Chậtđiđểđượcrộnghơn
Bi kịch của những thị dân bây giờ là bị gián đoạn quá lâu mối lương
duyên với thiên nhiên. Ai có điều kiện gắn kết để gần hơn một chút,
người đó hạnh phúc hơn một chút. Chậtđiđểđượcrộnghơn là một
triết lý sống giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa.
Chùa Giác Minh ở quê, tôi gọi là chùa nhà. Vì hễ rằm là mẹ tôi vào đó
thắp nhang. Gia đình có tang chế thì sư Minh Nhã trụ trì chùa tụng niệm
giúp. Đầu năm mùng một thì sau khi cúng kiếng gia tiên xong, bà tôi sẽ
dắt cả nhà qua đó lạy Phật. Có chuyện sửa chữa xây cất gì thì sư trụ trì
cậy nhờ ba tôi.
Còn tôi, tôi làm bạn với cô Phước, người lo chuyện bếp núc, hoa quả,
nhang đèn trong đó. Tôi có đi nhiều chùa, nhưng ít thấy nơi nào chùa
vừa có sư thầy lại vừa có người lo phật sự là nữ giới như ở chùa nhà
mình. Tôi không rành lắm chuyện này nhưng thấy dân quanh vùng hết
thảy đều kính trọng sư thầy và thành tâm khi đến đây.
Khuôn viên chùa rất rộng, sau chùa có một thửa ruộng để trồng đồ hàng
bông. Cô Phước rất chịu khó nên thửa ruộng này lúc nào nhìn cũng thích
mắt. Cải xanh một luống, đậu bắp một luống, rồi rau muống rau lang. Ở
bìa ruộng, cô trồng một luống vạn thọ. Gần tết, cô trồng cả huệ trắng…
Phía trước chùa là một hàng cây giã tỵ, thân cây hai người ôm mới giáp,
toả bóng mát rượi cả sân chùa. Khác những ngôi chùa thông thường,
chùa nhà của tôi không có cây bồ đề nào, khuôn viên rộng rãi trồng toàn
cây ăn trái. Mít, xoài, ổi, bưởi, cam quýt gì cũng có. Có cả phượng, mùa
hè rực lên một góc chùa cùng tiếng lao xao của đám trẻ nhỏ vào chơi. Sư
Minh Nhã không hề la rầy chúng, có khi còn lấy cây hái ổi hái me hay
lấy trái cây trên bàn thờ Phật phát thêm cho chúng nữa.
Hồi nhỏ, tôi hay chui lỗ chó trốn qua chùa chơi với cô Phước, thường
ngang qua một cái cốc nhỏ xíu mà không biết để làm gì. Sau này lớn lên
thì biết đó là nơi ở của sư thầy Minh Nhã, cỏ lan đến tận thềm cốc. Sư
không cho cô Phước dọn cỏ và trả lời câu hỏi của tôi vì sao sư lại ở
trong cái cốc chật chội như thế trong khi khuôn viên chùa thì quá rộng.
Câu trả lời của sư khiến tôi suy nghĩ đến tận bây giờ, và, rất nhiều lần
thấm thía cái sự hơn thua trong đời từ ý niệm rộngchật của vị sư già
đáng kính ấy: Ừ thì, mình mà ở rộng thì cỏ sẽ ở chật, con à!
Có thể chiếu theo các quy định về diện tích xây dựng tối thiểu của Nhà
nước thì biết được là để "sống ổn" con người ta cần ở trong một ngôi
nhà với diện tích tối thiểu là bao nhiêu. Nhưng tôi không tin lắm về con
số đó. Tôi vẫn nghĩ rằng, khái niệm rộngchật luôn mang ý nghĩa chủ
quan gắn liền với quan niệm tri túc của mỗi người.
Sư trụ trì đáng kính của tôi có thể đúng. Nếu một người chịu chậtđi một
tí thì nhất định có bên thứ hai được hưởng thụ thêm một khoảng không
gian nữa, kể cả cỏ. Chợt nhớ hồi xưa đi học, đứa bạn thân hay giận hờn
của tôi vẫn hay lấy phấn kẻ một vạch ngăn chia bàn ghế mỗi khi hai đứa
có chuyện bất hoà. Trò trẻ con ấy những tưởng chỉ có trẻ con mới làm,
nhưng không, người lớn chúng ta mới là đối tượng thực thi hành động
hẹp hòi để tự giam hãm mình rất triệt để. Từng ngôi nhà tường cao cổng
kín cứ mọc lên. Ai có khuôn viên đất rộng thì dứt khoát phải xây cái
hàng rào thật chắc chắn. Thành phố mỗi ngày mỗi chặt cứng những tế
bào riêng lẻ, mất hết những mối liên kết (mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
gọi đó là hang động!) Sư của tôi thực ra đâu có cảm thấy chật chội gì,
thân xác ông chỉ cần một cái cốc đủ để mưa gió nắng nôi không tạt vào,
còn lại, hồn vía ông vẫn sống cùng, thênh thang cùng hết thảy cỏ cây,
hoa trái trong chùa rồi còn gì.
Tôi có một anh bạn gọi là thân nhưng anh em chỉ gặp nhau ở quán
càphê, quán nhậu là chủ yếu. Một lần tình cờ, có việc buộc phải ghé nhà
anh, tôi ngỡ ngàng ân hận là sao mình không ghé nơi này sớm hơn. Vì
một cây khế.
Hình ảnh một cây khế mơn mởn sống chan hoà giữa ngôi nhà khiến tôi
thích thú vô cùng. Cây khế ngoài sân, cây khế trong vườn hoặc một loại
cây gì đó ở những khoảng xanh đệm thì tôi đã thấy nhiều. Nhưng một
cây khế cao to tồn tại điềm nhiên trong nhà như một cái bàn một cái tủ
thì tôi mới thấy. Trong niềm vui thích khó lý giải, tôi muốn hỏi anh
nhiều câu hỏi lắm, kiểu như là nuôi một cây khế thì có giống nuôi một
con người không? Anh trồng cây khế ở đây thì anh có sinh thêm một
đứa con nữa? Rằng một ngày anh sẽ cho khế ăn mấy lần. Cây khế có khi
nào đọc thơ cho anh nghe không. Thậm chí, tôi còn nghĩ ra một thiên
tình sử đẫm lệ cho cô gái thiệt là xinh đẹp hoá thân vào cây khế ngày
ngày dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho anh (và thức ăn luôn được một
cái lồng bàn bằng tre đậy lại)… ấy là vì tính tôi hay mơ màng, kể ra ở
đây chứ hôm ấy tôi không dám hỏi anh như thế. Anh mà trả lời có thì
làm sao tôi chạy cho kịp khỏi nhà.
Thực tế ở đây, kiến trúc sư đã tư vấn anh nhường cho cây khế một phần
diện tích. Để mỗi sáng sớm, khi ngồi dưới gốc khế nhâm nhi tách càphê
[không biết có phải của cô gái từ cây khế lách người đi ra chuẩn bị cho
anh hay không] hay mỗi khi trăng lên, ánh trăng vẽ hoa lên mặt sàn thì
anh đang nhận lại rất nhiều từ nó. Anh không gọi được tên những thứ
anh nhận được cụ thể là gì. Ví như tình yêu, ai mà giải thích được mình
yêu vì lẽ gì thì tình yêu đã co cẳng chạy mất rồi. Tôi thì nghĩ đơn giản,
bi kịch của những thị dân bây giờ là bị gián đoạn quá lâu mối lương
duyên với thiên nhiên. Ai có điều kiện gắn kết để gần hơn một chút,
người đó hạnh phúc hơn một chút.
Càng về sau này, có nhiều tín hiệu vui cho khế cho cỏ của tôi khi xu
hướng thiết kế của các kiến trúc sư bây giờ là kéo thiên nhiên vô nhà
được càng nhiều càng tốt. Xu hướng "nhường nhà cho cây" (bài đã đăng
trên KT&ĐS số tháng 6.2011) bây giờ được các nhà chuyên môn tính
toán ở nhiều khía cạnh. Loại cây trồng nên là loại nào, lá rụng nhiều
không, hoa có mùi hương dễ chịu hay gay gắt, giải pháp tưới bón và ánh
sáng, ảnh hưởng của sự phát triển bộ rễ đối với nền móng căn nhà…
Sư thầy của tôi ngày xưa nghĩ sao làm vậy xuất phát từ đức nhường nhịn
của phật tính có sẵn trong người. Phải qua một quãng đời dài sau đó, khi
bắt gặp cây khế trong nhà anh bạn tôi mới gặp lại được sư thầy, và thấy
vẻ đẹp của sự nhường nhịn ở một khía cạnh thú vị.
Chật điđểđượcrộng ra, một triết lý sống giản dị mà sư thầy đã gieo rắc
vào đầu óc non nớt của tôi từ thuở bé thơ giờ đây hình như đã được
người kiến trúc sư ấy làm tươi lại, và hoàn chỉnh hơn.
Hơi muộn đấy, nhưng kệ, muộn còn hơn không.
. Chật đi để được rộng hơn
Bi kịch của những thị dân bây giờ là bị gián đoạn quá lâu mối lương
duyên với thiên nhiên. Ai có đi u kiện gắn kết để gần. thiên nhiên. Ai có đi u kiện gắn kết để gần hơn một chút,
người đó hạnh phúc hơn một chút. Chật đi để được rộng hơn là một
triết lý sống giản dị nhưng vô