BMNS 19 (thoa uoc lao dong tap the)

19 718 1
BMNS 19 (thoa uoc lao dong tap the)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mẫu thỏa ước lao động tập thể

THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ (dự thảo) Hà nội, tháng 12/2005 BMNS-19 MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 3 CHƯƠNG II: TUYỂN DỤNG, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 5 CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CỦA FBS 9 CHƯƠNG IV: THỜI GIAN LÀM VIỆC - THỜI GIAN NGHỈ NGƠI 10 CHƯƠNG V: LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHÚC LỢI 13 CHƯƠNG VI: QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN NỮ 13 CHƯƠNG VII: CÔNG ĐOÀN 14 CHƯƠNG VIII: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 15 CHƯƠNG IX: THUYÊN CHUYỂN, KHEN THƯỞNG VÀ TĂNG LƯƠNG 16 CHƯƠNG X: CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 18 CHƯƠNG XI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 18 2/19 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm trong quan hệ lao động giữa Ban Lãnh đạo, (sau đây gọi là người sử dụng lao động), và người lao động, (sau đây gọi là cán bộ nhân viên), chúng tôi gồm có: 1. Đại diện cho bên sử dụng lao động: Ông/bà: Chức vụ: 2. Đại diện cho tập thể lao động: Ông/bà: Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ……… (Công ty CP Tài chính & Phát triển Doanh nghiệp – sau đây gọi là FBS) Cùng nhau thoả thuận ký kết thoả ước lao động tập thể (sau đây gọi là Thoả ước) với các điều khoản sau đây: Chương I: Những quy định chung Điều 1. Các bên liên quan 1. Thoả ước gồm 11 chương và 47 điều quy định mối quan hệ giữa hai bên về trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên và những bảo đảm xã hội cho cán bộ nhân viên …………(FBS), trong thời hạn Thoả ước có hiệu lực. 2. Mọi trường hợp không ấn định trong thoả ước sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định đối với mỗi bên. 3. Thoả ước được người sử dụng lao độngtập thể cán bộ nhân viên thảo luận và góp ý bổ sung trước khi ký kết. Điều 2. Thời hạn thoả ước 1. Thoả ước có hiệu lực kể từ ngày được hai bên ký kết với thời hạn 3 năm. Trước khi thoả ước tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn thoả ước tập thể hoặc ký kết thoả ước mới. 2. Thoả ước là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thanh tra, quản lý và giải quyết tranh chấp lao động tại ………… (FBS). Điều 3. Trách nhiệm chung của hai bên 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây đối với cán bộ nhân viên: a) Chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động. 3/19 b) Tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi thoả thuận trong thoả ước và hợp đồng lao động cá nhân, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường làm việc và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ nhân viên, tôn trọng danh dự và nhân phẩm cán bộ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. c) Bảo đảm quyền lợi về tổ chúc và hoạt động công đoàn của cán bộ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công đoàn hoạt động theo Luật lao động, Luật công đoàn. 2. Cán bộ nhân viên có trách nhiệm sau đây trong công việc được giao: a) Cống hiến tất cả nỗ lực và thời gian trong công việc được giao và trong mọi giao tiếp nhằm: - Đem lại tối đa doanh thu và lợi nhuận cho FBS. - Giảm thiểu chi phí và phí tổn cho FBS. - Tiên liệu, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, yêu cầu và mong của khách hàng. - Hỗ trợ và giúp đỡ cán bộ nhân viên khác trong việc tiên liệu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muống của khách hàng. b) Trong mọi công việc được giao, cán bộ nhân viên cần tích cực: - Phục vụ khách hàng nhanh chóng và có hiệu quả cao. - Bảo quản khu vực công cộng và khu làm việc sạch sẽ, tiện nghi và văn minh. - Luôn thể hiện tác phong thân thiện, quan tâm và niềm nở với khách hàng và đồng nghiệp của mình. c) Cán bộ nhân viên có trách nhiệm tôn trọng những điều khoản của thoả ước, hợp đồng lao động cá nhân và nội quy của FBS đã ban hành phù hợp với quy định của Nhà nước về sử dụng lao động. Điều 4. Bản sao của thoả ước 1. Thoả ước được soạn thảo thành 4 bản tiếng Việt, được gửi đến: - Ban lãnh đạo FBS. - Ban chấp hành Công đoàn cơ sở FBS. - Sở Lao động Thương binh và Xã hội ………………… (Thành phố Hà Nội) để đăng ký. - Liên đoàn lao động ……………. (TP. Hà Nội) 2. Mỗi bản đều có chữ ký và có giá trị ngang nhau. 3. Những điều khoản và nội dung của thoả ước sẽ được phổ biến đến từng cán bộ nhân viên của ……………. (FBS) bằng các phương thức sau: a. Phòng Hành chính có trách nhiệm giới thiệu và giải tích cho cán bộ nhân viên mới ngay trong ngày đầu tiên nhận việc. b. Tất cả cán bộ nhân viên khi ký hợp đồng lao động cá nhân, ghi nhận đã hiểu rõ và chấp nhận những quyền lợi và nghĩa vụ trong thoả ước này. 4/19 Chương II: Tuyển dụng, Hợp đồng lao động, Chấm dứt hợp đồng lao động Điều 5. Tuyển dụng 1. Tất cả ứng viên xin việc đều phải tuân thủ đúng trình tự tuyển dụng và chính sách nhân sự của …………….(FBS). 2. Đối với việc tuyển dụng lao động cũ (đã nghỉ việc và muốn làm trở lại), người xin việc phải tuân thủ đúng trình tự tuyển dụng và chính sách nhân sự của FBS. Điều 6. Hợp đồng lao động 1. Tổng giám đốc (hay người được uỷ quyền hợp pháp) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động theo mẫu quy định của Nhà nước với mọi cán bộ nhân viên được tuyển dụng vào làm việc cho FBS. Hợp đồng lao động được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. 2. Hợp đồng lao động có thể được ký kết theo 3 loại sau: a. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn trong khoảng thời gian đủ 12 tháng đến 36 tháng. c. Hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 3. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và c của khoản 2 điều 6 hết hạn mà cán bộ nhân viên vẫn tiếp tục làm việc thì trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên tiến hành ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng. Sau đó, nếu cán bộ nhân viên vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 5. Trong trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách FBS, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của FBS, người sử dụng lao động kế tiếp chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với cán bộ nhân viên. Nếu không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án lao động theo quy định của pháp luật. 6. Cán bộ nhân viên được tuyển dụng ký tên vào hợp đồng lao động xác nhận đã đọc, hiểu rõ và chấp thuận các điều khoản trong hợp đồng. Điều 7. Chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây: a. Hết hạn hợp đồng; b. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; c. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng; d. Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án; 5/19 e. Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án. 2. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau đây: a. Cán bộ nhân viên thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. b. Cán bộ nhân viên bị xử lý kỷ luật sa thải trong những trường hợp sau đây: c.1. Cán bộ nhân viên có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích cho FBS. c.2. Cán bộ nhân viên bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công tác khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý cách chức mà tái phạm. c.3. Cán bộ nhân viên tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm không có lý do chính đáng. c. Cán bộ nhân viên ốm đau chưa hồi phục khả năng lao động sau thời gian điều trị sau đây: c.4. 12 tháng liền đối với cán bộ nhân viên làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. c.5. 6 tháng liền đối với cán bộ nhân viên làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. c.6. Quá 1/2 thời hạn hợp đồng lao động theo một công việc nhất định. Cán bộ nhân viên sau khi đã bình phục sẽ được xem xét để ký tiếp hợp đồng lao động. d. Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính phủ mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh và giảm người làm việc. e. FBS chấm dứt hoạt động. 3. Người sử dụng lao động sẽ trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 2, điều 7. a. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên sẽ báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết. Sau 30 ngày báo cáo cơ quan lao động địa phương, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định đơn phương sa thải và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. b. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và cán bộ nhân viên bị sa thải có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật quy định. 4. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a. Cán bộ nhân viên ốm đau, hoặc bị tai nạn lao động, bịnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của bác sĩ, trừ trường hợp quy định tại điểm c và e khoản 2 điều 7. b. Cán bộ nhân viên đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 6/19 c. Cán bộ nhân viên nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp FBS chấm dứt hoạt động. 5. Cán bộ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng. b. Không được trả công đầy đủ hoặc không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. c. Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động. d. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. e. Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong cơ quan Nhà nước. f. Cán bộ nhân viên nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ. g. Cán bộ nhân viên bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc 1/4 thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa phục hồi. 6. Cán bộ nhân viên làm theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cáo người sử dụng lao động theo khoản 3 điều 10. Điều 8. Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký: d) Nếu cán bộ nhân viên đồng ý trở lại làm việc, người sử dụng lao động sẽ bồi thường một khoản tiền lương tương ứng trong những ngày cán bộ nhân viên không được làm việc. e) Nếu cán bộ nhân viên không muốn trở lại làm việc, ngoài khoản tiền bồi thường như trên, cán bộ nhân viên còn được trợ cấp thôi việc trên cơ sở 1/2 tháng lương cho mỗi năm làm việc. f) Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận cán bộ nhân viên trở lại làm việc và cán bộ nhân viên đồng ý thì ngoài tiền bồi thường và trợ cấp nêu trên, hai bên thoả thuận khoản tiền bồi thường thêm cho cán bộ nhân viên để chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong trường hợp cán bộ nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và sẽ bồi thường cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có). 3. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước, bên vi phạm sẽ bồi thường cho bên kia một khoản tiền lương ứng với tiền lương của cán bộ nhân viên trong những ngày không báo trước. 7/19 Điều 9. Thời gian thử việc 1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao đẳng, không quá 30 ngày đối với lao động trình độ trung cấp, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 6 ngày đối với lao động phổ thông. 2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận sự thử việc không cần báo trước và sẽ không bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu do hai bên thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ tuyển dụng như đã thoả thuận. Điều 10. Thời hạn báo trước 1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ báo cho cán bộ nhân viên biết trước: g) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn. h) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn. i) ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng theo một công việc nhất định. j) Không cần báo trước trong trường hợp cán bộ nhân viên bị xử lý kỷ luật sa thải. 2. Cán bộ nhân viên đơn phương chấm dứt trước thời hạn của hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo một công việc nhất định sẽ báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g của khoản 4, điều 7: ít nhất 3 ngày. b) Đối với các truờng hợp quy định tại điểm d và e của khoản 5 điều 7: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất là 3 ngày nếu là hợp đồng theo một công việc nhất định. c) Theo thời hạn do bác sĩ chỉ định trong trường hợp quy định tại điểm f của khoản 4 điều 7. 3. Cán bộ nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ báo cho người sử dụng biết trước ít 45 ngày; cán bộ nhân viên bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền sẽ báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 3 ngày. (3) 4. Hết thời hạn báo trước mà bên kia không trả lời cho bên này biết, hợp đồng lao động đương nhiên được chấm dứt. Điều 11. Thanh lý hợp đồng lao động 1. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản về lương và trợ cấp cho cán bộ nhân viên, trả lại sổ lao động và sổ bảo hiểm xã hội (nếu có), cấp giấy chứng nhận nêu rõ chức danh mới nhất. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày. 2. Vào ngày chấm dứt hợp đồng lao động, cán bộ nhân viên có trách nhiệm trả lại cho người sử dụng lao động những phương tiện, tài liệu và các tài sản khác đã được FBS trang bị trong thời gian làm việc. Mọi mất mát hoặc hư hỏng được bồi thường như quy định tại điều 36. 8/19 Chương III: Chế độ trợ cấp của FBS Điều 12. Trợ cấp mất việc 1. Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, cán bộ nhân viên đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới, phải cho nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ trả trợ cấp mất việc cho họ. Mức trợ cấp mất việc được trả trên cơ sở cứ một năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. 2. Ngoài trợ cấp mất việc, người sử dụng lao động sẽ bố trí cho cán bộ nhân viên mất việc được nghỉ phép thường niên còn lại. 3. Trợ cấp mất việc chỉ được thanh toán cho cán bộ nhân viên hội đủ điều kiện trên và còn đang làm việc cho đến ngày cuối của thời hạn báo trước. 4. Thời gian công tác để tính trợ cấp mất việc được tính tròn cho những tháng lẻ trên cơ sở 12 tháng như sau: - Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng = 6 tháng làm việc - Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng = 12 tháng làm việc 5. Trợ cấp mất việc được thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày cán bộ nhân viên hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Trợ cấp mất việc được thanh toán một lần trực tiếp cho cán bộ nhân viên và không chịu thuế. Điều 13. Trợ cấp thôi việc 1. Trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương được cấp cho cán bộ nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trong những trường hợp sau: k) Hết hạn hợp đồng. l) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng. m) Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng. n) Bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của toà án. o) Chết, mất tích theo tuyên bố của Toà án. p) Điểm e, khoản 2 và các điểm a, c, d, khoản 5, điều 7 Thoả ước. q) Điểm b, khoản 1, điều 8 Thoả ước. r) Điểm b.3, khoản 2, điều 7 Thoả ước. s) Đến tuổi nghỉ hưu nhưng không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Bảo hiểm xã hội. 2. Không được trợ cấp thôi việc trong những trường hợp sau: a) Điểm b.1, b.2, khoản 2, điều 7 Thoả ước. b) Khoản 2, điều 8 Thoả ước. c) Không thực hiện đúng thời gian báo trước theo khoản 2, 3, điều 10 Thoả ước. d) Đến tuổi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Bảo hiểm xã hội. 3. Ngoài trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động sẽ bố trí cho cán bộ nhân viên thôi việc được nghỉ phép thường niên còn lại. 4. Trợ cấp thôi việc chỉ được thanh toán cho cán bộ nhân viên hội đủ điều kiện trên và còn đang làm việc cho đến ngày cuối của thời hạn báo trước. 5. Thời gian công tác để tính trợ cấp thôi việc được tính tròn cho những tháng lẻ trên cơ sở 12 tháng như sau: 9/19 - Từ 1 tháng đến dưới 6 tháng = 6 tháng làm việc - Từ đủ 6 tháng đến 12 tháng = 12 tháng làm việc 6. Trợ cấp thôi việc được thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày cán bộ nhân viên hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Trợ cấp thôi việc được thanh toán một lần trực tiếp cho cán bộ nhân viên và không chịu thuế. (1) Điều 14. Hợp đồng lao động sau khi nghỉ hưu 1. Cán bộ nhân viên nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi sẽ chấm dứt hợp đồng lao động để nghỉ hưu và hưởng chế độ hữu trí nếu có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bảo hiểm xã hội. Nếu cán bộ nhân viên đến tuổi nghỉ hưu có nguyện vọng được tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động có thể xem xét và thoả thuận với cán bộ nhân viên đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp này cán bộ nhân viên ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí vẫn được hưởng quyền lợi thoả thuận trong hợp đồng mới. Ngoài tiền lương, cán bộ nhân viên hưu trí còn được hưởng tiền bảo hiểm xã hội (15% tiền lương) và bảo hiểm y tế (3% tiền lương) từ người sử dụng lao động. Điều 15. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất 1. Đối với trường hợp cán bộ nhân viên bị tai nạn lao động trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, hoặc bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khoẻ, người sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong. Cán bộ nhân viên còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Người sử dụng lao động sẽ bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho cán bộ nhân viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không do lỗi của cán bộ nhân viên. Trong trường hợp do lỗi của cán bộ nhân viên, người sử dụng lao động cũng sẽ trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng lương. 3. Chính phủ quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81%. 4. Trong trường hợp cán bộ nhân viên bị bệnh chết đột ngột vì bất cứ lý do gì trong thời gian còn làm việc với FBS, người sử dụng lao động sẽ trợ cấp tử tuất cho thân nhân cán bộ nhân viên giống như trợ cấp thôi việc ngoài chế độ bảo hiểm xã hội được quy định. Chương IV: Thời gian làm việc - Thời gian nghỉ ngơi Điều 16. Thời gian làm việc 1. Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày từ sáng thứ hai đến chiều thứ bảy, trừ chủ nhật và ngày lễ. 2. Giờ làm việc tại Công ty: buổi sáng từ 8h00 – 11h30; buổi chiều từ 13h30 – 17h30, ngoại trừ nhân viên lái xe, tạp vụ, bảo vệ. Giờ làm việc tại các chi nhánh có thể được thay đổi cho phù hợp với thời tiết và giờ làm việc của địa phương. 