1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - tỉnh Quảng Trị

123 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đề Xuất Nguyên Tắc Và Giải Pháp Đồng Quản Lý Rừng Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đakrông - Tỉnh Quảng Trị
Tác giả Lê Hữu Tường
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Con
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Lâm Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 14,17 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - tỉnh Quảng Trị góp phần quản lý rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông tỉnh Quảng Trị bền vững trên cơ sở áp dụng phương thức đồng quản lý rừng.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẺ XUẤT NGUYÊN TÁC VÀ GIẢI

PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG KHU BẢO TÒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRUONG DAI HOC LAM NGHIỆP

LẠI THANH HAI

NGHIÊN CỨU ĐÈ XUẤT NGUYÊN TÁC VÀ GIẢI PHÁP DONG QUAN LY RUNG KAU BAO TON THIÊN NHIÊN

DAKRONG - TINH QUANG TRI

Chuyên ngành: LÂM HỌC

Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRÀN VĂN CON

HÀ TÂY - 2007

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải

pháp đồng quản lý rừng Khu BTTN Đakrông tỉnh Quảng Trị” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của Khoa đào tạo sau đại học trường đại học lâm nghiệp; các

cơ quan ban ngành trong tỉnh Quảng Trị và các đồng nghiệp trong và ngoài

tỉnh; sự động viên kịp thời của bạn bè và gia đình đã giúp tôi vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ khoa học Lâm

nghiệp Nhân dịp này tôi xin bảy tỏ sự biết ơn tới:

- Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học, các Giáo sư,

-TS Nguyén Thị Bảo Lâm, giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn

đã định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn;

-Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, Trường Đại học Nông lâm Huế và các phòng, ban của UBND huyện Đakrông, tinh Quang Tri;

~ Cán bộ công chức Hạt Kiểm lâm Đakrông và Ban quản lý Khu BTTN Đalrông, tỉnh Quảng Trị;

~ Lãnh đạo UBND xã Tà Long, Ban quản lý thôn và người dân của 9

thôn đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu để hoàn thành luận văn này Do điều kiện bạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và nội dung nghiên cứu của đề tải còn tương đối mới, nên đề tài không thể tránh khỏi

những thiểu sói Tôi mone ¿uốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu

của các thầy cô giáo, các riuà s4 học và bạn bè đồng nghiệp Xin trân trọng, cam on/

Xuân Mai, ngày 30 tháng 7 năm 2007 Tác giả

Trang 4

MUC LUC -Lời cảm ơn Danh mục bảng biểu ~Danh mục nghững từ viết tắt -Mục lục Trang

DAT VAN DE

Chương 1: TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế gi ee)

1.2 Tình hình nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam ỹ

Chương 2:MỤC TIÊU, ĐÓI TƯỢNG, NỌI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cit 2.1.1 Mục tiêu tổng quát 2.1.2 Mục tiêu cụ thẻ

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.3 Phạm vi, giới hạn nghiên cứn

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Thu thập số liệu thứ 2.5.2 Điều tra thực địa:

2.5.3 Xử lý và phân tích: sí 7

Chwong 3:DIEU KIEN TY NHIEN VA KINH TE - XA HOI KHU BAO TON

THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG 3.1 Đặc điểm điều én tự nhiên

3.2 Điều kiện đân sinh, kinh tế - xã hội trong vùng,

3.3 Tình bình kinh tế - xã hội xã Tà Long

Chương 4: SỞ LÝ LUẬN ĐÓNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM

NANG CUA CAC DOI TAC

4.1 Khái niệm đồng quan ly

Trang 5

4.2 Cở sở về mặt lý luật -30)

4.3 Cơ sở về mặt khoa học và thực tiễn

44.5 Đánh giá tiềm năng đồng quản ly = si

Chwong 5 DE XUAT MOT SO NGUYEN TAC VA GIAI PHAP DONG QUAN

LY RUNG KHU BAO TON THIEN NHIEN DAKRONG, TINH QUANG TRI 5.1 Đề xuất một số nguyên tắc đồng quản lý rừng 5.2, Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng 5.2.1 Đề xuất tiến trình xây dựng đồng quản lý rừng

5.2.2 Cơ cấu tổ chức Hội đồng đồng quản lý rừng

5.2.3 Nâng cao năng lực của Hội đồng đồng quản lý rừng «

5.2.4 Tăng cường các hoạt động về khoa học công nghệ trong Khu bảo tồn

5.2.5 Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, quản lý tải nguyên rừng

5.2.6 Phát triển kinh tế trong Khu bảo tồn

5.2.7 Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện đồng quản lý rừng

5.2.8

chức giám sát đánh giá thực hiện đồng quản lý rừng

5.2.9 Nhóm giải pháp đào tạo và tuyên truyền giáo dục về đồng quản lý rừng 75

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG BIEU Thứ tự Nội dung Trang 3.1 | Thống kê một số loài thực vật 18 3.2 _ | Thống kê một số loài động vật 18

3.3 | Cơ cấu dân số, lao động xã Tà Long, 24 4.1 |Nguy cơ và thách thức trong khu bảo tồn 36 7 4.2 | Đánh giá ty trọng sản phẩm 39

4.3 | Nguồn thu tiến mặt của các hộ gia đình 40

4.4 | Thu nhập từ một số lâm sản ngoài gỗ 4

4.5 | Phân tích mỗi quan tâm và vai trò các bên liên quan 49

4.6 | Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác tại thôn Tà Lao 50

5.1 | Nguyên tắc và tiêu chí đồng quản lý rừng xã Tà Long khu BTTN | 55 _

Dakréng

5.2 _ | Đề xuất khai thác, sử dụng bền vững một số loại lâm sản 72

5.3 | Đề xuất một số cây trồng, vật nuôi kinh tế dưới tán rừng

| 34 [ Khung giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng 78 |

5.5 | Nhu clu vin va tign độ đầu tr |

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐÒ

[ Thứ tự Nội dung | Trang

4.1 [ Chu trình sử dụng và bảo tồn kiến thức bản 34 42 ] Cơ cấu tổ chức Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Dakrông 38

43 Sơ đô VEEN thôn Tà Lao 4

4.4 | Giải quyếtmâu thuân cósựhợptlc 51

4% | Đối tác chính — 5

4.6 _ | Lịch sử hệ thông kiến thức bản địa và thể chế 53

5.1 | Các bước tiến hành triển khai và thực hiện đồng quản lý rừng 58

5.2 [ Cơ cấu tổ chức của các bên tham gia 60

53 | Xây dựng cơ chế chính sách 74 DANH MỤC BIÊU ĐÒ

Thứ tự Nội dung ‘Trang |

3⁄1 [ Cơ cấu thành phần dân tộc các xã 19” 32 Ï Tỷ lệ dân số của các đân tộc xãtà Long 2 3.3 | Hiện trạng sử dụng đất xã Tà Long 26 3.4 | Phan loai hd gia dinli xa Ta Long “28

“4T [Nguồn thu nhập Liễu rất của các nhóm hộ 40 5.1 | Quy hoạch sử đụng dất xã Tà Long ~ 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Thứtự|” — Nội dung Trang 4.1 | Tình trạng canh tác nương rấy tại xã Tà Long 39 |

42 | Tỉnh trạng khai thác và thu dâu gỗ trái phép ở xã Tà Long, T8]

Trang 8

BQL: BQLR: BTTN: NN&PTNT: UBND: DDSH PCCCR: PRA: FAO: FFI: IUCN: WWE: DANH MỤC NHỮNG TU VIET TAT Ban quan lý Ban quan ly rimg Bảo tồn thiên nhiên

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Uỷ ban nhân dân Da dang sinh học

Phòng chống chữa cháy rừng,

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân Đánh giá nhanh nông thôn

“Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thể giới

Tổ chức động thực vật thế giới

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐÈ

Trong nhiều thập kỷ qua, toàn thế giới đã nhận thấy rằng các khu BTTN có

vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH và mang lại lợi ích cho toàn xã hội Các

khu bảo tồn là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y

tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp, đồng thời gìn giữ các chức năng tự

nhiên của hệ sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa khí hậu, giúp con người được sống

trong bầu khí quyền trong lành Mặc dù các khu bảo tồn có tằm quan trọng như vậy,

nhưng quản lý nó đã và đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt nam [ L7]

Việt Nam có điện tích tự nhiên là 33,04 triệu ha, ở vào vị trí đặc biệt trải dài

gần 15 độ vĩ (8)20° - 22°22° vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102”10' - 10920° kinh độ

Đông) Địa hình đồi núi chiếm trên 70% diện tích Một số khu vực ở Việt Nam đã

được công nhận là những điểm tu tiên bảo tồn toàn cầu với tính đa dạng và đặc hữu cao [36]

Năm 1943, diện tích rừng là 14.3 triệu ha tương đương độ che phủ 43% tổng,

diện tích tự nhiên toàn quốc (Paul Maurant, 1943) Sau 50 năm, đến năm 1993 điện

tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha, với độ che phủ chỉ đạt 28% Cùng với sự suy giảm về

diện tích, chất lượng rừng và ĐDSH cũng bị suy thoái Diện tích rừng gần như nguyên sinh chưa bị tác động chỉ còn 10% tổng diện rừng hiện có [4] Một số loài

động vật đã bị điệt chủng z¿oài tr nhiên như Heo vòi, Bò xám, Hươu sao, Tê giác

hai sừng, Vượn đen tay trắus (DÖ Tước, 1998) [21] Nhiều loài động vật và thực vật đang trở nên quý hiếm có nguy cơ bị đe đoạ diệt chủng như về động vật có Hồ, Voi,

Tê giác một sừng, Bò rừng, Bò tót, Cả tong, Vượn đen tuyển, Voọc quần đùi,

'Voe mũi hếch v.v về thực vật có Bách xanh, Hoàng đàn rủ, Thông nước v.v

Những năm gần đây, rừng dần dần đã được phục hồi và tái tạo Đến tháng 12/2006

diện tích rừng đã tăng lên 12.616.700 ha, độ che phủ đạt 37% Điều này thể hiện chính

sách và xu hướng đúng đắn của Chính phủ và Ngành lâm nghiệp cũng như nỗ lực tham gia của tồn dân trong cơng cuộc bảo vệ và phát triển rừng [1]

Trang 10

càng phát triển và hoàn thiện Hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược

BTTN lâu đài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động, thực vật đang bị

đe doạ Ngay trong thời kỳ chiến tranh, năm 1962, khu rừng cấm quốc gia đầu tiên

là Cúc Phương đã được thành lập Ngày 17/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê

duyệt chiến lược quản lý hệ thống Khu BTTN Việt Nam đến năm 2010 có tổng diện tích 3.029.321 ha, chiếm trên 9% diện tích tự nhiên toàn quốc với 133 khu rừng đặc dụng, trong đó có 32 Vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 28 Khu bảo tồn

loài/nơi cư trú và 21 Khu bảo tồn cảnh quan [5]

Do rừng bị thu hẹp, ĐDSH bị đẩy lùi tới những vùng núi nên hầu hết các khu

rừng đặc dụng phân bố ở vùng sâu xa thuộc các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân

tộc thiểu số sinh sống Mỗi một khu rừng đặc dụng lại có những đặc điểm đặc trưng

riêng biệt Thông thường, chúng có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở khó đi lại,

kinh tế - xã hội chưa phát triển, dân cư thưa thớt Các dân tộc sống gần các khu

rừng đặc dụng có những hiểu biết và truyền thống khác nhau trong việc quản lý và

sử dụng tài nguyên thiên nhiên Với những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn, công tác quản lý các khu rừng đặc dụng trong những năm qua gặp không

ít trở ngại Lực lượng bảo vệ rừng mỏng, nhiều nơi không đủ điều kiện đẻ thành lập

Ban quan lý rừng đặc dụng Trình độ hiểu biết về ĐDSH cũng như tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng còn hạn chế, Tuy đã được Chính phủ và chính quyền các cấp Ð cho các hoạt động BTTN vẫn rất hạn hẹp Nhiều khu rừng đặc dụng tồn tại chị trên đanh nghĩa có tên trong danh sách, không đầu tư, không chủ quản lý Cũng có nhiều khu tuy đã có ban quản lý nhưng lực lượng quá

quan tâm nhưng kinh phí

mỏng, hoạt động kém hiệu quả Những đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến rừng, và ĐDSH của rừng đặc dụng vẫn tiếp tục bị tác động và suy giảm

Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận từ trên xuống, chưa quan

tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng Điều này vô hình

dung đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác BTTN Tiềm

Trang 11

trong quản lý và sử dụng tài nguyên chưa được khai thác ứng dụng Trong khi đó, 'BTTN thường mâu thuẫn với những lợi ích của người dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng Nhiều nơi, thay vì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên người đân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền

Để giảm các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẻ gánh nặng đối với

chính quyển các cấp trong tình trạng trên thi việc tham gia của người dân trong công tác BTTN là rất cần thiết Sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở

mức tham gia một cách thụ động, mà cần phải nâng cao hơn nữa như được chuyển

giao quyền lực, chủ động tham gia tiến tới đồng quản lý rừng đặc dụng Từ đó mới đánh giá đúng đắn vai trò của người dân trong công tác BTTN về quản lý, sử dụng

và chia xẻ lợi ích Trên cơ sở đó người dân mới thực sự tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn, cũng như những hiểu biết và kinh nghiệm của người dân mới được ứng dụng ngay trên mảnh đất hàng ngẫy họ đang sinh sống Xu hướng này

cũng rất phù hợp với tỉnh thần của Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức tiếp thu được từ

các thầy, cô giáo và bạn bè trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp, với sự giúp đỡ của TS Nguyễn Thị Báo Lâm, tôi chọn đề tài thực

hiện luận văn thạc sỹ lâm nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải

pháp đồng quản lf rieng Khu BUTN Đakrông tỉnh Quảng Trị”

Khu BTTN Đakrône ti0i: Quảng Trị nằm cách thị xã Đông Hà 50 km về phía

Từ vị trí và đặc điểm tự nhiên, Đakrông đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hoà khí hậu, cung cấp nguồn nước cho đập thủy lợi Nam Thạch Hản và các hồ

thủy lợi khác trong khu vực, nằm trong lưu vực của Sông Đakrông giầu động thực

Trang 12

05/7/2002 Về việc thành lập Ban quan lý khu BTTN Đkrông

Trong điều kiện hiện tại của tỉnh Quảng Trị, sau khi tổ chức giao đất lâm

nghiệp, giao rừng cho các chủ thể quản lý đã xuất hiện một số vấn đề bắt cập trong, quản lý và sử dụng rừng Một số việc, đơn phương các chủ rừng không thể quản lý

nổi như bảo vệ rừng, phòng trừ sâu hại, đặc biệt là công tác PCCCR, rất cần sự

đồng tương trợ, giúp đỡ của cộng đồng, của các chủ rừng, và sự hỗ trợ từ phía chính

quyền, các ngành chuyên môn kỹ thuật, các nhà khoa học, các đơn vị, tổ chức tài trợ về tài chính Các đối tác này cần hợp tác chặt chẽ với nhau để đảm bảo quyền lợi và

quản lý rừng một cách bền vững

Nghiên cứu này mong muốn các chủ thể quản lý kinh đoanh và sử dụng rừng,

không riêng các Ban quản lý rừng đặc dụng mà các chủ thể rừng phòng hộ, sản xuất có

cách nhìn nhận mới trong hợp đồng, hợp tác quản lý và sử dụng rừng một cách bền

vững; tạo động lực cho chính quyền địa phương trong tổ chức chỉ đạo công tác bảo vệ

và phát

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN NGHIEN COU

1.1 Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới

Đồng quản lý rừng (Joint Forest Management) hay hợp tác quản lý khu rừng bio vé (Co-management of Protected Areas) lần đầu tiên được biết đến ở Ấn Độ và

sau đó nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ

La Tinh va Chau A

Năm 1996, tại Vườn quée gia Bwindi Impenetrable va MgaHinga Gorilla thude Uganda, Wild va Mutebi đã nghiên cứu hợp tác quản lý, được thực

ban quản lý Vườn quốc gia và cộng đồng dân cư Trên cơ sở thoả thuận ký kết quy - ước giữa hai bên cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời

n giữa

có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng,

đồng dân cư

Trong báo cáo “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi Phạm vi vận động” của Moenieba Isaacs vi Naima Mohamed (2000) đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại Vườn quốc gia Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương Các cộng đồng dân cư ở đây là những người

di cu tir tinh Cape, tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cương Tuy nhiên, đời sống của người dân vẫn rất khó

các hầm mỏ nguy hiểm tigười dần nhận thức chưa cao về BTTN, trong khi đó

công việc của họ làm ảnh hướng tới ĐDSH của Vườn quốc gia Ban quản lý Vườn

quốc gia đã phải nghiên cứu phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm

săn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong,

1991 mới chính thức tìm ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreemen\) Trong đó, người dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận

của mình, còn chính quyền và Ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác

Trang 14

chuyển đi từ Makuleke, khi Chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại

vùng đất truyền thống để sinh sống Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người

dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực Vườn quốc gia, đồng

thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch Những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước

đang phát triển khác

Ở Canada, trong bài viết cia Sherry, E.E, (1999) về đồng quản lý, Vườn

quốc gia Vutut vừa là một Khu BTTN vừa là khu di sản văn hoá của người thô dân

ở vùng Bắc Cực Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực

lượng người dân kết hợp với Ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên

hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia, Đồng quản lý ở đây đã kết hợp

được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn Ban quản lý 'Vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình BTTN và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hải hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và

bảo tồn các di sản văn hoá Đồng quản lý ở Vườn quốc gia Vutut được đánh giá là

rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của

hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân

\ụ Á được đánh giá đạt được nhiều thành tựu trong công tác xây đựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ Các cộng

đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất thành thạo khi

đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý Khu bảo tồn Poffenberger, M và McGean, B (1993) trong báo céo “Lit

quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia Dong Yai nằm

ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía bắc Thái Lan Đó là những vùng

quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH, đồng thời cũng là những vùng có nhiều đặc điểm độc đáo về kinh tế - xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người

dân địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên Tại Dong Yai, người dân da

Thái Lan là một nước

Trang 15

chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng

đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũng rất thành công trong công tác

quản lý rừng phòng hộ Họ khẳng định rằng nếu Chính phủ có chính sách khuyến

khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và

tác động tới môi trường Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh

nghiệm quý báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng là một nước trong vùng Đông,

Nam A, có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam về diều kiện tự nhiên và văn hoá, xã hội

1.2 Tình hình nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam

Hợp tác quản lý đã được biết đến từ sau Cách mạng tháng 8 dưới hình thức

hop tac xa (Co-operative) Đối với tài nguyên rừng, công tác quản lý của hợp tác xã dừng lại ở mức độ đơn giản, coi tài nguyên rừng là của chung, các hoạt động khai

thác và sử dụng đều mang tính tập thể

Khái niệm đồng quản lý tài nguyên lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1997 tại khoá tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát triển” (Tntegrated Conscrvation

lên, do Quỹ quốc tế về BTTN tài trợ Sau đó, kháí niệp) này lại được giới thiệu trong một số các khoá tập huấn về BTTN của các dự áä dược các tổ chức quốc tế tài trợ như dự án LINC (Bảo

tồn liên kết Hinnamno và Phong Nha - Kẻ Bàng), dự án PARC (Bảo tồn thiên nhiên

trên quan điểm sinh thái nhân văn) Tại các khoá tập huấn này, đồng quản lý tài

and Developmnet - ICD) tổ chức tại Vườn quốc gia Cát

nguyên mới dừng lại ở khái niệm và lý thuyết cơ bản

Ulrich Apel, Oliver C Maxwell và các tác giả (2002) đã có nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn ở Khu BTTN Pù Luông Các tác giả đánh giá nghịch lý

về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số bản

Trang 16

chính sách hiện nay đối với công tác quản lý rừng đặc dụng Tuy nhiên, chưa đánh

giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý, cũng như chưa đưa ra được nguyên tắc

và giải pháp thực hiện [26]

Tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ, nhưng trong thực tế cho thdy ding quản lý các khu rừng đặc dụng là một trong những xu hướng phù hợp với điều kiện BTTN ở nước ta Một số dự án đang hoạt động với nội dung đồng quản lý rừng, điển hình như dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp với BTTN (MOSAIC) do USAID/WWF tai trợ triển khai ở phía Tây tỉnh Quảng Nam Trong đó, nội dung thử

nghiệm đồng quản lý rừng Khu BTTN Sông Thanh mới tiến hành từ năm 2001 và

dang trong thời gian thử nghiệm cho giai đoạn tiếp theo

Tai tỉnh Quảng Trị tháng 5 năm 2007 bắt đầu triển khai và xây dựng dự án

BCI, DANIDA /WWF thuộc chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn Mục

tiêu của dự án là xây dựng các thỏa thuận đồng quản lý đối với cộng đồng Dự án này mới triển khai ở bước hội thảo để lựa chọn xã tham gia dự án, vùng lựa chọn là

huyện Đakrông và Hướng Hóa

Dự án về đồng quản lý Khu BTTN Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đang

trong giai đoạn khỏi động do tổ chức Catherine T.Macarhur Foundation tài trợ Mục tiêu của nó là xây dựng mô hình đồng quan lý rừng giữa Ban quản lý Khu bảo

tôn và cộng đồng dân cư, có sự tham gia của các tổ chức, cơ quan liên quan

Tuy nhiên, các dự án (rên đều chưa đưa ra được tiến trình, nguyên tắc và các

giải pháp thích hợp để xây (iyug

Ngày 4/8/2003, Hội thao về “Ý tưởng thành lập Khu BTTN Phu Xai Lai

Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An Hội thảo đề xuất một số vấn đề đồng quản lý rừng, tuy nhiên chưa thống nhất được nguyên tắc và giải pháp thực hiện [14]

Như vậy, ở Việt Nam đồng quản lý rừng đặc dụng là nhu cầu thực tiễn rất

cẩn thiết trong công tác BTTN Các dự án đang và sẽ thực hiện rất cần hệ thống hoá cơ sở lý luận và các bước tiến hành về đồng quản lý rừng phù hợp với điều kiện

và tình hình thực tiễn ở nước ta

Trang 17

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tỗng quát

Góp phần quản lý rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông tỉnh Quảng Trị bền vững trên cơ sở áp dụng phương thức đồng quản lý rừng

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại Khu

BTTN Đakrông

-Phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và

nguyên rừng của xã Tà Long đến quản lý khu BTTN Đakrông

- Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các đối tác trong quản lý rừng đặc dụng tại xã Tà Long, Khu BTTN Đakrông

~ Thiết lập một số nguyên tắc đồng quản lý giữa các đối tác trong quản lý

rừng đặc dụng

- Đề xuất một số giải pháp thực biện đồng quản lý rừng nhằm giải quyết các

mâu thuẫn giữa quản lý và sử dụng tài nguyên rừng với phát triển kinh tế - xã hội

trong khu vực Khu BTTN Ðakzông, 2.2 Đối tượng nghiên cứu

-Khu BTTN Đakrông và các cộng đồng dân cư thuộc xã Tà Long

~Công tác quản lý tài nguyên rừng thuộc Khu BTTN Đakrông 2.3 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian, nhân lực và kinh phí, đặc biệt là nội dung và phương pháp của đề tài đòi hỏi thời gian dài và nhân lực nhiều nên phạm vi nghiên

cứu và

hạn nghiên cứu chỉ đừng lại như sau:

Trang 18

10

-Chỉ dừng lại ở một xã đại diện là Tà Long đễ làm cơ sở đề xuất đồng quản lý rừng Khu BTTN Đakrông

2.4 Nội dung nghiên cứu

~Tổng hợp đánh giá đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội khu BTTN Đakrông và xã Tả Long

-Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên

rừng đến quản lý rừng khu BTTN trên địa bàn xã

-Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về đồng quản lý rừng khu BTTN

~Thực trạng quản lý rừng khu BTTN trên địa bàn xã Tà Long,

-Những nguy cơ và thách thức trong quản lý rừng trên địa bàn xã Tà Long

-Phân tích vai trò các đối tác đến quản lý rừng khu bảo tồn

-Những mâu thuẫn cơ bản đang xảy ra trong quản lý rừng khu bảo tồn và khả

năng hợp tác quản lý giữa các bên liên quan

-Phân tích thể chế và kiến thức địa phương áp dụng cho công tác BTTN -Xác lập các nguyên tắc và tiêu chí Đồng quản lý rừng khu BTTN Đakrông -Đề xuất một số giải pháp thực hiện Đồng quản lý rừng khu BTTN Đakrông 2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Áp dụng phương pñáp ':shiên cứu và kế thừa các tài liệu từ cơ quan chuyên ngành như quy hoạch sử dụng đất của huyện Ðakrông; Dự án xây dựng Khu BTTN

Đalzông; số liệu cập nhật diễn biến rừng hàng năm; Tình hình vỉ phạm lâm luật

trong khu BTTN Đakrông; dự án trồng rừng 661 tỉnh Quảng Trị v.v

Các tài liệu nghiên cứu về ĐDSH, xã hội học và dân tộc học làm cơ sở đánh siá các giá trị tự nhiên và văn hoá của Khu BTTN

2.5.2 Điều tra thực địa

3.5.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

* Tiêu chí chọn xã

Trang 19

"

-Ngudi dân trong xã có các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên của Khu bảo tồn như , gỗ, củi, động vật và các tải nguyên khác,

~Có các dân tộc ít người đang sinh sống

-Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý Khu BTTN -Xã có diện tích rừng rộng lớn so với các xã trong vùng

-Trên cơ sở các tiêu chí trên, xã Tà Long được chọn làm địa điểm nghiên cứu

2.5.2.2 Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp tổng hợp PRRA (Participatory Rural Rapid Appraisal) là phương pháp kết hợp giữa đánh giá nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal) và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA- Participatory Rural Appraisal)

Để thực hiện phương pháp trên cần có sự giúp đỡ của một số cán bộ địa

phương, nên trước khi điều tra ở thực địa tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ

của Khu bảo tồn và cán bộ xã tham gia thực hiện a Các công cụ sử dụng trong điều tra

~ Vẽ sơ đồ quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của thôn trên đó thé hiện các nguồn tài nguyên, các hình thức quản lý và sử đụng tài nguyên,

~Ma trận, sơ đồ đánh giá tiềm năng các bên liên quan

~ Ma trận đánh giá mâu thuẫn trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng ~ Ma trận đánh giá \;há näng tham gia trong quản lý Khu bảo tồn

~ Ma trận xếp hạng tụ tiêu lập kế hoạch các hoạt động quản lý bảo vệ rừng

~ Bảng câu hỏi phỏng ván bán định hướng các cơ quan cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn

-Bảng phỏng vấn hộ gia đình mỗi thôn chọn 9 hộ đại diện cho 3 nhóm để

phỏng vấn: 3 hộ khá, 3 hộ trung bình và 3 hộ nghèo

b Phương pháp chọn nhóm người dân (công tác viên) tham gia thảo luận ~ Về số lượng mỗi thôn có 8 - 10 người tham gia thảo luận

~ Về tuôi tác bao gồm người cao tuổi; người trung niên; thanh niên

Trang 20

12

gỗ, mật ong, sa nhân, săn bắt động vật rừng

+ Nhóm nữ cần có 3 - 4 người có kinh nghiệm đi rừng lấy củi, lấy rau, lấy lâm sản phụ khác + Mỗi nhóm cần có 1 - 2 người của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nơng dân, đồn thanh niên, hội cựu chiến binh v.v e Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn

'Theo tiêu chí của nhà nước đã phân định và chọn ngẫu nhiên 9 hộ đại diện cho

3 nhóm để phỏng vấn: 3 hộ thuộc nhóm khá, 3 hộ thuộc nhóm trung bình, 3 hộ thuộc

nhóm nghèo Nếu thôn chưa phân loại hoặc đã phân loại nhưng không có hộ khá thì đề nghị trưởng thôn lập một danh sách phân loại thành 3 nhóm hộ: Nhóm loại 1 có

điều kiện kinh tế tốt nhất; nhóm loại 2 có điều kiện kinh tế trung bình; nhóm loại 3

có điều kiện kinh tế kém nhắt Sau đó rút ngẫu nhiên lấy 9 hộ đế phỏng vấn

2.5.3 Xứ lý và phân tích số liệu viết báo cáo

-Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra các giải pháp thích hợp cho phương thức đồng quản lý tài nguyên rừng:

~ Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức có liên quan đến quản lý rừng đặc dụng

~ Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để phản ảnh thực trạng quản lý rừng

- Sử dụng phương phán phân chia mức độ đe doạ đễ phân tích những nguy cơ và thách thức trong gi¿i}ý rùn3 đặc dụng

- Sử dụng phương phấp vẽ sơ đồ Venn để phân tích vị trí của các đối tác đến

quản lý rừng đặc dụng

- Sử dụng phương pháp cho điểm để phân tích vai trò của các đối tác đến

quản lý rừng đặc dụng

~ Sử dụng phương pháp lập Ma trận để phân tích những mâu thuẫn và khả

năng hợp tác giữa các đối tác

-Phân tích các kết quả thảo luận theo chủ đề xây dựng tổ chức đồng quản lý

rừng Từ đó so sánh, đánh giá, xây dựng các nguyên tắc và giải pháp thích hợp cho

phương thức đồng quản lý rừng trong Khu BTTN Đakrông

Trang 21

13

Chương 3

DIEU KIEN TY NHIEN VA KINH TE - XÃ HỘI

KHU BAO TON THIEN NHIEN DAKRONG

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

KBT Đakrông nằm về phía Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, cách thị xã

Đông Hà 50km về phía tây có toạ độ địa lí:

16°23! - 16°42 vi dO Bac; 106°52' - 107009 kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ iệu Phong

Phía Nam giáp huyện Alưới (Thừa Thiên Huế) Phía Tây giáp sông Ðakrông và quốc lộ 14B

Phía Đông giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế)

Bao gồm một phần diện tích của 6 xã là: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì và A Bung, đều thuộc vùng núi huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

Tổng diện tích tự nhiên 40.526 ha,

3.1.2 Địa hình địa mạo:

Nhìn chung, địa hình KBT bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành Chúng có đặc điểm chung là:

sâu và độ đốc khá lớn Có 4 kiểu địa hình chính phân bố trong khu vực, đó là:

- Kiểu địa hình núi tœyø bình: Có độ cao từ 800m - dưới 1500m Có độ

đốc phổ biến là 30” - 35, với diện tích là 3.169 ha, chiếm 7,8% tổng diện tích tự

nhiên

- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao từ 300m đến dưới 800m Có độ dốc bình quân 25” có diện tích là: 20.421 ha, chiếm đến 50,4% tổng diện tích tự nhiên

~ Kiểu địa hình đồi: Có độ cao dưới 300m Có độ dốc bình quân 15-20) Có diện tích là 16.786 ha, chiếm 41,4% tổng diện tích tự nhiên

Trang 22

14

hình này phần lớn nằm ngoài KBT Phần điện tích có trong KBT chỉ còn một tỉ lệ

tất nhỏ: 150 ha (0,4% tổng diện tích)

3.1.3 Khí hậu

Khu Bảo Tồn nằm trong vùng khí hậu Bình Trị Thiên (cũ), thuộc miền khí hậu

Đông Trường Sơn Vùng này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông còn tương, đối lạnh Do địa hình của dãy núi Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí

quyển, đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu của khu vực

Theo số liệu khí hậu quan trắc nhiều năm của các đài khí tượng Khe Sanh, A

Lưới, Quảng Trị, là những trạm nằm ở vùng giáp ranh và có điều kiện tự nhiên gằn

với khu bảo tồn Đakrông (xem phụ biểu 8)

Trong khu vực có một số hiện tượng đáng chú ý sau:

+ Gió Tây khô nóng: đây là vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng Hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đàu và giữa mùa hè (tháng

5 ~ 7) Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39°C và độ Ẩm thấp xuống dưới 30%

+ Mưa bão: Vùng này chịu ảnh hưởng của mưa bão Hai tháng nhiều bão nhất

là tháng 9 và tháng 10 Bão thường kèm mưa lớn lụt lội gây thiệt hại nghiêm trọng

+ Nhìn chung, đây là một rong những vùng có chế độ khí hậu ít thuận lợi nhất

6 nước ta

3.1.4 Thuỷ văn:

Sông Đakrông la 9

cả 3 mặt của KBT (phía Nam, phía Tây và phía Bắc) Nhìn chung, hệ thống sông

trong KBT khá dầy đặc nhưng các sống suối thường ngắn, dốc, lắm ghềnh thác, cửa

sông hẹp, nên mùa mưa lượng nước thường dâng cao Còn mùa khô lưu lượng nước

¿nh lớn nhất của sông Thạch Han bao kin gin như

của các con sông giảm xuống Vì vậy nước triều thường chảy ngược lên nguồn xa

cửa sông đến 40 - 50km gây ảnh hưởng mặn đối với ruộng đồng hai bên bờ sông

3.1.5 Địa chất:

Hau hết các núi thấp và trung bình trong KBT được cấu tạo bởi các loại đá

Trang 23

15

Các núi thấp và đồi vùng Đakrông, Mò ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc

lại được cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá trằm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn

như phiến thạch sét, phylit, sa phiến thạch, mica, bột kết có tuổi Ocdovic - Silua

3.1.6 Thổ nhưỡng:

Được hình thành trên một nền địa chất phức tạp, cộng với sự phân chia khí

hận, thuỷ văn đa dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong

khu vực này Theo kết quả điều tra của viện điều tra quy hoạch rừng có một số loại

đất chính trong phạm vỉ KBT thiên nhiên như sau:

~ Đất Felarit có mùn trên núi trung bình: chiếm diện tích 3.169 ha (7,8%)

Phân bố từ độ cao 800m đến 1500m, tập trung trên đãy núi ranh giới giữa Quảng

Trị và Thừa Thiên Huế

~ Nhóm đất Feralit đỏ và phát triển ở vùng đổi núi thấp: Chiếm 37.207

ha (91,8%) Phân bố từ độ cao dưới 800m Điễn hình là:

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Phân bố ở Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc Với tổng diện tích 18.547ha (45,99%)

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma Bazơ và trung tính: Phân bố ở

các xã Tà Long, Húc Nghì và A Bung, dign tích là 17.685 ha (43,6%)

- Đất đốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng: Phân bố tập

trung nhiều ở vùng hạ lưu sông Đakrông, địa phận xã Ba Lòng chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ: 150 ha (0,49)

3.17 Thảm thực vật rừu'

Theo kết quả khảo sát và giải đoán ảnh vệ tỉnh, thảm thực vật rừng Đakrông, được chia thành các kiểu rừng chính và phụ dưới đây: (Xem phụ biểu 13)

a Rừng kín thường xanh chủ yếu lá rộng á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m đến 1400m, có điện tích 5.000 ha, chiếm 12,3% tổng diện tích KBT Các loài cây gỗ của kiểu rừng này có đường kính tương đối lớn, trung bình 25-30 cm, chiều cao bình quân 20-25m, trữ lượng bình

Trang 24

16

b Kiểu rừng kín thường xanh ma ẩm nhiệt đới vùng thấp

Kiểu rừng này còn lại một diện tích 4.300ha, chiếm 10,6% tổng diện tích KBT,

phân bố ở độ cao dưới 800m ở phía Tây Nam và Đông Nam Đây là điện tích ít ỏi rừng nhiệt đới thường xanh gần như nguyên sinh không chỉ của Đakrông mà của cả tỉnh Quảng Trị Nó còn là sinh cảnh lý tưởng cho các loài động vật sinh sống trong vùng như Gầu, Mang, Sơn ương, Mèo rừng

e( Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác

Diện tích 13.775 ha, chiếm 34,0% tổng diện tích khu vực, phân bố ở sườn phía Đông và sườn phía Tây Nam Các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao đã bị khai

thác chọn đến cạn kiệt như Lim Xanh, Giỗi, Re, Sưa Nếu được khoanh nuôi bảo vệ thì kiểu rừng này sẽ là một trong những sinh cảnh quan trọng đối với dộng thực

vật rừng của Dakrông

4 (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh mua ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy:

Diện tích khá lớn 5.091 ha, chiếm 12,5% tổng điện tích KBT, phân bố ở đầu nguồn Đakrông, và rải rác gần các thôn bản trong khu vực Chất lượng cây gỗ

không được tốt nhưng kiểu rừng này là sinh cảnh của một số loài động vật như Lợn

rừng, Cầy, Mang, Báo, và các loài chim Đây là đối tượng khoanh nuôi phục hồi và

bảo vệ rừng

e, Rừng hỗn giao 1re- 'Yứa-Gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt :

Kiểu rừng này có 9.025 ha, chiếm 22,3% tổng diện tích khu vực, phân bố rải xác khắp vùng, Tuỳ theo mục đích quản lý mà nên cải tạo trạng thái rừng này hay không, nhưng đối với công tác bảo tồn thì kiểu phụ này cũng là sinh cảnh tốt cho

các loài chim, cồn trùng và các loài thú gậm nhắm

.£ Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác :

Trang 25

1

cây bụi và cỏ như: Sim, Chè v, Sầm, Mua,Cö tranh, Hiện tượng tái sinh của các

loài cây gỗ hồn tồn khơng thấy có

ø Thảm cây nông nghiệp (ruộng và nương rẫy):

Đây là loại đất mà nhân dân quanh vùng đang sử dụng để canh tác nương

rẫy Có diện tích là 525ha, chiếm 1,3% tổng diện tích tự nhiên Loại đất này phân

bố ở các thung lũng và sườn đồi gần các thôn trong khu vực Nhìn về mặt kinh tế thì

loại đất này rất quan trọng đối với đời sống nhân dân trong vùng Nếu dứng trên

quan điểm bảo tồn, thì đây cũng là sinh cảnh của một số loài chim và một số lồi

thú khơng sống trong sinh cảnh rừng cây gỗ

h Núi đá không cây (2.7):

Trong khu vực chỉ có địa hình núi đá xen núi đất, các đỉnh núi có đá lộ đầu với các thung lũng hẹp và sâu Các đãy núi bị chia cắt mạnh với những sườn đông rất đốc 45 - 50° hay hơn Các loài thích nghỉ ở vùng núi đá này chủ yếu vẫn là các loài thuộc loại Dâu Tầm, Họ Ơrơ, Đặc biệt có nhiễu loài dây leo chẳng chịt rất phong phú làm cho cảnh sắc không đơn điệu: Sinh cảnh này rất thích hợp cho các loài chim va khi sinh sống

3.1.8 Hệ thực vật rừng

a Thành phần loài và tính đa dạng của hệ thực vật:

Qua điều tra bước đầu trong khu vực khảo sát đã thống kê được 597 loài

thực vật bậc cao có mạc] (1UỐ€ 366 chỉ, 118 họ

vật đã được ghỉ nhận thì thực vật Hạt kín

(Angiospermae) vẫn chiếm đa số, sau đó là Khuyết thực vật (Pieridopipia) rồi đến

thực vật hat tran (Gymnospermae) (xem biéu 3.1)

Trong các nhóm thy

Từ kết quả sơ bộ trên, có thể nói rằng khu hệ thực vật Đakrông khá giàu về

thành phần loài Nếu so sánh với một số KBT thiên nhiên khác trong khu vực, sẽ

Trang 26

18 'Biểu 3.1 : Thống kê một số loài thực vật TT] Nghành thực vật Số họ Ï số cụị | Số loài 1 | Nghinh Duong xi (Polypodiophyta) | 14 1ñ | 3 2 | Nghành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 4 3 |NghànhThông (Pinophyu) 2 | 5 5 4 |NghànhMộclan (Magnoliophyta) ˆ 10 | 342 | 554 5 -LốpMộc lan (Magnoliopsida) ˆ 88 277 456 6 -LớpHành ([iliopsida) 1T 6 98 Tong cộng 118 ; 366 | 597

b Giá trị khoa học của hệ thực v

Về giá trị khoa học, ngoài 5 loài đặc hữu la: Dau da Baccaurea sylvestris,

Bồ cu vẽ-Breymia septata, Basoi-Macaranga eberhadtii, Thuy tién hương-

Dendrobium amabile vi Song b6t-Calamus Poilanei, còn phải kŠ đến một số loài chưa đủ điều kiện để xác minh như cây Chuồn -Calophyllưm sp rất có thể là loài mới, ít nhất đối với Việt Nam Trong số 597 loài, có 4 loài trong sách đỏ Thế gi 3.1.9: Hệ động vật rừng

Hệ động vật rừng của Khu bảo tồn Đakrông đã được các chuyên gia diều tra và thống kê trong biểu 3.2

Trong số 309 loài thì có tới 55 loài đặc hữu quí hiếm trong sách đỏ Việt

Nam: lớp thú 27 loài, lớp chim 1Š loài, lớp bò sát 12 loài, lớp ếch nhái 1 loài Biểu 32, Thống kê một số loài động vật Tr | Tên lớp động vật Bộ ] Họ Loài 1_ | Thú (Mamalia) 10 25 6 2 — | Chim (Avec) 13 37 193 3_ | Bồ sắt (Reptilia) 3 Bp | 3 4 | Ếchnhá(Amphila) — Š 17 'Tổng cộng ?7 80 309

32 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội trong khu v

3.2.1 Dân số, dân tộc và lực lượng lao động của địa phương

Trang 27

19 ~Tổng số nhân khẩu: 23.656, phân bố trong —— 10 xã Trong đó: | +Nam: 12.525người, chiếm 53%, ¿ 284% Paco ƒ Kinh +Nữ: 11.131 người, chiếm 47% ` - Số người trong độ tuổi lao động: Van Kida mm) 10.279 người Ti ~ Tỷ lệ tăng dân số còn ở mức khá

KG Biểu đồ 3.1: cơ cấu thành phần

~ Mật độ dân số bình quân chung của dân tộc các xã 10 xã trong vùng Khu bảo tồn khoảng 26 người/kmẺ

Biểu thống kê dưới đây cho thấy tỷ lệ người Vân Kiểu chiếm lớn nhất, nhưng xét trên phạm vi thuộc khu trung tâm thì người kinh lại có tỷ lệ cao nhất

Trong Khu bảo tồn, ngoài số lao động chính chiếm 40% nhân khẩu còn có tới 15% số lao động phụ Tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp trong toàn xã chỉ xấp xi

tích đất tự nhiên, đất lúa nước chỉ có 0,1% Như vậy, sức lao động ở đây

rất đồi dào và dư thừa Đây là điều kiện tốt để Ban quản lý Khu BTTN Đakrông tổ

chức cho họ tham gia làm nghề từng, tham gia bảo vệ xúc tiến tái sinh rừng, đặc

biệt với vùng phục hồi sinh thái của Khu bảo tôn 3.2.2 Tình hình kinh tế Kinh té cia khu vire chim phat trién, mang nặng tính tự cung tự cắp; phương

thức canh tác còn đơn giảt lạc hậu, năng suất thấp

~Cây lương thực: 1ròng lúa nước và canh tác nương rẫy trồng hoa màu -Cây công nghiệp: Cà Phê, cao su và cây ăn quả bước đầu mới trồng thử

nghiệm vẫn chưa có kết quả Kinh tế trang trại, đồi rừng còn rất hạn hẹp, qui mô

nhỏ, chưa có định hướng sản xuất hàng hoá lớn, chủ yếu phục vụ sinh hoạt cho gia

đình và một phần bán ra thị trường đẻ bổ sung vào thu nhập kinh tế của gia đình

~ Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, gia cằm ở qui mô gia đình, đáp ứng sinh hoạt

tại chỗ của các cộng đồng

Trang 28

20

ngoài đầu tư vào, các công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng ở một số xã trong vùng như: Đường, trường học, trạm xá, điện đến các thôn

- Thuy lợi: Trên địa bàn huyện chưa có đập thủy lợi lớn , chỉ có một số đập

nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu cục bộ ở một số thôn, xã Đồng thời đây cũng là hệ

thống nước sạch phục vụ cho các thôn và cộng đồng

3.2.3 Công tác định canh, định cự:

Cuộc vận động định canh, định cư đã được tiến hành từ những năm 1980

Đến nay cơ bản đã định cư, nhưng định canh còn cần phải tiếp tục, trong đó có các

xa: Hiic Nghi, A Bung, Ta Rut

Vấn để lương thực, công ăn việc làm để có nguồn thu nhập ổn định chưa được giải quyết về căn

Vì vậy trong cuộc vận động định canh định cư cần phải

tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh đầu tư hơn nữa

3.2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng:

~ Giao thông vận tải:

Trong vùng hiện còn 2 xã là Ba Nang và A Vao chưa có đường ôtô vào đến

trung tâm Sự giao lưu giữa các xã này với đồng bào miền xuôi và vùng lân cận là

rất khó khăn Trên địa bàn có 2 đường quốc lộ đi qua là: Quốc lộ số 9 và đường 14b

(Hồ Chí Minh) từ cầu Đakrông đến km 50 theo hướng đi Tây Nguyên Gần đây đã xây dựng hoàn thành tuyến đường nội huyện dài 20km đi từ thị trắn Đakrông đến Triệu Nguyên, Ba Lòng, {ii Phúc Các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường lâm

nghiệp còn chưa được sờa chữa hoặc xuống cấp nghiêm trọng Phần lớn chỉ di lại

được trong mùa khô, còn mùa mưa thì việc đi lại giữa các xã gặp nhiều khó khăn ~ Giáo dục: Hệ thống giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, trường, lớp, cả 10 xã trong khu vực có 63 lớp học mẫu giáo, 72 giáo viên và 1.249

học sinh Mỗi xã có một trường cắp I, xã Ba Lòng, Triệu Nguyên có thêm trường

cấp II, Tổng số hoc sinh là 7.822 em, trong đó cắp I là 4.785 em , trung học cơ sở là

2.351 em, phổ thông trung học là 686 em Rất ít học sinh học dến bậc phỏ thông, trung học (cấp IID Tổng số giáo viên là 486 người , trong đó có 26 giáo viên dân

Trang 29

2

~ Y tế: Là một huyện mới được thành lập nên hệ thống giáo dục và y tế còn

gặp rất nhiều khó khăn Trong 10 xã chỉ có I trung tâm y tế huyện, 3 phòng khám

da khoa khu vực đóng trên địa bàn của 3 xã là: Tà Rụt, Ba Lòng, Mò ó Các phòng,

khám và các trạm y tế xã đều là những nhà bán kiên cố, trang thiết bị còn nghèo

nàn Đội ngủ y bác sĩ còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng

3.2.5 Tình hình sử dụng đắt đai tài nguyên

Ngoài chức năng là Khu BTTN, Đakrông còn là khu rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Thạch Hản

Mặc dù đã được qui hoạch là Khu BTTN, nhưng việc quản lý sử dụng tài

nguyên đất đai, tài nguyên rừng vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ

Rừng và đất rừng chưa được bảo vệ thích đáng Các hiện tượng khai thác rừng trái

phép, đốt nương làm rẫy, du canh của cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô vẫn xảy

ra, Điều này đã làm cho diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm

'Vắn đề phân cấp quản lý, hoạch định ranh giới, biên chế cán bộ chưa thực sự được chính quyền địa phương tuân thủ triển khai thco tiêu chuẩn pháp lý Do đó,

quy chế sử dụng đất, sử dụng rừng ở đây vẫn chưa được áp dụng đúng qui chuẩn là

Khu BTTN Thực trạng quản lý này ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới tài nguyên thiên

nhiên rừng trong Khu bảo tồn

Việc quản lý bảo vệ rùng của Khu bảo tồn chưa có sự hỗ trợ của các cơ quan khác đóng trên dja ban, Trone Khu bio tén chi có 3 Trạm bảo vệ rừng trực thuộc Hạt Kiểm lâm của khu bảo tòn Do vậy, để tổ chức các hoạt động BTTN tại đây, cần hình thành bộ phận giữ vai trò chủ đạo để triển khai các hoạt động có tính cấp, thiết và khẩn trương

rong đó, việc xây dựng mô hình quản lý rừng với sự hợp tác tham gia của các bên có liên quan có vai trò nền tảng cho việc quản lý và phát triển bền vững Khu BTTN Đakrông

3.2.6 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương

Trang 31

2

hoá trong vùng

a Tập quán canh tác

Tp quán canh tác nương rẫy với phương thức quảng canh vẫn là chính, chưa

áp dụng thâm canh, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu Kỹ thuật canh tác cơ bản của

người dân vẫn là chọc lỗ bỏ hạt, hoặc cuốc hồ bỏ hạt để cho cây trồng phát triển tự nhiên dựa vào độ phì sẵn có của đất Nguyên nhân này làm cho năng suất cây trồng thấp, đồng thời dẫn đến sự phát triển của các cộng đồng bị chậm so với sự phát triển

chung của xã hội

Trong khu vực người Vân Kiểu, Pa Cô sinh sống định cư và đã định canh ruộng nước, luân canh nương rẫy do đó cuộc sống của họ tương đối én định và có nhiều điều kiện cải thiện tập quán canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Trước đây (1995 trở về trước), cuộc sống của họ chủ yếu là du canh,

du cư, phát nương làm rẫy, cùng với phương thức sản xuất lạc hậu, dẫn đến đời sống đại bộ phận người dân nghèo, đói Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại lớn vào tài nguyên rừng Vì thế, vấn đề định canh, định cư, giúp người dân ôn định cuộc sống là giải pháp đã được thực hiện trong những năm gần đ:

Do cuộc sống thiếu thốn và sản xuất khó khăn nên người đân chỉ biết khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có từ rừng: đốt phát rừng làm nương rẫy, săn bắt thú

rimg viv Nép sống này đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân, có tính chất "tập

tụe" của các cộng đồng v3 lì nvuyên nhân đưa tới sự suy giảm hệ sinh thái rừng,

giảm mật độ nhiều lồi ơn, thực vật rừng quí hiểm của Khu bảo tồn

Hoạt động chăn nuôi của người dân chủ yếu dựa vào sự phát triển tự nhiên

của gia súc, gia cằm, chưa có những đầu tư về kỹ thuật chăn nuôi như: chọn giống,

chăm sóc, phòng bệnh v.v Do vậy, các sản phẩm chăn nuôi vẫn chỉ có vai trò cung,

ứng tại chỗ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân b Sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương

Trong khu vực, cũng như trên địa bàn huyện Dân tộc Vân Kiều chiếm tỷ lệ

Trang 32

2

Tuy mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hoá riêng, nhưng nhìn chung các

cộng đồng dân cư đều có lối sống gần gũi, đồn kết giữa các thơn làng là nếp sống

lâu đời của các dân tộc nơi đây

3.2.7 Những hạn chế của cộng đồng đối với công tác bảo tồn:

~ Thiến kiến thức hiểu biết về BTTN và môi trường Đồng bào ở đây chưa được giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên,

bởi vậy khi được hỏi “Tai sao không nên phá rừng” họ chỉ trả lời đơn giản là vì “do Nha nước cắm”

~ Đời sống của Người Vân Kiều và Pacô trong vùng đệm phụ thuộc chặt chẽ

vào tài nguyên rừng và đặc biệt là đất rừng Vấn đề trở nên nghiêm trọng nếu hiện tượng phá rừng của đồng bào không được sớm ngăn chặn

- Việc thành lập khu bảo tồn Đakrông đồng nghĩa với việc khai thác tài nguyên rừng bị hạn chế Bởi vậy vấn đề đặt ra là; Song song với các chương trình phát triển KBT cần phải có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đệm

~ Được nhận khoán bảo vệ rừng là nguyện vọng thiết tha của người dân Nhung hign tại công tác mới chỉ thực hiện ở mộ số ít thôn bản với điện tích còn hạn

chế và có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo

3.3 Tình hình kinh tế - xã hội xã Tà Long,

Tổng điện tích tự nhiên cú+ fà Long là 18.615,7 ha Trong đó điện tích rừng tự

nhiên là 10.390 ha, rừng trôns là 274 ha, đất

trống lâm nghiệp là 7.122 ha a

3.3.1 Dân số, dân tộc và lao động ue

-Dân số của xã là 2.634 người (nam: 1.300 Si người, nữ: 1.334 người); Pach VinKiều

-Dân tộc Kinh: 50 người; chiếm: 1,9% _ -Dân tộc Vân Kiểu: 2319 người; chiếm:

88.0% Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ dân số của các

dan tộc xăTà Long

Trang 33

z4

-Số hộ: 463 hộ, bình quân 5,6 người/hộ; tỷ lệ gia tăng dân số ở mức khá cao:

2,55%; số lao động chính: 793 người Xem biểu 3.3

Biểu 3.3: Cơ cấu dân số, lao động xã Tà Long

Lao dong | Lao dong |

TT Tổng số | Vân kiểu | Paco | Kinh | chính Phụ

_| Hộ] khẩu | Hộ khẩu Hộ] khẩu | Hộ | khẩu | Tổng | Nữ | Tổng [ Nữ 1 40 |223 | 36 |204 1| š |3 | 14 [ 78 [43] 12 [7 2 56 | 349! 56 |349[ 0 | o | o | 0 | 9s |52| 28 |9 3 104| 543 | 75 |424|27| 110 | 2 | 9 | 198 | 89] 36 !21 4 _| 50 [273 | 33 Jl|17|130| 0| 0 | 34 ]41] 46 |18 5 4g {301 45 J283| 2 | 17 |1! | 7£ |34| 48 |25 79 | 542 | 74 1521 4 | 18 |125|36| 3i |0 22 | 130 | 21 [122 Ss 0 |0 35 | 102 | 35 {102 oso | 53 |27| 7 ]4 Ba Ngày | 29 | 171 | 29 [171 0| 0 | 58 |28J 4 |3 [Tổng cộng|463 | 2634 | 404 P319 48 | 265 | 11 | 50 | 793 [365] 212 ¡87 3.3.2 VỀ giáo dục

Xã Tà Long có 1 trường cấp I và 1 trường cấp II Với tổng số 18 phòng học

Trường cấp I có 14 phòng học với 461 em học sinh Trong đó có 8 phòng học được phân bố ở 8 thôn Trường học tại các thôn gọi là trường nhưng chỉ là nhà lần đơn sơ che chắn sơ sài và trường trung học cơ sở ở trung tâm xã, có 112 em học sinh, Trường mầm non phân bố ở các thôn có 103 cháu Đội ngũ giáo viên còn thiếu và gido viên công tác ở đây chủ yếu là người miền xuôi, bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh Cơ sở ¡4 1Ï còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về chỗ ăn ở, sinh hoạt cho giáo viên Mặt khác học sinh phải đi học xa, đặc biệt là học sinh cắp II, do

điều kiện giao thông cách trở, các thôn cách xa nhau và do mặt bằng dân trí có phần

thấp hơn các trường vùng ngoài, nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

tai noi day

3.3.3 Về y tế

Xã có 1 trạm y tế nằm ở thôn Pa hy với 4 giường bệnh có một bác sỷ, một y

tá phục vụ và một nữ hộ sinh Ngoài cán bộ của trạm còn có 9 cán bộ y tế phụ trách

Trang 34

thể khám, chữa bệnh thông thường là chính, da số các bệnh nhân phải chuyển lên

bệnh viện huyện

3.3.4, Về cơ sở hạ tầng

- Hệ thống nhà làm việc của chính quyền xã, Trạm y tế và nhà văn hoá

xã Tà Long đều được xây dựng khang trang, đây là điều kiện thuận lợi cho các

hoạt động của chính quyền xã, là trung tâm để cộng đồng dân cư trong xã giao

lưu văn hoá, buôn bán và phát triển kinh tế

* Về giao thông, xã Tả Long có các tuyến đường nhựa và cắp phối sau:

-Đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) từ Km 10 đến 'Km 29 là trục đường giao

thông chính của xã;

-Đường 135 từ cầu Km 22 đi thôn Tà Lao với chiều dài 6Km; -Đường Hồ Chí Minh từ km 28 đến thôn Pa Hy với chiều dài 7km

Tai thôn Tà lao chỉ có một con đường mòn vào thôn, hiện được nâng cấp

theo chương trình 135, song cũng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống cầu, cống,

nhất là cầu Tà Lao hiện nay đang xây dựng dang dỡ, nên mọi hoạt động đi lại rất

khó khăn Các chuyến vận chuyén từ thôn lên xã hoặc từ xã về thôn đều không thể

ding xe 6 tô được, mà phải dùng sức người Trở ngại về đường sá đã làm cho nhiều em nhỏ ngại đi học mỗi khi mùa mưa đến

* Về thuỷ lợi và nguồn nước, Hệ thống kênh, mương, hồ, đập, đường ống

dẫn nước chưa được chú trọng dẫu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất Chỉ có một số

hộ gia đình khá giả tự bỏ vốo :sua đường ống dẫn nước từ các khe lớn về vườn hộ để làm ruộng và nuôi cá, chỉ phí cho việc dùng ống dẫn nước rất tốn kém, vượt quá

khả năng đầu tư của từng hộ Trở ngại về thủy lợi đã cản trở phát triển kinh tế hộ và sản xuất ruộng nước chỉ làm được một vụ

Hiện nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho các thôn chủ yếu là nước mưa, nước sông và suối Chưa có thôn nào chủ động được nguồn nước để sinh hoạt, sản

xuất và nuôi cá

gia đình Đa số hộ nuôi

Trang 35

2%

-Cơ sở hạ tầng tuy chưa đáp ứng được với nhu

nhưng bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt của một xã đặc biệt khó khăn Với cuộc u hiện tại của người dân

sống của người dân vùng sâu, vùng xa như thôn Tà Lao thì chỉ mong được cải tạo đường giao thông về tận thôn sẽ thuận lợi cho đi lại, giao lưu và sinh hoạt của người dân Nhưng mặt trái của nó là tác động đến bảo tồn ĐDSH và tài nguyên rừng, khi

giao thông càng thuận lợi thì việc vận chuyển lâm sản càng dễ dàng Do đó, một số nơi đã xãy ra hiện tượng đường mở đến đâu thì rừng cũng mắt đến đó

3.3.5 Tình hình kinh tế

a Tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên (xem biêu đồ 3.3)

~Tập quán lâu đời của người dân tộc nói chung và người Vân Kiều nói riêng là phát

rừng làm rẩy, Quy trình tập quán canh tác nương rẫy là “phát , đốt, cốt, tria” Ngoài

lúa rẫy, người Vân Kiều còn gieo trồng các loại rau mầu như: cà, bí và các loài cây

gia vị khác Mọi thức ăn, rau màu cho cuộc sống đều thu hái từ nương rẫy Do đó vườn nhà thường không gieo trồng gì cả: Người đân cũng có tập quán canh tác không sử dụng phân bón, tất cả phụ Dat sx

thuộc trời đất và khi 4 ray đã bạc Ni dàn as

màu thi chọn đám khác để phát và làm _ Sử động \ 38.6% 28%

rẫy mới Từ tập quán này dẫn đến

nhiều cánh rừng tự nhiên bị chặt phả, Dat lam

tinh DDSH bj gidm theo du canh nay, canh tác ~Các hoạt động sử dụng đất đai,

tài nguyên không theo quy hoạch đã — Biểu đồ 3.3: Hiện trạng sử dụng đất xã ; Ỷ Ta Long

ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên

rừng, làm mắt đi sinh cảnh, giảm tính ĐDSH Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 2,8% diện tích đất đai toàn xã Trong đó nương rẫy chiếm 1,67% nên

cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng

b, Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi

Trang 37

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của xã Tà Long và thu hút gần 93

% lực lượng lao động

Tổng sản lượng lương thực quy thóc ước tính đạt trung bình 648 tắn/năm,

lương thực bình quân 252kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người/ năm ước đạt khoảng 1.800.000 đồng Cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là

lúa, ngô, khoai, sắn nếp và các loại thực phẩm khác Canh tác nông nghiệp thủ công, truyền thống ít dùng phân bón, thuốc trừ sâu, năng suất không cao, lúa nước chỉ đạt 3 tắn/ha, lúa nương 1 tắn/ ha

Chăn nuôi khá phát triỂn toàn xã có 499 con trâu, 306 con bò, 234 con Dé,

360 con lợn, 2.486 con gia cầm các loại và 140.000 con cá giống Bình quân mỗi

gia đình chăn nuôi có 1 con Lợn, 1 con Bò, hơn 1 con Trâu và từ 5 đến 6 con gia

cầm các loại Thu nhập từ chăn nuôi chiếm 14% tổng giá trị thu nhập Tuy mỗi thôn có 1 thú y nhưng trình độ thấp, thiếu trang thiết bị nên hoạt động ít hiệu quả Bệnh

dịch vật nuôi thường xuyên xây ra

Lâm Nghiệp: Năm 2006 đã tô chức giao đất lâm nghiệp để trồng rừng sản

xuất cho 105 hộ của 6 thôn ( A Ðu, Kè, Ly Tôn, Vôi, Tà Lao, Pa Hy) với điện tích 250 ha Tình hình giao rừng tự nhiên trước đây chưa có nhưng theo kế hoạch của huyện Đakrông năm 2007 sẽ tổ chức giao 340 ha rừng tự nhiên thuộc trạng thái Hla

với loại rừng sản xuất và phòng hộ cho cộng đồng thôn nhận bảo vệ và hưởng lợi Mỗi thôn đã thành lập 1 tổ dội quần chúng bảo vệ rừng do Hạt Kiểm lâm Đakrông

phối hợp với chính quyền x5 thực hiện

Người dân ở đây vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng Các hoạt động khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn xảy ra khá phổ biển

e Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ

~Sản xuốt công nghiệp: Trong xã hiện tại chưa phát triển

-Dịch vụ thương mại: Trong xã có 30 hộ hoạt động kinh doanh địch vụ chú

Trang 38

28

4 Thu nhập và đời sống

-Theo số liệu điều tra tháng 12 năm 2006 cho thấy: Lương thực bình quân

đầu người 252kg/năm, thu nhập từ —————— —

trồng trọt và chăn nuôi bình quân đầu

người 1.800.000 đồng/năm Tồn xã khơng có hộ khá, số hộ trung bình là

186/ 463 chiếm 40% ,tỷ lệ hộ đói,

nghèo trong xã cao: 277/463 hộ;

chiếm: 60% Hàng năm số hộ thiếu ăn

3 đến 6 tháng là 162 hộ, chiếm Biểu đò3.4:Phân loại hộ gia đình xã Tà Long

Trang 39

2

Chương 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỎNG QUẢN LÝ RỪNG

'VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA CÁC ĐÓI TÁC

4.1 Khái niệm đồng quản lý

Mặc dù có khá nhiều thế hệ quản lý tài nguyên tập thể nói chung và tài nguyên rừng tập thể nói riêng được phát triển và duy trì trong quá khứ tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua, nhiều thế hệ đó đã bị các chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi Một trong những nhân tố

quan trọng nhất dẫn tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự

tham gia và quy chế hóa việc kiểm tra của Nhà nước trong quản lý rừng Nhiều nhà

nghiên cứu đã quan sát thấy rằng sự quan tâm của địa phương và các bên liên quan tới quản lý rừng công đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và

việc phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia Để đạt được sự công bằng đối với

các chủ thể quản lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối

tượng thì giải pháp đồng quản lý sẽ được phát hiện và áp dụng một cách thích hợp

Trong quá trình nghiên cứu có một số khái niệm về đồng quản lý rừng của

các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đưa ra như sau:

Rao và Geisler, (1990) định nghĩa đồng quản lý là sự chia sẻ, việc ra quyết

định giữa những người sử đụung tì nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên

về chính sách sử dụng các Vùas bảo vệ Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là BTTN để trở thành đồng minh tự nguyện [33]

Winld va Mutebi, (1996) cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa

các cộng đồng địa phương với các tổ chức Nhà nước trong việc sử dụng và quản lý

tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác Các bên liên quan, Nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của các bên đối

tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các bên liên quan đều chấp

nhận được [37]

Trang 40

30

sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết

lập quyền và quyền lợi hoặc quyền hưởng lợi được Nhà nước công nhận và hẳu hết

những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên [27]

Borrini-Feyerabend (2000) đưa ra khái niệm chung về đồng quản lý các Khu

BTTN (Proteetion Areas) đồng quản lý như là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc

nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức

năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài

nguyên thiên nhiên được xác định Đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tim

kiếm sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, ông đưa ra thuật ngữ tiếp cận số đông trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau nhằm mục tiêu chung là BTTN, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng, quyền lợi liên quan đến tài nguyên [30]

Trên cơ sở các khái niệm của một số tác giả, trong điều kiện ngiên cứu

tại một số khu bảo tồn trong nước, Nguyễn Quốc Dựng, năm 2004 trong đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý Khu BTTN Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam"đã đưa ra khái niệm tạm thời về đồng quản lý

như sau:

Đồng quản lý Khu BTTN là quá trình tham gia và hiệp thương của nhiều đối

tác có mối quan tâm tới ;izuÒ tài nguyên trong Khu bảo tồn, nhằm dạt được một thoả thuận thống nhất về quảu lý tài nguyên Khu bảo tồn vừa đáp ứng mục tiêu chung là BTTN, vừa đáp ứng mục tiêu riêng có thể chấp nhận được và phù hợp với

từng đối tác [13]

4.2, Cở sở về mặt lý luận

4.2.1 Tỉnh đa dạng về chủ thể quản lý tài nguyên rừng

Ngành lâm nghiệp đang thực hiện những đổi mới quan trọng mang tính chiến

lược, chuyển từ Lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội và từng bước phân

cấp quản lý tài nguyên rừng Chính trong quá trình đổi mới này đã xuất hiện nhiều

Ngày đăng: 13/07/2022, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN