Đừnghỏinhiềunữa!
Không thể gặt hái thành công từ những phỏng đoán và phân tích. Đơn giản là
hãy hành động. Tất nhiên, sự phân tích cũng có những giá trị nhất định, như
giúp nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Nhưng bạn cần duy trì sự cân
bằng giữa phân tích và hành động. Nếu không bứt ra khỏi cái vòng lặp những
câu hỏi “Cái này thì sao”, bạn sẽ không bao giờ có được thứ mình tìm kiếm.
Mới đây, tôi vừa cùng với một nhóm chuyên gia xem xét một vài ý tưởng
kinh doanh mới. Mục tiêu là làm thế nào để tạo ra sự đột phá nhằm kiếm
được nhiều tỉ đô-la trên toàn cầu. Và từ đó, tôi vừa phát hiện ra một điều: Có
một cụm từ đơn giản có thể dập tắt mọi sáng kiến đột phá. Đó chính là “Thế
cái này thì sao?”
Câu chuyện xảy ra khi chúng tôi cùng xem xét các ý tưởng. Như mọi đề xuất
khác, ở giai đoạn đầu tiên, các ý tưởng này luôn chứa đựng trong nó cả
những tiềm năng đầy hấp dẫn lẫn những rủi ro khó lường. Sau khoảng 15
phút xem xét từng vấn đề, chúng tôi bắt đầu đặt ra hàng loạt các câu hỏi.
Thế sự cạnh tranh về địa thế thì sao? Chúng ta có nên làm giống với các
đối thủ đã có trước không?
Thế còn về quy mô của thị trường thì sao? Chúng ta đã chắc chắn những
con số này là đúng chưa?
Thế còn về chế tài? Các timeline này liệu có khả thi không vậy?
Những câu hỏi này đều quan trọng, và nếu trả lời được chúng một cách rõ
ràng, cơ hội thành công sẽ lớn hơn. Và mục tiêu của nhóm thẩm định là muốn
làm rõ hơn những cơ hội nào thực sự là hấp dẫn nhất để đầu tư.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ tiếp theo các câu hỏi “Thế cái nọ, cái kia thì
sao?” sẽ là cái gì? Bước tiếp theo của hầu hết những cuộc thảo luận kiểu này
luôn là “cần thời gian để nghiên cứu thêm”. Và cứ vậy, câu hỏi “Thế cái này
thì sao?” không bao giờ kết thúc. Trả lời được một câu, sẽ lại dẫn tới những
câu hỏi khác. Và sự phân tích chẳng bao giờ dừng lại.
Vậy là, cho dù có thiết thực tới đâu, thì cái việc thường xuyên phân tích vấn
đề như thê này vẫn không phải là cách đúng đắn để thẩm định dự án. Bạn
không thể dự đoán được mọi thứ. Tôi xin mượn một cụm từ của nhà chiến
lược quân sự Helmuth von Moltke: “Kế hoạch kinh doanh nào cũng sẽ chết
yểu trong lần đầu tiên ra thị trường.”
Hơn thế nữa, cứ đòi hỏi những câu trả lời toàn diện không khiến bức tranh rõ
ràng hơn, mà chỉ khiến thị trường lại nảy ra thêm nhiều quan chức chỉ để lo
việc phân tích. Sau tất cả, vẫn rất khó để nói xem chính xác quy mô thị
trường trên thực tế là như thế nào. Cho dù bạn đã có các kinh nghiệm trong
quá khứ, thì cũng không thể có câu trả lời chính xác cho những điều chưa xảy
ra. Thế nên cứ dành thời gian để miệt mài trả lời các câu hỏi “Thế cái này cái
kia thì sao” trong giai đoạn đầu không phải là cách để tạo ra đột phá.
Và đó chính là một thứ “bệnh” của những công ty giàu nguồn lực – luôn đặt
ra những vấn đề thừa thãi, tự tạo ra những khó khăn ngược đời cho chính
mình khi đang đặt những viên gạch đầu tiên cho tăng trưởng. Các công ty
giàu tiềm lực luôn có cái sự xa xỉ trong việc nghiên cứu và không ngừng
nghiên cứu. Nghiên cứu có thể đem lại lợi ích trong những thị trường đã xác
định chính xác. Nhưng sẽ là lãng phí khi phân tích những thị trường chưa
được khám phá, nơi mà việc tìm ra con số chính xác là không thể thực hiện,
và cứ nỗ lực để phân tích, dự đoán thực sự là một hành động viển vông. Các
nhà thầu không mất thời gian để hỏi những câu hỏi “Cái này thì sao” và buộc
mình lâm vào những tình huống khó khăn ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Vậy sự khác biệt là gì? Thay vì đào sâu vào những bản phân tích, hãy chỉ ra
những cách làm nhanh nhất, rẻ nhất để tiếp cận thị trường. Đó mới là cách
làm điển hình cho sự đột phá. Hãy sẵn sàng đưa ra câc quyết định nhanh
chóng, điều chỉnh các quyết định ấy nằm trong các dữ liệu tcó sẵn, không sa
đà vào các phân tích về các khái niệm và định nghĩa. Nói cách khác là đi
bước nhỏ và tự rút kinh nghiệm – dò đá qua sông. Hãy đưa ý tưởng của bạn
cho các cộng sự cùng tham gia (thậm chí có thể bán ý tưởng). Tạo ra một
website đơn giản để mô tả các ý tưởng của bạn. Sẵn sàng để đưa ra các quyết
định nhanh chóng.
Không thể gặt hái thành công từ những phỏng đoán và phân tích. Đơn giản là
hãy hành động. Tất nhiên, sự phân tích cũng có những giá trị nhất định, như
giúp nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Nhưng bạn cần duy trì sự cân
bằng giữa phân tích và hành động. Nếu không bứt ra khỏi cái vòng lặp những
câu hỏi “Cái này thì sao”, bạn sẽ không bao giờ có được thứ mình tìm kiếm.
. Đừng hỏi nhiều nữa!
Không thể gặt hái thành công từ những phỏng đoán và phân tích những
con số này là đúng chưa?
Thế còn về chế tài? Các timeline này liệu có khả thi không vậy?
Những câu hỏi này đều quan trọng, và nếu trả lời được chúng