Chậmlạiđểbướcdàihơn
Nhiều công ty lớn hồ hởi báo cáo dấu hiệu phục hồi tới khách hàng và cổ
đông. Họ cũng không chút ngần ngại tuyên bố rằng thời kỳ đen tối nhất đã
qua. Bởi tin vào điều đó, nhiều công ty đã muốn mở toang cánh cửa của bức
thành trì suốt hơn một năm qua, lòng ngập tràn khát khao muốn bung ra
thật nhanh để kịp đón lấy những cơ hội mới bằng việc tung ra một hoặc vài
sản phẩm mới.
Giống như hầu hết mọi người, tôi cũng không khỏi hoan hỉ trước những tín
hiệu phục hồi đáng mừng này. Nhưng rồi, sau khi xem xét lại các các chiến
lược mà chúng ta đã và đang thực hiện, tôi thấy mình cần thận trọng hơn bởi
tôi phân vân liệu chúng ta có đang đi lạc hướng không khi mà những sai lầm
dù có lần mắc phải vẫn rình rập quay lại bất kỳ lúc nào.
Chính vì vậy, nếu chiến lược của bạn có xét đến một trong những mục tiêu
liệt kê bên dưới thì suy xét thật kỹ càng một số lưu ý được chỉ ra ở đây trước
khi bắt tay thực hiện những dự định mới cũng là điều bạn nên làm.
Ôm đồm quá nhiều mảng kinh doanh hoặc vẫn muốn dấn thân thêm
Người sáng lập tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group) - Bruce
Henderson từng nói: "Hầu hết những công ty mà tôi biết đang kinh doanh
những ngành nghề không phù hợp với mình".
Sau khi mua lại một công ty hoạt động đa lĩnh vực, một công ty có tầm nhìn
sẽ mạnh tay tái cơ cấu và chỉ giữ lại những mảng kinh doanh có lợi thế cạnh
tranh. Nhiều nhà tư vấn chiến lược từ lâu đã nhận ra tính đúng đắn của định
luật 80-20 do Pareto phát biểu trong công việc kinh doanh của họ đó là 20%
khách hàng hiện tại đóng góp tới 80% lợi nhuận.
Thương vụ nhượng lại nhãn hiệu Sabb cho nhà sản xuất xe thể thao Hà Lan -
Spyker là minh chứng cho sự dũng cảm của General Motors (GM) trong
chiến lược tinh giảm bộ máy khi chấm dứt hoạt động những chi nhánh và
các nhãn hiệu hoạt động kém hiệu quả. Hy vọng rằng, vị chủ tịch mới của
GM - Ed Whitacre sẽ luôn cương quyết như vậy trong nỗ lực tái cơ cấu hãng
xe lớn nhất thế giới và ban giám đốc GM sẽ không quên nhiệm vụ tìm ra và
đóng cửa các mảng kinh doanh kém hiệu quả. Đây là điều GM cần làm nếu
hãng xe này vẫn tiếp tục duy trì được một tương lai vững chắc phía trước.
Tương tự, các nhà tư vấn từng làm việc với Johnson&Johnson đã chứng kiến
hãng mỹ phẩm này được vực dậy ra sao sau khi người ta bắt đầu rà soát lại
những mảng, những lĩnh vực vốn kìm hãm sự phát triển trước kia của hãng.
Tiếp tục siết chặt các biện pháp cắt giảm chi phí
Chắc chắn rằng, để cho ra được những gói lợi ích hấp dẫn, những nhà quản
lý của McDonald's, Starbucks và P&G đã phải suy tính rất nhiều hòng kiếm
soát được các chi phí của doanh nghiệp và đảm bảo duy trì chi phí thấp song
song với các chiến lược giảm giá. Nếu vậy, các nhà quản lý nên ghi nhớ rằng
"Đừng bao giờ thôi nghĩ về ngày mai và không được phép lơi là nhiệm vụ
thúc đẩy thị trường."
Thuở ban đầu, các doanh nghiệp có quyền làm mưa làm gió khi họ nắm thế
thượng phong trong việc định đoạt giá vì vậy họ mặc sức tăng giá. Nhưng
rồi, ngày càng ít công ty có được đặc quyền đó. Do những tác động không
thể tránh khỏi của chu kỳ kinh nghiệm, hãy luôn quan sát những đối thủ
đáng gờm đến từ Trung Quốc và Ấn Độ để thấy được nhu cầu cấp thiết phải
thường xuyên liên lục tìm ra biện pháp cắt giảm chi phí.
Đây không chỉ là áp lục để đạt được sự hiệu quả ngày càng cao mà còn để
vươn tới sự đơn giản và tinh tế. Các kỹ sư người Đức luôn coi khẩu hiệu
"ngày càng giảm bớt các chi tiết cấu thành sản phẩm" là kim chỉ nam trong
hoạt động sáng tạo của mình. Tôn chỉ này đúng với mọi lĩnh vực kinh tế chứ
không riêng gì ngành chế tạo máy.
Cố đạt tăng trưởng trong thời gian ngắn
Nếu bạn là một công ty đại chúng, dường như bạn chẳng còn sự lựa chọn
nào khác ngoài việc phải không ngừng tăng trưởng để duy trì giá trị cổ
phiếu. Nhưng trên thực tế, điều này không quá cần thiết như vậy. Trong giai
đoạn 1982 - 1992, Lloyds Bank Plc đã đạt được mức cổ tức lớn không ngờ
khi mà lợi nhuận của hãng tăng trưởng nhanh hơn doanh thu. Sau đó, tổng
giám đốc của Lloyds phát biểu rằng: "Chúng tôi không hòng theo đuổi sự
tăng trưởng về quy mô đơn thuần mà đặt nhiệm vụ gia tăng giá trị cho cổ
đông lên hàng đầu".
Michael Porter cũng có những phát biểu tương tự trong cuốn sách xuất bản
năm 1996 của ông có tên "Chiến lược là gì?" (What is Strategy?). Khi vừa
thoát khỏi khủng hoảng, điều đầu tiên bạn cần làm là đầu tư vào công việc
kinh doanh, củng cố lợi thế cạnh tranh, và gia tăng lợi nhuận cho dù những
nỗ lực của bạn không đem lại kết quả ngay tức thì.
. Chậm lại để bước dài hơn
Nhiều công ty lớn hồ hởi báo cáo dấu hiệu phục hồi tới khách. rồi, sau khi xem xét lại các các chiến
lược mà chúng ta đã và đang thực hiện, tôi thấy mình cần thận trọng hơn bởi
tôi phân vân liệu chúng ta có đang