Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

8 805 6
Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

291 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO 2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Dương Viết Tình, Nguyễn Thái Dũng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Nghiên cứu lượng hấp thụ CO 2 của cây gỗ ở trạng thái rừng IIB là 87,42 tấn/ha chỉ đạt 33% so với trạng thái IIIA 3 là 264 tấn/ha. Lượng hấp thụ CO 2 của các loài cây dưới tán rừng trạng thái IIB là 15,75 tấn/ha bằng 57,86% so với lượng hấp thụ CO 2 rừng IIIA 3 là 27,22 tấn/ha. Lượng giá hấp thụ CO 2 các trạng thái rừng IIIA 3 là 4.892,54 USD/ha tương đương 97,85 triệu đồng/ha và trạng thái IIB là 1.733,19 USD/ha tương đương 34,6 triệu đồng/ha, đây là một trong những sở khoa học cho việc chi trả khoán quản lý bảo vệ rừng đặc dụng. Từ khóa: Hấp thụ CO 2 ; trạng thái rừng IIB và IIIA 3 . 1. Đặt vấn đề Nóng lên toàn cầu là vấn đề được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây, nó là hệ quả làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều nghiên cứu đã kết luận nạn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoạt động công nghiệp là nguyên nhân làm tăng khí nhà kính từ đó làm cho khí hậu biến đổi. Nghiên cứu khả năng cố định CO 2 của rừng nhằm định giá kinh tế của rừng, các nước nguồn phát thải khí CO 2 lớn phải trả lại phí môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu. Nghiên cứu hấp thụ CO 2 của rừng đã được nhiều tổ chức quốc tế xây dựng phương pháp, tuy nhiên cần chú ý đến rừng tự nhiên nhiệt đới để đưa ra giải pháp xác định lượng carbon tích lũy khoa học và thực tiễn hơn. Vì vậy nghiên cứu ước tính lượng CO 2 hấp thụ của rừng tự nhiên là cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng cố định CO 2 một số trạng thái rừng của vườn Quốc gia Bạch tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Đối tượng, Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên 2 trạng thái rừng đặc dụng IIIA 3 và IIB của vườn Quốc gia Bạch huyện Nam Đông về trữ lượng rừngkhả năng hấp thụ CO 2 của nó. 292 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra trữ lượng, sinh khối rừng của 2 trạng thái rừng IIIA3 và IIB. - Tính toán lượng CO 2 cố định của 2 trạng thái rừng IIIA3 và IIB. - Xây dựng giải pháp áp dụng chi trả phí dịch vụ môi trường. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Lập ô mẫu điều tra tại 3 vị trí chân, sườn và đỉnh bao gồm ô mẫu (20m x 50m) điều tra sinh khối cây gỗ D1.3>5cm; Ô mẫu (2mx2m) để điều tra sinh khối cây dưới tán rừng. - Thu thập số liệu tại hiện trường: Nhóm cây gỗ tiến hành đo đếm D1.3, Dt, Hvn, Hdc tất cả các loài cây gỗ trong ô D1.3 > 5cm; Nhóm cây bụi chặt toàn diện tích để cân sinh khối của thân cành và lá cây bụi; Phần thảm mục trên mặt đất thu toàn bộ trong ô mẫu để cân; Lấy 10% trọng lượng của từng bộ phận nêu trên đem sấy và cân trọng lượng khô kiệt để xác định sinh khối khô; Phần dưới mặt đất đào toàn bộ rễ cây để cân xác định sinh khối tươi và khô của rễ cây. - Tính hàm lượng các bon (CO 2 ) được áp dụng hệ số mặc định 0,5 thừa nhận bởi Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003). Sinh khối của thân cây rừng được tính theo công thức: M r = V * D, trong đó V là thể tích cây đứng (m 3 /ha) và D là tỷ trọng của các loài cây (tấn/m 3 ) do chưa bảng tỷ trọng của từng loài cây nên chúng tôi lấy D = 0,5 chung cho rừng tự nhiên. Lượng CO 2 được tính theo công thức là: Mco 2 = M r * 0,5 * 3,67 (tấn/ha). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khả năng cố định CO 2 của trạng thái rừng đặc dụng. 3.1.1. Sinh khối rừng và hấp thụ CO 2 của trạng thái rừng IIIA 3 - Kết quả nghiên cứu về trữ lượng rừng, sinh khối và lượng hấp thụ CO 2 của cây gỗ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ của trạng thái rừng IIIA 3 Vị trí Trữ lượng (m 3 /ha) Sinh khối khô (tấn/ha) Lượng C (tấn/ha) Lượng CO 2 cây hấp thụ (tấn/ha) Đỉnh 293,96 146,98 73,49 269,71 Sườn 297,52 148,76 74,38 272,97 Chân 271,73 135,87 67,93 249,31 Trung bình 287,74 143,87 71,93 264,00 Kết quả bảng trên cho thấy lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ phụ thuộc vào vị trí của 293 các lâm phần và cấp kính của cây gỗ, sự thay đổi về độ cao đã tác động đến sinh trưởng của cây gỗ. Lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ ở Chân là thấp nhất 249,31 tấn/ha, cao nhất ở Sườn 272,97 tấn/ha, trung bình chung là 264 tấn/ha. - Sinh khối và khả năng hấp thụ CO 2 của cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng IIIA 3. Trong hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc biệt rừng đặc dụng, ngoài tầng gỗ lớn, dưới tán rừng còn cây gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi (cây bò, dây leo…), thảm lá mục và hệ rễ dưới mặt đất cho một lượng sinh khối rất lớn góp lớn phần hấp thụ CO 2 và bảo vệ đất và nước vô cùng quan trọng. Bảng 2. Khả năng hấp thụ CO 2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIIA 3 (tấn/ha) Các hợp phần trên mặt đất Dưới mặt đất Vị trí đồi Chỉ tiêu Cây gỗ nhỏ Cây bụi Thảm tươi Thảm mục Rễ Tổng Lượng C tích lũy 3,29 0,67 0,39 0,85 2,27 7,46 Đỉnh CO 2 hấp thụ 12,07 2,44 1,42 3,12 8,33 27,38 Lượng C tích lũy 3,44 0,72 0,40 0,97 2,31 7,84 Sườn CO 2 hấp thụ 12,61 2,63 1,47 3,57 8,48 28,76 Lượng C tích lũy 2,87 0,90 0,45 0,63 2,11 6,96 Chân CO 2 hấp thụ 10,55 3,29 1,65 2,30 7,74 25,53 Lượng CO 2 hấp thụ trung bình 11,74 2,79 1,51 3,00 8,18 27,22 Số liệu bảng trên cho thấy, không sự khác nhau lớn về Lượng CO 2 hấp thụ do các hợp phần dưới tán ở vị trí chân, sườn và đỉnh đồi, tuy nhiên sự khác nhau rõ về Lượng CO 2 hấp thụ của các hợp phần ở dưới tán rừng, trong đó của cây gỗ nhỏ khả năng hấp thụ CO 2 lớn nhất 11,74 tấn/ha, tiếp đến là rễ 8,18 tấn/ha và nhỏ nhất là thảm cây tươi 1,51 tấn/ha. Tổng lượng CO 2 hấp thụ bình quân chung của các thành phần dưới tán rừng IIIA 3 là 27,22 tấn/ha. 3.1.2. Sinh khối và khả năng hấp thụ CO 2 của rừng IIB - Sinh khối và khả năng hấp thu CO 2 của cây gỗ ở rừng IIB Trạng thái rừng IIB chiếm một diện tích lớn trong rừng đặc dụng, tuy nhiên trữ 294 lượng rừng thấp chỉ đạt 95,0 m 3 /ha so với trữ lượng rừng 288 m 3 /ha ở trạng thái rừng IIIA 3,. Kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2 của cây gỗ ở trạng thái rừng IIB được thể hiện qua bảng sau Bảng 3. Lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ của trạng thái rừng IIB Vị trí Trữ lượng (m 3 /ha) Sinh khối khô (tấn/ha) Lượng C (tấn/ha) Lượng CO 2 cây hấp thu (tấn/ha) Đỉnh 94,86 47,43 23,71 87,03 Sườn 97,84 48,92 24,46 89,77 Chân 93,13 46,56 23,28 85,45 T. bình 95,28 47,64 23,82 87,42 Lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ của trạng thái rừng IIB phụ thuộc vào vị trí của các lâm phần, ở vị trí Chân đồi là thấp nhất 85,45 