3. Cán bộ nhân viên phải tự giác tuân thủ giờ làm việc của cơ quan. Bộ phận NLHT có trách nhiệm theo dõi và ghi nhận giờ giấc đi làm và về của CBNV. 10/19 [...]... VIII: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất Điều 29 Kỷ luật lao động và nội quy lao động 1 Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, quy trình nghiệp vụ và điều hành hoạt động thể hiện trong nội quy lao động 2 Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động sẽ tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở 3 Người sử dụng lao động đăng ký bản nội quy lao động tại... quá 30% tiền lương hàng tháng Điều 36 An toàn lao động 1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ nhân viên 2 Cán bộ nhân viên phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của FBS Chương IX: Thuyên chuyển, khen thưởng và tăng lương Điều... chữa tiến bộ, thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn Điều 34 Việc tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động 1 Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động sẽ chứng minh lỗi của người lao động 2 Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa 3 Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải... quản lý lao động Nội quy lao động có hiệu lực từ ngày được đăng ký Điều 30 Nội dung chủ yếu của nội quy lao động 1 Nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau: z) Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi aa) Trật tự trong FBS bb) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh cc) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 2 Nội quy lao động... Điều 23 Quyền lợi được pháp luật bảo vệ 1 Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ Người sử dụng lao động thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng và nâng bậc lương 13 /19 2 Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ nhân viên nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ... xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật quy định 5 Thoả ước lao động là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng lao động Các bên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các điều khoản đã được quy định 19/ 19 ... đoàn 1 Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng luật công đoàn, điều lệ công đoàn thì người sử dụng lao động thừa nhận tổ chức đó 2 Người sử dụng lao động cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động theo các quy định của Luật lao động và Luật công đoàn 3 Người sử dụng lao động không phân biệt đối xử vì lý do cán bộ nhân viên thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn hoặc... Điều 28 Hoạt động công đoàn 1 Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn hoạt động và trợ cấp kinh phí hàng năm tương đương 1% tổng quỹ lương thuần hàng năm của người lao động Việt Nam ngoài đoàn phí hiện nay (1%) do đoàn 14 /19 viên đóng góp Khi cần thiết theo đề nghị của Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có thể xem xét để hỗ trợ thêm kinh... sử dụng lao động trả lương Số thời gian này ít nhất không được dưới 3 ngày làm việc trong một tháng 4 Khi người sử dụng lao động quyết định sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ nhân viên là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, thì phải có sự thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở; nếu là chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có sự thoả thuận của Liên đoàn lao động... người sử dụng lao động, sau khi thông qua phòng NLHT để ghi nhận 2 Theo yêu cầu của người sử dụng lao động: Nếu người sử dụng lao động xét thấy cần phải thay đổi công việc của cán bộ nhân viên, với sự đồng ý của người này, trong lúc đang làm tốt công tác hiện hành, thì vẫn giữ mức lương cũ 3 Vì lý do nghiệp vụ: Nếu cán bộ nhân viên yếu kém nghiệp vụ trong công tác hiện hành, người sử dụng lao động có . của Liên đoàn lao động thành phố. Chương VIII: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất Điều 29. Kỷ luật lao động và nội quy lao động 1. Kỷ luật lao động là. quy lao động tại cơ quan quản lý lao động. Nội quy lao động có hiệu lực từ ngày được đăng ký. Điều 30. Nội dung chủ yếu của nội quy lao động 1. Nội quy lao

Ngày đăng: 26/02/2014, 10:48

Mục lục

    Điều 1. Các bên liên quan

    Điều 2. Thời hạn thoả ước

    Điều 3. Trách nhiệm chung của hai bên

    Điều 4. Bản sao của thoả ước

    Điều 6. Hợp đồng lao động

    Điều 7. Chấm dứt hợp đồng lao động

    Điều 8. Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Điều 9. Thời gian thử việc

    Điều 10. Thời hạn báo trước

    Điều 11. Thanh lý hợp đồng lao động