Bẫy“ảo” trên thịtrường
chứng khoán
Giao dịch ảo và kết quả kinhd oanh ảo của các doanh nghiệp niêm
yết là những cái bẫy“ảo” mà nhà đầu tư cần một cái đầu lạnh, óc tư
duy sắc bén để nhận ra.
Giao dịch bất thường
Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, đặc biệt hơn với thịtrường
chứng khoán (TTCK) là nơi tụ hội của người mua - kỳ vọng cổ phiếu sẽ
tăng giá, và người bán - kỳ vọng cổ phiếu sẽ xuống khi đạt tới lợi nhuận
mục tiêu. Nhưng không phải lúc nào lực cầu xuất hiện trong phiên giao
dịch là thực vì rất có thể người mua và bán chỉ là một cá thể duy nhất.
Chính điều này lý giải một số hiện tượng lạ trên sàn chứngkhoán khi có
cổ phiếu có khối lượng giao dịch tăng vọt đột biến sau một thời gian dài
mất thanh khoản hoặc có mức P/E cao đến mức phi lý. Cổ phiếu của
Công ty Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) có lẽ là một trường hợp
đặc biệt trên sàn HNX khi PE trailing (theo 4 quý gần nhất) là 3,599 với
khối lượng khớp lệnh trung bình mỗi ngày là dưới 1.000 đơn vị.
So sánh với mức P/E bình quân của thịtrường ở mức 12 - 13x thì nếu
nhà đầu tư chấp nhận mua SQC, họ trả giá quá đắt tương quan với kết
quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, những nhà đầu tư khôn ngoan
thừa hiểu giao dịch của cổ phiếu trên dành cho cổ đông nội bộ chứ
không cho NĐT bên ngoài khi các cổ đông lớn nắm giữ tới trên 73%
vốn điều lệ (theo báo cáo thường niên của công ty).
Trường hợp các cổ phiếu giao dịch với khối lượng thấp trong thời gian
dài được giao dịch tích cực đột biến cũng là trường hợp đáng để suy
ngẫm. Đi kèm với sự đột biến về khối lượng, thường là các tin tức nội
gián về doanh nghiệp (bán đất, tăng vốn, lợi nhuận đột biến ) để tạo
hiệu ứng nhằm gây sự chú ý của “đội làm giá”.
Hơn thế nữa, việc công bố các tin tức tốt của doanh nghiệp rất kịp thời,
nhằm nâng đỡ giá cổ phiếu đang có dấu hiệu xuống do lực cầu giảm.
Khối lượng giao dịch các cổ phiếu đó trong những phiên phân phối đỉnh
có thể lên tới 40% tổng giá trị niêm yết như trường hợp của Công ty Đầu
tư và Xây lắp Sông Đà (SDD) hay Sara A, Sara B (SRA, SRB), bất chấp
khối lượng giao dịch èo uột trong thời gian dài.
Trường hợp các đội tự doanh hay môi giới của CTCK nhảy vào “đánh”
một mã chứngkhoán nào thì nhiều khả năng 80 - 90% khối lượng chứng
khoán khớp lệnh đó là do các tàikhoản của CTCK tự mua bán với nhau.
Trên cả hai sàn và đặc biệt sàn HNX, do ưu điểm quan sát được tổng
khối lượng đặt lệnh và khối lượng lệnh không bị hạn chế như sàn HOSE,
các môi giới có “sở thích” chèn lệnh mua tới hàng triệu cổ phiếu ở mức
giá trần vào sát giờ đóng cửa nhằm kích thích hưng phấn bầy đàn.
Trái ngược lại, khi thịtrường đảo chiều, trở nên xấu đi nhanh chóng
trong phiên, những lệnh mua ảo tới hàng triệu đơn vị đang chờ khớp có
thể bị hủy trong nháy mắt, tạo tâm lý hụt hẫng cho nhà đầu tư.
Thỏa thuận ngầm
TTCK cũng giống các thịtrường hàng hóa khác, có những lúc toàn
người mua và ngược lại toàn người bán, do đó, không phải thời điểm
nào cũng dễ dàng mua hay bán được chứng khoán. Các Sở GDCK quy
định các mức giá giao dịch trong phiên (cả khớp lệnh và thỏa thuận)
phải tuân theo giá khống chế (trần - sàn) theo biên độ +/-5% đối với sàn
HOSE và +/-7% đối với sàn HNX.
Trên thực tế, khi cổ phiếu tăng nóng, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng thỏa
thuận để mua với mức giá trần 2 đến 3 phiên tới. Ưu điểm lớn nhất là
khi giao dịch thỏa thuận thời gian thanh toán rút ngắn xuống t+1 hoặc
t+2 thay vì t+3 như giao dịch thông thường. Tuy nhiên, phần lớn rủi ro
do người mua chịu khi phải thanh toán với khoản tiền vượt trội trên giá
trần của phiên mà không thông qua Trung tâm Lưu ký (TTLK).
Khi thịtrường lao dốc năm 2008 với sự mất thanh khoản nghiêm trọng,
nhiều thương vụ đã được rao giá trênthịtrường với mức giá thỏa thuận
rất hời (giảm sàn 4 - 5 phiên so với ngày chốt). Do vậy, mức giá thỏa
thuận hiện trên bảng điện tử theo khung giá trần - sàn, chỉ mang tính
chất tham khảo cho nhà đầu tư, còn mức giá thực tế đã được các bên
thỏa thuận ngầm từ trước.
Lách margin call
Đòn bẩytài chính là công cụ đầu tư khá được ưa thích hiện nay, nhưng
khi giá trị của danh mục đầu tư lao dốc, con dao hai lưỡi sẽ có thể sát
phạt chính chủ nhân của nó. Liệu có cách nào hạn chế được nghĩa vụ của
nhà đầu tư buộc phải nộp thêm tiền hay bán chứngkhoán bảo đảm nếu
bị margin call?
Để giữ chân khách VIP, nhiều CTCK đã áp dụng chiêu thức giao dịch
thỏa thuận để giúp khách hàng đảo nợ và tránh nghĩa vụ nộp thêm tiền
hoặc chứngkhoán bị mất thanh khoản không thể khớp lệnh bán. Nhà
đầu tư chỉ cần mở 2 tàikhoản A1 và A2, đặt lệnh bán thỏa thuận chứng
khoán từ tàikhoản A1 sang A2, do vậy hợp đồng hỗ trợ thanh toán
(cung cấp dịch vụ đòn bẩy) sẽ vẫn có hiệu lực nhưng núp dưới bóng của
tài khoản A2.
Một chiêu “bình mới rượu cũ” tỏ ra khá lợi hại đặc biệt khi thịtrường
xấu, chứngkhoán không thể khớp lệnh bán do sức cầu yếu, lực cung quá
nhiều. Điều này giúp lý giải khi thịtrường đi xuống mạnh, giao dịch
thỏa thuận diễn ra khá nhiều với giá trị lớn, phần nào đã đánh lừa nhà
đầu tư về sức cầu và giao dịch thực tế của thị trường.
Vay tiền bán chứngkhoán
Vay ứng trước t+3 chứngkhoán có thể coi gần như không có rủi ro khi
giao dịch khớp lệnh được xác nhận bởi CTCK và tiền sẽ chuyển về theo
ngày t+3 bởi TTLK. Nhưng khi thực hiện giao dịch thỏa thuận tương tự
như trường hợp lách margin call, bản chất không có gì thay đổi. Việc
bán chứngkhoán không có thực chất khi nó chỉ chuyển từ tàikhoản này
sang tàikhoản khác của một nhà đầu tư.
Thay vì việc bán chứngkhoán mới được vay tiền ứng trước, nhà đầu tư
vẫn có thể vay tiền, chịu ít phí giao dịch và lãi vay (không đáng kể).
Tiếp tục ví dụ ở trên, tàikhoản A1 bán thỏa thuận sang tàikhoản A2,
nhà đầu tư có thể vay ứng trước vào thời điểm t+0 mà t+2 mới phải nộp
tiền vào tàikhoản A2. Phương thức này được một số CTCK áp dụng để
vay tiền nóng của các ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng trước khi họ gặp
vấn đề về thanh khoản.
Ngoài ra, các nhà đầu tư lướt sóng có thể coi đây là chiến thuật hiệu quả
nếu họ xoay vòng tiền theo tiến độ t+2 và đảo danh mục liên tục.
Kết quả kinh doanh ảo
Khi quyết định đầu tư vào bất cứ cổ phiếu nào, nhà đầu tư theo trường
phái cơ bản sẽ phải cân nhắc và đánh giá khả năng sinh lời của công ty
đó dựa trên báo cáo tài chính, đặc biệt là kết quả kinh doanh (KQKD).
Tuy các chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định việc ghi nhận doanh thu
và chi phí khá chặt chẽ, việc thực hiện của doanh nghiệp vẫn chỉ mang
tính chất tương đối. Trường hợp CTCK V.
Trước khi niêm yết trên sàn, khoản lợi nhuận ghi nhận trong KQKD
năm 2009 của công ty này lên tới hơn 200 tỷ, trong đó phần lớn được
ghi nhận từ hợp đồng tương lai bán cổ phiếu Ngân hàng MB với giá 4x.
Thị giá hiện nay của cổ phiếu MB chỉ ở mức 22.000 - 23.000 đồng/cp và
giá cao nhất của cổ phiếu này chưa từng chạm ngưỡng 4x.
Ngoài ra, đối tác của thương vụ này là một công ty con có liên quan tới
V, lợi nhuận có thực sự chảy vào tàikhoản tiền của V không hay ở trên
hợp đồng giấy thì vẫn là câu hỏi lớn. Một trường hợp khá tai tiếng khác
đã được mổ xẻ: Công ty Dầu khí Phương Đông (PDC) ghi nhận doanh
thu trong khi tiền chưa được chuyển, hạch toán vào các khoản phải thu.
Khi kiểm toán vào doanh nghiệp, PDC buộc phải trích lập dự phòng do
đối tác mất khả năng thanh toán 46 tỷ đồng.
Kết quả là, kết quả kinh doanh từ lãi chuyển thành lỗ nặng. Do vậy, khi
nhìn nhận kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nhìn
nhận dòng tiền thực trên báo cáo luân chuyển tiền tệ, nếu không đó chỉ
là con số lãi ảo treo lơ lửng.
Ngược lại với doanh nghiệp lãi ảo, các doanh nghiệp lỗ ảo trên sàn niêm
yết không phải là hiếm. Lỗ do ghi nhận các chi phí lớn nhằm trốn thuế,
trục lợi cho công ty mẹ và ngoài ra làm đẹp báo cáo tài chính cho các
cuộc thâu tóm. Công ty Dầu thực vật T. gây ầm ĩ dư luận khi mua bán
nguyên liệu đầu vào thông qua công ty mẹ khiến cho các cổ đông lớn
quyết định rút lui và thoái vốn khỏi công ty này.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, sự thua lỗ của công ty này xuất phát từ chi
phí giá nguyên liệu nhập khẩu quá cao trong khi doanh thu của công ty
không tăng. Đây là điều phi lý trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục,
giá bán sản phẩm thường tăng mạnh hơn giá nguyên liệu đầu vào, trong
khi công ty tích trữ lượng hàng tồn kho lớn. Ai là người hưởng lợi trong
việc ghi nhận lỗ của doanh nghiệp này?
Chắc chắn là công ty mẹ giữ cổ phần chi phối (51%) đồng thời là pháp
nhân độc quyền trong việc nhập khẩu nguyên liệu cho T. Khác với Công
ty Dầu thực vật T., Công ty Nước giải khát T. là trường hợp “lỗ ảo” khác
sau khi bị một tập đoàn thực phẩm lớn K. thâu tóm.
Năm 2006 và 2007, công ty có lãi với EPS trên 2.000đ/cp nhờ ngành
nghề kinh doanh chính có lợi nhuận biên cao. Sản phẩm có sức tiêu thụ
khá tốt nhờ vào thương hiệu và thị phần của T. ở miền Nam. Nhưng kể
từ khi bị thâu tóm, công ty này rơi vào cảnh thua lỗ triền miên trong 2
năm liên tiếp do các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp rất lớn.
Nguyên nhân của vấn đề trên chỉ có thể được hiểu là T đã bị K gạt hết
những chi phí lớn sang nhằm làm đẹp báo cáo tài chính của K. (vốn dĩ
nổi tiếng với việc đầu tư chứngkhoántrên TTCK).
Qua hai ví dụ trên, nhà đầu tư cần có nhận định sâu hơn về kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp: lỗ do chi phí gì (hàng tồn kho, dự phòng giảm
giá đầu tư, các khoản dự phòng khác v v.), lỗ tạm thời hay các chi phí
phát sinh sẽ khiến phát sinh lỗ kéo dài.
. Bẫy “ảo” trên thị trường
chứng khoán
Giao dịch ảo và kết quả kinhd oanh ảo của các doanh nghiệp niêm
yết là những cái bẫy “ảo” mà nhà. nhận ra.
Giao dịch bất thường
Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, đặc biệt hơn với thị trường
chứng khoán (TTCK) là nơi tụ hội của người