tấn/ha, cao nhất ở Sườn 89,77 tấn/ha. Lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ trung bình toàn trạng thái rừng IIB là 87,42 tấn/ha. Ngoài ra, lượng CO 2 cây gỗ hấp thụ còn phụ thuộc vào cấp đường kính cây rừng, lượng CO 2 cây hấp thụ lớn nhất ở cấp đường kính IX là 1.676,3 kg và nhỏ nhất ở cấp đường kính VIII là 399,2 kg ở trạng thái rừng IIB. - Sinh khối và khả năng tích lũy CO 2 dưới tán rừng IIB Các thành phần dưới tán rừng tự nhiên như cây gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi (cây bò, dây leo…), thảm lá mục và hệ rễ dưới mặt đất vai trò quan trọng trong hấp thụ CO 2 và tăng tính thấm nước, bảo vệ đất nước cho môi trường rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về hấp thụ CO 2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIB được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4. Khả năng hấp thụ CO 2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIB ( tấn/ha) Các hợp phần trên mặt đất Dưới mặt đất Vị trí Chỉ tiêu Cây gỗ Cây bụi Thảm tươi Thảm mục Rễ Tổng Lượng C tích lũy 1,75 0,77 0,25 0,56 1,16 4,49 Đỉnh CO 2 hấp thụ 6,41 2,84 0,93 2,05 4,26 16,48 Lượng C tích lũy 1,43 0,85 0,49 0,65 0,98 4,41 Sườn CO 2 hấp thụ 5,25 3,13 1,81 2,40 3,60 16,18 295 Lượng C tích lũy 1,38 0,75 0,40 0,49 0,95 3,97 Chân CO 2 hấp thụ 5,07 2,77 1,45 1,80 3,50 14,58 Lượng CO 2 hấp thụ trung bình 5,57 2,91 1,39 2,08 3,78 15,75 Số liệu bảng trên cho thấy khả năng hấp thụ CO 2 dưới tán rừng IIB cũng phụ thuộc vào các hợp phần của hệ sinh thái rừng và vị trí độ cao của lâm phần. Khả năng hấp thụ CO 2 lớn nhất là ở bộ phận cây gỗ nhỏ và ở vị trí Đỉnh đồi và nhỏ nhất vẫn là ở bộ phận thảm tươi và ở vị trí Chân đồi. Tuy nhiên, khi so sánh với lượng hấp thụ CO 2 dưới tán của trạng thái rừng IIIA 3 thì trạng thái rừng IIB nhỏ hơn, nó chỉ đạt 57,9%. 3.2. Dự đoán lượng giá khả năng hấp thụ CO 2 của 2 trạng thái rừng đặc dụng Để dự đoán lượng giá hấp thụ CO 2 chúng tôi đã lấy mức giá do Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ KH và CN) cung cấp để tính quy đổi giá trị CO 2 thành tiền cho 1 ha rừng (tỷ giá bán là 16,8 USD/tấn CO 2 và tỷ giá 1 USD = 20.000 VNĐ), kết quả tính được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5. Giá trị kinh tế do hấp thụ CO 2 mang lại của 2 trạng thái rừng IIB và IIIA 3 Rừng IIIA3 Rừng IIB Thành phần Lượng CO 2 (tấn/ha) Đơn giá (USD/tấn CO 2 ) Thành tiền (USD/ha) Lượng CO 2 (tấn/ha) Đơn giá (USD/tấn CO 2 ) Thành tiền (USD/ha) Cây gỗ lớn 264 16,8 4.435,20 87,42 16,8 1.468,66 Cây gỗ nhỏ 11,74 16,8 197,27 5,57 16,8 93,65 Cây bụi 2,79 16,8 46,87 2,91 16,8 48,89 Thảm tươi 1,51 16,8 25,37 1,39 16,8 23,43 Thảm mục 3 16,8 50,33 2,08 16,8 34,98 Rễ 8,18 16,8 137,51 3,78 16,8 63,58 Tổng 291,22 16,8 4.892,54 103,17 16,8 1.733,19 Từ bảng trên thấy, giá trị kinh tế do hấp thụ CO 2 mang lại của trạng thái IIIA 3 là 4.892,54 USD/ha tương đương 97,85 triệu đồng/ha và giá trị kinh tế do hấp thụ CO 2 mang lại của trạng thái IIB là 1.733,19 USD/ha tương đương 34,6 triệu đồng/ha. Như vậy căn cứ vào diện tích rừng 2 trạng thái IIB và IIIA 3 hiện của vườn Quốc gia Bạch Mã, trên địa bàn huyện Nam Đông thì mỗi năm sẽ nguồn thu 20,18 tỷ VNĐ từ phí dịch vụ môi trường rừng, trong đó thu từ rừng IIIA 3 là 12,6612 tỷ và rừng IIB là 7,5188 296 tỷ. Nếu trong quá trình hội nhập giá trị hấp thụ CO 2 của rừng ở mỗi quốc gia được các nước phát triển (có nguồn khí thải CO 2 lớn) chi trả, thì đây là nguồn kính phí dùng để chi trả cho công tác bảo vệ rừng, ngoài ra cần nghiên cứu để làm sở xây dựng chính sách chi trả phí môi trường của các đối tượng sử dụng tài nguyên rừng. 3.3. Giải pháp áp dụng chi trả cho bảo vệ rừng đặc dụng Nguồn tài nguyên rừng đang được con người khai thác sử dụng thông qua gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nguồn nước và môi trường sinh thái, cảnh quan. Để nguồn tài nguyên rừng được sử dụng bền vững cần phân biệt rõ lợi ích của người sử dụng và người quản lý bảo vệ. Kết quả nghiên cứu bộ đã chỉ ra các đối tượng phải chi trả và đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường từ nguồn thu hấp thụ CO 2 như sau: - Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền môi trường rừng: Kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Đông cho thấy các sở sản xuất sau đây cần phải dành một khoản kinh phí thu được từ sản xuất để trả phí dịch vụ môi trường: Thủy điện Bình Điền, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch Suối Mơ, nhà máy sản xuất xi măng Long Quảng. - Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Ban quản lý rừng phòng hộ Khe Tre, Các chủ rừng đã được UBND huyện Nam Đông giao đất để trồng rừng. Các thôn, nhóm hộ, hộ gia đình được Vườn Quốc gia Bạch cùng với UBND huyện giao rừng tự nhiên để bảo vệ và được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng. 4. Kết luận 4.1. Lượng sinh khối của các trạng thái rừng đặc dụng Trạng thái rừng IIIA 3 với tổ thành là những cây gỗ lớn nên trữ lượng và sinh khối lớn hơn nhiều so với rừng IIB, trữ lượng trung bình của rừng IIIA 3 là 287,74 m 3 /ha và của rừng IIB là 95,28 m 3 /ha, đây là sở ban đầu để tính lượng sinh khối cho các trạng thái rừng khi giao cho các chủ rừng tham gia quản lý và bảo vệ. 4.2. Khả năng hấp thụ CO 2 của các trạng thái rừng đặc dụng - Đối với cây gỗ lớn: Khả năng hấp thụ CO 2 của các trạng thái rừng phụ thuộc vào loài cây, cấp đường kính và vị trí của các lâm phần, khả năng hấp thụ CO 2 ở Sườn là cao nhất, tiếp theo là Đỉnh và nhỏ nhất là Chân đồi. Do ở chân đồi lượng gỗ bị khai thác nhiều, vì vậy cần biện pháp quản lý tốt, vì gỗ đóng góp vài trò quan trọng cho hấp thụ CO 2 của các trạng thái rừng. Lượng hấp thụ CO 2 của cây gỗ trạng thái rừng IIB là 87,42 tấn/ha chỉ đạt 33% so với rừng IIIA 3 là 264 tấn/ha, vì vậy cần biện pháp phục hồi rừng IIB để tăng lượng hấp thụ CO 2 của rừng nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái của rừng đặc dụng. - Dưới tán rừng: Các hợp phần dưới tán rừng thì khả năng hấp thụ CO 2 giảm dần theo thứ tự Thân cành lá - Rễ - Thảm mục - Cây bụi - Thảm tươi, ở trạng thái IIIA 3 297 và Thân cành lá - Rễ - Cây bụi - Thảm mục - Thảm tươi, ở trạng thái rừng IIB. Khả năng hấp thụ CO 2 dưới tán rừng cũng giảm dần theo vị trí Sườn - Đỉnh – Chân, ở trạng thái IIIA 3 và Đỉnh - Sườn – Chân ở trạng thái rừng IIB. - So sách lượng hấp thụ CO 2 của trạng thái rừng IIB là 15,75 tấn/ha chỉ bằng 57,86% so với lượng hấp thụ CO 2 của trạng thái rừng IIIA 3 (27,22 tấn/ha) vì vậy cần kế hoạch phục hồi trạng thái rừng IIB để góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn. 4.3. Giá trị kinh tế của hấp thụ CO 2 các trạng thái rừng đặc dụng Nguồn thu từ hấp thụ CO 2 do trạng thái rừng IIIA 3 là 4.892,54 USD/ha tương đương 97,85 triệu đồng/ha và trạng thái rừng IIB là 1.733,19 USD/ha tương đương 34,6 triệu đồng/ha. Đây là sở khoa học cho việc tính toán chi trả quản lý bảo vệ rừng đặc dụng cho các chủ rừng và các cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bình Đà, Ước tính khả năng hấp thụ CO 2 của thảm rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hòa Bình, 2010. 2. Võ Đại Hải, Nghiên cứu khả năng hấp thụ Cacbon của rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1/2009. 3. Bảo Huy, Ước lượng năng lực hấp thụ CO 2 của cây Bời lời đỏ trong mô hình Nông lâm kết hợp ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, 2008. 4. Vũ Tấn Phương, Trữ lượng Cacbon của cây bụi và thảm tươi, sở để xác định kịch bản đường Cacbon sở trong các dự án trồng rừng theo chế phát triển sạch ở Việt Nam, 2006. 298 RESEARCH ON THE ABILITY OF CONSEQUESTING CARBON DIOXIDE OF BACH MA SPECIAL FOREST IN NAM DONG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Duong Viet Tinh, Nguyen Thai Dung College of Agriculture and Forestry, Hue University Abstract. Results from the research on consequested CO 2 quantity of woody trees in IIB forest category showed that an estimated 87,42 ton per hecta was obtained, only about 33% in comparison with IIIA 3 forest category with 264 ton per hectare. The consequested CO 2 quantity of species in IIB forest category is 15,57 ton per hectare, equivalent to 57,86% in comparison with that of IIIA 3 forest category (27,22 ton/ha). Value estimation of consequesting CO 2 in IIIA 3 and IIB forest categories are 4,892.54 USD/ha (equivalent to 97,89 million dong) and 1,733.19 USD/ha (equivalent to 34,6 million dong), respectively. These results may be used as scientific basic for the payment of special-use forests assignment and protection. Keywords: Consequested CO 2 ; IIIA 3 and IIB forest categories. . Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO 2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN. tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng cố định CO 2 một số trạng thái rừng của vườn Quốc gia Bạch Mã tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế . 2.

Ngày đăng: 26/02/2014, 09:20

Hình ảnh liên quan

gỗ được thể hiện qua bảng sau: - Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

g.

ỗ được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2. Khả năng hấp thụ CO2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIIA3 (tấn/ha) - Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bảng 2..

Khả năng hấp thụ CO2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIIA3 (tấn/ha) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 3. Lượng CO2 cây gỗ hấp thụ của trạng thái rừng IIB - Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bảng 3..

Lượng CO2 cây gỗ hấp thụ của trạng thái rừng IIB Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4. Khả năng hấp thụ CO2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIB (tấn/ha) Các hợp phần trên mặt đất Dưới  - Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bảng 4..

Khả năng hấp thụ CO2 của các hợp phần rừng dưới tán rừng IIB (tấn/ha) Các hợp phần trên mặt đất Dưới Xem tại trang 4 của tài liệu.
VNĐ), kết quả tính được thể hiện qua bảng sau: - Tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH CO2 CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

k.

ết quả tính được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan