1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Hạ giá bất động sản bằng cách nào? pptx

5 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 117,02 KB

Nội dung

Hạ giá bất động sản bằng cách nào? Nhà quản lý, doanh nghiệp đầu tư và dĩ nhiên người mua đều mong giá nhà đất giảm, vậy sao giá vẫn trên trời? Điểm thú vị tại hội thảo: “Thị trường bất động sản Việt Nam: Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm” vừa được Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản và Hiệp hội bất động sản Việt Nam tổ chức, chính là cuộc trao đổi trực diện giữa ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng với chuyên gia kinh tế Lê Duy Hiếu về việc giá nhà đất của Việt Nam cao đến mức nào? Giá cao có là thực chất? Rõ ràng, giá nhà đất ở Việt Nam cao là chuyện không mới, nhưng cao đến thế nào thì lại là vấn đề cần nhìn nhận một cách khoa học và phân tích cẩn trọng. TS Lê Duy Hiếu đưa ra nhận định, giá nhà đất ở Việt Nam thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Và muốn người thu nhập thấp có cơ hội mua được nhà thì phải dùng chính sách làm cho giá bất động sản xuống thấp. Từ góc độ nhà quản lý, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam phản biện lại với lập luận, giá bất động sản của Việt Nam không cao đến mức đứng ở top đầu của thế giới mà chỉ ở khoảng 19 - 20 mà thôi và còn rẻ hơn một số nước trong khu vực. Điều TS Lê Duy Hiếu muốn chuyển tải không đơn giản chỉ là chuyện giá cao có phải do đầu cơ hay không, mà vấn đề ở đây là mức giá đó có thích hợp hay không? Đáp lời Thứ trưởng Nam, ông Hiếu đưa ra căn cứ cho luận điểm của mình chính là việc Ngân hàng Thế giới công bố giá nhà đất của Việt Nam cao thứ 9 thế giới nếu xét yếu tố - chỉ số sinh lời và chỉ số cơ sở hạ tầng của bất động sản đó. Rõ ràng, nếu thiếu hụt nguồn cung thì theo quy luật, giá nhà đất của Việt Nam cao là có lý. Và ở thời điểm này, khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, nhiều chuyên gia còn khuyên các nhà đầu tư nên rót vốn và tự tin vào triển vọng phát triển của thị trường. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu xa thì chính sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến trong một thời gian dài giá cả bất động sản, nhất là giá nhà ở luôn đứng ở mức cao so với giá trị thực của nó, vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân, đôi khi dẫn tới các cơn sốt của thị trường, ông Vũ Văn Phấn - Trưởng Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản nhận xét. Nếu không hạ được giá bất động sản thì chủ trương phát triển nhà cho người có thu nhập thấp của Chính phủ sẽ gặp khó khăn, câu chuyện nóng lạnh trên thị trường sẽ lại tái diễn. Nhưng muốn hạ giá bất động sản thì bản thân các cơ chế chính sách phải được hoàn thiện. Thứ trưởng Nam thừa nhận: “Hiện hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu và chưa tốt, còn nhiều điểm mang tính chất ràng buộc và gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Cái này được chúng tôi đánh giá là chưa mang tính chuyên nghiệp từ cơ quan Nhà nước đến các doanh nghiệp liên quan tới các vấn đề này. Như vậy cần phải đòi hỏi một cơ chế, chính sách đồng bộ”. Muốn giảm giá phải cải thiện chính sách Điều các doanh nghiệp cũng như người dân quan tâm hiện nay là những chính sách gì sẽ được đưa ra để kéo giá bất động sản xuống. Sẽ không thể có giá đất rẻ nếu như doanh nghiệp còn khốn khổ vì giải phóng mặt bằng. Ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vincom than phiền rằng, việc giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề rất khó khăn hiện nay. Nếu để tự các doanh nghiệp thực hiện sẽ khó, có cơ quan thẩm quyền đứng ở giữa thì sẽ dễ dàng hơn. Chính việc thiếu đất sạch và chi phí cho chuẩn bị dự án lớn càng đẩy giá lên và kéo giãn tiến độ công trình. Vậy nên, ông Hiệp mong muốn, cần có chính sách đền bù cụ thể thì sẽ tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bất động sản. Cũng chia sẻ từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Tống Văn Nga - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, trên thực tế, chênh lệch cung - cầu trên thị trường bất động sản vẫn còn rất lớn. Vì vậy, tại thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định mạnh dạn đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất cần tiếp tục có sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách của Chính phủ như về thuế, cải cách thủ tục hành chính, chính sách lãi suất cho vay Hơn lúc nào hết, hiện nay chủ trương phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp đang được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính bà Vũ Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng phải thừa nhận rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng mặn mà với các dự án xây dựng nhà giá rẻ, nhà ở xã hội. Trở ngại đầu tiên đối với các doanh nghiệp tham gia dự án xây dựng nhà giá rẻ chính là vấn đề thủ tục đầu tư và vốn còn mang nặng tính bao cấp qua cơ chế xin cho. Về nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhiều doanh nghiệp thừa nhận việc tìm kiếm được nguồn vốn cho các dự án xây dựng nhà chung cư hiện nay không đơn giản do thủ tục thẩm định và thái độ thận trọng trong việc nhận thế chấp bằng bất động sản. Ông Hiệp cho rằng, một khi các dự án bất động sản cao cấp còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì các dự án bất động sản giá rẻ khó lòng tránh được khó khăn này. Cơ chế tự thỏa thuận đền bù giữa người dân và doanh nghiệp có mặt trái là đẩy giá đền bù ở các đô thị lớn lên cao. Với chi phí tiền đất cao như hiện nay, để hình thành nên một chung cư giá rẻ ở các đô thị lớn là một thách thức không dễ vượt qua. Dẫn chứng đến việc không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư sang phân khúc mới như tập đoàn xây dựng Dea Dong (Hàn Quốc), tập đoàn Vina Capital, đang thương thảo với các công ty trong nước để triển khai các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại TP. HCM, bà Vũ Thị Hòa khích lệ các nhà đầu tư đi theo xu hướng này. Bà cho biết thêm, cơ hội cho sự phát triển của phân khúc thị trường nhà ở giá trung bình và giá rẻ xuất phát từ cơ chế tài chính mới và sử dụng quỹ đất công. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, hiện Bộ Xây dựng đang soạn thảo quy định về quản lý thị trường bất động sản và đất đai để trình Bộ Chính trị xem xét và cho ý kiến. Hy vọng một cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho hoạt động của doanh nghiệp sẽ sớm được hình thành. . chấp bằng bất động sản. Ông Hiệp cho rằng, một khi các dự án bất động sản cao cấp còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng thì các dự án bất động sản. Hạ giá bất động sản bằng cách nào? Nhà quản lý, doanh nghiệp đầu tư và dĩ nhiên người mua đều mong giá nhà đất giảm, vậy sao giá vẫn trên

Ngày đăng: 26/02/2014, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w