõ tên). Việc lưu lại danh tính của những người thợ đá có lẽ chỉ phụ thuộc vào người viết chứ không phụ thuộc vào người soạn. Cho nên, nhờ ngòi bút của nguời xuất gia tu hành hay một nhân sỹ của làng mà chúng ta được biết họ tên của những người thợ tài hoa. Những người thợ từ một làng quê này tới làm tượng, đúc chuông xây đền cho một làng khác, có lẽ vì vậy cái “làng” trong mỹ thuậtđền vua Đinh - vua là rất rõ. 2. Độ khúc xạ của địa văn hóa làng Những dấu ấn văn hóa Hán - Mãn (Trung Hoa) đến từ một địa khí hậu Lạnh-Khô. Văn hóa này bị khúc xạ trong một môi trường nóng - ẩm sau lũy tre làng ở Hoa Lư (Bắc Bộ -Việt Nam). Nếu như rồng hay kỳ lân ở Trung Hoa thường xuất hiện cùng mây, gió thì sang đến Việt Nam, nó đã bị gắn vào môi trường sông nước. Làng nước như ở đồng bằng Bắc Bộ, trước hết là những ngôi làng ven sông, nhìn đâu cũng thấy ao hồ, đầm phá. Địa văn hóa của mảnh đất Hoa Lư vốn càng như vậy. Con rồng phun nước chứa đựng những ước mong “lạy trời mưa xuống” của các cư dân lúa nước. Mây nước là cụm từ chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán. Người Trung Hoa nói mây là liên tưởng tới gió, nói mây là nghĩ ngay đến khói, đến những đám mây ngũ sắc, còn người Việt nhìn mây là nghĩ ngay tới nước. Thế nên cạnh bên những con rồng rất Trung Hoa là những con cá con tôm tung tăng trong các đám mây. Dễ nhận thấy những nét tương đồng, ảnh hưởng của cách tạo hình ở những bức long bệ thạch (bức bệ rồng) ở các cung điện đền đài Trung Hoa với các sập rồng ở đền vua Đinh. Nhưng cũng chính ở đây chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những dấu ấn mỹ thuật của văn hóa Làng - Nước của người Việt. Bức phù điêu Long Vân (rồng vờn mây) ở Cố Cung Bắc Kinh hay Khổng Miếu ở Khúc Phụ là một trong những bức bệ rồng (long bệ thạch) nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Việc các cung điện khắc những đồ án như lưỡng long tranh châu hay long vân là có liên hệ với cách xưng hô của các hoàng đế Thiên triều là “ bệ hạ”. Ngày xưa các chư hầu bá quan văn võ khi phải tấu bẩm Hoàng thượng thì phài đứng quỳ phía dưới mà bẩm vọng lên, nên có từ bệ kiến. Bệ đá trên lối lên vào cung điện? ngự đạo? nơi Hoàng thượng thiết triều được khắc rồng là tượng trưng cho sự hiện diện của nhà vua. ở đây đồ án rồng thể hiện đầy đủ nhất uy thế oai phong dữ tợn của hoàng đế. Cùng với ngai vàng, ngọc tỷ, bệ rồng là biểu tượng cho Hoàng gia nói chung và cho Hoàng đế nói riêng. Nhưng so với ngai vàng và ngọc tỷ, bệ rồng là một biểu tượng hoành tráng nhất. Bệ rồng ở Cố cung Bắc Kinh có chín con rồng được chạm khắc với khí thế phi phàm, được đục nguyên từ một phiến đá dài hơn 17m rộng hơn 3m nặng hơn 200 tấn. Nhận xét về tính độc đáo của sập rồng ở đền vua Đinh Hoa Lư, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trò có một nhận xét chí lý rằng sập rồng đặc biệt đẹp sau những cơn giông mùa Hạ. Mặt sập loang loáng nước, tưởng như con rồng đang vẫy đạp để bay lên chí tầng mây. Nhưng tại sao ở sập rồng ở ta thì có mà các bệ rồng đá ở Trung Hoa không có cảnh tưởng này? Không phải ở Bắc Kinh, Nam Kinh hay Khúc Phủ không có những cơn giông mùa Hạ, mà cốt yếu ở đây là cảm thức địa văn hóa khác nhau. Các bệ rồng Trung Hoa được đặt ở vị trí nghiêng, dốc theo lối đi nên không đọng được nước mưa. Hai sập đá có chạm hình rồng trên mặt sập tạo hình tuy có khác nhau về phong cách tạo hình và niên đại nhưng đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao bốn bên để không cho nước mưa thoát ra nên hễ có mưa là rồng gặp nước thỏa ước mong vùng vẫy. Trường An Thượng và Trường An Hạ là hai xã thờ có đền thờ hai ông vua đầu tiên của nền tự chủ Đại Việt. Người làng nói riêng và nhân dân quanh vùng tự hào về nó, chắt chiu công sức để xây đắp nên những công trình này. Người ta sau những cơn binh lửa tìm về đây tìm lại cho mình sự bình yên và nguồn sinh lực mới. Nối tiếp danh tướng Bùi Văn Khuê gần hai thế kỷ, ông cựu chánh tổng Dương Đức Vĩnh bằng cuộc trùng tu năm Thành Thái thứ 10 (1898) lại tiếp tục vun đắp cái gốc rễ lâu bền cho muôn đời con cháu mai sau. Ngôi đền tuy nhỏ nhưng nghĩa cử và tấm lòng thật lớn. Ngôi đền được khởi công trùng tu vào thế kỷ 17, vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của văn hóa làng xã, tác giả của cuốn Mỹ thuậtlàng đã lưu ý các nhà nghiên cứu khi nhìn nhận đánh giá mỹ thuật ở hai ngôi đền này. Trần Hậu Yên Thế (11) Nguyễn Quân. Mỹ thuật ở làng. NXB Mỹ thuật.1991 . DẤU ẤN MỸ THUẬT LÀNG TRONG DI TÍCH ĐỀN VUA ĐINH VUA LÊ Điều thú vị và cũng hết sức phức tạp đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ thuật. khác, có lẽ vì vậy cái làng trong mỹ thuật ở đền vua Đinh - vua Lê là rất rõ. 2. Độ khúc xạ của địa văn hóa làng Những dấu ấn văn hóa Hán - Mãn (Trung

Ngày đăng: 26/02/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w